AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành và công bố sáu (06) Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đọt 2).

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành và công bố sáu (06) Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đọt 2).

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 165/2002/QĐ-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2002                          
No tile

QUYẾT ĐỊNH CỦABỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Về việc ban hànhvà công bố sáu (06) Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2).

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀICHÍNH

Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và thống kêcông bố theo Lệnh số 06/LCT-HĐNN ngày 20/5/1988 của Hội đồng Nhà nước và Điềulệ tổ chức kế toán nhà nước ban hành theo Nghị định số 25/HĐBT ngày 18/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay Chính phủ);

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cấu tổ chức của Bộ, quanngang Bộ,

Căn cứ Nghị định số 78/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệmvụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chếquản kinh tế, tài chính, nâng cao chất lượngthông tin kế toán cung cấp trong nền kinh tế quốc dân và để kiểm tra, kiểm soátchất lượng công tác kế toán;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độkế toán và Chánh Văn phòng Bộ Tài chính,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành sau (06) Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2) cósố hiệu và tên gọi sau đây: Chuẩn mực số 01- Chuẩn mực chung;

Chuẩn mực số 06 - Thuê tài sản;

Chuẩn mực số 10 - nh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái;

Chuẩn mực số 15 - hợp đồng xây dựng;

Chuẩn mực số 16 - Chi phí đi vay;

Chuẩn mực số 24 - Báo cáo lưu chuyểntiền

Điều 2. Sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành kèM theo Quyết địnhnày được áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thànhphần kinh tế trong cả nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm2003. Các chế độ kế toán cụ thể phải căn cứ vàọ sáu chuẩn mực kế toán được banhành kèm theo Quyết định này để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Điều 4. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc vàtrực thuộc Bộ Tài chính chịutrách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và thi hành Quyết định này./.

 

Chuẩn mực số 01.

CHUẨN MỰC CHUNG

(ban hành và côngbố theo

Quyết định số165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

 

QUY ĐỊNH CHUNG

01. Mục đích của Chuẩn mực này làquy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố vàghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm:

a) Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiệncác chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất;

b) Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kếtoán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kếtoán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quyđịnh cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin tra báo cáo tài chính phản ánh trungthực và hợp lý;

c) Giúp cho kiểm toán viên và ngườikiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phù hợp của báo cáo tài chính với chuẩnmực kế toán và chế độ kế toán;

d) Giúp cho người sử dụng báo cáotài chính hiểu vá đái giá thông tin tài chính được lập phù hợp với các Chuẩnmực kế toán và chế độ kế toán.

02. Các nguyên tắc, yêu cầu kế toáncơ bản và các yếu tố của báo cáo tài chính quy định trong chuẩn mực này đượcquy định cụ thể trong từng chuẩn mực kế toán, phải được áp dụng đối với mọidoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước.

Chuẩn mực này không thay thế cácchuẩn mực kế toán cụ thể. Khi thực hiện thì căn cứ vào chuẩn mựckế toán cu thể: Trường hợp chuẩn mực kế toán cụ thể chưa quy định thìthực hiện theo Chuẩn mực chung.

 

NỘI DUNG CHUẨNMỰC.

CÁC NGUYÊN TẮCKẾ TOÁN CƠ BẢN

Cơ sở dồn tích

08. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chínhcủa doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu,doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căncứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền bậc tương đương tiền. Báocáo tái chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính củadoanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Hoạt động liên tục

04. Báo cáo tài chính phải được lậptrên cơ sở giả định là doanhnghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bìnhthường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý địnhcũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy môhoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thìbáo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sởđã sử dụng để lập báo cáo tài chính, Giá gốc

05. Tài sản phải được ghi nhận theogiá gốc. Giá gốc cản tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiềnđã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tàisản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừkhử có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể:

Phù hợp

06. Việc ghi nhận doanh thu và chiphí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhậnmột khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tươngứng với doanh thu gồm Chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trướchoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đen doanh thu của kỳ đó.

Nhất quán

07. Các chính sách và phương pháp kếtoán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kếtoán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thìphải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minhbáo cáo tài chính

Thận trọng.

08. Thận trọng là việc xem xét, cânnhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện khôngchắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

a) Phải lập các khoản dự phòng nhưngkhông lập quá lớn;

b) Không đánh giá hơn giá trị củacác tài sản và các khoản thu nhập;

c) Không đánh giá thấp hơn giá trịcủa các khoản nợ phải trả và chi phí

d) Doanh thu và thu nhập chỉ đượcghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, cònchi phỉ phải được ghi nhận khi có bằng có về khả năng phát sinh chi phí.

Trọng yếu.

08. Thông tin được coi là trọng yếutrong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó cóthể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinhtế của người sử dụng báo cáo tài chính.

Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớnvà tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụthể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên các phương diện định lượngvà định tính.

CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI KẾ TOÁN

Trung thực

10. Các thông tin và số liệu kế toánphải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan vàđúng với thực tế về hiện trạng bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinhtế phát sinh.

Khách quan

11. Các thông tin và số liệukế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc,không bị bóp méo.

Đầy đủ

12. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, khôngbị bỏ sót.

Kịp thời

13. Các thông tin và số liệu kế toánphải được ghi chép và báocáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

Dễ hiểu

14. Các thông tin và số liệu kế toántrình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng.Người sử dụng ở đây được hiểu làngười có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đềphức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.

Có thể so sánh

15. Các thông tin và số liệu kế toángiữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thểso sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quánthì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tái chínhcó thể so sánh thông tin giữa các ký kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữathông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.

16. Yêu cầu kế toán quy định tại cácĐoạn 10, 11, 12, 13, 14, 15 nói trên phải được thực hiện đồng thời. Ví dụ: Yêucầu trung thực đã bao hàm yêu cầu khách quan; yêu cầu kịp thời nhưng phải đầyđủ dễ hiểu và có thể so sánh được.

CÁC YẾU TỐ CỦABÁO CÁO TÀI CHÍNH.

17. Báo cáo tài chính phản ảnh tìnhhình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tàichính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính.

Các yếu tố liên quan trực tiếp đếnviệc xác định tình hình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là Tài sản, Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Các yếu tố liênquan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong Báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh là Doanh thu, Thu nhập khác, Chi phí và Kết quả kinhdoanh.

Tình hình tài chính

18. Các yếu tố có liên quan trựctiếp tới việc xác định và đánhgiá tình hình tài chính là Tài sản, nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Những yếu tố này được định nghĩa nhưsau:

a) Tài sản: là nguồn lực do doanhnghiệp kiểm soát vá có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.

h) Nợ phải trả: là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ cácgiao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lựccủa mình.

c) Vốn chi sở hữu: là giá trị vốncủa doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản của doanhnghiệp trừ (-) Nợ phải trả.

19. Khi xác định các khoản mục trongcác yếu tố của báo cáo tài chính phải chú ý đến hình thức sở hữu và nội dungkinh tế của chúng. Trong một số trường hợp, tài sản không thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp nhưng căn cứ vào nội dung kinh tế của tài sản thì đượcphản ảnh trong các yếu tố của báo cáo tài chính. Ví dụ, trường hợp thuê tàichính, hình thức và nội dung kinh tế là việc doanh nghiệp đi thuê thu được lợiích kinh tế từ việc sử dụng tài sản thuê đối với phần lớn thời gian sử dụng hữuích của tài sản, đổi lại doanh nghiệp đi thuê có nghĩa vụ phải trả một khoảntiền xấp xỉ với giá trị hợp lý cửa tài sản và các chi phí tài chính có liênquan. Nghiệp vụ thuê tài chính làm phát sinh khoản mục "Tàisản" và khoản mục "nợ phải trả" trong Bảng cân đối kế toán củadoanh nghiệp đi thuê.

Tài sản

Lợi ích kinh tế trong tương lai củamột tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền củadoanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra.

21. Lợi ích kinh tế trong tương laicủa một tài sản được thể hiện trong các trường hợp, như:

a) Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặckết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịchvụ cho khách hàng,

b) Để bán hoặc trao đổi lấy tài sảnkhác;

c) Để thanh toán các khoản nợ phảitrả;

d) Để phân phối cho các chủ sở hữudoanh nghiệp.

22. Tài sản được biểu hiện dưới hìnhthái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa hoặc không thểhiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế nhưng phải thu đượclợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp.

23. Tài sản của doanh nghiệp còn baogồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanhnghiệp kiểm soát được và thu được lới ích kinh tế trong tương lai, như tài sảnthuê tài chính, hoặc có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp vàthu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng có thể không kiểm soát được vềmặt pháp lý, như bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai có thể thỏamãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản khi các bí quyết đó còn giữ đượcbí mật và doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế.

24. Tài sản của doanh nghiệp đượchình thành từ các giao dịch hoặc các sự kiện (ra qua, như gộp vốn, mua sắm, tựsản xuất, được cấp, được biếu tặng. Các giao dịch hoặc các "sựkiện" dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không làm tăng tài sản.

25. Thông thường khi các khoản chiphí phát sinh sẽ tạo ra tài sản. Đối với các khoản chi phí không tạo ralợi ích kinh tế trong tương lai thì không tạo ra tài sản; hoặc có trường hợpkhông phát sinh chi phí nhưng vẫn tạo ra tài sản, như vốn góp, tài sản được cấpđược biếu tặng.

Nợ phải trả

26. Nợ phải trả xác định nghĩa vụhiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia mộtcam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý.

27. Việc thanh toán các nghĩa vụhiện tại có thể được thực hiện bằng. nhiều cách, như:

a) Trả bằng tiền

b) Trả bằng tài sản khác;

c) cung cấp dịch vụ.

d) Thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩavụ khác;

đ) Chuyển đổi nghĩa vụ nợ phải trảthành vốn chủ sở hữu.

28. Nợ phải trả phát sinh từ cácgiao dịch và sự kiện đã qua, như mua hàng hóa chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưathanh toán, vạy nợ, cam kết bảo hành hàng hóa cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phảitrả nhận viên, thuế phải nộp, phải trả khác.

Vốn chủ sở hữu

29. Vốn chủ sở hữu được phản ảnh,trong Bảng cân đối kế toán, gồm: vốn của các nhà đầu tư, thặng dư vốn cổ phần,lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá vàchênh lệch đánh giá lại tài sản.

a) Vốn của các nhà đầu tư có thể làvốn của chủ doanh nghiệp, vốn góp, vốn cổ phần, vốn nhà nước;

b) Thặng dư vốn cổ phần là chênhlệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành;

c) Lợi nhuận giữ lại là lợi nhuậnsau thuế giữ lại để tích lũy bổ sung vốn;

d) Các quỹ như quỹ dự trữ, quỹ dựphòng, quỹ đầu tư phát triển;

đ) Lợi nhuận chưa phân phối là lợinhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc chưa trích lập các quỹ;

e) Chênh lệch tỷ giá, gồm

Chênh lệch tỷ giá phát sinh trongquá trình đầu tư xây dựng;

Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi doanhnghiệp ở trong nước hợpnhất báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài sử dụng đơn vị tiền tệ kế toán khác với đơn vịtiền tệ kế toán của doanh nghiệp báo cáo.

g) Chênh lệch đánh giá lại tài sảnlà chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lạitài sản khi có quyết định của Nhà nước, hoặc khi đưa tài sản đi góp vốn liêndoanh cổ phần.

Tình hình kinh doanh

30. Lợi nhuận là thước đo kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việcxác định lợi nhuận là doanh thu, thu nhập khác và chi phí. Doanh thu, thu nhậpkhác, chi phí và lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh củadoanh nghiệp.

31. Các yếu tố doanh thu, thu nhậpkhác và chi phí được định nghĩa như sau:

a) Doanh thu và thu nhập khác: làtổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phátsinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động kháccủa doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản gópvốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu.

b) Chi phí là tổng giá trị các khoảnlàm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra,các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủsở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

32. Doanh thu, thu nhập khác và Chiphí được trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để cung cấp thôngtin cho việc đánh giá năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra các nguồntiền và các khoản tương đương tiền trong tương lai.

33. Các yếu tố doanh thu, thu nhậpkhác và chi phí có thể trình bày theo nhiều cách trong báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh để trình bày tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, như:Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh thông thường và hoạtđộng khác.

Doanh thu và Thu nhập khác

34. Doanh thu phát sinh trong quátrình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và thường bao gồm:Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổtức và lợi nhuận được chia....

35. Thu nhập khác bao gồm các khoảnthu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, như:thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền phạt khách hàng dovi phạm hợp đồng,

Chi phí

36. Chi phí bao gồm các chi phí sảnxuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thườngcủa doanh nghiệp và các chi phí khác.

37. Chi phí sản xuất, kinh doanhphát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phílãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khácsử dụng tài sản sinh ra lợi tức tiền bản quyền.... Những chi phí này phát sinhdưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc,thiết bị.

38. Chi phí khác bao gồm các chi phíngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinhdoanh thông thường của doanh nghiệp, như: chi phí về thanh lý, nhượng bán tàisàn cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi phạm hợp đồng,

GHI NHẬN CÁC YẾUTỐ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH

39. Báo cáo tài chính phải thừa nhậncác yếu tố về tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệptrong các yếu tố đó phải được chi nhận theo từng khoản mục. Một khoản mục đượcghi nhận trong báo cáo tài chính khi thỏa mãn cả hai tiêu chuẩn:

a) Chắc chắn thu được lợi íchkinh tế hoặc làm giảm lợi ích kinh tế trong tương lai

b) Khoản mục đó có giá trị và xácđịnh được giá trị một cách đáng tin cậy.

Ghi nhận tài sản

40. Tài sản được ghi nhận trong Bảngcân đối kế toán khi doanh nghiệp có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai vàgiá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy.

41. Tài sản không được ghi nhậntrong Bảng cân đối kế toán khi các chi phí bỏ ra không chắc chắn sẽ mang lạilợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì các chi phí đó được ghinhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.

Ghi nhận nợ phải trả

42. Nợ phải trả được: ghi nhận trongBảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùngmột lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa phát hiện tại mà doanhnghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cáchđáng tin cậy.

Ghi nhận doanh thu và thu nhập khác.

43. Doanh thu và thu nhập khác đượcghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi thu được lợi ích kinhtế trong tương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợphải trả và giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.

Ghi nhận chi phí

44. Chi phí sản xuất, kinh doanh vàchi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi cáckhoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đếnviệc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định đượcmột cách đáng tin cậy.

45. Các chi phí được ghi nhận trongBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữadoanh thu và chi phí.

46. Khi lợi ích kinh tế dự kiến thuđược trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác đượcxác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷlệ.

47. Một khoản chi phí được ghi nhậnngay vào Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh trong ký khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tếtrong các ký sau./.

Chuẩn mực số 06

THUÊ TÀI SẢN

(ban hànhvà công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

QUY ĐỊNH CHUNG

01. Mục đích của Chuẩn mực này làquy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với bên thuê vàbên cho thuê tài sản, bao gồm thuê tài chính và thuê hoạt động, làm cơ sở ghisổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

02. Chuẩn mực này áp dụng cho kếtoán thuê tài sản, ngoại trừ:

a) Hợp đồng thuê để khai thác, sửdụng tài nguyên thiên nhiên như dầu, khí, gỗ, kim loại và các khoáng sản khác;

b) Hợp đồng sử dụng bản quyền nhưphim, băng video, nhạc kịch, bản quyền tác giả, bằng sáng chế.

03. Chuẩn mực này áp dụng cho cả trườnghợp chuyển quyền sử dụng tài sản ngay cả khi bên cho thuê được yêu cầu thựchiện các dịch vụ chủ yếu liên quan đến điều hành, sửa chữa, bảo dưỡng tài sảncho thuê. Chuẩn mực này không áp dụng cho các hợp đồng dịch vụ không chuyểnquyền sử dụng tài sản.

04. Các thuật ngữ trong Chuẩn mựcnày được hiểu như sau:

Thuê tài sản: là sự thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên chothuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhấtđịnh để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần.

Thuê tài chính: là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.

Thuê hoạt động: là thuê tài sản không phải là thuê tài chính.

Hợp đồng thuê tài sản không hủyngang: là hợp đồng thuê tài sản mà hai bên khôngthể đơn phương chấm dứt hợp đồng, trừ các trường hợp:

a. Có sự kiện bất thường xảy ra, như:

Bên cho thuê không giao đúng hạn tàisản cho thuế

Bên thuê không trả tiền thuê theoquy định trong hợp đống thuê tài sản;

Bên thuê hoặc bên cho thuê vi phạmhợp đồng;

Bên thuê bị phá sản, hoặc giải thể;

Người bảo lãnh bị phá sản, hoặc giảithể và bên cho thuê không chấp thuận đề nghị chấm dứt bảo lãnh hoặc đề nghị ngườibảo lãnh khác thay thế của bên thuê;

Tài sản cho thuê bị mất, hoặc hưhỏng không thể sửa chữa phục hồi được.

b. Được sự đồng ý của bên cho thuê;

c. Nếu 2 bên thỏa thuận một hợp đồngmới về thuê chính tài sản đó hoặc tài sản tương tự;

d. Bên thuê thanh toán thêm mộtkhoản tiền ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản.

Thời điểm khởi đầu thuê tài sản: là ngày xảy ra trướccủa một trong hai (2) ngày: Ngày quyền sử dụng tài sản được chuyển giao cho bênthuê và ngày tiền thuê bắt đầu được tính theo các điều khoản quy định trong hợpđồng.

Thời hạn thuê tài sản: là khoảng thời gian của hợp đồng thuê tàisản không hủy ngang cộng (+) với khoảng thời gian bên thuê được gia hạn thuêtài sản đã ghi trong hợp đồng, phải trả thêm hoặc không phải trả thêm chi phínếu quyền gia hạn này xác định đượctương đối chắc chắn ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản.

Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu:

a) Đối với bên thuê: là khoản thanhtoán mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê về việc thuê tài sản theo thời hạntrong hợp đồng (không bao gồm các khoản chi phí dịch vụ và thuế do bên cho thuêđã trả mà bên thuê phải hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm), kèm theo bất cứgiá trị nào được bên thuê hoặc một bên liên quan đến bên thuê đảm bảo thanhtoán.

b) Đối với bên cho thuê: là khoảnthanh toán mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo thời hạn thuê trong hợpđồng (không bao gồm các khoản chi phí dịch vụ: và thuế do bên cho thuê đã trảmà bên thuê phải hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm) cộng (+) với giá trị cònlại của tài sản cho thuê được đảm bảo thanh toán bởi:

Bên thuê;

Một bên liên quan đến bên thuê; hoặc

Một bên thứ ba độc lập có khả năngtài chính.

c) Trường hợp trong hợp đồng thuêbao gồm điều khoản bên thuê được quyền mua lại tài sản thuê với giá thấp hơngiá trị hợp lý vào ngày mua thì khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (đối vớicả bên cho thuê và bên đi thuê) bao gồm tiền thuê tối thiểu ghi: tronghợp đồng theo thời hạn thuê và khoản thanh toán cần thiết cho việc muatài sản đó.

Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợđược thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sựtrao đổi ngang giá.

Giá trị còn lại của tài sản cho thuê là giá trị ước tính ở thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà bên cho thuê dự tính sẽ thu đượctừ tài sản cho thuê vào lúc kết thúc hợp đồng cho thuê.

Giá trị còn lại của tài sản thuê được đảm bảo:

a) Đối với bên thuê: là phần giá trịcòn lại của tài sản thuê được bên thuê hoặc bên liên quan với bên thuê đảm bảothanh toán cho bên cho thuê (giá trị đảm bảo là số tiền bên thuê phải trả caonhất trong bất cứ trờng hợp nào).

b) Đối với bên cho thuê: là phần giátrị còn lại của tài sản thuê đợc bên thuê hoặc bên thứ ba có khả năng tài chínhkhông liên quan với bên cho thuê, đảm bảo thanh toán.

Giá trị còn lại của tài sản thuêkhông đợc đảm bảo: là phầngiá trị còn lại của tài sản thuê được xác định bởi bên cho thuê không đợc bênthuê hoặc bên liên quan đến bên thuê đảm bảo thanh toán hoặc chỉ đợc một bênliên quan với bên cho thuê, đảm bảo thanh toán.

Thời gian sử dụng kinh tế là khoảng thời gian mà tài sản đợc ước tínhsử dụng một cách hữu ích hoặc số lợng sản phẩm hay đơn vị tương đương có thểthu đợc từ tài sản cho thuê do một hoặc nhiều ngời sử dụng tài sản.

Thời gian sử dụng hữu ích: là khoảng thời gian sử dụng kinh tế còn lạicủa tài sản thuê kể từ thời điểm bắt đầu thuê, không giới hạn theo thời hạn hợpđồng thuê.

Đầu tư gộp trong hợp đồng thuê tàichính: là tổng khoảnthanh toán tiền thuê tối thiểu theo hợp đồng thuê tài chính (đối với bên chothuê) cộng (+) giá tài còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo.

Doanh thu tài chính chưa thực hiện: là số chênh lệch giữa tổng khoản thanh toántiền thuê tối thiểu cộng (+) giá trị còn lại không đợc đảm bảo trừ (-) giá trịhiện tại của các khoản trên tính theo tỷ lệ lãi suất ngầm định trong hợp đồngthuê tài chính.

Đầu tư thuần trong hợp đồng thuê tàichính: là số chênh lệch giữa đầu tư gộp trong hợp đồng thuê tài chính và doanhthu tài chính cha thực hiện.

Lãi suất ngàm định trong hợp đồngthuê tài chính: là tỷ lệchiết khấu tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, để tính giá trị hiện tại củakhoản thanh toán tiền thuê tối thiểu và giá trị hiện tại của giá trị còn lạikhông được đảm bảo để cho tổng của chúng đúng bằng giá trị hợp lý của tài sảnthuê.

Lãi suất biên đi vay: là lãi suất mà bên thuê sẽ phải trả cho mộthợp đồng thuê tài chính tương tự hoặc là lãi suất tại thời điểm khởi đầu thuêtài sản mà bên thuê sẽ phải trả để vay một khoản cần thiết cho việc mua tài sảnvới một thời hạn và với một đảm bảo tơng tự.

Tiền thuê thể phát sinh thêm: là một phần của khoản thanh toán tiền thuê, nhưng không cố định vàđược xác định dựa trên một yếu tố nào có ngoài yếu tố thời gian, ví dụ: phầntrăm (%) trên doanh thu, số lợng sử dụng, chỉ số giá, lãi suất thị trường.

05. Hợp đồng thuê tài sản bao gồmcác quy định cho phép bên thuê đợc mua tài sản khi đã thực hiện đầy đủ các điềukiện thỏa thuận trong hợp đồng đó gọi là hợp đồng thuê mua.

NỘI DUNG CHUẨNMỰC

Phân loại thuê tài sản

06. Phân loại thuê tài sản áp dụngtrong chuẩn mực này đợc căn cứ vào mức độ chuyển giao các rủi ro và lợi ích gắnliền với quyền sở hữu tài sản thuê từ bên cho thuê cho bên thuê. Rủi ro bao gồmkhả năng thiệt hại từ việc không tận dụng hết năng lực sản xuất hoặc lạc hậu vềkỹ thuật và sự biến động bất lợi về tình hình kinh tế ảnh hưởng đến khả năngthu hồi vốn. Lợi ích là khoản lợi nhuận ước tính từ hoạt động của tài sản thuêtrong khoảng thời gian sử dụng kinh tế của tài sản và thu nhập ước tính từ sựgia tăng giá trị tài sản hoặc giá trị thanh lý có thể thu hồi được.

07. Thuê tài sản được phân loại làthuê tài chính nếu nội dung hợp đồng thuê tài sản thể hiện việc chuyển giaophần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sễ hữu tài sản. Thuê tài sản đợc phânloại là thuê hoạt động nếu nội dung của hợp đồng thuê tài sản không có sựchuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản.

08. Bên cho thuê và bên thuê phảixác định thuê tài sản là thuê tài chính hay thuê hoạt động ngay tại thời điểmkhởi đầu thuê tài sản.

09. Việc phân loại thuê tài sản làthuê tài chính hay thuê hoạt động phải căn cứ vào bản chất các điều khoản ghitrong hợp đồng. Ví dụ các trường hợp thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính là:a) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạnthuê;

b) Tại thời điểm khởi đầu thuê tàisản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấphơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.

c) Thời hạn thuê tài sản chiếm phầnlớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyềnsở hữu;

d) Tại thời điểm khởi đầu thuê tàisản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớngiá trị hợp lý của tài sản thuê;

đ) Tài sản thuê thuộc loại chuyêndùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữalớn nào.

10. Hợp đồng thuê tài sản cũng đượccoi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng thỏa mãn ít nhất một trong ba (3)trường hợp sau:

a) Nếu bên thuê hủy hợp đồng và đềnbù tổn thất phát sinh liên quan đến việc hủy hợp đồng cho bên cho thuê;

b) Thu nhập hoặc tổn thất do sự thayđổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê;

c) Bên thuê có khả năng tiếp tụcthuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuêthị trường:

11. Phân loại thuê tài sản được thựchiện tại thời điểm khởi đầu thuê. Bất cứ tại thời điểm nào hai bên thỏa thuậnthay đổi các điều khoản của hợp đồng (trừ gia hạn hợp đồng) dẫn đến sự thay đổicách phân loại thuê tài sản theo các tiêu chuẩn từ Đoạn 06 đến Đoạn 10 tại thờiđiểm khởi đầu thuê tài sản, trừ các điều khoản mới thay đổi này được áp dụngcho suất thời gian hợp đồng.

Tuy nhiên, thay đổi về ước tính (vídụ, thay đổi ước tính thời gian sử dụng kinh tế hoặc giá trị còn lại của tàisản thuê) hoặc thay đổi khả năng thanh toán của bên thuê, không dẫn đến sự phân loại mới về thuêtài sản.

12. Thuê tài sản là quyền sử dụngđất và nhà được phân loại là thuê hoạt động hoặc thuê tài chính. Tuy nhiên đấtthường có thời gian sử dụng kinh tế vô hạn và quyền sở hữu sẽ không chuyển giaocho bên thuê khi hết thời hạn thuê, bên thuê không nhận phần lớn rủi ro và lợiích gắn liền với quyền sở hữu đất do đó thuê tài sản là quyền sử dụng đất thườngđược phân loại là thuê hoạt động. Số tiền thuê tài sản là quyền sử dụng đất được phân bổ dần cho suấtthời gian thuê.

GHI NHẬN THUÊTÀI SẢN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA BÊN THUÊ

Thuê tài chính

13. Bên thuê ghi nhận tài sản thuêtài chính là tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán với cùng một giátrị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tàisản.

Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuêcao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuêtài sản thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.Tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tốithiểu cho việc thuê tài sản là lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài sảnhoặc lãi suất ghi trong hợp đồng. Trường hợp không thể xác định được lãi suấtngầm định trong hợp đồng thuê thì sử dụng lãi suất bên đi vay của bên. thuê tàisản để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.

14. Khi trình bày các khoản nợ phảitrả về thuê tài chính trong báo cáo tài chính, phải phân biệt nợ ngắn hạn và nợdài hạn.

15. Chi phí trực tiếp phát sinh banđầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính, như chi phí đàm phán ký hợp đồng đượcghi nhận vào nguyên giá tài sản đi thuê.

16. Khoản thanh toán tiền thuê tàisản thuê tài chính phải được chia ra thành chi phí tài chính và khoản phải trảnợ gốc. Chi phí tài chính phải được tính theo từng kỳ kế toán trong suất thời hạn thuê theo tỷ lệ lãi suất định kỳ cốđịnh trên số dư nợ còn lại cho mỗi kỳ kế toán.

17. Thuê tài chính sẽ phát sinh chiphí khấu hao tài sản và chỉ phí tài chính cho mỗi kỳ kế toán. Chính sách khấuhao tài sản thuê phải nhất quán với chính sách khấu hao tài sản cùng loại thuộcsở hữu của doanh nghiệp đi thuê. Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sởhữu tài sản khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theothời gian gắn hơn giữa thời hạn thuê hoặc thời gian sử dụng hữu ích của nó.

18. Khi trình bày tài sản thuê trongbáo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán "Tàisản cố định hữu hình".

Thuê hoạt động

19. Các khoản thanh toán tiền thuêhoạt động (không bao gồm chi phí dịch vụ, bảo hiểm và bảo dưỡng) phải được ghinhận là chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương pháp đường thẳng cho suất thờihạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ khi ápdụng phương pháp tính khác hợp lý hơn.

GHI NHẬN THUÊTÀI SẢN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA BÊN CHO THUÊ

Thuê tài chính

20. Bên cho thuê phải ghi nhận giátrị tài sản cho thuê tài chính là khoản phải thu trên Bảng cân đối kế toán bằnggiá trị đầu tư thuần trong hợp đồng cho thuê tài chính.

21. Đối với thuê tài chính phần lớnrủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu tài sản được chuyển giaocho bên thuê, vì vậy các khoản phải thu về cho thuê tài chính phải được ghinhận là khoản phải thu vốn gốc và doanh thu tài chính từ khoản đầu tư và dịchvụ của bên cho thuê.

22. Việc ghi nhận doanh thu tàichính phải dựa trên cơ sở lãi suất định kỳ cố định trên tổng số dư đầu tư thuầncho thuê tài chính.

23. Bên cho thuê phân bổ doanh thutài chính trong suốt thời gian cho thuê dựa trên lãi suất thuê định kỳ cố địnhtrên số dư đầu tư thuầncho thuê tài chính. Các khoản thanh toán tiền thuê tài chính cho từng kỳ kếtoán (không bao gồm chi phí cung cấp dịch vụ) được trừ vào đầu tư gộp để làmgiảm đi số vốn gốc và doanh thu tài chính chưa thực hiện.

24. Các chi phí trực tiếp ban đầu đểtạo ra doanh thu tài chính như tiền hoa hồng và chi phí pháp lý phát sinh khiđàm phán ký kết hợp đồng thương do bên cho thuê chi trả và được ghi nhậnngay vào chi phí trong kỳ khi phát sinh hoặc được phân bổ dần vào chi phí theothời hạn cho thuê tài sản phù hợp với việc ghi nhận doanh thu.

Thuê hoạt động

25. Bên cho thuê phải ghi nhận tàisản cho thuê hoạt động trên Bảng cân đối kế toán theo cách phân loại tài sảncủa doanh nghiệp.

26. Doanh thu cho thuê hoạt độngphải được ghi nhận theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn cho thuê,không phụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tínhkhác hợp lý hơn.

27. Chi phí cho thuê hoạt động, baogồm cả khấu hao tài sản cho thuê, được ghi nhận là chi phí trong kỳ khi phátsinh.

28. Chi phí trực tiếp ban đầu để tạora doanh thu từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động được ghi nhận ngay vào chi phítrong ký khi phát sinh hoặc phân bổ dần vào chi phí trong suốt thời hạn chothuê phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động.

29. Khấu hao tài sản cho thuê phảidựa trên một cơ sở nhất quán với chính sách khấu hao của bên cho thuê áp dụngđối với những tài sản tương tự, và chi phí khấu hao phải được tính theo quyđịnh của Chuẩn mực kế toán "Tài sản cố định hữu hình" và Chuẩn mực kếtoán "Tài sản cố định vô hình".

30. Bên cho thuê là doanh nghiệp sảnxuất hay doanh nghiệp thương mại ghi nhận doanh thu từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động theo từng thờihạn cho thuê.

Giao dịch bán và thuê lại tài sản

31. Giao dịch bán và thuê lại tàisản được thực hiện khi tài sản được bán và được chính người bán thuê lại. Phươngpháp kế toán áp dụng cho các giao dịch bán và thuê lại tài sản tùy thuộc theoloại thuê tài sản.

32. Nếu bán và thuê lại tài sản làthuê tài chính, khoản chênh lệch giữa thu nhập bán với giá trị còn lại của tàisản phải phân bổ cho suốt thời gian thuê tài sản.

33. Nếu thuê lại tài sản là thuê tàichính có nghĩa bên cho thuê cung cấp tài chính cho bên thuê, được đảm bảo bằngtài sản. Khoản chênh lệch giữa thu nhập bán tài sản với giá trị còn lại trên sổkế toán không được ghi nhận ngay là một khoản lãi từ việc bán tài sản mà phảighi nhận là thu nhập chưa thực hiện và phân bổ cho suất thời gian thuê tài sản.

34. Giao dịch bán và thuê lại tàisản là thuê hoạt động được ghi nhận khi:

Nếu giá bán được thỏa thuận ở mức giá trị hợp lý thì các khoản lỗ hoặclãi phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh;

Nếu giá bán thấp hơn giá trị hợp lýthì các khoản lãi hoặc lỗ cũng phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh, trừtrường hợp khoản lỗ được bù đắp bằng khoản thuê trong tương lai ở một mức giá thuê thấp hơn giá thuê thị trường.

Trường hợp này khoản lỗ không đượcghi nhận ngay mà phải phân bổ dần vào chi phí phù hợp với khoản thanh toán tiềnthuê trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng; Nếu giábán cao hơn giá trị hợp lý thì khoản chênh lệch cao hơn giá trị hợp lý phải đượcphân bổ dần vào thu nhập phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thờigian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng.

35. Nếu thuê lại tài sản là thuêhoạt động, tiền thuê và giá bán được thỏa thuận ở mức giá trị hợp lý, tức là đã thực hiện một nghiệp vụ bán hàng thông thường thì các khoản lãi hay lỗđược hạch toán ngay trong ký phát sinh.

36. Đối với thuê hoạt động, nếu giátrị hợp lý tại thời điểm bán và thuê lại tài sản thấp hơn giá trị còn lại củatài sản, khoản lỗ bằng số chênh lệch giữa giá trị còn lại và giá trị hợp lýphải được ghi nhận ngay trong ký phát sinh.

37. Các yêu cầu trình bày báo cáotài chính của bên thuê và bên cho thuê các nghiệp vụ bán và thuê lại tài sảnphải giống nhau. Trường hợp trong thỏa thuận thuê tài sản có quy định đặc biệtthì cũng phải trình bày trên báo cáo tài chính.

TRÌNH BÀY BÁOCÁO TÀI CHÍNH

Đối với bên thuê

38. Bên thuê tài sản phải trình bàycác thông tin về thuê tài chính, sau:

a) Giá trị còn lại của tài sản thuêtại ngày lập báo cáo tài chính;

b) Tiền thuê phát sinh thêm được ghinhận là chi phi trong kỳ;

c) Căn cứ để xác định tiền thuê phátsinh thêm;

d) Điều khoản gia hạn thuê hoặcquyền được mua tài sản.

39. Bên thuê tài sản phải trình bàycác thông tin về thuê hoạt động sau:

a) Tổng số tiền thuê tối thiểu trongtương lai cho hợp đồng thuê hoạt động không hủy ngang theo các thời hạn:

Từ một (l) năm trở xuống; Trên một(1) năm đến năm (5) năm; Trên năm (5) năm.

b) Căn cứ xác định chi phí thuê tàisản phát sinh thêm;

Đối với bên cho thuê

40. Bên cho thuê tài sản phải trìnhbày các thông tin về cho thuê tài chính, sau:

a. Bảng đối chiếu giữa tổng đầu tưgộp cho thuê tài sản và giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tốithiểu cho việc thuê tài sản phải thu vào ngày lập Báo cáo tài chính của kỳ báocáo theo các thời hạn. Từ một (l) năm trở xuống;

Trên một (1) năm đến năm (5) năm;Trên năm (5) năm.

b. Doanh thu cho thuê tài chính chưathực hiện;

c. Giá trị còn lại của tài sản thuêkhông được đảm bảo theo tính toán của bên cho thuê;

d. Dự phòng lũy kế cho các khoảnphải thu khó đòi về khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu;

đ. Tiền thuê phát sinh thêm được ghinhận là doanh thu trong kỳ.

41. Bên cho thuê tài sản phải trìnhbày các thông tin về cho thuê hoạt động sau:

a) Khoản thanh toán tiền thuê tốithiểu trong tương lai của cấc hợp đồng thuê hoạt động không hủy ngangtheo các thời hạn:

Từ một (1) năm trở xuống;

Trên một (1) năm đến năm (5) năm;

Trên năm (5) năm.

b) 'Tổng số tiền thuê phát sinh thêmđược ghi nhận là doanh thu trong kỳ.

Chuẩn mực số 10.

ẢNH NG CỦA VIỆC THAY ĐI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.

(ban hành và côngbố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

QUY ĐỊNH CHUNG

01. Mục đích của Chuẩn mực này làquy định và hướng dẫn cácnguyên tắc và phương pháp kế toán những ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hốiđoái trong trường hợp doanh nghiệp có các giao dịch bằng ngoại tệ hoặc có cáchoạt động nước ngoài: Cácgiao dịch bằng ngoại tệ và các báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài phải được chuyển sangđơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp, bao gồm. Ghi nhận ban đâu và báo cáotại ngày lập Bảng cân đối kế toán; Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái; chuyểnđổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài làm cơ sở ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tàichính.

02. Chuẩn mực này áp dụng cho việc:

(a) Kế toán các giao dịch bằng ngoạitệ;

(b) Chuyển đổi báo cáo tài chính củahoạt động ở nước ngoài khihợp nhất các báo cáo này vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp bằng phươngpháp hợp nhất hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu.

03. Các doanh nghiệp phải sử dụngĐồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ kế toán, trừ trường hợp được phép sử dụng mộtđơn vị tiền tệ thông dụng khác.

04. Chuẩn mực này không quy địnhviệc chuyển đổi báo cáo tài chính của một doanh nghiệp từ đơn vị tiền tệkế toán sang một đơn vị tiền tệ khác để thuận tiện cho người sử dụng đã quenthuộc với đơn vị tiền tệ được chuyển đổi đó hoặc cho các mục đích tương tự.

05. Chuẩn mực này không đềcập đến việc trình bày các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệvà từ việc chuyển đổi các luồng tiền của một hoạt động ở nước ngoài trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ(quy định tại Chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ")

06. Các thuật ngữ trong chuẩnmực này được hiểu như sau:

Hoạt động ở nước ngoài: là các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, công ty liêndoanh, hợp tác kinh doanh, hoạt động liên kết kinh doanh của doanh nghiệp lậpbáo cáo mà hoạt động của các đơn vị này được thực hiện ở một nước khác ngoài Việt Nam.

Cơ sở ở nước ngoài: là một hoạt động ở nướcngoài, mà các hoạt động của nó là một phần độc lập đối với doanh nghiệp lập báocáo.

Đơn vị tiền tệ kế toán: là đơn vị tiền tệ được sử dụng chính thức trong việc ghi sổkế toán và lập báo cáo tài chính.

Ngoại tệ: là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của một doanhnghiệp.

Tỷ giá hối đoái: là tỷ giá trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái: là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tếhoặc quy đổi của cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theocác tỷ giá hối đoái khác nhau.

Tỷ giá hối đoái của kỳ: là tỷ giá hối đoái sử dụng tại ngày lập Bảng cân đối kế toán.

Đầu tư thuần tại một cơ sở ở nước ngoài: là phần vốn của doanh nghiệp báo cáo trong tổng tài sản thuần củacơ sở nước ngoài đó.

Các khoản mục tiền tệ: là tiền và các khoản tương đương tiền hiện có, các khoản phải thu,hoặc nợ phải trả bằng một lượng tiền cố định hoặc có thể xác định được.

Các khoản mục phi tiền tệ: là các khoản mục không phải là các khoản mục tiền tệ.

Giá trị hợp lý: là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặcgiá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủhiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.

NỘI DUNG CHUẨNMỰC

CÁC GIAO DCH BẰNG NGOẠI TỆ

Ghi nhận ban đầu

07. Một giao dịch bằng ngoại tệ làgiao dịch được xác định bằng ngoại tệ hoặc yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ,bao gồm các giao dịch phát sinh khi một doanh nghiệp:

(a) Mua hoặc bán sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ mà giá cả được xác định bằng ngoại tệ;

(b) Vay hoặc cho vay các khoản tiềnmà số phải trả hoặc phải thu được xác định bằng ngoại tệ;

(c) Trở thành một đối tác (một bên)của một hợp đồng ngoại hối chưa được thực hiện;

(d) Mua hoặc thanh lý các tài sản;phát sinh hoặc thanh toán các khoản nợ xác định bằng ngoại tệ;

(e) Dùng một loại tiền tệ này đểmua, bán hoặc đổi lấy một loại tiền tệ khác.

08. Một giao dịch bằng ngoại tệ phảiđược hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc ápdụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giaodịch.

09. Tỷ giá hối đoái tại ngày giaodịch được coi là tỷ giá giao ngày. Doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉvới tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao dịch. Ví dụ tỷ giá trung bình tuần hoặctháng có thể được sử dụng cho tất cả các giao dịch phát sinh của mỗi loại ngoạitệ trong tuần, tháng đó.

Nếu tỷ giá hối đoái giao động mạnhthì doanh nghiệp không được sự dụng tỷ giá trung bình cho việc kế toán của tuầnhoặc tháng kế toán đó.

Báo cáo tại ngày lập Bảng cân đối kếtoán

10. Tại ngày lập Bảng cân đối kếtoán:

(a) Các khoản mục tiền tệ có gốcngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ;

(b) Các khoản mục phi tiền tệ có gốcngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch

(c) Các khoản mục phi tiền tệ đượcxác định theo giá trị hợp lý bằng ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hốiđoái tại ngày xác định giá trị hợp lý.

11. Giá trị ghi sổ của một khoản mụcđược xác định phù hợp với các chuẩn mực kế toán có liên quan. Ví dụ hàng tồnkho được xác định theo giá gốc, tài sản cố định được xác định theo nguyên giá cho dù giá trị ghi sổ được xác định trên cơsở giá gốc, nguyên giá hay giá trị hợp lý, giá trị ghi sổ được xác định của cáckhoản mục có gốc ngoại tệ sau đó sẽ được báo cáo theo đơn vị tiền tệ kế toánphù hợp với quy định của chuẩn mực này.

Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái

12. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phátsinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ hoặc trong việc báocáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của một doanh nghiệp theo các tỷ giáhối đoái khác với tỷ giá hối đoái đã được ghi nhận ban đầu, hoặc đã được báocáo trong báo cáo tài chính trước, được xử lý như sau:

(a) Trong giai đoạn đầu tư xây dựngđể hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giáhối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thựchiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lạicác khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh lũy kế,riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xâydựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sỉnh trong giai đoạnđầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanhtrong thời gian tối đa là 5 năm.

(b) Trong giai đoạn sản xuất, kinhdoanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanhnghiệp đang hoạt động chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán cáckhoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốcngoại tệ cuối năm tài chính sẽ được ghi nhận là thu nhập, hoặc chi phí trongnăm tài chính, ngoại trừ chênh lệch tỷ giá hối đoái quy định trong Đoạn 12c,14, 16.

(c) Đối với doanh nghiệp sử dụngcông cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả cógốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Doanhnghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sửdụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.

13. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phátsinh được ghi nhận khi có sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa ngày giao dịch vàngày thanh toán của mọi khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Khi giao dịch phátsinh và được thanh toán trong cùng kỳ kế toán, các khoản chênh lệch tỷ giá hốiđoái được hạch toán trong kỳ đó. Nếu giao dịch được thanh toán các kỳ kế toán sau chênh lệch tỷ giá hốiđoái được tính theo sự thay đổ của tỷ giá hối đoái trong từng kỳ cho đến kỳgiao dịch đó được thanh toán.

Đầu tư thuần vào cơ sở ở nước ngoài

14. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phátsinh từ các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ về bản chất thuộc phần vốn đầu tưthuần của doanh nghiệp báo cáo tại một cơ sở ở nước ngoài thì được phânloại như là vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho đến khithanh lý khoản đầu tư này. Tại thời điểm đó các khoản chênh lệch tỷ giá hốiđoái này sẽ được hạch toán là thu nhập hoặc chi phí phù hợp với Đoạn 30.

15. Một doanh nghiệp có thể có cáckhoản mục tiền tệ phải thu hoặc phải trả đối với cơ sở ở nước ngoài. Mộtkhoản mục mà việc thanh toán không được xác định hoặc có thể không xảy ra trongmột khoảng thời gian có thể đoán trước trong tương lai, về bản chất làm tănglên hoặc giảm đi khoản đầu tư thuần của doanh nghiệp ở cơ sở nước ngoài đó. Cáckhoản mục tiền tệ này có thể bao gồm các khoản phải thu dài hạn hoặc các khoảnvay nhưng không bao gồm các khoản phải thu thương mại và các khoản phải trả thươngmại.

16. Các khoản chênh lệch tỷ giá hốiđoái phát sinh từ các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán như mộtkhoản hạn chế rủi ro cho khoản đầu tư thuần của doanh nghiệp tại một cơ sở ở nước ngoài sẽ được phân loại như là vốn chủsở hữu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho đến khi thanh lý khoản đầu tưthuần. Tại thời điểm đó các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái này sẽ được hạchtoán là thu nhập hoặc chi phí phù hợp với Đoạn 30.

BÁO CÁO TÀICHÍNH CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI

Phân loại hoạt động ở nước ngoài

17. Phương pháp chuyển đổi các báocáo tài chính của hoạt động ở nước ngoàituỳ theo mức độ phụ thuộc về tài chính và hoạt động với doanh nghiệp báo cáo.Với mục đích này, các hoạt động ở nước ngoài được chia thành hai loại:"hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệpbáo cáo" và "cơ sở ở nướcngoàỉ".

18. Hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với hoạt độngcủa doanh nghiệp báo cáo thực hiện hoạt động kinh doanh của mình như một bộphận của doanh nghiệp báo cáo. Ví dụ, hoạt động bán hàng nhập khẩu từ doanhnghiệp ở nước ngoài và chuyển số tiền thu được về doanh nghiệp báo cáo.

Trong trường hợp này, sự thay đổi tỷgiá hối đoái giữa đồng tiền báo cáo và đồng tiền của nước có hoạt động ở nướcngoài, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động của doanhnghiệp báo cáo. Do đó, sự thay đổi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến từng khoản mụctiền tệ của hoạt động ở nước ngoàihơn là khoản đầu tư thuần của doanh nghiệp báo cáo trong hoạt động đó:

19. Cơ sở ở nước ngoài là đơn vịhoạt động kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân ở nước sở tại, sử dụng đồngtiền của nước sở tại làm đơn vị tiền tệ kế toán. Cơ sở này có thể cũng tham giavào các giao dịch bằng ngoại tệ, bao gồm cả giao dịch bằng đồng tiền báo cáo.Khi có một sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền báo cáo và đồng tiền củanước sở tại, chỉ có ảnh hưởng nhỏ hoặc không ảnh hưởng trực tiếp đến hiện tạivà tương lai của các luồng tiền từ các hoạt động của cơ sở ở nước ngoài cũng như doanh nghiệp báo cáo.Thay đổi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến khoản đầu tư ròng của doanh nghiệp báocáo hơn là đối với các khoản mục tiền tệ và phi tiền tệ riêng lẻ của cơ sở ở nước ngoài.

20. Những đặc điểm nhận biết một cơsở ở nước ngoài:

(a) Các hoạt động ở nước ngoài được tiến hành với mức độ độc lậpcao với doanh nghiệp báo cáo.

(b) Các giao dịch với doanh nghiệpbáo cáo chiếm tỷ trọng không lớn trong các hoạt động ở nước ngoài.

(c) Các hoạt động ở nước ngoài tự tài trợ là chính hoặc từ cáckhoản vay tại nước ngoài hơn là từ doanh nghiệp báo cáo.

(d) Các chi phí về lao động, nguyênvật liệu và các bộ phận cấu thành khác của sản phẩm hoặc dịch vụ của hoạt độngở nước ngoài được chi trả và thanhtoán chủ yếu bằng đồng tiền của nước sở tại hơn là đơn vị tiền tệ của doanhnghiệp báo cáo.

(đ) Doanh thu của hoạt động ở nước ngoài chủ yếu bằng các đơn vị tiền tệkhác với đơn vị tiền tệ của doanh nghiệp báo cáo.

(e) Lưu chuyển tiền tệ của doanhnghiệp báo cáo là biệt lập với các hoạt động hàng ngày của hoạt động ở nước ngoài, không bị ảnh hưởng trực tiếpbởi các hoạt động của hoạt động ở nước ngoài.

Phân loại hợp lý từng hoạt động ở nướcngoài có thể dựa trên các đặc điểm phân biệt nêu trên.

Trong một số trường hợp, phân loạimột hoạt động ở nước ngoài là mộtcơ sở nước ngoài hay là một hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với doanh nghiệp báo cáo có thểkhông rõ ràng, do đó cần phải đánh giá để phân loại hợp lý.

Hoạt động ở nước ngoài không thểtách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo

21. Các báo cáo tài chính của hoạtđộng ở nước ngoài khôngthể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo sẽ được chuyển đổi theo cácquy định từ Đoạn 7 đến Đoạn 16 như là hoạt động của chính doanh nghiệp báo cáo.

22. Từng khoản mục trong báo cáo tàichính của hoạt động ở nước ngoàiđược chuyển đổi như giao dịch của hoạt động ở nước ngoài được thực hiện bởi doanh nghiệp báo cáo. Nguyên giá vàkhấu hao tài sản cố định được quy đổi theo tỷ giá tại ngày mua tài sản. Nếu tàisản tính theo giá trị hợp lý thì sử dụng tỷ giá tại ngày xác định giá trị hợplý. Tỷ giá hàng tồn kho được quy đổi theo tỷgiá tại thời điểm xác định trị giá hàng tồn kho. Khoản có thể thu hồi hoặc giátrị có thể thực hiện của một tài sản được chuyển đổi theo tỷ giá thực tế tạithời điểm các khoản này được xác định.

23. Trên thực tế, một tỷ giá xấp xỉvới tỷ giá thực tế tại ngày diễn ra hoạt động giao dịch thường được sử dụng. Vidụ tỷ giá trung bình trong tuần hoặc tháng có thể được sử dụng cho tất cả cácgiao dịch bằng ngoại tệ diễn ra trong thời kỳ đó. Tuy nhiên, nếu tỷ giá hốiđoái dao động mạnh, việc sử đụng tỷ giá trung bình cho một giai đoạn là khôngthể áp dụng được.

Cơ sở ở nước ngoài

24. Khi chuyển đổi báo cáo tài chínhcủa cơ sở ở nước ngoài đểtổng hợp vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo phải tuân theo nhữngquy định sau:

a) Tài sản và nợ phải trả (cả khoảnmục tiền tệ và phi tiền tệ) của cơ sở ở nước ngoài được quy đổi theo tỷ giá cuối kỳ;

b) Các khoản mục về doanh thu, thunhập khác và chi phí của cơ sở ở nước ngoài được quy đổi theo tỷ giá tại ngày giao dịch. Trường hợpbáo cáo của cơ sở ở nước ngoàiđược báo cáo bằng đồng tiền của một nền kinh tế siêu lạm phát thì doanh thu,thu nhập khác và chi phí được quy đổi theo tỷ giá cuối kỳ;

c) Tất cả các khoản chênh lệch hốiđoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài để tổng hợp vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp báocáo phải được phân loại như là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp báo cáocho đến khi thanh lý khoản đầu tư thuần đó.

25. Trường hợp tỷ giá trungbình xấp xỉ tỷ giá thực tế thì tỷ giá trung bình được sử đụng để chuyển đổi cáckhoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí của cơ sở ở nước ngoài.

26. Các trường hợp phát sinh chênhlệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài:

a) Chuyển đổi các khoản mục doanhthu, thu nhập khác và chiphí theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch, các tài sản và các khoản nợ phảitrả theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ;

b) Chuyển đổi khoản đầu tư thuần đầukỳ tại cơ sở ở nước ngoài theomột tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái đã được phản ánh kỳ trước;

c) Các khoản thay đổi khác liên quanđến vốn chủ sở hữu tại cơ sở nước ngoài.

Những khoản chênh lệch tỷ giá hốiđoái này không được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong kỳ. Những khoảnthay đổi tỷ giá này thường có ít ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không trực tiếp đếncác luồng tiền từ hoạt động hiện tại và trong tương lai của cơ sở ở nước ngoài cũng như của doanh nghiệp báocáo. Khi một cơ sở ở nước ngoài được hợp nhất nhưng không phải là sở hữutoàn bộ thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái lũy kế phát sinh từ việc chuyểnđổi và gắn liền với phần đầu tư vào cơ sở ở nước ngoài của cổ đông thiểu số phải được phân bổ và được báo cáonhư là một phần sở hữu của cổ đông thiểu số tại cơ sở ở nước ngoài trong Bảng cân đối kế toán hợpnhất.

27. Mọi giá trị lợi thế thương mạiphát sinh khi mua cơ sở ở nước ngoàivà mọi sự điều chỉnh giá trị hợp lý về giá trí ghi sổ của tài sản và nợ phảitrả phát sinh trong quá trình mua cơ sở ở nước ngoài đều được xử lý nhứ là:

a) Tài sản và nợ phải trả củacơ sở ở nước ngoài đượcchuyển đổi theo tỷ giá cuối kỳ như quy định tại Đoạn 28.

b) Tài sản và nợ phải trả của doanhnghiệp báo cáo đã được thể hiện bằng ngoại tệ báo cáo, hoặc là khoản mục phitiền tệ, được báo cáo theo tỷ giá tại ngày giao dịch như quy định tại Đoạn 10b.

28. Việc hợp nhất báo cáo tài chínhcủa cơ sở ở nước ngoài vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo phải tuântheo các thủ tục hợp nhất thông thường, như loại bỏ các số dư trong tập đoàn vàcác nghiệp vụ với các công ty trong tập đoàn của một công ty con (xem Chuẩn mựckế toán "Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản vốn góp vào các côngty con" và Chuẩn mực kế toán"Thông tin tài chính về các khoản vốn góp liên doanh"). Tuy nhiên,một khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong một khoản mục tiền tệtrong tập đoàn dù là ngắn hạn hay dài hạn cũng không thể loại trừ vào khoản tươngứng trong số dư khác trong tập đoàn bởi vì khoản mục tiền tệ này thể hiện mộtsự cam kết để chuyển đổi một ngoại tệ thành một ngoại tệ khác và đưa đến lãihoặc lỗ cho doanh nghiệp báo cáo do thay đổi tỷ giá hối đoái. Vì vậy, trong báocáo tài chính hợp nhất của doanh nghiệp báo cáo, chênh lệch tỷ giá hối đoái đượchạch toán là thu nhập hoặc chi phí, hoặc nếu nó phát sinh từ các trường hợp nhưtrình bày ở Đoạn 14 và 16 thìsẽ được phân loại như là vốn chủ sở hữu cho đến khi thanh lý khoản đầu tưthuần.

29. Ngày lập báo cáo tài chính củacơ sở ở nước ngoài phảiphù hợp với ngày lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo. Trường hợpkhông thể lập được báo cáo tài chính cùng ngày thì cho phép tổng hợp báo cáotài chính có ngày khác biệt không quá 3 tháng. Trường hợp này, tài sản và nợphải trả của cơ sở ở nước ngoàiđược chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày lập Bảng cân đối kế toán của cơ sở ở nước ngoài. Khi có sự thay đổi lớn về tỷgiá hối đoái giữa ngày lập báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài so với ngày lập báo cáo tàichính của doanh nghiệp báo cáo thì phải có sự điều chỉnh thích hợp từ ngày đócho đến ngày lập Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp báo cáo theo Chuẩn mựckế toán "Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản vốn góp vào các côngty con" và Chuẩn mực kế toán "Thông tin tài chính về các khoản vốngóp liên doanh".

Thanh lý cơ sở ở nước ngoài

30. Khi thanh lý cơ sở ở nước ngoài, khoản chênh lệch tỷ giá hốiđoái lũy kế đã bị hoãn lại (theo quy định tại Đoạn 24c) và liên quan đến cơ sởở nước ngoài đó sẽ được ghi nhận làthu nhập hoặc chi phí cùng với kỳ mà lãi hoặc lỗ về việc thanh lý được ghinhận.

31. Một doanh nghiệp có thể thanh lýkhoản đầu tư tại một cơ sở ở nước ngoàithông qua bán, phát mại, thanh toán lại vốn cổ phần hoặc từ bỏ tất cả hoặc mộtphần vốn ở cơ sở đó. Thanhtoán cổ tức là một hình thức thanh lý chỉkhi nó là một sự thu hồi khoản đầu tư. Trường hợp thanh lý từng phần,chỉ có chênh lệch tỷ giá hối đoái lũy kế liên quan đến phần vốn sở hữu đượctính vào lãi hoặc lỗ. Một sự ghi giảm giá trị kế toán của cơ sở nước ngoàikhông tạo nên thanh lý từng phần. Trường hợp này, không có phần lãi hoặc lỗ nàovề chênh lệch tỷ giá hối đoái hoãn lại được ghi nhận vào thời điểm ghi giảm.

Sự thay đổi trong việc phân loạihoạt động ở nước ngoài

32. Khi có sự thay đổi trong việcphân loại hoạt động ở nướcngoài, các quy định chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài được áp dụng kể từ ngày thay đổiphân loại đó.

33. Việc phân loại hoạt động ở nước ngoài có thể thay đổi khi có sự thayđổi mức độ phụ thuộc về tài chính và hoạt động với doanh nghiệp báo cáo. Khihoạt động ở nước ngoài là mộtbộ phận không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo được phânloại lại như một cơ sở ở nước ngoàithì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ việc chuyển đổi tài sản phi tiền tệđược phân loại như là vốn chủ sở hữu tại ngày phân loại lại. Khi một cơ sở ở nước ngoài được phân loại lại như một hoạtđộng ở nước ngoài khôngthể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo, giá trị đã được chuyển đổicủa những khoản mục tài sản phi tiền tệ tại ngày chuyển đổi được coi như là giágốc của chúng trong kỳ thay đổi và các kỳ tiếp theo. Chênh lệch tỷ giá hối đoáihoãn lại không được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí cho đến khi thanh lý hoạtđộng.

TRÌNH BÀY BÁOCÁO TÀI CHÍNH

34. Doanh nghiệp phải trình bàytrong báo cáo tài canh:

a) Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoáiđã được ghi nhận trong lãi hoặc lỗ thuần trong kỳ;

b) Chênh lệch tỷ giá hối đoái thuầnđược phân loại như vốn chủ sở hữu (theo Đoạn 12a, Đoạn 14) và phản ánh là một phần riêng biệt của vốnchủ sở hữu và phải trình bày cả khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đầu kỳ và cuốikỳ.

35. Khi đơn vị tiền tệ báo cáo khácvới đồng tiền của nước sở tại mà doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp phảitrình bày rõ lý do, kể cả khi thay đổi đơn vị tiền tệ báo cáo.

36. Khi có sự thay đổi trong việcphân loại hoạt động ở nước ngoài có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp báo cáo thìdoanh nghiệp phải trình bày:

a) Bản chất của sự thay đổi trongviệc phân loại;

b) Lý do thay đổi;

c) nh hưởng của sự thay đổi trong việc phân loại đến vốn chủ sở hữu;

d) Tác động đến lãi, lỗ thuần của kỳtrước có ảnh hưởng trong việc phân loại diễn ra ở đầu kỳ gần nhất.

37. Doanh nghiệp phải trình bày phươngpháp được lựa chọn (theo quy định tại Đoạn 27) để chuyển đổi các điều chỉnh vềgiá trị lợi thế thương mại và giá trị hợp lý phát sinh trong việc mua cơsở ở nước ngoài

Chuẩn mực số 15

HỢP ĐỒNG XÂY DNG

(ban hành và côngbố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

QUY ĐỊNH CHUNG

01. Mục đích của Chuẩn mực này làquy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và chiphí liên quan đến hợp đồng xây dựng, gồm: Nội dung doanh thu và chi phí của hợpđồng xây dựng; ghi nhận doanh thu, chi phí của hợp đồng xây dựng làm cơ sở ghisổ kế toán và lập báo cáo tài chinh.

02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toánhợp đồng xây dựng và lập báo cáo tài chính của các nhà thầu.

03. Các thuật ngữ trong chuẩn mựcnày được hiểu như sau:

Hợp đồng xây dựng: là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài sản hoặc tổ hợpcác tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về mặt thiết kế, côngnghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng.

Hợp đồng xây dựng với giá cố định: là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu chấp thuận một mức giá cốđịnh cho toàn bộ hợp đồng hoặc một đơn giá cố định trên một đơn vị sản phẩmhoàn thành. Trong một số trường hợp khi giá cả tăng lên, mức giá đó có thể thayđổi phụ thuộc vào các điều khoản ghi trong hợp đồng.

Hợp đồng xây dựng với chi phí phụthêm: là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu đượchoàn lại các chi phí thực tế được phép thanh toán, cộng (+) thêm một khoản đượctính bàng tỷ lệ phần trăm (%) trên những chi phí này hoặc được tính thêm mộtkhoản phí cố định.

04. Hợp đồng xây dựng có thể đượcthỏa thuận để xây dựng một tài sản đơn lẻ, như: Một chiếc cầu, một tòa nhà, mộtđường ống dẫn dầu, một con đường hoặc xây dựng tổ hợp các tài sản có liên quanchặt chẽ thay phụ thuộc lẫn nhau về thiết kế, công nghệ, chức năng hay mục đíchsử dụng cơ bản của chúng, như: một nhà máy lọc dầu, tổ hợp nhà máy dệt, may.

05. Trong Chuẩn mực này, hợp đồngxây dựng còn bao gồm:

(a) Hợp đồng dịch vụ có liên quantrực tiếp đến việc xây dựng tài sản, như: hợp đồng tư vấn, thiết kế, khảo sát;hợp đồng dịch vụ quản lý dự án và kiến trúc;

(b) Hợp đồng phục chế hay phá hủycác tài sản và khôi phục môi trường sau khi phá hủy các tài sản.

06. Hợp đồng xây dựng quy định trongchuẩn mực này được phân loại thành hợp đồng xây dựng với giá cố định và hợpđồng xây dựng với chi phí phụ thêm. Một số hợp đồng xây dựng có đặc điểm của cảhợp đồng với giá cố định và hợp đồng với chi phí phụ thêm. Ví dụ hợp đồng xâydựng với chi phí phụ thêm nhưng có thỏa thuận mức giá tối đa. Trường hợp này,nhà thầu cần phải xem xét tất cả các điều kiện quy định trong Đoạn 23 và 24 đểghi nhận doanh thu và có phí của hợp đồng xây dựng kết hợp và phân chia hợpđồng lao động

07. Các yêu cầu của chuẩn mực này thườngáp dụng riêng rẽ cho từng hợp đồng xây dựng. Trong một số trường hợp, chuẩn mựcnày được áp dụng cho những phần riêng biệt có thể nhận biết được của một hợpđồng riêng rẽ hoặc một nhóm các hợp đồng để phản ánh bản chất của hợp đồng haynhóm các hợp đồng xây dựng.

08. Một hợp đồng xây dựng liên quanđến xây dựng một số tài sản thì việc xây dựng mỗi tài sản sẽ được coi như mộthợp đồng xây dựng riêng rẽ khi thỏa mãn đồng thời ba (3) điều kiện sau: (a) cóthiết kế, dự toán được xác định riêng rẽ cho từng tài sản và mỗi tài sản có thểhoạt động độc lập;

(b) Mỗi tài sản có thể được đàm phánriêng với từng nhà thầu và khách hàng có thể chấp thuận hoặc từ chối phần hợpđồng liên quan đến từng tài sản;

(c) Có thể xác định được chi phí vàdoanh thu của từng tài sản.

09. Một nhóm các hợp đồng ký với mộtkhách hàng hay với một số khách hàng, sẽ được coi là một hợp đồng xây dựng khithỏa mãn đồng thời ba (3) điều kiện sau:

(a) Các hợp đồng này được đàm phánnhư là một hợp đồng trọn gói;

(b) Các hợp đồng có mối liên hệ rấtmật thiết với nhau đến mức trên thực tế chúng là nhiều bộ phận của một dự án cómức lãi gộp ước tính tương đương;

(c) Các hợp đồng được thực hiện đồngthời hoặc theo một quá trình liên tục.

10. Một hợp đồng có thể bao gồm việcxây dựng thêm một tài sản theo yêu cầu của khách hàng hoặc hợp đồng có thể sửađổi để bao gồm việc xây dựng thêm một tài sản đó. Việc xây dựng thêm một tàisản chỉ được coi là hợp đồng xây dựng riêng rẽ khi:

(a) Tài sản này có sự khác biệt lớnvà độc lập so với các tài sản nêu trong hợp đồng ban đầu về thiết kế, công nghệvà chức năng; hoặc

(b) Giá của hợp đồng xây dựng tàisản này được thỏa thuận không liên quan đến giá cả của hợp đồng ban

đầu.

NỘI DUNG CHUẨNMỰC DOANH THU CỦA

HỢP ĐỒNG XÂYDỰNG

11. Doanh thu của hợp đồng xây dựngbao gồm:

(a) Doanh thu ban đầu được ghi tronghợp đồng; và

(b) Các khoản tăng, giảm khi thựchiện hợp đồng, các khoản tiền thưởng và các khoản thanh toán khác nếu các khoảnnày có khả năng làm thay đổi doanh thu, và có thể xác định được một cách đángtin cậy.

12. Doanh thu của hợp đồng xây đựngđược xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Việcxác định doanh thu của hợp đồng chịu tác động của nhiều yếu tố không chắc chắnvì chúng tùy thuộc vào các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Việc ước tính thườngphải được sửa đổi khi các sự kiện đó phát sinh và những yếu tố không chắc chắnđược giải quyết: Vì vậy doanh thu của hợp đồng có thể tăng hay giảm ở từng thờikỳ. Ví dụ:

(a) Nhà thầu và khách hàng có thểđồng ý với nhau về các thay đổi và các yêu cầu làm tăng hoặc giảm doanh thu củahợp đồng trong kỳ tiếp theo so với hợp đồng được chấp thuận ban đầu;

(b) Doanh thu đã được thỏa thuậntrong hợp đồng với giá cố định có thể tăng vì lý do giá cả tăng lên;

(c) Doanh thu theo hợp đồng có thểbị giảm do nhà thầu không thực hiện đúng tiến độ hoặc không đảmbảo chất lượngxây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng;

(d) Khi hợp đồng với giá cố định quyđịnh mức giá cố định cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành thì doanh thu theo hợpđồng sẽ tăng hoặc giảm khi khối lượng sản phẩm tăng hoặc giảm.

13. Sự thay đổi theo yêu cầu củakhách hàng về phạm vi công việc được thực hiện theo hợp đồng.

Ví dụ: Sự thay đổi yêu cầu kỹ thuậthay thiết kế của tài sản và thay đổi khác trong quá trình thực hiện hợp đồng.Sự thay đổi này chỉ được tính vào doanh thu của hợp đồng khi:

(a) Có khả năng chắc chắn khách hàngsẽ chấp thuận các thay đổi và doanh thu phát sinh từ các thay đổi

đó; và

(b) Doanh thu có thể xác định đượcmột cách tin cậy

14. Khoản tiền thưởng là các khoảnphụ thêm trả cho nhà thầu nếu họ thực hiện hợp đồng đạt hay vượt mức yêu cầu:Ví dụ, trong hợp đồng có dự kiến trả cho nhà thầu khoản tiền thưởng vì hoànthành sớm hợp đồng. Khoản tiền thưởng được tính vào doanh thu của hợp đồng khi:

(a) Chắc chắn đạt hoặc vượt mức mộtsố tiêu chuẩn cụ thể đã ghi trong hợp đồng; và

(b) Khoản tiền thưởng có thể xácđịnh được một cách đáng tin cậy.

15. Một khoản thanh toán khác mà nhàthầu thu được từ khách hàng hay một bên khác để bù đắp cho các

chi phí không bao gồm trong giá hợpđồng. Ví dụ: Sự chậm trễ do khách hàng gây nên; sai sót trong các chỉ tiêu kỹthuật hoặc thiết kế và các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực hiện hợpđồng. Việc xác định doanh thu tăng thêm từ các khoản thanh toán trên còn tùythuộc vào rất nhiều yếu tố không chắc chắn và thường phụ thuộc vào kết quả củanhiều cuộc đàm phán.

Do đó, các khoản thanh toán khác chỉđược tính vào doanh thu của hợp đồng khi:

(a) Các thỏa thuận đã đạt được kếtquả là khách hàng sẽ chấp thuận bồi thường;

(b) Khoản thanh toán khác được kháchhàng chấp thuận và được xác định một cách đáng tin cậy

CHI PHÍ CỦA HỢPĐỒNG XÂY DỰNG

16. Chi phí của hợp đồng xây dựngbao gồm:

(a) Chi phí liên quan trực tiếp đếntừng hợp đồng;

(b) Chi phí chung liên quan đến hoạtđộng của các hợp đồng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng cụ

thể;

(c) Các chi phí khác có thể thu lạitừ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng.

17. Chi phí liên quan trực tiếp đếntừng hợp đồng bao gồm:

(a) Chi phí nhân công tại công trường,bao gồm cả chi phí giám sát công trình;

(b) Chi phí nguyên liệu, vật liệu,bao gồm cả thiết bị cho công trình;

c) Khấu hao máy móc, thiết bị và cáctài sản cố định khác sử dụng để thực hiện hợp đồng;

d) Chi phí vận chuyển, lắp đặt, tháodỡ máy móc, thiết bị và nguyên liệu, vật liệu đến và đi khỏi công trình;

(đ) Chi phỉ thuê nhà xưởng, máy móc,thiết bị để thực hiện hợp đồng;

(e) Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹthuật liên quan trực tiếp đến hợp đồng;

(g) Chi phí dự tính để sửa chữa vàbảo hành công trình;

(h) Các chi phí liên quan trực tiếpkhác.

Chi phí liên quan trực tiếp của từnghợp đồng sẽ được giảm khi có các khoản thu nhập khác không bao gồm trong doanhthu của hợp đồng: Ví dụ: Các khoản thu từ việc bán nguyên liệu vật liệu thừa,thu thanh lý máy móc, thiết bị thi công khi kết thúc hợp đồng.

18. Chi phí chung liên quan đến hoạtđộng của các hợp đồng xây dựng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng, bao gồm:

(a) Chi phí bảo hiểm;

(b) Chi phí kết kế và trợ giúp kỹthuật không liên quan trực tiếp đến một hợp đồng cụ thể;

(c) Chi phí quản lý chung trong xâydựng. Các chi phí trên được phân bổ theo các phương phápthích hợp một cách cóhệ thống theo tỷ lệ hợp lý và được áp dụng thống nhất cho tất cả các chi phí cócác đặc điểm tương tự. Việc phân bổ cần dựa trên mức thông thường của hoạt độngxây dựng chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổ chotừng hợp đồng cũng bảo gồm chi phí đi vay nếu thỏa mãn các điều kiện chi phí đivay được vốn hóa theo quy định trong Chuẩn mực "Chí phí đi vay").

19. (Các chi phí khác có thể thu lạitừ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng như chi phí giải phóng mặt bằng,chi phí triển khai mà khách hàng phí trả lại cho nhà thầu để được quy địnhtrong hợp đồng.

20. Chi phí không liên quan đến hoạtđộng của hợp đồng hoặc không thể phân bổ cho hợp đồng xây dựng thì không đượctính trong chi phí của hợp đồng xây dựng. Các chi phí này bao gồm:

(a) Chi phí quản lý hành chính chung;hoặc chi phí nghiên cứu, triển khai mà hợp đồng không quy định khách hàng phảitrả cho nhà thầu.

(b) Chi phí bán hàng;

(c) Khấu hao máy móc, thiết bị vàtài sản cố định khác không sử dụng cho hợp đồng xây dựng.

21. Chi phí của hợp đồng bao gồm chiphí liên quan đến hợp đồng trong suốt giai đoạn kể từ khi ký hợp đồng cho đếnkhi kết thúc hợp đồng. Các chi phí liên quan trực tiếp đến hợp đồng phát sinhtrong quá trình đàm phán hợp đồng cũng được coi là một phần chi phí của hợpđồng nếu chúng có thể xác định riêng rẽ, có thể ước tính một cách đáng tin cậyvà có nhiều khả năng là hợp đồng sẽ được ký kết. Nếu chi phí phát sinh trongquá trình đàm phán hợp đồng đã được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanhtrong kỳ khi chúng phát sinh thì chúng không còn được coi là chi phí của hợpđồng xây dựng khi hợp đồng được ký kết vào thời ký tiếp sau.

GHI NHẬN DOANHTHU VÀ CHI PHÍ CỦA

HỢP ĐỒNG

22. Doanh thu và chi phí của hợpđồng xây dựng được ghi nhận theo 2 trường hợp sau:

(a) Trường hợp hợp đồng xây dựng quyđịnh nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợpđồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì doanh thu và chi phíliên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoan thànhdo nhà thầu tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính mà không phụ thuộc vàohóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trênhóa đơn là bao nhiêu.

(b) Trường hợp hợp đồng xây dựng quyđịnh nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quảthực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được kháchhàng xác nhận, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tươngứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ được phảnánh trên hóa đơn đã lập.

23. Đối với hợp đồng xây dựng vớigiá cố định, kết quả cân hợp đồng được ước tính một cách đáng tin cậy khi đồngthời thỏa mãn bốn (4) điều kiện sau:

(a) Tổng doanh thu của hợp đồng tínhtoán được một cách đáng tin cậy;

(b) Doanh thu được lợi ích kinh tếtừ hợp đồng;

(c) Chi phí để hoàn thành hợp đồngvà phần công việc đã hoàn thành tại thời điểm lập báo cáo tài chính được tínhtoán một cách đáng tin cậy;

(d) Các khoản chi phí liên quan đếnhợp đồng có thể xác định được rõ ràng và tính toán được một cách đáng tin cậyđể tổng chi phí thực tế của hợp đồng có thể so sánh được với tổng dự toán.

24. Đối với hợp đồng xây dựng vớichi phí phụ thêm, kết quả của hợp đồng được ước tính một cách tin cậy khi đồngthời thỏa mãn hai điều kiện sau:

(a) Doanh nghiệp thu được lợi íchkinh tế từ hợp đồng;

(b) Các khoản chi phí liên quan đếnhợp đồng có thể xác định được rõ ràng và tính toán được một cách đáng tin cậykhông kể có được hoàn trả hay không.

25. Doanh thu và chi phí được ghinhận theo phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng được gọi là phương pháp tỷlệ phần trăm (%) hoàn thành. Theo phương pháp này, doanh thu được xác định phùhợp với chi phí đã phát sinh của khối lượng công việc đã hoàn thành thể hiệntrong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

26. Theo phương pháp tỷ lệ phần trăm(%) hoàn thành, doanh thu và chi phí của hợp đồng được ghi nhận trong báo cáokết quả hoạt động kinh doanh là doanh thu và chi phí của phần công việc đã hoànthành trong kỳ báo cáo,

27. Một nhà thầu có thể phải bỏ ranhững chi phí liên quan tới việc hình thành hợp đồng. Những chi phí này đượcghi nhận là các khoản ứng trước nếu chúng có thể được hoàn trả. Những chi phínày thể hiện một lượng tiền mà khách hàng phải trả và được phân loại như làcông trình xây dựng dở dang.

28. Kết quả thực hiện hợp đồng xâydựng chỉ có thể xác định được một cách đáng tin cậy khi doanh nghiệp có thể thuđược lợi ích kinh tế từ hợp đồng. Trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng khôngthu được một khoản nào đó đã được tính trong doanh thu của hợp đồng và đã đượcghi trong báo cáo kết quả kinh doanh thì những khoản không chó khả năng thu đượcđó phải được ghi nhận vào chi phí.

29. Doanh nghiệp chỉ có thể lập các ướctính về doanh thu hợp đồng xây dựng một cách đáng tin cậy khi đã thỏa thuận tươnghợp đồng các điều khoản sau:

(a) Trách nhiệm pháp lý của mỗi bênđối với tài sản được xây dựng;

(b) Các điều kiện để thay đổi giátrị hợp đồng;

(c) Phương thức và thời hạn thanhtoán.

Doanh nghiệp phải thường xuyên xemxét và khi cần thiết phải điều chỉnh lại các dự toán về doanh thu và chi phícủa hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng.

30. Phần công việc đã hoàn thành củahợp đồng làm cơ sở xác định doanh thu có thể được xác định bằng nhiều cách khácnhau. Doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp tính toán thích hợp để xác định phầncông việc đã hoàn thành: Tùy thuộc vào bản chất của hợp đồng xây dựng, doanhnghiệp lựa chọn áp dụng một trong ba (3) phương pháp sau để xác định phần côngviệc hoàn hành:

(a) Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phíđã phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chiphí dự toán của hợp đồng;

(b) Đánh giá phần công việc đã hoànthành; hoặc

(c) Tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượngxây lắp đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợpđồng.

Việc thanh toán theo tiến độ vànhững khoản ứng trước nhận được từ khách hàng thường không phản ánh phần côngviệc đã hoàn thành.

31. Khi phần công việc đã hoàn thànhđược xác định bằng phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí đã phát sinhcủa phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toáncủa hợp đồng thì những chi phí liên quan tới phần công việc đã hoàn thành sẽ đượctính vào chi phí cho tới thời điểm đó. Những chi phí không được tính vào phầncông việc đã hoàn thành của hợp đồng có thể là:

a) Chi phí của hợp đồng xây dựngliên quan tới các hoạt động trong tương lai của hợp đồng như: chi phí nguyênvật liệu đã được chuyển tới địa điểm xây dựng hoặc được dành ra cho việc sửdụng trong hợp đồng nhưng chưa được lắp đặt, chưa sử dụng trong quá trình thựchiện hợp đồng, trừ trường hợp những nguyên vật liệu đó được chế tạo đặc biệtcho hợp đồng;

(b) Các khoản tạm ứng cho nhà thầuphụ trước khi công việc của hợp đồng phụ được hoàn thành.

32. Khi kết quả thực hiện hợp đồngxây dựng không thể ước tính được một cách đáng tin cậy, thì:

a. Doanh thu chỉ được ghi nhận tươngđương với chi phí của hợp đồng đã phát sinh mà việc được hoàn trả là tương đốichắc chắn; 

(b) Chi phí của hợp đồng chỉ đượcghi nhận là chi phí trong kỳ khì các chi phí này đã phát sinh.

33. Trong giai đoạn đầu của một hợpđồng xây dựng thường xảy ra trường hợp kết quả thực hiện hợp đồng không thể ướctính được một cách đáng tin cậy. Trường hợp doanh nghiệp có thể thu hồi đượcnhững khoản chi phí của hợp đồng đã bỏ ra thì doanh thu của hợp đồng được ghinhận chỉ tới mức các chi phí đã bỏ ra có khả năng thu hồi.

Khi kết quả thực hiện hợp đồng khôngthể ước tính được một cách đáng tin cậy thì không một khoản lợi nhuận nào đượcghi nhận, kể cả khi tổng chi phí thực hiện hợp đồng có thể vượt quá tổng doanhthu của hợp đồng.

34. Các chi phí liên quan đến hợpđồng không thể thu hồi được phải được ghi nhận ngay là chi phí trong kỳ đối vờicác trường hợp:

(a) Không đủ điều kiện về mặt pháplý để tiếp tục thực hiện hợp đồng;

(b) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồngcòn tuỳ thuộc vào kết quả xử lý các đơn kiện hoặc ý kiến của cơ quan có thẩmquyền;

(c) Hợp đồng có liên quan tới tàisản có khả năng bị trưng thu hoặc tịch thu;

(d) Hợp đồng mà khách hàng không thểthực thi nghĩa vụ của mình;

(đ) Hợp đồng mà nhà thầu không thểhoàn thành hoặc không thể thực thi theo nghĩa vụ quy định trong hợp đồng.

35. Khi loại bỏ được các yếu tốkhông chắc chắn liên quan đến việc ước tính một cách đáng tin cậy kết quả thựchiện hợp đồng thì doanh thu và chi phí có liên quan tới hợp đồng xây dựng sẽ đượcghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành.

NHỮNG THAY ĐỔITRONG CÁC ƯỚC TÍNH

36. Phương pháp tỷ lệ phần trăm (%)hoàn thành được tính trên cơ sở lũy kế từ khi khởi công đến cuối mỗi kỳ kế toánđối với các ước tính về doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng ảnh hưởngcủa mỗi thay đổi trong việc ước tính doanh thu hoặc chi phí của hợp đồng, hoặcảnh hưởng của mỗi thay đổi trong ước tính kết quả thực hiện hợp đồng được hạchtoán như một thay đổi ước tính kế toán. Những ước tính đã thay đổi được sử dụngtrong việc xác định doanh thu và chi phí được ghi nhận trong báo cáo kết quảkinh doanh trong kỳ xảy ra sự thay đổi đã hoặc trong các kỳ tiếp theo.

TRÌNH BÀY BÁOCÁO TÀI CHÍNH

37. Doanh nghiệp phải trình bàytrong báo cáo tài chính:

(a) Phương pháp xác định doanh thughi nhận trong kỳ và phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của hợpđồng xây dựng;

(b) Doanh thu của hợp đồng xây dựngđược ghi nhận trong kỳ báo cáo;

(c) Tổng doanh thu lũy kế của hợpđồng xây dựng được ghi nhận cho tới thời điểm báo cáo,

(d) Số tiền còn phải trả cho kháchhàng,

(d) Số tiền còn phải thu của kháchhàng;

Đối với nhà thầu được thanh toántheo tiến độ kế hoạch quy định trong hợp đồng xây dựng (trường hợp quy định tạiĐoạn 22a) phải báo cáo thêm các chỉ tiêu:

(e) Phải thu theo tiến độ kế hoạch;

(g) Phải trả theo tiến độ kế hoạch.

38. Số tiền còn phải trả cho kháchhàng là khoản tiền nhà thầu nhận được trước khi công việc tương ứng của hợpđồng được thực hiện.

39. Số tiền còn phải thu của kháchhàng là khoản tiền đã ghi trong hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch hoặchóa đơn thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện nhưng chưa được trả chođến khi đáp ứng đầy đủ cả điều kiện chi trả theo quy định trong hợp đồng, hoặccho đến khi những sai sót đã được sửa chữa.

40. Phải thu theo tiến độ kế hoạchlà số tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu lũy kế của hợp đồng xây dựng đã đượcghi nhận cho tới thời điểm báo cáo, lớn hơn khoản tiền lũy kế ghi trên hóa đơnthanh toán theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng.

Chỉ tiêu này áp dụng đối với các hợpđồng xây dựng đang thực hiện mà các khoản doanh thu lũy kế đã được ghi nhận lớnhơn các khoản tiền lũy kế ghi trên hóa đơn thanh toán theo tiến độ tới thờiđiểm báo cáo.

41. Phải trả theo tiến độ kế hoạchlà số tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu lũy kế của hợp đồng xây dựng đã đượcghi nhận cho tới thời điểm báo cáo, nhỏ hơn khoản tiền lũy kế ghi trên hóa đơnthanh toán theo tiến độ kế hoạch.

Chỉ tiêu này áp dụng đối với các hợpđồng xây dựng đang thực hiện mà các khoản tiền lũy kế ghi trên các hóa đơnthanh toán theo tiến dộ kế hoạch vượt quá các: khoản doanh thu lũy kế đã đượcghi nhận tới thời điểm báo cáo.

Chuẩn mực số 16

CHI PHÍ ĐI VAY

(ban hành và côngbố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tàichính).

QUY ĐỊNH CHUNG

01. Mục đích của chuẩn mực này làquy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đồi với chi phí đivay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ;vốn hóa chi phí đi vay khi các chi phí này liên quan trực tiếp đến việc đầu tưxây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáotài chính.

02. Chuẩn rnvc này áp dụng cho kếtoán chi phí đi vay.

03. Các thuật ngữ trong chuẩn mựcnày được hiểu như sau:

Chi phí đi vay: là lãi tiền vay vàcác chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanhnghiệp.

Tài sản dở dang: là tài sản đangtrong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất cần cómột thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đíchđịnh trước hoặc để bán.

04. Chi phí đi vay bao gồm:

(a) Lãi tiền vay ngắn hạn, lãi tiềnvay dài hạn, kể cả lãi tiền vay trên các khoản thấu chi;

(b) Phần phân bổ các khoản chiếtkhấu hoặc phụ trội phát sinh liên quan đến những khoản vay do pháthành tráiphiếu;

(c) Phần phân bổ các khoản chi phíphụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay;

(d) Chi phí tài chính của tài sảnthuê tài chính.

05. Vi dụ: 'Tài sản dở dang là tàisản đang trong quá trình đầu tư xây dựng chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưngchưa bàn giao đưa vào sản xuất sử dụng; sản phẩm dở dang đang trong quá trìnhsản xuất của những ngành nghề có chu kỳ sản xuất dài trên 12 tháng.

NỘI DUNG CHƯẨNMỰC

Ghi nhận chi phí đi vay.

06. Chi phí đi vay phải ghi nhận vàochi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi (được vốn hóa)theo quy định tại Đoạn 07.

07. Chi phí đi vay liên quan trựctiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở đang được tính vào giátrị của tài sản đó (được vốn hóa) khi có đủ các điều kiện quy định trong Chuẩnmực này.

08. Chi phí đi vay liên quan trựctiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giátrị của tài sản đó. Các chi phí đi vay được vốn hóa khi doanh nghiệp chắc chắnthu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đivay có thể xác định được một cách đáng tin cậy.

Xác định chi phí đi vay được vốn hóa

09. Trường hợp khoản vốn vay riêngbiệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dangthì chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hóa cho tài sản dở dang đó sẽ được xácđịnh là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoảnthu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này.

10. Các khoản thu nhập phát sinh từhoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vốn vay riêng biệt trong khi chờ đượcsử dụng vào mục đích có được tài sản dở dang thì phải ghi giảm trừ vào chi phíđi vay phát sinh khi vốn hóa.

11. Trường hợp phát sinh các khoảnvốn vay chung, trong đó có sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuấtmột tài sản dở dang thì số chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hóa trong mọi kỳkế toán được xác định theo tỷ lệ vốn hóa đối với chi phí luỹ kế bình quân giaquyền phát sinh cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản đó. Tỷ lệ vốnhóa được tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của các khoản vay chưatrả trong kỳ của doanh nghiệp, ngoại trừ các khoản vay riêng biệt phục vụ chomục đích có một tài sản dở dang. Chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ không đượcvượt quá tổng số chi phí đi vay phát sinh trong kỳ đó.

12. Nếu có phát sinh chiết khấu hoặcphụ trội khi phát hành trái phiếu thì phải điều chỉnh tại lãi tiền vay bằngcách phân bổ giá trị khoản chiết khấu hoặc phụ trội và điều chỉnh tỷ lệ vốn hóamột cách phù hợp. Việc phân bổ khoản chiết khấu hoặc phụ trội có thể sử đụng phươngpháp lãi suất thực tế hoặc phương pháp đường thẳng. Các khoản lãi tiền vay vàkhoản phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội được vốn hóa trong từng kỳ không được vượtquá số lãi vay thực tế phát sinh và số phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội trongkỳ đó.

Thời điểm bắt đầu vốn hóa

13. Vốn hóa chi phí đi vay vào giátrị tài sản dở dang được bắt đầu khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

(a) Các chi phí cho việc đầu tư xâydựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh;

(b) Các chi phí đi vay phát sinh.

(c) Các hoạt động cần thiết trongviệc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đang được tiến hành.

14. Chi phí cho việc đầu tư xây dựnghoặc sản xuất một tài sản dở dang bao gồm các chi phí phải thanh toán bằngtiền, chuyển giao các tài sản khác hoặc chấp nhận các khoản nợ phải trả lãikhông tính đến các khoản trợ cấp hoặc hỗ trợ liên quan đến tài sản.

15. Các hoạt động cần thiết cho việcchuẩn bị đưa tài sản vào sử dụng hoặc bán bao gồm hoạt động xây dựng, sản xuất,hoạt động kỹ thuật và quản lý chung trước khi bắt đầu xây đựng, sản xuất nhưhoạt động liên quan đến việc xin giấy phép trước khi khởi công xây dựng hoặcsản xuất. Tuy nhiên những hoạt động này không bao gồm việc giữ một tài sản khikhông tiến hành các hoạt động xây đựng hoặc sản xuất để thay đổi trạng thái củatài sản này. Ví dụ chi phí đi vay liên quan đến việc mua một mảnh đất cần cócác hoạt động chuẩn bị mặt bằng sẽ được vốn hóa trong kỳ khi các hoạt động liênquan đến việc chuẩn bị mặt bằng đó. Tuy nhiên, chi phí đi vay phát sinh khi muamảnh đất đó .để giữ mà không có hoạt động triển khai xây dựng liên quan đếnmảnh đất đó thì chi phí đi vay không được vốn hóa. Tạm ngừng vốn hóa.

16. Việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ đượctạm ngừng lại trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuấttài sản dở dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó là cần thiết.

17. Việc vốn hóa chi phí đi vay đượctạm ngừng lại khi quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bịgián đoạn một cách bất thường. Khi đó chi phí đi vay phát sinh được ghi nhận làchi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ cho đến khi việc đầu tư xây dựng hoặc sảnxuất tài sản dở đang được tiếp tục.

Chấm dứt việc vốn hóa

18. Việc vốn hóa chi phí  đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếucần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoànthành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất,kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.

19. Một tài sản sẵn sàng đưa vào sửdụng hoặc bán khi quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản đã hoàn thànhcho dù các công việc quản lý chung vẫn có thể còn tiếp tục. Trường hợp có sựthay đổi nhỏ (như trang trí tài sản theo yêu cầu của người mua hoặc người sửdụng) mà các hoạt động này chưa hoàn tất thì hoạt động chủ yếu vẫn coi là đãhoàn thành.

20. Khi quá trình đầu tư xây dựngtài sản dở dang hoàn thành theo từng bộ phận và mỗi bộ phận có thể sử dụng đượctrong khi vẫn tiếp tục quá trình đầu tư xây dựng các bộ phận khác, thì việc vốnhóa các chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi tất cả các hoạt động chủ yếu cần thiếtcho việc chuẩn bị đưa từng bộ phận và sử dụng hoặc bán đã hoàn thành.

21. Một khu thương mại bao gồm nhiềucông trình xây dựng, mỗi công trình có thể sử dụng riêng biệt thì việc vốn hóasẽ được chấm dứt đối với vốn vay dùng cho từng công trình riêng biệt hoànthành. Tuy nhiên, đối với xây dựng một nhà máy công nghiệp gồm nhiều hạng mụccông trình trên một dây chuyền thì việc vốn hóa chỉ chấm dứt khi tất cả cáchạng mục công trình cùng được hoàn thành. Trình bày báo cáo tài chính

22. Báo cáo tài chính của doanhnghiệp phải trình bày:

a) Chính sách kế toán được áp dụngcho các chi phí đi vay;

(b) Tổng số chi phí đi vay được vốnhóa trong kỳ; và

(c) Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng đểxác định chi phí đi vay được vốn hóa trong ký.

Chuẩn mực số 24

BÁO CÁO LƯUCHUYỂN TIÊN TỆ

(ban hành và côngbố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tàichính).

QUY ĐỊNH CHUNG.

 

01. Mục đích của Chuẩn mực này làquy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp lập và trình bày Báo cáo lưuchuyển tiền tệ.

02. Chuẩn mực này áp dụng cho việclập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

03. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làmột bộ phận hợp thành của Báo cáo tái chính, nó cung cấp thông tin giúp người sửdụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năngchuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanhnghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưuchuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừđược các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùnggiao dịch và hiện tượng.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng đểxem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồngtiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây vềcác luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưuchuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả.

04. Các thuật ngữ trong Chuẩn mựcnày được hiểu như sau:

Tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đangchuyển và các khoản tiền gửi không kỳ hạn.

Tương đương tiền: là các khoản đầu tưngắn hạn (không quá 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượngtiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.

Luồng tiền: là luồng vào và luồng racủa tiền và tương đương tiền, không bao gồm chuyển dịch nội bộ giữa các khoảntiền và tương đương tiền trong doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh: là các hoạtđộng tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phảilà các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.

Hoạt động đầu tư: là các hoạt độngmua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tưkhác không thuộc các khoản tương đương tiền.

Hoạt động tài chính: là các hoạtđộng tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay củadoanh nghiệp.

NỘI DUNG CHUẨNMỰC

Trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

05. Doanh nghiệp phải trình bày cácluồng tiền trong kỳ trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 3 loại hoạt động: hoạtđộng kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt đọng tài chính.

06. Doanh nghiệp được trình bày cácluồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chínhtheo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phânloại và báo các luồng tiền theo các hoạt động sẽ cung cấp thông tin cho ngườisử dụng đánh giá được ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với tình hình tàichính và đối với lượng tiền và các khoản tương đương tiền tạo ra trong kỳ củadoanh nghiệp. Thông tin này cũng được dùng để đánh giá các mối quan hệ giữa cáchoạt động nêu trên.

07. Một giao dịch đơn lẻ có thể liênquan đến các luồng tiền ở nhiều loại hoạt động khác nhau.

Ví dụ: thanh toán một khoản nợ vaybao gồm cả nợ gốc và lãi, trong đó lãi thuộc hoạt động kinh doanh và nợ gốcthuộc hoạt động tài chính. 

Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh

08. Luồng tiền phát sinh từ hoạt độngkinh doanh là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủyếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạotiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ,duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới màkhông cần đến các nguồn tài chính bên ngoài. Thông tin về các luồng tiền từhoạt động kinh doanh, khi được sử dụng kết hợp với các thông tin khác, sẽ giúpngười sử dụng dự đoán được luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai.Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động kinh doanh, gồm:

(a) tiền thư được từ việc bán hàng,cung cấp dịch vụ;

(b) Tiền thu được từ doanh thu khác(tiền thu bản  quyền, phí, hoa hồng vàcác khoản khác trừ các khoản tiền thu được được xác định là luồng tiền từ hoạtđộng đầu tư và hoạt động tài chính);

(c) Tiền chi trả cho người cung cấphàng hóa và dịch vụ;

(d) Tiền chi trả cho người lao độngvệ tiền lương, tiền thưởng, trả hộ người lao động về bảo hiểm, trợ cấp.

(đ) tiền chi trả lãi vay;

(e) Tiền chi nộp thuê thu nhập doanhnghiệp;

(g) Tiền thu đo được hoàn thuế,

(h) Tiền thu do được bồi thường, đượcphạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế,

(i) Tiền chi trả công ty bảo hiểm vềphí bảo hiểm, tiền bồi thường và các khoản tiền khác theo hợp đồng bảo

hiểm;

(k) Tiền chi trả do bị phạt, bị bồithường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế.

09) Các luồng tiền liên quan đếnmua, bán chứng khoán vì mục đích thương mại được phân loại là các luồng tiền từhoạt động kinh doanh.

Luồng tiền từ hoạt động đầu tư

10. Luồng tiền phát sinh từ hoạtđộng đầu tư là luồng  tiền có liên quanđến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoảnđầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Các luồng tiền chủ yếu từhoạt động đầu tư, gồm:

(a) Tiền chi để mua sắm, xây dựngtài sản cố định và các tài sản dài hạn khác, bao gồm cả những khoản tiền chiliên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa lá tài sản cố định vô hình;

(b) Tiền thu từ việc thanh lý, nhượngbán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác,

(c) Tiền chi cho vay đối với bênkhác, trừ tiền chi cho vay của ngân hàng tổ chức tín dụng và các tổ chức tàichính; tiền chi mua các công cụ nợ của các đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chimua các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và mua các công cụ nợdùng cho mục đích thương mại;

(d) Tiền thu hồi cho vay đối với bênkhác, trừ trường hợp tiền thu hồi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng vàcác tổ chức tài chính; tiền thu do bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác, trừtrường hợp thu tiền từ bán các công cụ nợ được coi là các khoản; tương đươngtiền và bán các công cụ nợ dùng cho mục tích thương mại;

(đ) Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơnvị khác, trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thương mại;

(e) Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vàođơn vị khác, trừ trường hợp tiền thu từ bán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thươngmại;

(g) Tiền thu lãi cho vay, cổ tức vàlợi nhuận nhận được.

Luồng tiền từ hoạt động tài chính

11. Luồng tiền phát sinh từ hoạtđộng tài chính làluồng tiền có liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấucủa vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạtđộng tài chính, gồm:

(a) Tiền thu từ phát hành cổ phiếu,nhận vốn góp của chủ sở hữu,

b) Tiền chi trả vốn góp cho các chủsở hữu, mua lại cổ phiếu của chính doanh nhiệp đã phát hành;

(c) Tiền thu từ các khoản đi vayngắn hạn, dài hạn,

(d) Tiền chi tra các khoản nợ gốc đãvay;

(đ) Tiền chi trả nợ thuê tài chính;

(e) Cổ tức lợi nhuận đã trả cho chủsở hữu.

Luồng tiền từ hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp bảo hiểm

12. Đối với ngân hàng, tổ chức tíndụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp bảo hiểm, các luồng tiền phát sinh cóđặc điểm riêng. Khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các tổ chức này phải căn cứvào tính chất, đặc điểm hoạt động để phân loại các luồng tiền một cách thíchhợp.

13. Đối với ngân hàng, tổ chức tíndụng, tổ chức tài chính, các luồng tiền sau đây được phân loại là luồng tiền từhoạt động kinh doanh: 

(a) Tiền chi cho vay;

(b) Tiền thu hồi cho vay;

(c) Tiền thu từ hoạt động huy độngvốn (kể cả khoản nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân khác);

(d) Trả lại tiền huy động vốn (kể cảkhoản trả tiền gửi, tiền tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân khác);

(đ) Nhận tiền gửi và trả lại tiềngửi cho các tổ chức tài chính, tín dụng khác;

(e) Gửi tiền và nhận lại tiền gửivào các tổ chức tài chính, tín dụng khác;

(g) Thu và chi các loại phí, hoahồng dịch vụ;

(h) Tiền lãi cho vay, lãi tiền gửiđã thu;

(i) Tiền lãi đi vay, nhận gửi tiềnđã trả;

(k) Lãi, lỗ mua bán ngoại tệ;

(l) Tiền thu vào hoặc chi ra về mua,bán chứng khoán ở doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán; (m) Tiền chi mua chứngkhoán vì mục đích thương mại;

(n) Tiền thu từ bán chứng khoán vìmục đích thương mại;

(o) Thu nợ khó đòi đã xóa sổ;

(p) Tiền thu khác từ hoạt động kinhdoanh;

(q) Tiền chi khác từ hoạt động kinhdoanh.

14. Đối với các doanh nghiệp bảohiểm, tiền thu bảo hiểm, tiền chi bồi thường bảo hiểm và các khoản tiền thuvào, chi ra có liên quan đến điều khoản hợp đồng bảo hiểm đều được phân loại làluồng tiền từ hoạt động kinh doanh.

15. Đối với ngân hàng, tổ chức tíndụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp bảo hiểm, các luồng tiền từ hoạt động đầutư và hoạt động tài chính tương tự như đối với các doanh nghiệp khác trừ cáckhoản tiền cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính đượcphân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh vì chúng liên quan đến hoạtđộng tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp.

PHƯƠNG PHÁP LẬPBÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh

16. Doanh nghiệp phải báo cáo cácluồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo một trong hai phương pháp sau:

(a) Phương pháp trực tiếp: Theo phươngpháp này các chỉ tiêu phản ánh các luồng tiền vào và các luồng tiền ra đượctrình bày trên báo cáo và được xác định theo một trong 2 cách sau đây:

Phân tích và tổng hợp trực tiếp cáckhoản tiền thu và chi theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán củadoanh nghiệp.

Điều chỉnh doanh thu, giá vốn hàngbán và các khoản mục khác trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho:

Các thay đổi trong ký của hàng tồnkho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh;

Các khoản mục không phải bằng tiềnkhác; 

Các luồng tiền liên quan đến hoạtđộng đầu tư và hoạt động tài chính.

(b) Phương pháp gián tiếp: Các chỉtiêu về luồng tiền được xác định trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế vàđiều chỉnh cho các khoản:

Các khoản doanh thu, chi phí khôngphải bằng tiền như khấu hao tài sản cố định, dự phòng. Lãi, lỗ chênh lệch tỷgiá hối đoái chưa thực hiện.

Tiền đã nộp thuế thu nhập doanhnghiệp; Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoảnphải trả từ hoạt động kinh doanh (trừ thuế thu nhập và các khoản phải nộp khácsau thuế thu nhập doanh nghiệp);

Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư

Luồng tiền từ hoạt động đầu tư vàhoạt động tài chính

17. Doanh nghiệp phải báo cáo riêngbiệt các luồng tiền vào, các luồng tiền ra từ hoạt động đầu tư và hoạt động tàichính, trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần được đề cậptrong các Đoạn 18 và 19 của Chuẩn mực này.

Báo cáo các luồng tiền trên cơ sởthuần

18. Các luồng tiền phát sinh từ cáchoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính sau đây được báocáo trên cơ sở thuần: 

(a) Thu tiền và chi trả tiền hộkhách hàng:

(b) Tiền thuê thu hộ, chi hộ và trảlại cho chủ sở hữu tài sản;

Các quỹ đầu tư giữ cho khách hàng;

Ngân hàng nhận và thanh toán các khoảntiền gửi không kỳ hạn, các khoản tiền chuyển hoặc thanh toán qua ngân hàng.

(b) Thu tiền và chi tiền đối với cáckhoản có vòng quay nhanh, thời gian dài hạn ngắn: Mua, bán ngoại tệ;

Mua, bán các khoản đầu tư;

Các khoản đi vay hoặc cho vay ngắnhạn khác có thời hạn không quá 8 tháng.

19. Các luồng tiền phát sinh từ cáchoạt động sau đây của ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính được báocáo trên cơ sở thuần:

(a) Nhận và trả các khoản tiền gửicó kỳ hạn với ngày đáo hạn cố định;

(b) Gửi tiền và rút tiền gửi từ cáctổ chức tín dụng và tổ chức tài chính khác;

(c) Cho vay và thanh toán các khoảncho vay đó với khách hàng.

Các luồng tiền liên quan đến ngoạitệ

20. Các luồng tiền phát sinh từ cácgiao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo tỷgiã hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch đó. Báo cáo lưu chuyển tiền tệcủa các tổ chức hoạt động ở nước ngoài phải được quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kếtoán của công ty mẹ theo tỷ giá thực tế tại ngày lập Báo cáo lưu chuyển tiềntệ.

21. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chưathực hiện phát sinh từ thay đổi tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kếtoán không phải là các luồng tiền. Tuy nhiên, số chênh lệch tỷ giá hối đoái doquy đổi tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ hiện gửi phải đượctrình bày riêng biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm mục đích đối chiếutiền và các khoản từng đương tiền tại thời điểm đầu kỳ và của kỳ báo cáo.

Các luồng tiền liên quan đến tiềnlãi, cổ tức và lợi nhuận thu được

22. Đối với các doanh nghiệp (trừngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính), các luồng tiền liên quan đếntiền lãi vay đã trả được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh. Cácluồng tiền liên quan đến tiền lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận thu được được phânloại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Các luồng tiền liên quan đến cổ tức vàlợi nhuận đã trả được phân loại là luồng tiền từ hoạt động tài chính. Các luồngtiền này phải được trình bày thành chỉ tiêu riêng biệt phù hợp theo từng loạihoạt động trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

23. Đối với ngân hàng, tổ chức tíndụng và tổ chức tài chính, tiền lãi đã trả, tiền lãi đã thu được phân loại làluồng tiền từ hoạt động kinh doanh, trừ tiền lãi đã thu được xác định rõ rànglà luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Cổ tức và lợi nhuận đã thu được phân loại làluồng tiền từ hoạt động đầu tư cổ tức và lợi nhuận đã trả được phân loại làluồng tiền từ hoạt động tài chính.

24. Tổng số tiền lãi vay đã trảtrong kỳ phải được trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho dù nó đã đượcghi nhận là chi phí trong kỳ hay đã được vốn hóa theo quy định của Chuẩn mực kếtoán số 16 "Chi phí đi vay".

Các luồng tiền liên quan đến thuếthu nhập doanh nghiệp

25. Các luồng tiền liên quan đếnthuế thu nhập doanh nghiệp được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh(trừ trường hợp được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư) và được trìnhbày thành chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các luồng tiềnliên quan đến mua và thanh lý các công ty con hoặc các đơn vị kinh doanh khác

26. Luồng tiền phát sinh từ việc muavà thanh lý các công ty con hoặc các đơn vị kinh doanh khác được phân loại làluồng tiền từ hoạt động đầu tư và phải trình bày thành những chỉ tiêu riêngbiệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

27. Tổng số tiền chi trả hoặc thu đượctừ việc mua và thanh lý công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được trình bàytrong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo số thuần của tiền và tương đương tiền chitrả hoặc thu được từ việc mua và thanh lý.

28. Doanh nghiệp phải trình bàytrong thuyết minh báo cáo tài chính một cách tổng hợp về cả việc mua và thanhlý các công ty con hoặc các đơn vị kinh doanh khác trong kỳ những thông tinsau:

(a) Tổng giá trị mua hoặc thanh lý;

(b) Phần giá trị mua hoặc thanh lý đượcthanh toán bằng tiền và các khoản tương đương tiền;

(c) Số tiền và các khoản tương đươngtiền thực có trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanhlý;

(d) Phần giá trị tài sản và công nợkhông phải là tiền và các khoản tương đương tiền trong công ty con hoặc đơn vịkinh doanh khác được mua hoặc thanh lý trong kỳ. Giá trị tài sản này phải đượctổng hợp theo từng loại tài sản.

Các giao dịch không bằng tiền

29. Các giao dịch về đầu tư và tàichính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không đượctrình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

30. Nhiều hoạt động đầu tư và hoạtđộng tài chính tuy có ảnh hưởng tới kết cấu tài sản và nguồn vốn của doanhnghiệp nhưng không ảnh hưởng trực tiếp tới luồng tiền hiện tại, do vậy chúngkhông được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mà được trình bày ởThuyết minh báo cáo tài chính. Ví dụ:

(a) Việc mua tài sản bằng cách nhậncác khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính;

(b) Việc mua một doanh nghiệp thông quaphát hành cổ phiếu;

(e) Việc chuyển nợ thành vốn chủ sởhữu.

Các khoản mục của tiền và tương đươngtiền

31. Doanh nghiệp phải trình bày trênBáo cáo lưu chuyển tiền tệ các chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền đầukỳ và cuối kỳ, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi tiền và các khoảntương đương tiền bằng ngoại tệ hiện giữ để đối chiế số liệu với các khoản mục tươngứng trên Bảng cân đối kế toán.

Các thuyết minh khác

32. Doanh nghiệp phải trình bày giátrị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền lớn do doanh nghiệp nắm giữnhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khácmà doanh nghiệp phải thực hiện.

33. Có nhiều trường hợp trong số dưtiền và các khoản tương đương tiền do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không thể sửdụng cho hoạt động kinh doanh được. Ví dụ: Các khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược;các quỹ chuyên dùng; kinh phí dự án....

Phụ lục 1

(Mẫu Báo cáo lưuchuyển tiền tệ áp dụng

cho doanh nghiệpkhông phải là ngân hàng, tổ chức tín dụng và

tổ chức tàichính)

  BáO CáO LƯU CHUYểN TIềN Tệ (Mẫu l)

(Theo phương pháptrực tiếp)

Đơn vụ tính:....................

Chỉ tiêu

số

Kỳ

trước

Kỳ

này

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

 

 

 

1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác

01

 

 

2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ

02

 

 

3. Tiền chi trả cho người lao động

03

 

 

4. Tiền chi trả lãi vay

04

 

 

5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

05

 

 

6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

06

 

 

7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh

07

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

20

 

 

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

 

 

 

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác

 

21

 

 

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác

 

22

 

 

3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác

23

 

 

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác

24

 

 

5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

25

 

 

6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

26

 

 

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia

27

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

30

 

 

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

 

 

 

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhân vốn góp của chủ sở hữu

31

 

 

2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành

32

 

 

3. Tiền vay ngắn hạn dài hạn nhận được

33

 

 

4. Tiền chi trả nợ gốc vay

34

 

 

5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính

35

 

 

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

36

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

40

 

 

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (20 + 30 + 40)

50

 

 

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

60

 

 

nh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

61

 

 

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (50 + 60 + 61)

70

 

 

 

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Mẫu 2)

(Theo phương pháp gián tiếp)

Đơnvị tính:...................

Chỉ tiêu

số

Kỳ

trước

Kỳ

này

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

 

 

 

1. Lợi nhuận trước thuế

01

 

 

2. Điều chỉnh cho các khoản

 

 

 

- Khấu hao tài sản cố định

02

 

 

- Các khoản dự phòng

03

 

 

- Lãi, lỗ chênh lệch giá hối đoái chưa thực hiện

04

 

 

- Lãi , lỗ từ hoạt đông đầu tư

05

 

 

- Chi phí lãi vay

06

 

 

3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động

08

 

 

- Tăng, giảm các khoản phải thu

09

 

 

Tăng, giảm hàng tồn kho

10

 

 

- Tăng, giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập phải nộp )

11

 

 

- Tăng, giảm chi phí trả trước

12

 

 

- Tiền lãi vay đã trả

13

 

 

- Thuế thu nhập đã nộp

14

 

 

- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

15

 

 

- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh

16

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

20

 

 

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt đông đầu tư

 

 

 

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác

21

 

 

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài dài hạn khác

22

 

 

3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác

23

 

 

4. Tiền thư hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác

24

 

 

5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

25

 

 

6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

26

 

 

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lơi nhuận được chia

27

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

30

 

 

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

 

 

 

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu

31

 

 

2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành

32

 

 

 

3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được

33

 

 

4. Tiền chi trả nợ gốc vay

34

 

 

5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính

35

 

 

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

36

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

40

 

 

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (20 + 30 + 40)

50

 

 

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

60

 

 

nh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái vốn đổi ngoại tệ

61

 

 

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (50 + 60 + 61)

70

 

 

 

Phụ lục 2

(Mẫu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ áp dụng cho ngân hàng tổ chức tíndụng và các tổ chức tài chính).

BáO CáO LƯU CHUYểN TIềN Tệ

(Theo phương pháp trực tiếp)

Đơn vị tính: ......................

Chỉ tiêu

số

Kỳ

trước

Kỳ

này

I. Lưu chuyển tiếp từ hoạt động kinh doanh

 

 

 

1. Tiền chi cho vay

01

 

 

2. Tiền thu hồi cho vay

02

 

 

3. Tiền thu từ hoạt động huy động vốn

03

 

 

4. Trả lại tiền huy động vốn

04

 

 

5. Nhận tiền gửi và trả lại tiền gửi cho ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính khác

05

 

 

6. Gởi tiền và nhận lại tiền gửi cho ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ

06

 

 

7. Thu và chi các loại phí, hoa hồng, dịch vụ

07

 

 

8. Tiền lãi cho vay, lãi tiền gởi đã thu

08

 

 

 

 

9. Tiền lãi đi vay, nhận tiền gửi đã trả

09

 

 

10. Lãi, lỗ mua, bán ngoại tệ

10

 

 

11. Tiền thu vào hoặc chi ra về mua, bán chứng khoán ở doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán

 

11

 

 

12. Tiền chi mua chứng khoán vì mục đích thương mại

12

 

 

 

13. Tiền thu từ bán chứng khoán vì mục đích thương mại

13

 

 

14. Thu nợ khó đòi đã xóa sổ

14

 

 

15 . Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

15

 

 

16. Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh

16

 

 

Lưu chuyến tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

20

 

 

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.

 

 

 

1. Tiền chi để mua sắm, xây đựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác

21

 

 

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác

22

 

 

3. Tiền chi mua các công cụ nợ của đơn vị khác vì mục đích đầu tư

23

 

 

4. Tiền thu từ bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác vì mục đích đầu tư

24

 

 

5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

25

 

 

6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

26

 

 

7. Tiền thu cổ tức và lợi nhuận được chia

27

 

 

8. Tiền thu lãi của hoạt động đầu tư

28

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

30

 

 

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

 

 

 

1. Tiền thu từ phát hành cổ nhiều, nhận vốn góp của chủ sở hữu

31

 

 

2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành

 

32

 

 

3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được

33

 

 

4. Tiền chi trả nợ gốc vay

34

 

 

5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính

35

 

 

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

36

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

40

 

 

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (20 + 30 + 40)

50

 

 

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

60

 

 

nh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

61

 

 

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (50 + 60 + 61)

70

 

 

 

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhvcbs06cmktvn2378