AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân Ngành Thuỷ sản

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân Ngành Thuỷ sản

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ THUỶ SẢN
Số: 739/2001/QĐ-BTS
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 09 năm 2001                          
Bộ Thuỷ sn

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

Về việc ban hành tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân

Ngành Thuỷ sản

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

Căn cứ Nghị định số50-CP ngày 21/6/1994 của Chính phủ qui định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộmáy của Bộ Thuỷ sản;

Căn cứ Nghị định số26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mớitrong doanh nghiệp;

Theo đề nghị của Vụtrưởng Vụ Tổ chức Cán bộ - Lao động và Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ;

             

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết địnhnày Tiêu chuẩn 28 TCN172: 2001 - cấp bậc kỹ thuật công nhân trong lĩnh vực cơkhí đóng, sửa tàu thuyền thuỷ sản, làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, bố trí laođộng khoa học, xếp lương và tổ chức học tập thi nâng bậc lương cho công nhântại các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, đóng sửa tàuthuyền thuỷ sản.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thihành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân trướcđây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng; Thủ trưởngcác Vụ, Cục, Thanh tra; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc các SởThuỷ sản, Sở Nông- Lâm- Ngư nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cóquản lý thuỷ sản; Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vựccơ khí đóng, sửa tàu thuyền thuỷ sản chịu trách nhiệm thi hành quyết địnhnày./.

T i ê u c h u ẩ n n g à n h 28 TCN 172 : 2001

Cấp bậc kỹ thuậtcông nhân trong lĩnh vực cơ khí đóng, sửa tàu thuyền thuỷ sản

1. Phạm vi áp dụng

- Tiêu chuẩn này quyđịnh tên nghề, số lượng nghề, số lượng bậc và nội dung từng bậc kỹ thuật củamỗi nghề trong lĩnh vực cơ khí đóng, sửa tàu thuyền thuỷ sản.

- Tiêu chuẩn áp dụngtrong phạm vi cả nước cho công nhân các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động tronglĩnh vực cơ khí đóng, sửa tàu thuyền thuỷ sản.

- Tiêu chuẩn nàykhuyến khích áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

2. Danh mục nghề

Các nghề của công nhâncơ khí đóng, sửa tàu thuyền thuỷ sản trong Tiêu chuẩn này quy định trong Bảng1.

Bảng 1 - Danh mục nghề công nhân trong lĩnh vực

cơ khí đóng, sửa tàu thuyền thuỷ sản

TT

Danh mục nghề

Bậc kỹ thuật

1

Công nhân mộc tàu thuỷ

Từ bậc 1 đến bậc 7

2

Công nhân cạo gõ gỉ, sơn

Từ bậc 1 đến bậc 6

3

Công nhân kích, kéo triền đà

Từ bậc 1 đến bậc 7

4

Công nhân phóng dạng, lấy dấu

Từ bậc 1 đến bậc 7

5

Công nhân gia công gò tôn vỏ

Từ bậc 1 đến bậc 7

6

Công nhân lắp ráp tàu thuỷ

Từ bậc 1 đến bậc 7

7

Công nhân sửa chữa và lắp ráp ống

Từ bậc 1 đến bậc 7

8

Công nhân sửa chữa và lắp ráp máy

Từ bậc 1 đến bậc 7

9

Công nhân hàn hơi

Từ bậc 1 đến bậc 7

10

Công nhân hàn điện

Từ bậc 1 đến bậc 7

11

Công nhân điện tàu thuỷ

Từ bậc 1 đến bậc 7

12

Công nhân nguội tàu thuỷ

Từ bậc 1 đến bậc 7

3. Quy định chung

Công nhân các nghềtrong Bảng 1 phải thực hiện đúng những quy định sau đây:

3.1 Chấp hành nội quylao động trong công ty, xí nghiệp (gọi tắt là doanh nghiệp) theo Điều 83 BộLuật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Phụ lục A và các vănbản của Nhà nước hướng dẫn thực hiện Điều luật này.

3.2 Hiểu, chấp hànhcác quy trình kỹ thuật sản xuất thuộc phạm vi đảm nhận và quy phạm kỹ thuật antoàn lao động có liên quan đến công việc đảm nhận.

3.3 Bảo quản tốt máymóc, thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu và trang bị bảo hộ lao động được giaosử dụng.

3.4 Thường xuyên họctập để nâng cao tay nghề, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

3.5 Công nhân kỹ thuậtphải được đào tạo tại các trường, lớp dạy nghề và được cấp bằng nghề hoặc chứngchỉ nghề của cấp có thẩm quyền do Nhà nước quy định.

3.6 Công nhân kỹ thuậttừ bậc 1/6 đến bậc 4/6 của nghề thứ 2, bậc 1/7 và 2/7 của các nghề còn lại quyđịnh trong Bảng 1, phải đạt trình độ văn hoá hết trung học cơ sở (cấp 2) hoặc tươngđương. Công nhân từ bậc 5/6 đến bậc 6/6 của nghề thứ 2, từ bậc 3/7 đến bậc 7/7của các nghề còn lại quy định trong Bảng 1 phải đạt trình độ văn hoá hết phổthông trung học (cấp 3) hoặc tương đương.

3.7 Công nhân kỹ thuậtbậc 4, bậc 5 của mỗi nghề phải nắm vững nội dung quản lý sản xuất và có nănglực quản lý một tổ sản xuất. Công nhân bậc 6, bậc 7 của mỗi nghề phải nắm vữngnội dung quản lý sản xuất và có năng lực quản lý một phân xưởng.

3.8 Công nhân kỹ thuậtbậc trên phải nắm vững kiến thức và thông thạo công việc của công nhân bậc dướitrong cùng một nghề.

3.9 Trong cùng mộtnghề, công nhân kỹ thuật bậc trên phải làm được công việc kèm cặp, hướng dẫn kỹthuật cho công nhân bậc dưới cách nhau từ 2 bậc trở lên.

4. Nội dung cấp bậckỹ thuật các nghề

4.1 Công nhân mộc tàuthuỷ

Bậc 1

a) Hiểu biết:

1. Biết tên gọi và sửdụng các dụng cụ cầm tay của nghề mộc.

2. Biết tên các loạithiết bị bằng máy trong xưởng (máy cưa đĩa, cưa vòng, máy xẻ gỗ ...).

3. Biết tên gọi một sốloại gỗ thông thường.

b) Làm được:

1. Làm được thợ phụcho thợ bậc cao hơn bậc thợ mình đang giữ.

2. Rọc và cắt thànhthạo các phôi đơn giản theo yêu cầu của thợ cả.

3. Đóng đinh, ghép làmcác sạp, nan thưa đơn giản như sạp giường, sạp lát nền ...

4. Sử dụng các dụng cụcầm tay đơn giản và một số thiết bị có ở tổ sản xuất thường dùng như khoanđiện, khoan bào ...

5. Làm được cầu gỗ lênxuống tàu.

Bậc 2

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ đơngiản có hai hình chiếu.

2. Hiểu được một sốkhái niệm thông thường về dung sai ghi trong bản vẽ.

3. Biết tên gọi, côngcụ các loại dụng cụ dùng trong nghề.

4. Biết tên các loạigỗ thường dùng và phạm vi sử dụng của các loại gỗ.

5. Biết phương pháp sửdụng các loại máy móc được giao sử dụng, các điều cần chú ý khi sử dụng máy mócđó và các thiết bị có liên quan.

b) Làm được:

1. Rọc và cắt ngang đượcbằng cưa tay các loại gỗ dày 50 - 100 mm đảm bảo vuông và thẳng.

2. Bào được ván cỡ 10x 250 x 1000 mm nhẵn và phẳng đều bằng phương pháp bào tay (bào thủ công).

3. Soi được rãnh, gờ,làm được những mộng thông thường (mộng thẳng) như cửa kính lùa của sà lan, ghếđơn giản, khung cửa sổ sà lan ...

4. Lấy dấu được nhữngđường mực thẳng.

5. Ghép được các loạiván thẳng đóng boong, sạp hầm xích, sạp kho, lan can tàu thuỷ.

6. Đóng được các loạicầu thang lên xuống boong tàu.

7. Giúp việc được thợbậc cao khi pha cắt gỗ trên máy và khi lắp ghép dưới tàu.

Bậc 3

a) Hiểu biết

1. Đọc được các bản vẽtổng đồ và chi tiết.

2. Hiểu biết cách chiavòng tròn ra nhiều phần bằng nhau.

3. Hiểu biết cách dựngcác đường song song và vuông góc, cách kiểm tra. Tính được thể tích và diệntích các hình khối trụ, lục lăng, chữ nhật, tam giác, hình thang.

4. Nắm được cách đánhvéc ni.

5. Nắm được các đặctính của gỗ thường dùng.

6. Nắm được cách bảoquản gỗ.

7. Nắm vững các điềucần chú ý khi sử dụng cưa, bào, đục ...

b) Làm được:

1. Lấy dấu các chitiết sản phẩm mình làm.

2. Sử dụng được cácloại dụng cụ một cách thông thạo như: cưa, bào, đục ... ; mở, rửa được cưa,mài; sửa được lưỡi bào, đục.

3. Vận hành máy bào,máy cưa để thực hiện các thao tác gia công sản phẩm.

4. Ghép được vánboong, ván hầm cá.

5. Làm được tủ lồngkhung, mộng thẳng vuông thông thường.

6. Gia công được ghếđẩu.

7. Đánh được véc nicác vai giường cá nhân.

8. Thẩm được ván mỏnglắp mặt bàn, cánh cửa.

9. Xảm được vỏ tàutrên mớn nước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

10. Chế biến ma títvôi hà đảm bảo chất lượng.

Bậc 4

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ cómặt cắt ngang, cắt bậc.

2. Hiểu được tính chấtcác loại vật liệu dùng làm dụng cụ dùng trong nghề và biện pháp ngăn ngừa hưhỏng dụng cụ.

3. Nắm được nguyên tắcnhiệt luyện dụng cụ dùng trong nghề.

4. Hiểu các phươngpháp xử lý gỗ và tác dụng của nó.

5. Biết chọn gỗ chophù hợp với yêu cầu của chi tiết.

6. Nắm được phươngpháp kiểm tra và xác định chất lượng đường xảm.

b) Làm được:

1. Đục được các mộnghình chữ T.

2. Xử lý được các đồgỗ bị cong vênh, uốn gỗ theo hình dạng bản vẽ yêu cầu.

3. Cắt được kính bằngdụng cụ chuyên dùng.

4. Bào được gỗ có thớ,xoắn, khó bào.

5. Gia công được cácđồ dùng trang bị sinh hoạt trên tàu.

6. Lấy dấu chế tạo lắpráp được con chạch gỗ cho tàu và xà lan chở dầu, tàu cá.

7. Chế tạo được conggiang tàu vỏ gỗ.

8. Xảm vỏ tàu dưới mấunước và toàn tàu.

Bậc 5

a) Hiểu biết:

1. Đọc tốt các bản vẽmộc tàu thuỷ, phát hiện được bất hợp lý trong công nghệ.

2. Biết dự trù khối lượnggỗ cần cho một loại sản phẩm.

3. Biết các loại gỗthay thế được cho nhau.

4. Biết các nguyênnhân gây ra hư hỏng thiết bị, biện pháp phòng tránh.

5. Biết phòng và tránhcác tai nạn trên các máy cưa xẻ gỗ.

b) Làm được:

1. Lắp và điều chỉnh đượclưỡi bào, lưỡi cưa vào máy.

2. Làm được các loại dưỡngdùng trong nghề mộc.

3. Làm được mộng mangcá 2 mắt và lắp ráp.

4. Lắp ghép trần buồngở trên tàu.

5. Đóng được cửa Panôchớp, ghế tựa nan cong.

6. Sửa được các hỏnghóc nhỏ các máy móc thuộc tổ sản xuất đang sử dụng hàng ngày.

7. Đóng được các đồdùng, trang bị sinh hoạt.

8. Cân chỉnh và lắpráp toàn bộ khung xương tàu.

9. Uốn, nắn và vào đượcván vỏ theo yêu cầu kỹ thuật.

Bậc 6

a) Hiểu biết:

1. Nhìn thớ gỗ biết đượcgỗ tốt, xấu.

2. Hiểu được các dungsai lắp ghép thuộc nghề mộc ghi trên bản vẽ lắp ráp, bản vẽ chế tạo gia công.

3. Lập được trình tựgia công lắp ráp từng phần công việc trên sản phẩm một con tàu.

4. Phát hiện các saisót trong quy trình công nghệ người khác lập.

5. Nắm được các tínhnăng chính của các thiết bị máy móc cầm tay hiện nay như: bào máy cầm tay, máycưa cầm tay ...

6. Đọc được bản vẽ kếtcấu tàu gỗ.

7. Biết những qui địnhcơ bản của Đăng kiểm Việt Nam đối với tàu vỏ gỗ.

8. Biết cách tính lượngdư khi gia công.

b) Làm được:

1. Làm được vô lănglái cho các tàu.

2. Làm được các loạicánh cửa ra vào.

3. Làm được các loạiđồ mộc theo yêu cầu bản vẽ hoặc theo mẫu.

4. Đóng được tàu vỏ gỗ(gồm ván vỏ, khung xương, ky, đà máy, sấp mũi ...).

5. Chế tạo được đồnghề phù hợp cho công việc phức tạp.

6. Lập được phương ánhạ thuỷ một con tàu.

7. Căng được tim,khoan lỗ để lắp ống bao trục chân vịt.

8. Thực hiện được cácbước kiểm tra kỹ thuật trong quy trình đóng tàu gỗ.

9. Tổng hợp và phổbiến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến có năng suất, chất lượng cao.

Bậc 7

a) Hiểu biết:

1. Thông thạo các bảnvẽ tuyến hình, kết cấu bố trí khoang két, bố trí chung của tàu vỏ gỗ.

2. Thông thạo cách xửlý và bảo quản gỗ.

3. Thông thạo các loạigỗ (nhận biết, nắm được tính chất gỗ) dùng vào việc đóng vỏ tàu, khung xươnghay trang bị sinh hoạt.

4. Phát hiện được saisót bất hợp lý trong quy trình công nghệ do người khác lập.

5. Nắm chắc tính năngvà công dụng các thiết bị máy móc trong nghề mộc đóng tàu.

6. Biết bao quát chungcông việc mộc của một con tàu.

7. Biết vạch tiến độthi công sản phẩm.

b) Làm được:

1. Chỉ huy đóng hoànchỉnh một con tàu vỏ gỗ theo mẫu hoặc bản vẽ có lắp máy.

2. Làm được các đồdùng, trang bị sinh hoạt trên một con tàu vỏ gỗ.

3. Chế tạo được môhình tàu theo bản vẽ.

4. Làm được các sảnphẩm đồ mộc có tính phức tạp.

5. Dự trù được cácchủng loại gỗ cho đóng tàu vỏ gỗ.

6. Giải quyết được cáckhó khăn về kỹ thuật mộc đóng tàu.

7. Sửa chữa được nhữnghỏng hóc của máy móc, thiết bị đang sử dụng trong nghề.

8. Tổng kết được kinhnghiệm trong nghề và đề xuất các cải tiến, sáng kiến nhằm tiết kiệm vật tư,nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

4.2 Công nhân cạogõ gỉ, sơn

Bậc 1

a) Hiểu biết:

1. Nắm được tác dụngvà yêu cầu của công nghệ sơn.

2. Biết được tên, phạmvi sử dụng, cách bảo quản và nhận biết được một số loại sơn thường dùng: sơnchống gỉ, sơn màu.

3. Biết công dụng cácloại sơn, ma tít và cách bảo quản.

4. Biết tên các dụngcụ và công dụng của từng loại dụng cụ thường dùng trong nghề cạo, gõ gỉ, sơn.

5. Nắm được phươngpháp cạo sơn cũ, đánh gỉ, cách sơn và gắn matít vào khe hở thông thường.

b) Làm được:

1. Cạo, gõ đánh sạch đượcgỉ trước khi sơn.

2. Tẩy sạch được bềmặt kim loại có mối hàn bằng phương pháp thủ công.

3. Sơn được bằng tayloại sơn chống gỉ những chỗ thông thường như: thành tàu, sà lan, bánh lái, sátxi ô tô ... đảm bảo sau khi sơn không bị chảy xệ, vón cục, rạn chân chim ...

4. Trộn được ma tít đểgắn cửa kính theo yêu cầu kỹ thuật.

5. Sử dụng được cácdụng cụ đơn giản trong nghề cạo gỉ, sơn.

6. Tháo lắp được cácbu lông, đai ốc, ốc vít các loại.

7. Bắc được giàn giáođể cạo gõ gỉ, sơn.

Bậc 2

a) Hiểu biết:

1. Nắm được nguyênnhân gây gỉ tàu và phương pháp phòng chống.

2. Biết được thànhphần tính chất chính của các loại sơn thường dùng (sản xuất trong nước).

3. Biết nguyên nhânsơn bị hỏng và cách đề phòng.

4. Biết tên và cáchdùng các thứ dầu rửa.

5. Biết ảnh hưởng củađộ ẩm và nhiệt độ đến thời gian khô của các loại sơn.

6. Nắm được đặc điểmcủa các loại sơn gầm.

7. Biết tên, công dụngcác loại giấy nhám.

8. BIết nguyên lý vậnhành, phạm vi sử dụng, cách bảo quản máy nén khí, máy xì sơn.

9. Nắm được biện phápđề phòng hoả hoạn.

b) Làm được:

1. Sơn được bằng taycác loại sơn lót, sơn chống gỉ.

2. Cạo, gõ, chải sạchgỉ và sơn chống gỉ ở gầm xe, gầm đáy xà lan đảm bảo nước sơn không bị vươngvãi.

3. Phát hiện đượcnhững thiếu sót thông thường (khi sơn không đảm bảo kỹ thuật) và khắc phục đượcthiếu sót đó.

4. Tô được biển số,nhãn hiệu.

5. Làm được giá trèocao để cạo gõ gỉ, sơn.

6. Pha được dung môivào các loại sơn thông thường theo yêu cầu kỹ thuật.

Bậc 3

a) Hiểu biết:

1. Nắm được các yêucầu kỹ thuật về sơn.

2. Nắm vững những yếutố chính ảnh hưởng đến độ bền của sơn.

3. Nắm vững cách điềuchỉnh các màu sơn thông thường.

4. Nắm vững phươngpháp bảo quản sơn không bị hư hỏng.

5. Nắm vững biện phápđề phòng hoả hoạn.

6. Nắm được phươngpháp đánh gỉ bằng máy hiện có.

7. Nắm được phươngpháp phá huỷ màng sơn bằng phương pháp hoá học và phương pháp bảo vệ các mặtkhông sơn.

b) Làm được:

1. Sơn được bằng tayhoặc sơn xì các loại sơn màu.

2. Pha chế được cácloại màu sơn theo yêu cầu của sản xuất.

3. Pha được sơn màucác loại sơn lâu khô, mau khô theo bản hướng dẫn.

4. Bả được matít nhanhkhô theo chỉ dẫn.

5. Kẻ được chữ số,hình sao, đường chỉ theo mẫu.

6. Vận hành thành thạomáy nén khí, máy xì sơn và sửa chữa được những hư hỏng thông thường.

7. Phá huỷ được màngsơn bằng phương pháp hóa học.

8. Kiểm tra được bềmặt trước khi sơn theo yêu cầu kỹ thuật.

 

Bậc 4

a) Hiểu biết:

1. Thông thạo các quytắc yêu cầu kỹ thuật về sơn.

2. Biết phạm vi sửdụng của từng loại sơn lót thích hợp với từng loại sản phẩm bằng kim loại khácnhau .

3. Biết nguyên lý vàcách sử dụng máy đánh bóng, máy sấy sơn.

4. Biết được nhiệt độsấy thích hợp cho từng loại sơn.

b) Làm được:

1. Sửa chữa được nhữngchỗ sơn mới, sơn cũ không đồng màu.

2. Pha trộn được matítthích hợp với công việc làm.

3. Lấy được đường nước,thước nước, vòng tròn đăng kiểm tàu thuỷ (theo bản vẽ).

4. Sửa chữa thành thạonhững hư hỏng thông thường của máy xì sơn.

5. Kẻ được chữ, sốkhông cần mẫu.

Bậc 5

a) Hiểu biết:

1. Biết thông thạotính chất, tác dụng của từng loại sơn hiện đang sử dụng.

2. Nắm vững quy trìnhsử dụng các loại sơn chống hà gỉ, chống hà nước mặn.

3. Nắm vững ký hiệumàu sắc hệ thống ống của máy thuỷ như: ống dầu nhờn, dầu đốt, nước nóng, lạnh...

b) Làm được:

1. Sơn màu thành thạonhững phần phức tạp.

2. Sơn sùi đảm bảo kỹthuật.

3. Sơn bóng được cácbề mặt có yêu cầu cao.

4. Pha chế được sơncác màu.

5. Sơn và kẻ chữ đượctrên kính, gỗ, tôn ... đảm bảo mỹ thuật.

6. Kiểm tra chất lượngbề mặt sơn và cách xử lý những sai sót.

Bậc 6

a) Biểu biết:

1. Nắm vững nguyên tắcdùng các màu cơ bản để tạo ra các màu mong muốn.

2. Nắm vững điều kiệnkỹ thuật trong các bước công nghệ sơn như: chuẩn bị bề mặt sơn, chọn dụng cụ đồnghề, kỹ thuật pha sơn, sấy sơn...

3. Nắm vững quy trình,quy phạm, định mức về sơn cho các loại sản phẩm tàu cá.

b) Làm được:

1. Sơn bóng thông thạođược các bề mặt có yêu cầu cao.

2. Vẽ trang trí phứctạp tỷ mỉ trong tàu, xe phù hợp với yêu cầu từng loại, đảm bảo kỹ thuật và mỹthuật.

3. Giải quyết được cácmắc mớ về kỹ thuật sơn.

4. Đào tạo, kèm cặp đượcthợ sơn về lý thuyết và thực hành.

5. Hướng dẫn kỹ thuậtpha chế sơn theo thời tiết, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật (khi sơnmàng sơn không bong rộp, rạn nứt, chảy và đúng màu).

6. Lập được dự trùnguyên vật liệu cho công việc sơn hoàn chỉnh khi trung tu, đại tu, đóng mới chocác hạng tàu cá.

7. Sửa chữa được nhữnghỏng hóc của máy móc, thiết bị đang sử dụng trong nghề.

8. Tổng hợp và phổbiến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến có năng suất, chất lượng cao.

4.3 Công nhân kíchkéo triền đà

Bậc 1

a) Hiểu biết:

1. Nắm được tên gọicác loại dụng cụ trong nghề nghiệp của mình.

2. Nắm được nguyên tắclàm việc cơ bản của các dụng cụ đồ nghề như: kích tăng đơ, búa, rìu.

3. Nắm được nội dungan toàn lao động trong việc kéo các phương tiện lên triền và khi kích, kê.

b) Làm được:

1. Kê các chồng căntheo hướng dẫn của thợ cả.

2. Kích và sử dụngkích theo hướng dẫn của thợ bậc cao hơn, hoặc người chỉ huy.

3. Đánh được búa khinêm các chồng căn kê.

4. Phụ việc được chothợ bậc cao hơn bậc mình đang giữ.

5. Biết bơi, lặn vàbiết làm một số việc phụ phục vụ khi kéo tàu, hoặc hạ thuỷ tàu trên đườngtriền.

6. Bảo quản tra dầu mỡcho các thiết bị dụng cụ như: kích, tời ...

Bậc 2

a) Hiểu biết:

1. Nắm được yêu cầucủa nghề nghiệp và nội quy an toàn lao động trong việc kê kích, kéo tàu.

2. Nắm được tính năngvà phương pháp sử dụng, bảo quản các loại thiết bị, dụng cụ thông thường dùngtrong nghề như: kích, cẩu thiếu nhi, tời, xe triền ...

3. Phân biệt và biếtcách sử dụng các loại căn nêm.

4. Phân biệt và nắm đượccông dụng của các loại cáp.

5. Biết kiểm tra và xửlý các cóc, bu lông bắt ray, tà vẹt đỡ ray của đường triền đà.

6. Đọc được bản vẽ 2hình chiếu.

7. Nắm được nguyên tắckiểm tra vệ sinh các phương tiện trước khi vào ụ đà hoặc triền đà.

b) Làm được:

1. Làm được công việcvệ sinh và bảo quản các dụng cụ thường làm của nghề kích kéo như: xe triền,kích, palăng, tăng đơ, puli.

2. Thạo bơi, lặn.

3. Sử dụng được cácloại kích và cần cẩu thiếu nhi theo hướng dẫn.

4. Đánh được búangang, búa dọc để kê và tháo các loại căn, nêm.

5. Thao tác được dâykhi đưa phương tiện vào đà.

6. Tháo lắp tốt cáccửa kiểm tra của đốc, đà.

7. Sử dụng được từ 1đến 3 loại van đà để đánh đắm đà.

Bậc 3

a) Hiểu biết:

1. Nắm được công việcchuẩn bị xe triền cho một phương tiện thuỷ đáy bằng (như xà lan hoặc phà) lêntriền để sửa chữa đảm bảo an toàn, bao gồm các nội dung sau:

a) Kiểm tra tổng thể toànbộ phương tiện.

b) Kiểm tra độ nghiêngngang của phương tiện.

c) Kiểm tra và đo xácđịnh được mớn nước của phương tiện. Khi cần thiết phải điều chỉnh bằng phươngpháp dằn.

2. Nắm được kết cấucủa tàu qua khảo sát thực tế, đối chiếu với bản vẽ được cấp để xác định vị tríchồng căn, số lượng chồng căn và vị trí đặt xe triền hợp lý khi cho tàu lêntriền.

3. Biết cách tính số lượngcăn và bố trí căn chỉnh các phương tiện thủy có đáy bằng (như sà lan hoặc phà)vào ụ đà.

4. Nắm được công việcphải làm sau khi phương tiện thuỷ đáy bằng đã được đưa lên đà, triền để sửachữa.

5. Nắm được ký hiệu,tính chất, công dụng của loại dầu mỡ phục vụ cho thiết bị triền đà.

6. Nắm được nội dungcông việc khi tàu hạ thuỷ.

b) Làm được:

1. Sử dụng được cácloại kích như: kích cơ khí và kích thuỷ lực.

2. Vận hành được tờiđiện kéo tàu.

3. Biết hàn đính gácác kết cấu đơn giản tương đương thợ hàn bậc 2/7.

4. Biết đặt và căn kêcác chồng căn cho các phương tiện đúng vị trí.

5. Biết thay căn khicó yêu cầu trong quá trình thi công.

6. Biết xác định đượcđiểm đặt kích hợp lý.

7. Thao tác thành thạodây và buộc được những nút dây phức tạp.

8. Biết kiểm tra đượcđộ dốc của đà và độ song song của đường ray.

9. Biết sử dụng đượcbơm nước di động.

10. Điều khiển hạ thuỷđược sà lan.

Bậc 4

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ kếtcấu, bản vẽ tuyến hình của tàu trước khi đưa tàu lên ụ hoặc triền đà.

2. Nắm được tuần tựcác bước thực hiện khi đưa phương tiện vào ụ nổi hoặc triền.

3. Nắm được cách cănkê tàu có tuyến hình phức tạp.

4. Nắm vững nguyên lýlàm việc của các dụng cụ thường sử dụng như: kích dầu, kích cơ khí, cần cẩu cơkhí, tời điện, máy bơm nước lưu động.

b) Làm đuợc:

1. Chỉ huy thực hiện đưamột phương tiện có tuyến hình đơn giản lên triền, đà và hạ thuỷ an toàn.

2. Làm được thợ nguộicó tay nghề tương đương bậc 2/7.

3. Sử dụng thành thạovà sửa chữa nhửng hỏng hóc thông thường của các thiết bị như: kích, pa lăngxích ...

4. Chầu đấu các khuyếtvà mối nối dây cáp cứng, cáp mềm.

5. Sử dụng được bìnhbọt, bình CO2 khi có hoả hoạn.

6. Sử dụng và bảo quảnđược toàn bộ các loại van, ống đánh chìm đà. Sắp xếp được công việc bảo đảm antoàn phương tiện khi thuỷ triều lên hoặc xuống.

7. Sử dụng được cácdụng cụ chống thủng cho các phương tiện thuỷ.

Bậc 5

a) Hiểu biết:

1. Nắm được toàn bộ côngviệc đưa tàu có tuyến hình phức tạp vào ụ nổi, ụ chìm, triền đà.

2. Nắm bắt được sự ảnhhưởng của thời tiết (gió mùa, lũ) tới thuỷ triều khi đưa phương tiện vào ụ hoặctriền.

3. Biết cách chằngbuộc để chống bão đối với các phương tiện ở bến bãi, cầu cảng của doanh nghiệp.

4. Tính toán đuợc cácchồng căn khi đưa tàu vào ụ nổi hoặc ụ chìm.

5. Nắm vững cách cânchỉnh độ nghiêng ngang và nghiêng dọc của các phương tiện vào ụ, lên triền.

6. Nắm được bố trí kếtcấu các khoang phao đáy, boong giới hạn và yêu cầu kỹ thuật của các thiết bịcủa ụ nổi (như: bơm chính, bơm cứu hoả, máy phát điện, tời và các bảng điệnchính).

b) Làm được:

1. Chỉ huy đưa tàu cótuyến hình phức tạp lên triền, đà và hạ thuỷ đảm bảo an toàn.

2. Làm được các hệ dâychằng cột cần cẩu của các tàu đánh cá theo bản vẽ.

3. Thao tác thành thạocác thiết bị phục vụ kéo, hạ thuỷ tàu như: tời điện, hệ pu li và đi cáp kéo.

4- Giải quyết được cácsự cố trong khi kéo hoặc hạ thuỷ tàu.

5. Vận hành được tổbơm cứu hoả khi cần thiết ở trên ụ nổi.

6. Sử dụng và bảo quảnhệ thống bơm nước làm nổi đà khi cần thiết.

7. Có biện pháp và tổchức xử lý cứu đà bị thủng.

8. Chằng buộc đảm bảoan toàn cho các phương tiện ở bến bãi, cầu cảng khi có bão.

Bậc 6

a) Hiểu biết:

1. Đọc thành thạo bảnvẽ tuyến hình, bản vẽ kết cấu và bản vẽ bố trí khoang két của tàu.

2. Nắm được nguyên lýlàm việc của đà nổi và hệ thống bơm hút khô của đà nổi.

3. Phát hiện được saisót trong nội dung quy trình, báo cáo và đề xuất với cấp có thẩm quyền giảiquyết.

4. Nắm được nguyên lý làmviệc của từng loại xe triền.

b) Làm được:

1. Làm được các hệ dâynhư: dây cần cẩu hàng, dây cẩu đôi ...

2. Sử dụng thành thạotời kéo lưới, kéo neo trên tàu đánh cá.

3. Rèn và tôi được cácdụng cụ đơn giản sử dụng cho nghề kích kéo.

4. Chỉ huy thành thạocông việc đưa tàu vào ụ nổi, ụ chìm và triền đà an toàn.

5. Tổng hợp và phổbiến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến có năng suất, chất lượng cao.

Bậc 7

a) Hiểu biét:

1. Đọc và hiểu đượcnội dung kỹ thuật bản vẽ tuyến hình, kết cấu và hướng dẫn cho thợ bậc dưới cùngnghề.

2. Nắm vững nguyên lýlàm việc, cách sử dụng các trang thiết bị của nghề kích kéo.

3. Nắm được cách tínhsức nâng của ụ nổi, tự trọng của phương tiện.

b) Làm được:

1. Làm được công việccủa các chức danh: Đốc công, Đà truởng, ụ trưởng và Phao cẩu trưởng.

2. Tính toán, căn kê,chỉ huy lên triền an toàn cho các hạng tàu.

3. Cùng với cán bộ kỹthuật chuyên môn lập phương án, nội dung, quy trình cứu nạn các phương tiệnthuỷ do sự cố thiên tai gây ra như: trục vớt phương tiện chìm hoặc bị mắc cạn.

4. Làm được thợ hàn,thợ nguội có tay nghề tương đương bậc 3/7.

5. Tổ chức được côngviệc phòng và chống bão đối với các phương tiện trên ụ, đà và các phương tiệntại bến bãi.

6. Có khả năng baoquát tổng thể các công việc của sản phẩm mình đang làm.

7. Sửa chưa được nhữnghỏng hóc của máy móc, thiết bị đang sử dụng trong nghề.

8. Tổng kết được cácsự cố thường xảy ra trong công việc như: đưa tàu vào ụ nổi, ụ chìm, triền đà vàđề xuất biện pháp khắc phục.

4.4 Công nhân phóngdạng, lấy dấu

Bậc 1

a) Hiểu biết:

1. Biết đọc các kýhiệu, kích thước chủ yếu trên bản vẽ đường hình và trên sàn phóng dạng.

2. Biết tên và côngdụng của các dụng cụ dùng trong phóng dạng, lấy dấu.

3. Nắm được cách sửdụng các dụng cụ trên sàn phóng mẫu.

4. Biết sắp xếp, bảoquản dụng cụ.

b) Làm được:

1. Khi thợ cả yêu cầuphải sử dụng thành thạo các dụng cụ trong quá trình phóng dạng như: lát, cóc,dây bật ...

2. Sử dụng mũi vạchkhi lấy dấu, đánh boong tu đúng vạch, chính xác.

3. Nắn được lập là bịxoắn vỏ đỗ đảm bảo không cong vênh.

4. Sửa được các dụngcụ như: mài đục, mũi vạch, boong tu ...

Bậc 2

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ đườnghình, ký hiệu các kích thước chủ yếu.

2. Hiểu được nội dungbản trị số đường hình.

3. Đọc được các kýhiệu trên ô mạng lưới của bản vẽ và mặt sàn phóng dạng.

4. Nắm được một sốkhái niệm thông thường về dung sai lắp ghép như: kích thước, dung sai và cấpchính xác.

5. Nắm được phươngpháp dựng và nối các đường thẳng với đường cong, đường cong với đường cong.

6. Biết được đường lýluận vỏ tàu và ký hiệu đường nước, đường cắt dọc, cắt ngang (sườn), vòng trònđăng kiểm ...

7. Dựa vào thảo đồtính được lượng dư các chi tiết đơn giản như: xà, mã, tấm gia cường ...

b) Làm được:

1. Dựng được các đườngvuông góc và song song bằng thước và compa.

2. Khai triển các hìnhđơn giản như: trụ, tròn, chóp, lập phương ...

3. Làm các dưỡng đơngiản.

4. Dựa vào các kích thướccủa thảo đồ để lấy dấu các chi tiết đơn giản như: mã gia cường, tấm đệm ...

5. Làm được những dưỡngđơn giản và lấy dấu trên tôn phẳng chính xác.

Bậc 3

a) Hiểu biết:

1. Đọc thành thạo bảnvẽ đường hình và các ký hiệu trên bản vẽ.

2. Hiểu được tính chấthình học của đường chuẩn, đường cơ bản, đường cắt dọc tâm, đường cắt dọc, cắtngang, đường nước và quan hệ giữa chúng với nhau trên ba mặt chiếu.

3. Hiểu được khái niệmđộ không song song, không vuông góc và cách kiểm tra.

4. Nắm được tính chấtcơ, lý, hoá của vật liệu dùng trong công nghệ đóng tàu.

b) Làm được:

1. Kẻ ô mạng lưới trênsàn phóng dạng.

2. Kiểm tra độ vuônggóc, độ song song của ô mạng lưới trên mặt sàn.

3. Đánh dấu ký hiệutrên ô mạng lưới.

4. Đánh được các dưỡngđơn giản như: đà, sườn ...

5. Lấy được dấu từ bảnvẽ thảo đồ lên vật liệu cần thi công.

6. Sử dụng thành thạocác dụng cụ trên sàn phóng dạng.

7. Làm được công việcphần mộc có liên quan.

Bậc 4

a) Hiểu biết:

1. Đọc được các bản vẽtương đối phức tạp của vỏ tàu như: tuyến hình, các mặt cắt ở khoang máy, khoanglái.

2. Biết xác định điểmgiao nhau giữa đường cắt dọc và đường nước, giữa đường cắt dọc với sườn và giữasườn với đường nước trên 3 mặt chiếu.

3. Hiểu được đường sườnlý thuyết và đường sườn thực.

4. Nắm được một số phươngpháp triển khai tôn vỏ tàu.

5. Đọc được bản vẽ kếtcấu cơ bản.

6. Biết phương pháptính toán lượng dư cho phân đoạn, tổng đoạn.

b) Làm được:

1. Vẽ được đường nước,cắt dọc, sườn lý thuyết trên sàn phóng.

2. Kiểm tra quan hệ 3mặt chiếu, điều chỉnh tuyến hình cho phù hợp 3 mặt chiếu.

3. Vẽ được thảo đồ củacác vách, két.

4. Làm được các dưỡngsườn, xà dọc boong, xà ngang boong, dưỡng hộp và công việc phần mộc có liênquan.

5. Biết khai triển tônvỏ, các chi tiết: trên tròn dưới vuông, côn lệch tâm, ống giao nhau.

Bậc 5

a) Hiểu biết:

1. Nắm được nội dungcông việc khi tổ chức phóng dạng các loại phương tiện thủy, phục vụ trong nghềcá.

2. Đọc được các bản vẽkết cấu phức tạp như: giàn đáy, giàn boong, lô mũi, lô lái và các chi tiết phụtùng, thiết bị.

3. Biết khai triển cáchình ống giao nhau như: côn với trụ, côn vát với trụ, côn lệch tâm.

4. Biết khai triển vàtính lượng dư tôn vỏ.

5. Nắm được dung saicho phép của phóng dạng và lắp ráp vỏ tàu.

6. Nắm được yêu cầu kỹthuật của từng loại dưỡng.

7. Nắm được yêu cầu kỹthuật các loại gỗ để làm dưỡng, cách phân biệt các loại gỗ theo tiêu chuẩn.

b) Làm được:

1. Vẽ sườn thực trênsàn và hiệu chỉnh sao cho phù hợp 3 mặt chiếu.

2. Vẽ sườn thực trênsàn chắp.

3. Vẽ kết cấu trên sànphóng dạng.

4. Khai triển được tônvỏ có độ cong 3 chiều: ốp sống mũi, ốp sống lái, mo hông.

5. Khai triển và hướngdẫn làm bệ khuôn phân đoạn, tổng đoạn.

6. Làm dưỡng vách congngang boong bằng thép hình

7. Hướng dẫn khaitriển tôn vỏ, tính lượng dư tôn vỏ.

8. Làm dưỡng hộp.

9. Kiểm tra dưỡng,kích thước của thảo đồ.

Bậc 6

a) Hiểu biết:

1. Đọc thành thạo cácbản vẽ vỏ tàu.

2. Nắm được yêu cầu kỹthuật và dung sai cho phép của tuyến hình sau khi phóng dạng.

3. Nắm được yêu cầu kỹthuật và dung sai cho phép của sàn phóng và cách kiểm tra sàn phóng.

4. Nắm vững cách bốtrí sàn phóng và vẽ sơ đồ tổng đoạn.

5. Nắm vững một vàicách phóng dạng tiên tiến.

b) Làm được:

1. Kiểm tra kỹ thuậtsàn phóng dạng.

2. Làm thành thạo, hướngdẫn và tổ chức phóng mẫu, khai triển hoàn chỉnh một con tàu.

3. Tổ chức, sắp xếp vàkiểm tra từng công việc của nhà phóng dạng, trong đó có cả việc làm dưỡng và môhình.

4. Phân chia tôn vỏsao cho hợp lý đúng quy phạm, tiết kiệm vật tư.

5. Làm dưỡng mẫu, khaitriển tôn vỏ ống đạo lưu.

6. Hoàn chỉnh và tậphợp được các số liệu hoàn công sau khi phóng dạng.

7. Tổng hợp và phổbiến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến có năng suất, chất lượng cao.

Bậc 7

a) Hiểu biết:

1. Nắm được đầy đủ kỹthuật và dung sai cho phép của tuyến hình, dưỡng, mô hình.

2. Hiểu ý nghĩa các hệsố đặc trưng của tuyến hình.

3. Hiểu ý nghĩa các đườnglý luận, đường kiểm tra, đường cong thuỷ lực.

4. Nắm vững các phươngpháp gia công tôn vỏ.

5. Nắm vững các phươngpháp khai triển tôn vỏ và hiểu sâu một số phương pháp phóng dạng tiên tiến.

b) Làm được:

1. Thành thạo việc tổchức phóng dạng, kiểm tra trong quá trình phóng dạng.

2. Thành thạo việctriển khai tôn vỏ, vẽ kết cấu, làm dưỡng, mô hình.

3. Có phương án giacông khung xương, lắp giáp tôn vỏ đạt hiệu quả cao.

4. Có phương pháp xửlý những sai sót, phân công lao động hợp lý trong quá trình thi công.

5. Hoàn công số liệuphóng dạng.

6. Sửa chữa được nhữnghỏng hóc của máy móc, thiết bị đang sử dụng trong nghề.

7. Tổng kết được kinhnghiệm trong nghề và đề xuất các cải tiến, sáng kiến nhằm tiết kiệm vật tư,nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

4.5 Công nhân giacông gò tôn vỏ

Bậc 1

a) Hiểu biết:

1. Đọc được các kíchthước chủ yếu của bản vẽ đơn giản như: dài, rộng, cao, dày.

2. Biết tên gọi vàcông dụng của các dụng cụ trong nghề gò như: máy cắt tôn, máy lốc ép tôn, cácloại búa, vồ gỗ, vam, đe, compa, dưỡng.

3. Biết tên và côngdụng những loại vật liệu thường gặp trong nghề gò.

b) Làm được:

1. Đánh búa chính xáctheo yêu cầu của thợ cả hoặc cán bộ kỹ thuật.

2. Sử dụng búa, đụcthành thạo.

3. Nắn được lập làxoắn vỏ đỗ.

4. Tự sửa được cácloại dụng cụ như: mài đục, xấn, tra cán búa sao cho chắc chắn.

5. Biết sắp xếp gọngàng dụng cụ, vật liệu, vệ sinh nơi làm việc.

Bậc 2

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ đơngiản có 2 hình chiếu. Khai triển được hình hộp, hình trụ, hình nón.

2. Hiểu được một sốkhái niệm như: các loại kích thước, sai lệch kích thước, dung sai, cấp chínhxác.

3. Hiểu được khái niệmđường chuẩn, mặt chuẩn.

4. Nắm vững tên, kýhiệu, công dụng của những vật liệu thường dùng.

5. Biết nguyên lý làmviệc và sử dụng các loại máy gia công tôn vỏ như: máy cắt tôn, máy cắt, máy độtdập liên hợp, máy ép, uốn tôn ...

b) Làm được:

1. Đánh búa chính xáckhi sử dụng đục nã, bàn là ở các tư thế quai búa, bổ búa, đánh ngang búa theoyêu cầu của thợ cả.

2. Lấy dấu, cắt tônphẳng và gò được một số chi tiết đơn giản như: hình trụ, hình côn đều, hìnhchóp.

3. Tự sửa dụng cụ cầmtay.

4. Sử dụng được cácloại máy gia công tôn vỏ như: máy cắt tôn, máy cắt đột liên hợp, máy ép tôn.

5. Nắn thẳng, phẳnglập là bị xoắn vỏ đỗ.

6. Làm được những dưỡngđơn giản bằng thép dẹp.

Bậc 3

a) Hiểu biết:

1. Đọc được các bản vẽcó 3 hình chiếu và biết khai triển các hình đó.

2. Hiểu được khái niệmvề độ vuông góc, độ côn, độ ô van, không song song và cách kiểm tra.

3. Hiểu được khái niệmvề chuỗi kích thước và cách tính dung sai khâu khép kín.

4. Biết các loại dưỡngvà cách sử dụng.

5. Biết phương phápuốn nóng, uốn nguội các loại thép hình.

6. Nắm được phươngpháp ủ sau khi uốn nóng đối với thép các bon.

7. Biết phương pháptôi một số dụng cụ thông thường.

8. Biết được nguyên lýlàm việc của các loại máy như: máy hàn hơi, hàn điện, máy cuốn tôn, máy khoanvà sửa được những hư hỏng thông thường.

9. Biết tính chất cơ,lý của kim loại thường gặp trong công nghệ đóng tàu.

b) Làm được:

1. Dựa vào trị số củathảo đồ, dưỡng lấy dấu thành thạo, tiết kiệm vật tư.

2. Căn cứ vào số liệutrên thảo đồ làm được dưỡng để phục vụ quá trình gia công.

3. Đánh búa thành thạoở các tư thế.

4. Sử dụng thành thạocác loại máy công cụ dùng trong gia công tôn vỏ, khung xương.

Bậc 4

a) Hiểu biết:

1. Đọc được và biếtkhai triển các bản vẽ phức tạp có mặt cắt.

2. Biết vẽ giao tuyếnvà khai triển hai hình giao nhau như: ống khói chữ T, bộ sô ma, cọc bích kép.

3. Nắm được tính chấtcơ, lý, hoá của các loại vật liệu dùng trong công nghệ đóng tàu.

4. Nắm được các hìnhthức nhiệt luyện thông thường như: tôi, ủ, ram, thường hoá.

5. Biết được nhiệt cầnthiết (cảm nhận) nung nóng vật liệu khi gò.

6. Nắm được các phươngpháp giãn, chun, thúc tôn.

7. Nắm nguyên tắc hoảcông tôn vỏ.

8. Nắm được nguyên tắcan toàn bình hàn hơi, đèn hoả công.

b) Làm đuợc:

1. Khai triển và lấydấu hình trụ tròn, con vát và các hình trụ giao nhau có góc lệch 60o -90o

2. Uốn được thép hìnhống dày 4 mm và ặ đến 70 mm.

3. Gò tôn vỏ tàu có độcong 3 chiều, độ dày 7 mm.

4. Hoả công để chunmép tôn vỏ.

5. Sử dụng được máycắt hơi, hàn hơi, hàn điện.

Bậc 5

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ cóliên quan đến thân tàu và phát hiện được những sai sót ghi trên bản vẽ.

2. Nắm được ảnh hưởngcủa lực va chạm, của nhiệt độ lúc gia công nóng đến sự rạn nứt và tính chất cơ,lý của kim loại sau khi hàn.

3. Nắm được nguyên tắclựa chọn, thay thế một số vật liệu trong sửa chữa, làm mới khi cần thiết.

4. Nắm được nguyênnhân gây ra phế phẩm trong quá trình gia công đột dập và biện pháp khắc phục.

5. Hiểu được quy trìnhchế tạo các loại khuôn đột dập đơn giản.

6. Nắm được phươngpháp tính toán lượng dư trước khi gia công gò và dung sai lắp ráp cho phép.

b) Làm được:

1. Khai triển và gò đượcống côn lệch tâm, trụ, côn giao nhau.

2. Khai triển và gòcánh cửa panô.

3. Giãn, chun và thúccôn có chiều dày từ 2 đến 6 mm.

4. Khai triển và gòtôn có độ vặn, cong 3 chiều, ốp sống mũi, ốp sống lái.

5. Làm được các khuônđột, dập đơn giản.

6. Lập được quy trìnhgò các chi tiết cho bậc của mình và bậc dưới.

7. Hoả công tôn vỏ ởnhững vị trí phức tạp.

8. Phát hiện đượcnhững hư hỏng của các thiết bị thường dùng. Sửa chữa được các trường hợp đơngiản.

9. Làm được thợ hàn,thợ cắt hơi có tay nghề tương đương bậc 2/7.

Bậc 6

a) Hiểu biết:

1. Đọc và phát hiện đượcnhững chỗ sai hoặc bất hợp lý của các bản vẽ liên quan đến quá trình gia côngvà lắp ráp.

2. Biết khai triển cáchình giao nhau phức tạp.

3. Nắm được tính năngkỹ thuật của các thiết bị dùng trong nghề gò.

4. Có khả năng cảitiến dụng cụ đồ nghề khuôn đột, dập phục vụ quá trình gia công.

5. Hiểu được giản đồtrạng thái thép các bon.

6. Tính dự trù đượcvật liệu phục vụ cho sửa chữa và đóng mới trong phạm vi nghề gò, hàn.

7. Phác họa bản vẽ chitiết, thể hiện ý đồ cải tiến của mình, cho được kích thước, sai lệch kích thướcvào bản tự vẽ.

b) Làm được:

1. Tự làm dưỡng, gò vỏống đạo lưu.

2. Gò được tôn vỏ vùngmũi lái.

3. Làm được khuôn dậptrên máy công cụ.

4. Cải tiến dụng cụ đồnghề nhằm giảm sức lao động, có hiệu quả kinh tế.

5. Phát hiện và sửachữa được những hư hỏng do khách quan hoặc chủ quan của công nhân bậc dưới gâyra.

6. Tổng hợp và phổbiến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến có năng suất, chất lượng cao.

Bậc 7

a) Hiểu biết:

1. Lập được quy trìnhgia công lắp ráp các phương tiện thuỷ trong nghề cá.

2. Biết các phươngpháp chống biến dạng khi hàn.

3. Biết được cáckhuyết tật thường xảy ra khi hàn và phương pháp tránh.

b) Làm được:

1. Làm được tất cả cáccông việc khó về gò trong quá trình đóng mới và sửa chữa tàu.

2. Sửa chữa được toànbộ những hư hỏng do hàn, tán gây ra.

3. Làm được các loạikhuôn đột, dập, ép.

4. Giải quyết đượcnhững khó khăn trong quá trình gia công.

5. Sử dụng được cácthiết bị hiện đại dùng trong nghề gò theo tài liệu kỹ thuật.

6. Sửa chữa được nhữnghư hỏng thông thường của các máy móc, thiết bị dùng trong nghề gò.

7. Làm được thợ hànđiện, hàn hơi có tay nghề tương đương bậc 3/7

8. Tổng kết được kinhnghiệm trong nghề và đề xuất các cải tiến, sáng kiến nhằm tiết kiệm vật tư,nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

4.6 Công nhân lắpráp tàu thuỷ

Bậc 1

a) Hiểu biết:

1. Đọc được các bản vẽcăn kê để đóng tổng đoạn và sơ đồ căn kê đóng một con tàu.

2. Biết tên gọi, côngdụng các loại dụng cụ và phương tiện trong quá trình lắp ráp như: căn, đà, cácloại búa, tăng đơ, pa lăng, kích, khoan, nêm, dọi, ống thuỷ ...

3. Hiểu được nguyênlý, tác dụng của cột mốc, ống thuỷ.

b) Làm được:

1. Lấy dấu, cắt tônnắn thẳng lập là có độ dày từ 3 đến 5 mm.

2. Đánh búa dọc chínhxác.

3. Kê được những chồngcăn sao cho trong quá trình thi công không bị thay đổi (trong phạm vi chophép).

4. Sử dụng ống thuỷbình thành thạo.

5. Biết sắp xếp dụngcụ, vật liệu thành phẩm và vệ sinh nơi làm việc.

Bậc 2

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ đơngiản có 2 hình chiếu.

2. Đọc và sử dụngthành thạo bản vẽ căn kê đà.

3. Hiểu được một sốkhái niệm thông thường về dung sai lắp ghép như: sai lệch về kích thước, cấpchính xác.

4. Biết được nhữngđiểm chính về tính chất cơ, lý và công dụng của vật liệu đóng tàu.

5. Biết đường lý luậnvỏ tàu, ký hiệu đường hàn, đường cắt, quy cách mối hàn.

6. Biết cách sử dụngcác loại thiết bị, dụng cụ dùng trong quá trình lắp ráp như: máy cắt hơi, màyhàn điện, cẩu cơ khí.

b) Làm được:

1. Lấy dấu, cắt tôn vàlắp ghép các phụ kiện đơn giản như: thùng cát, cứu hoả, khung cong giang ...

2. Đánh được búangang, búa dọc chính xác.

3. Căn kê, chằng chốngan toàn không bị biến dạng vỏ tàu trong quá trình thi công.

4. Xác định được điểmkê căn, thay đổi vị trí đảm bảo kỹ thuật do yêu cầu công nghệ.

5. Khoan được lỗ ngangđạt yêu cầu kỹ thuật.

6. Nắn thẳng được cácloại tôn có độ dày từ 4 đến 8 mm, thép góc L (600 - 700)như: sườn, đà ngang, mã góc.

Bậc 3

a) Hiều biết:

1. Đọc được bản vẽ có3 mặt chiếu, bản vẽ bố trí trên boong.

2. Hiểu được độ dốccủa tàu, đường chuẩn, độ cong dọc, cong ngang để xác định vị trí căn kê bệkhuôn, đà.

3. Hiểu được nguyên lývà cách kiểm tra độ thẳng góc, ngang bằng, bằng quả dọi và ống thuỷ.

b) Làm được:

1. Đánh búa chính xácvới các tư thế trong tàu để tháo lắp tôn, cấu kiện.

2. Hàn đính được cácchi tiết với nhau đúng kỹ thuật trong quá trình lắp ráp.

3. Xác định được vịtrí các chi tiết, phụ kiện cần lắp ráp như: vạch, sườn, két ...

4. Sử dụng thành thạocác dụng cụ cầm tay, các máy công cụ phục vụ trong quá trình lắp ráp.

5. Lắp ráp được cácchi tiết vỏ tàu thẳng góc và thẳng bằng như: vách, khung sườn.

6. Lắp ráp được phânđoạn đơn giản.

Bậc 4

a) Hiểu biết:

1. Đọc và hiểu đượccác bản vẽ phức tạp có thể hiện mặt cắt, phân đoạn, tổng đoạn.

2. Đọc được bản vẽ bốtrí tôn vỏ, tôn boong.

3. Biết phương phápkhai triển các loại hình côn, chóp, trụ giao nhau để gia công lắp ráp ống khóichữ T, quạt gió.

4. Hiểu dung sai lắpghép, lượng dư tôn vỏ, lượng dư phân đoạn, tổng đoạn.

5. Hiểu được trình tựlắp ráp phân đoạn, tổng đoạn, đóng úp, đóng ngửa.

b) Làm được:

1. Gia công lắp ráp bệkhuôn.

2. Xác định cột mốc, đườngtim đáy, tim trời.

3. Biết xác định trọngtâm để hàn tai cẩu của vật cần cẩu trong quá trình lắp ráp.

4. Biết kiểm tra độvuông góc, độ nghiêng, đối xứng của vách, sườn bằng dọi, ống thuỷ.

5. Đánh được búangang, búa ngược chính xác ở những chỗ khó trong tàu.

6. Hoả công, xử lý tônvỏ tàu cong trơn theo tuyến hình đảm bảo chất lượng bề mặt tôn.

7. Lắp ráp được cácphân đoạn, tổng đoạn.

Bậc 5

a) Hiểu biết:

1. Đọc và hiểu các bảnvẽ khó như: kết cấu thân tàu, bản vẽ tách từng phần, bố trí chung ...

2. Hiểu và biết cáchtính về chuỗi kích thước, cách tính dung sai lắp ghép.

3. Biết được các phươngpháp lắp ráp như: đóng úp, đóng ngửa, đóng tổng đoạn.

4. Nắm được phươngpháp sửa chữa biến dạng hoả công, biết nhiệt độ cần và đủ.

5. Biết lập quy trìnhlắp ráp phân đoạn, tổng đoạn, cả con tàu cho bậc thợ của mình và bậc dưới.

6. Biết được nguyênnhân gây ra biến dạng, hư hỏng trong quá trình gia công và lắp ráp ...

7. Nắm được công tácchuẩn bị cho quá trình lắp ráp và lấy dấu trên thực địa.

b) Làm được:

1. Xác định được vịtrí lắp ráp hợp lý để quá trình thi công được thuận lợi.

2. Lấy dấu từ cột mốcvào đà, chia khoảng cách sườn, căng tim chuẩn ...

3. Xác định trọng tâmcủa vật cần cẩu để hàn tai móc cẩu, không gây biến dạng.

4. Lắp ráp chính xáccác chi tiết đã gia công thành hình khối lên tàu đã hạ thuỷ.

5. Làm được thợ gò,thợ hàn có tay nghề tương đương bậc 3.

6. Phát hiện đượcnhững sai sót do lấy dấu lắp ráp, do hàn biến dạng bằng mắt, dọi ống thuỷ và cóphương án khắc phục.

7. Phát hiện và sửachữa được những hư hỏng thông thường của các loại máy công cụ phục vụ trong quátrình lắp ráp.

Bậc 6

a) Hiểu biết:

1. Đọc được các bản vẽvề kết cấu, bố trí chung, hệ ống, hệ trục ...

2. Hiểu được các kháiniệm về dung sai lắp ghép có quan hệ đến công việc gia công và lắp ráp vỏ tàu.

3. Lập được quy trìnhlắp ráp con tàu bằng nhiều phương pháp như: đóng úp, đóng ngửa, đóng phân đoạn,tổng đoạn, hình tháp. Phát hiện được những sai sót trong quy trình lắp ráp dongười khác xây dựng.

4. Tính toán, dự trùcác vật liệu phụ như: ô xy, que hàn ... phục vụ cho việc sửa chữa và đóng mớimột phương tiện trong phạm vi phần vỏ tàu.

5. Phác hoạ được cáccông cụ cải tiến phục vụ trong quá trình gia công và lắp ráp tàu để giảm sứclao động, có hiệu quả kinh tế, đảm bảo chất lượng.

b) Làm được:

1. Hướng dẫn kiểm trathợ bậc dưới căn kê được bệ khuôn, đà tàu.

2. Chỉ huy được quátrình lắp ráp một con tàu.

3. Lắp ráp được cácloại khung có kết cấu bằng thép hình, tổng hợp.

4. Kiểm tra, phát hiệnvà có phương pháp khắc phục những sai sót trong quá trình lắp ráp như: uốn,nghiêng, vặn.

5. Tổng hợp và phổbiến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến có năng suất, chất lượng cao.

Bậc 7

a) Hiểu biết:

1. Đọc được tất cả cácbản vẽ liên quan đến thân tàu như: hệ trục, ống, mộc, nề ...

2. Biết phương phápkhai triển lấy dấu, làm dưỡng những chi tiết phức tạp, làm mô hình.

3. Biết phương phápphóng dạng.

4. Lập quy trình lắpráp khung xương, vỏ tàu, các hệ.

5. Biết chọn phươngpháp lắp ráp tối ưu đạt hiệu quả kinh tế cao, rút ngắn thời gian thi công.

b) Làm được:

1. Chọn được phươngpháp có hiệu quả nhất để thi công.

2. Lập quy trình lắpráp khung xương, tôn vỏ, các hệ liên quan.

3. Khai triển và giacông lắp ráp toàn bộ phần vỏ một con tàu.

4. Kiểm tra và xử lýkịp thời những sự cố xảy ra trong quá trình thi công.

5. Kiểm tra và đo đạctoàn bộ vỏ tàu trước khi hạ thuỷ.

6. Chọn phương án vàlập quy trình hạ thuỷ tàu an toàn.

7. Sử dụng được cácthiết bị mới trang bị cho công nghệ gia công và lắp ráp vỏ tàu theo tài liệu hướngdẫn.

8. Sửa chữa và khắcphục được một số sự cố của máy móc, thiết bị đang sử dụng trong công nghệ giacông và lắp ráp vỏ tàu.

9. Tổng kết được kinhnghiệm trong nghề và đề xuất các cải tiến, sáng kiến nhằm tiết kiệm vật tư,nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

4.7 Công nhân sửachữa và lắp ráp ống

Bậc 1

a) Hiểu biết:

1. Nắm được tính chấtcơ bản của kim loại, ký hiệu kim loại, ký hiệu gia công.

2. Biết được một số kýhiệu quy ước chính các chi tiết của ống dẫn, van.

3. Nắm được các kýhiệu quy ước của các đường ống dẫn chất lỏng và khí thông thường.

4. Biết tên và côngdụng của các loại dụng cụ dùng trong nghề ống.

5. Biết được tính chấtcơ lý của các loại ống thép, ống đồng, ống thép mạ kẽm ...

b) Làm được:

1. Sử dụng được cưatay, cưa máy để cắt ống.

2. Dùng kéo tay cắt đượctôn dày 1 mm.

3. Nhóm được lò bằngcác loại than.

4. Tháo lắp đuợc cácống đơn giản.

5. Làm được các loạiđệm đơn giản (bích 2 lỗ) bằng cát tông và cao su.

Bậc 2

a) Hiểu biết:

1. Đọc đuợc bản vẽ đơngiản có 2 hình chiếu như mặt bích.

2. Hiểu được một sốkhái niệm thông thường về dung sai lắp ghép như: các loại kích thước, sai lệchkích thước, dung sai, độ chính xác.

3. Biết cách bảo quảncác loại dụng cụ dùng trong nghề như: giũa, cưa, cắt, đục, ren, cờ lê, mỏ lết... và các dụng cụ đo như: thước lá, compa, êke ...

4. Biết phương pháp nốiống theo đường răng thích hợp.

5. Biết các loại đệmvà phạm vi sử dụng của nó. Biết phạm vi sử dụng các loại ống thường dùng vàrang cát để uốn ống.

b) Làm được:

1. Chọn được cát chotừng loại ống. Đóng được cát và cho cát vào từng loại ống để uốn.

2. Cắt được tôn dàytới 1,5 mm bằng kéo tay.

3. Lấy dấu khai triểnđược các hình thông thường như hình trụ, hình nón và làm được các ống thẳng.

4. Pha chế a xít, nướngđược mỏ hàn, hàn thiếc được mối ghép bình thường cho các vật bằng đồng, bằngthép.

5. Cưa, cắt, ren đượcống cỡ nhỏ, tháo lắp được các ống đơn giản, giũa đầu ống.

Bậc 3

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ có3 hình chiếu, hiểu được các ký hiệu và dung sai lắp ghép cho phép trong lắp rápống.

2. Biết phương phápnắn ống, quấn ống bằng sợi amiăng.

3. Biết cấu tạo,nguyên lý làm việc, quy tắc an toàn và cách sử dụng các loại máy như: máy cắttôn, máy mài 2 đá, cưa thép.

4. Biết tiêu chuẩn cácloại ren để nối ống.

5. Biết tính toán vàlấy mẫu hình côn thẳng bằng tôn.

b) Làm được:

1. Làm được các loại đaiống và bắt chặt được vào ống.

2. Ren răng, bắt rắcco vào ống, khoan lỗ bích và cưa các loại ống có đường kính đến 150 mm bằngphẳng đúng kích thước.

3. Nướng và uốn đượccác loại ống theo dưỡng.

4. Khai triển và làm đượccác loại ống hình côn.

5. Khảo sát, tháo lắpvà thay thế những đoạn ống hỏng dưới tàu.

Bậc 4

a) Hiểu biết:

1. Đọc được các bản vẽtương đối khó như: hệ thống ống máy chính, máy phụ của tàu, bản vẽ kết cấu tàucó bố trí ống.

2. Hiểu được nguyên lýlàm việc của hệ thống đường ống tàu thuỷ.

3. Nắm được phươngpháp nối 2 ống tương đối khó như: chữ T, yên ngựa.

4. Biết phạm vi ứngdụng của các loại ren đối với mỗi loại ống.

5. Nắm được nguyên lýlàm việc, biện pháp an toàn khi sử dụng máy hàn điện, hàn hơi.

6. Nắm được ảnh hưởngcủa nhiệt độ và lực va chạm đến tính chất vật liệu và hình dạng ống khi uốnnóng.

b) Làm được:

1. Tháo và lắp đượccác đường ống khó trong tàu gồm nhiều đầu mối nối bằng bích rắc co, măng sông.

2. Khảo sát, tháo lắpđược các loại van hơi, dầu, nước, dầu bôi trơn ...

3. Làm được một sốcông việc về nguội phục vụ cho công việc thợ ống.

4. Ren, tôi, mài đượccác loại: đục sắt, poăng tu, mũi cạo, compa.

5. Khảo sát, tháo lắpvà kiểm tra được hệ thống ống nước, ống dầu bôi trơn, dầu diêzen của máy chính,máy phụ có công suất dưới 300 cv.

6. Thông rửa được cácloại ống theo hướng dẫn cho các tàu cá và các phương tiện thuỷ có công suất dưới300 cv.

Bậc 5

a) Hiểu biết:

1. Đọc được các bản vẽhệ thống ống của tàu cá và các phương tiện thuỷ có công suất dưới 600 cv.

2. Nắm được phươngpháp thử ống trước khi lắp và sau khi lắp xong vào tàu.

3. Biết cách phát hiệnhư hỏng các loại ống và cách thông rửa ống tại chỗ.

4. Nắm được tính chấtvà tác dụng của từng loại ống.

5. Nắm được tính chất,công dụng các loại vật liệu cách nhiệt dùng để cách nhiệt đường ống.

6. Nắm được quy phạmvề ống của đăng kiểm.

b) Làm được:

1. Kiểm tra và sữachữa đuợc hệ thống ống sau khi đã lắp hoàn chỉnh

2. Thông rửa được ốngtại chỗ.

3. Uốn được các đườngống có đường kính từ 160 đến 2000 mm

4. Lắp đặt được hệthống ống dầu, nước, khí cho các máy chính, phụ có công suất trên 300 cv.

Bậc 6

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ hệthống ống phức tạp của tàu cá và các phương tiện thuỷ.

2. Hiểu các khái niệmvề dung sai lắp ghép có quan hệ đến công nghệ gia công và lắp ráp ống.

3. Lập được trình tựlắp ráp ống cho các loại tàu cá và các phương tiện thuỷ.

4. Phân tích được cácnguyên nhân gây ra hỏng hóc hệ thống ống và phương án khắc phục.

b) Làm được:

1. Khai triển được cácloại hình côn phức tạp, gò được ống hình S bằng 2 mảnh ghép lại.

2. Khảo sát và thôngrửa được các loại ống của tất cả các loại tàu cá và phương tiện thuỷ.

3. Uốn được ống đồngvàng, ống inốc có đường kính từ 100 mm trở lên, nắn được các ống bẹp, móp.

4. Giải quyết được cáckhó khăn về kỹ thuật thông rửa, lắp ráp ống.

5. Tổng hợp và phổbiến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, có năng suất, chất lượng cao.

Bậc 7

a) hiểu biết:

1. Đọc được các bản vẽhệ thống ống phức tạp, phát hiện sai sót trong bản vẽ.

2. Lập được quy trìnhlắp ráp mới và đại tu hệ ống trên các loại tàu cá và phương tiện thuỷ.

3. Tính toán, lập đượcdự toán cho hệ thống ống phục vụ đóng mới, sửa chữa các loại tàu cá và phươngtiện thuỷ.

b) Làm được:

1. Triển khai và gò đượcloại ống phức tạp nhất trên các loại tàu cá và phương tiện thuỷ.

2. Uốn được các loạiống kim loại màu có đường kính từ 150 mm trở lên.

3. Chỉ huy lắp ráp mớivà đại tu hệ thống ống trên các loại tàu có công suất 600 - 1200 cv.

4. Đề ra các giải phápmới để khắc phục những hỏng hóc của hệ thống ống trên tàu cá.

5. Thông rửa được hệống của các loại tàu có công suất 600 - 1200 cv.

6. Sửa chữa được nhữnghỏng hóc của máy móc, thiết bị đang sử dụng trong nghề.

7. Tổng kết được kinhnghiệm trong nghề và đề xuất các cải tiến, sáng kiến nhằm tiết kiệm vật tư,nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

4.8. Công nhân sửachữa và lắp ráp máy

Bậc 1

a) Hiểu biết:

1. Nắm được nguyên lýlàm việc của động cơ đốt trong.

2. Biết được chứcnăng, nhiệm vụ của các hệ thống như: cụm máy chính, máy phụ, hệ thống làm mát,bôi trơn, khởi động, cung cấp nhiên liệu.

3. Đọc đuợc các bản vẽđơn giản có 2 hình chiếu như: con lăn, ắc con lăn, bích ...

4. Nhận biết được cácloại dụng cụ dùng trong nghề và một số dụng cụ đo thông thường như: thước cặp,panme, compa đong ...

b) Làm được:

1. Phụ trợ thợ bậc caotháo, lắp và bảo quản các chi tiết khi tháo máy như: quay máy, lấy dụng cụ, vậnchuyển chi tiết, kéo palăng ...

2. Vệ sinh và bảo quảnđược các chi tiết của động cơ như: bầu lọc thô, bầu lọc tinh, dầu bôi trơn, dầudiêzen, nắp máy, các te.

3. Rà thô được các nấmhút, xả.

4. Tháo, lắp các chitiết, cụm chi tiết đơn giản có hướng dẫn của thợ bậc cao.

5. Sử dụng được thướccặp, panme, compa đong ...

Bậc 2

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ củanhững chi tiết đơn giản trong động cơ như: puli 3 bậc, bạc, bánh răng thẳng,trục nhiều bậc.

2. Hiểu được nhữngkhái niệm thông thường về dung sai lắp ghép như: các kích thước, dung sai, cấpchính xác ... Phân biệt được hệ lỗ và hệ trục, hiểu khái niệm về mặt chuẩn.

3. Biết cách thay dầuđúng tiêu chuẩn và bơm dầu, mỡ vào những chỗ cần thiết của máy.

4. Biết tên gọi, côngdụng các loại dụng cụ dùng trong nghề.

5. Biết tên và phạm visử dụng các loại dầu mỡ bôi trơn thường dùng.

6. Nắm được nguyên lýlàm việc của động cơ diezen, động cơ xăng 4 kỳ và 2 kỳ.

7. Nắm được cấu tạochung của động cơ diezen, biết tên và nhiệm vụ của các cụm chi tiết, các hệthống trong động cơ diezen.

8. Biết các ký hiệu,tính chất cơ, lý, hoá các vật liệu thường gặp.

b) Làm được:

1. Tháo được lọc dầu,cạo sạch được muội than ở buồng cháy, rửa sạch được các chi tiết của động cơ.

2. Rà và lắp được nấmhút, xả đúng yêu cầu kỹ thuật.

3. Giũa được các mặtphẳng nhỏ như bulông, đai ốc, rắc co. Làm được các vòng đệm bằng tôn. Ren và tarô được bulông và đai ốc đúng yêu cầu kỹ thuật.

4. Phụ được thợ bậctrên khi bảo dưỡng và sửa chữa máy tàu.

Bậc 3

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ có3 hình chiếu, sơ đồ lắp ráp từng cụm chi tiết của máy.

2. Hiểu được các chếđộ lắp ghép: lắp lỏng, trung gian, chặt. Nắm được các khái niệm độ không songsong, độ không vuông góc và cách kiểm tra.

3. Nắm được chế độ màimòn cơ giới của các chi tiết lắp ghép động.

4. Hiểu cấu tạo nguyênlý của các loại dung cụ: thước cặp, vam, kích, cờ lê lực.

5. Biết cách đặt cụmbơm cao áp cho các máy thường sửa chữa

6. Nắm được nguyên lýlàm việc và kết cấu của máy nén khí.

7. Biết cấu tạo, hiểunguyên lý làm việc của các hệ thống chính của máy như: nhiên liệu, bôi trơn,làm mát, khởi động, truyền động điều khiển ...

8. Biết đặc điểm cấutạo của các chi tiết thuộc cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền, xi lanh, nắp máy.

9. Biết nhiệm vụ vànguyên lý hoạt động của các loại thiết bị như: bơm nước, máy tời lưới, tời neo,máy lái.

b) Làm được:

1. Tháo rời được toànbộ máy thường làm. Nếu máy làm lần đầu khi tháo gặp khó khăn, có thể làm đượctheo chỉ dẫn.

2. Điều chỉnh được khehở nhiệt theo lý lịch máy.

3. Cạo thô được bạcbiên, bạc trục, bạc cam và sửa chữa được mũi cạo.

4. Vận hành đúng quytrình được máy công suất từ 100 cv trở xuống sau khi sửa xong.

5. Tìm được các hỏnghóc thông thường của máy như: tắc dầu, bỏ máy, các máy làm việc không đều.

6. Tháo lắp điều chỉnhđược bơm nước.

7. Thay đuợc bu lon,gu dong gãy, làm nguội được ca vét thông thường, sửa nguội mối hàn.

8. Sửa nguội được vànhrăng bánh đà các máy có công suất Ê 100 cv

Bậc 4

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ cómặt cắt ngang và cắt trích.

2. Hiểu, xác định vàcách kiểm tra: độ côn, độ ô van, độ đảo và độ lệch tâm.

3. Nắm được cấu tạo,hiểu nguyên lý làm việc của panme, đồng hồ so.

4. Nắm được các thôngsố và chỉ tiết kỹ thuật của các loại máy thường sửa chữa, lắp đặt.

5. Biết các điều kiệnđể 2 bánh răng ăn khớp và nguyên nhân gây ra hư hỏng bánh răng.

6. Biết được nhữngđiểm cơ bản trong quy phạm đăng kiểm Việt Nam về máy thuỷ.

7. Nắm được sự tạothành hỗn hợp cháy, thành phần hỗn hợp và các chế độ làm việc của động cơdiezen, biết quan hệ giữa màu khi xả với sự cháy của nguyên liệu.

8. Phân tích được đặcđiểm cấu tạo của buồng đốt, phương pháp mồi cháy động cơ diezen.

9. Hiểu được nguyêntắc cân bằng tĩnh, cân bằng động và tác hại của hiện tượng mất cân bằng.

b) Làm được:

1. Bảo dưỡng được bộkhởi động,máy phát điện, biết đấu ắc quy khởi động.

2. Tháo, lắp vệ sinh,kiểm tra và sửa chữa được các chi tiết trong cụm biên tay quay như: vòng găng,bạc biên, bạc ắc, piston.

3. Hướng dẫn và vậnhành được máy công suất từ 250 cv trở xuống sau khi sửa chữa, xử lý được nhữnghư hỏng thường gặp.

4. Lắp, điều chỉnh đượcbơm dầu nhờn, bơm cao áp, bộ li hợp, hộp số.

5. Sửa nguội được cáclỗ tròn, ô van, các rãnh then trên trục. Sửa được các ren bị bẹp.

6. Kiểm tra độ đâm củapiston, tay biên.

7. Cạo, rà được đệm,điều chỉnh khe hở dọc trục khuỷu.

8. Lắp được toàn bộmáy chính, máy phụ thường làm.

9. Phát hiện, sửa chữavà điều chỉnh được các hư hỏng của máy như: thổi gioăng nắp máy, tiếng gõpiston, supáp hút xả, ... sai lệch lượng phun dầu, không chạy không tải được... của các loại máy thường làm.

Bậc 5

a) Hiểu biết:

1. Đọc được các bản vẽphức tạp về máy tàu. Biết biện pháp công nghệ gia công chi tiết. Biết chọn phươngpháp lắp ghép thích hợp.

2. Hiểu được các kháiniệm về chuỗi kích thước và cách tính dung sai khâu khép kín.

3. Nắm được tiêu chuẩnkỹ thuật của các chi tiết máy tàu thường làm.

4. Nắm cấu tạo, hiểunguyên lý làm việc của động cơ tăng áp, các phương pháp làm mát máy gián tiếp,trực tiếp.

5. Biết được các nhântố ảnh hưởng tới công suất của máy và biện pháp nâng cao công suất thuộc phạmvi hệ thống cung cấp nhiên liệu, biết biện pháp tiết kiệm nhiên liệu.

b) Làm được:

1. Sửa nguội được cácchi tiết thuộc hệ thống cung cấp nhiên liệu, bộ ly hợp, làm được các loại cavét khó.

2. Lắp, điều chỉnh,thử nghiệm được các loại máy tàu không thông dụng.

3. Đúc được babit chocác bạc cam, đệm điều chỉnh khe hở dọc trục khuỷu.

4. Điều chỉnh thànhthạo: điểm nổ, áp lực phun nhiên liệu, góc phun của các máy thường làm.

Bậc 6

a) Hiểu biết:

1. Vẽ được các loại đồgá, công cụ cải tiến phục vụ cho việc sửa chữa máy, trục.

2. Lập được quy trìnhlắp ráp các loại động cơ nhà máy đã sửa chữa. Phát hiện được những sai sóttrong quy trình của người khác lập.

3. Dựa vào bản vẽ cóthể biết phương pháp tháo lắp các cụm chi tiết khó.

4. Phân tích đượcnhững yếu tố ảnh hưởng đến công suất động cơ và biện pháp giảm tổn thất côngsuất động cơ.

5. Nắm được nội dungcông việc sửa chữa điện, hệ trục, ống khi tàu vào tiểu tu và sữa chữa lớn.

6. Nắm được những quyđịnh của đăng kiểm Việt Nam về máy tàu và hệ trục.

7. Nắm được cấu tạo,nguyên lý làm việc của các thiết bị thử động cơ.

b) Làm được:

1. Phát hiện và sửachữa được các hư hỏng của máy.

2. Sử dụng được cáccông cụ đo lường phức tạp, các đồng hồ đo như: áp lực nén, nổ; độ dơ vòng bi...

3. Điều chỉnh và cânbằng máy.

4. Làm được đồ gá,công cụ cải tiến để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sửa chữa.

5. Hiệu chỉnh được mộtsố dụng cụ đo như: panme, đồng hồ sơ ...

6. Sửa nguội được tấtcả các chi tiết thuộc máy tàu.

7. Kiểm tra, lắp đặt đượchệ trục chân vịt tàu công suất từ 600 cv trở xuống.

8. Tổng hợp và phổbiến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, có năng suất, chất lượng cao.

Bậc 7

a) Hiểu biết:

1. Hiểu sâu, nắm chắclý thuyết động cơ diezen.

2. Làm quy trình kỹthuật cho việc sửa chữa máy tàu.

3. Nắm được tính năngkỹ thuật của các máy móc thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa máy tàu.

4. Lập được dự trùnguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng phục vụ sửa chữa.

b) Làm được:

1. Phát hiện, sửa chữađược tất cả những hư hỏng của các loại máy tàu.

2. Biến chế được nhiềuloại phụ tùng về máy tàu phục vụ cho công việc sửa chữa.

3. Giải quyết được cáckhó khăn về kỹ thuật về sửa chữa máy tàu.

4. Sử dụng, sửa chữa đượccác thiết bị thử động cơ mới được trang bị theo tài liệu hướng dẫn.

5. Tổng kết được kinhnghiệm trong nghề và đề xuất các cải tiến, sáng kiến nhằm tiết kiệm vật tư,nâng cao năng suất lao động, nâng cao tuổi thọ của máy tàu.

4.9 Công nhân hànhơi

Bậc 1

a) Hiểu biết:

1. Phân tích được tínhchất của ngọn lửa hàn hơi và cách phân bố nhiệt của ngọn lửa.

2. Đọc được bản vẽ đơngiản có 2 hình chiếu.

3. Phân biệt được cácphương pháp hàn nối, đọc được các kí hiệu về hàn nối mép và nối đầu.

4. Biết sơ lược đượctính chất cơ học của kim loại thông thường, nắm được cách phân loại và phânbiệt giữa thép và gang.

5. Biết chuẩn bị chocông việc hàn hơi bao gồm: hơi, ô xy, ống dẫn, mỏ hàn ...

6. Biết cách đọc đồnghồ đo áp lực.

7. Phân biệt được mốihàn tốt hay xấu bằng cách xem xét, gõ, đập.

8. Biết được các biệnpháp kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ trong nghề hàn hơi.

b) Làm được:

1. Điều chỉnh đượcngọn lửa đang hàn, đóng mở van hơi và chuẩn bị dụng cụ trước khi hàn.

2. Hàn nối mép tôn dàytừ 2 đến 4 mm.

3. Bảo quản được cácthiết bị trong nghề.

Bậc 2

a) Hiểu biết:

1. Biết vẽ khai triểncác hình trụ, tròn. Biết được dung sai kích thước tự do.

2. Nắm được tính chấtcủa các loại kim loại thông thường như: gang, thép, đồng, nhôm.

3. Biết được các loạiđầu nối và mối hàn.

4. Biết tên và côngdụng của từng số mỏ hàn, mỏ cắt.

5. Nắm được phươngpháp cắt hơi và hàn hơi.

6. Biết tên gọi cácloại thuốc hàn, que hàn và cách chọn thích hợp với vật liệu.

7. Biết cách điều tiếtlượng ô xy và hơi phù hợp với từng trường hợp cắt, hàn, đốt.

8. Nắm được cấu tạo,tác dụng và phương pháp sử dụng an toàn các thiết bị hàn hơi.

b) Làm được:

1. Hàn nối đuợc tôndày từ 2 đến 5 mm.

2. Điều chỉnh đượcngọn lửa và áp suất ô xy để cắt tôn dày đến 10 mm theo dấu đơn giản.

3. Hàn được các ốngbằng đồng đỏ đường kính tới 30 mm, chiều dày ống từ 3 đến 6 mm.

4. Sử dụng và bảo dưỡngđược các thiết bị về hàn hơi theo chỉ dẫn của thợ bậc cao.

5. Phát hiện được mộtvài hư hỏng thông thường của thiết bị hàn.

6. Phòng chống đượcbiến dạng trong quy trình hàn.

Bậc 3

a) Hiểu biết:

1. Biết đọc các bản vẽchi tiết có 3 hình chiếu.

2. Nắm được tính chấtcủa kim loại màu và hợp kim của chúng.

3. Biết sơ lược kỹthuật hàn đồng, nhôm, gang.

4. Biết tính lượng quehàn theo kết cấu của mối hàn.

5. Biết lựa chọn riêngmỏ hàn và xác định được góc nghiêng của mỏ hàn, phương pháp di mỏ hàn.

6. Biết yêu cầu cơ bảnvề chất lượng mối hàn, nêu được khuyết tật của mối hàn và phuơng pháp tránh.

b) Làm được:

1. Hàn được các ốngbằng đồng đỏ dày từ 2 đến 4 mm.

2. Hàn được dao hợpkim.

3. Cắt được tôn dàyđến 20 mm theo dấu một cách tương đối chính xác.

4. Hàn được các bìnhchịu áp suất nước đến 2,5 kg/cm2.

5. Sửa chữa được mỏhàn trong trường hợp hỏng thông thường.

6. Cắt phá được tônmạn tàu thuỷ, hàn nối được các loại ống thép trong hầm tàu có đường kính tới100mm.

7. Vát mép được cácloại tôn dày phục vụ cho nguyên công hàn.

8. Làm được trong tưthế hàn leo theo kiểu dưới lên, trên xuống ở các chi tiết, bộ phận không quantrọng.

Bậc 4

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ lắpráp trung bình khoảng 5 -10 chi tiết, như hệ thống quạt gió tàu thuỷ.

2. Nắm vững yêu cầuđối với thuốc hàn và ký hiệu que hàn.

3. Nắm vững kỹ thuậthàn đồng, nhôm, gang và cách chọn thuốc, que hàn phù hợp.

4. Phân tích đượcnguyên nhân gây biến dạng khi hàn, các phương pháp chống biến dạng.

5. Nắm vững quy tắc sửdụng thiết bị hàn điện và kỹ thuật an toàn về điện.

6. Hiểu được kết cấucủa bộ van giảm áp chai ô xy.

7. Biết được hình thứckiểm nghiệm chất lượng mối hàn.

b) Làm được:

1. Hàn được các mối hànbằng, hàn leo tôn dày 3 mm.

2. Cắt và hàn được cácđường ống dẫn trong hầm tàu.

3. Hàn kín được cácvật bằng tôn mỏng tới 1 mm.

4. Hàn đắp được cácchi tiết như bánh răng bằng gang không quan trọng, hàn đắp được chân vịt đồng,trục chân vịt, xoa trục bạc.

5. Cắt được các đườngcong tổng đoạn, phân đoạn, mũi, lái tàu thuỷ, các đường cong nối tiếp góc độnhỏ, tôn dày tới 10 mm.

6. Sửa được tất cả cácloại đèn cắt, đèn hàn hiện có.

7. Làm được dưỡng đểcắt, kiểm tra.

8. Sử dụng được máycắt tự động và bán tự động thông thường để cắt các vật tương đối phức tạp.

Bậc 5

a) Hiểu biết:

1. Đọc được toàn bộcác bản vẽ về máy hàn, vật hàn.

2. Lựa chọn được phươngpháp hàn nối ống tuỳ theo độ dày của thành ống.

3. Biết lý thuyếtnhiệt luyện kim loại như: thép, gang.

4. Nắm vững tính chấtcủa ô xy và hơi hàn dùng trong công nghệ hàn.

5. Biết kỹ thuật hàngang nguội, gang nóng, hàn kim loại màu và hợp kim khác.

6. Phân tích đượckhuyết tật của mối hàn, đề ra được những biện pháp khắc phục.

7. Biết các phươngpháp nhiệt luyện sau khi hàn, lập được trình tự hàn cho công việc bậc thợ củamình và bậc dưới.

8. Biết lý thuyết gòbậc 2 và hiểu biết công nghệ của thợ sắt bậc 3.

b) Làm được:

1. Hàn được các mốihàn leo, hàn ngửa ở những chỗ chật hẹp, hiểm hóc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

2. Hàn được các chitiết, phụ tùng chịu áp lực, chịu sức chấn động mạnh.

3. Hàn sửa chữa đượccác vật bằng gang cũ, gang đúc bị khuyết tật đòi hỏi phương pháp gia nhiệt vàkỹ thuật hàn phức tạp.

4. Cắt được tôn dàytới 50 mm, thép tròn đường kính tới 100 mm.

5. Cắt được những đườngcong phức tạp, rà mép tôn trên vỏ tàu biển phần đáy và mũi lái.

6. Làm được thợ hànđiện có tay nghề tương đương bậc 2/7.

7. Sửa chữa thành thạocác bộ phận máy hàn khi hư hỏng.

8. Xử lý được nhữngkhuyết tật của mối hàn.

Bậc 6

a) Hiểu biết:

1. Hiểu được dung sailắp ghép, biết tra bảng dung sai.

2. Xác định được quytrình công nghệ hàn thích hợp đối với từng loại chi tiết lắp ghép đảm bảo kỹthuật.

3. Biết phương pháp xửlý nhiệt trước và sau khi hàn.

4. Biết phương pháp kiểmnghiệm mối hàn và vật hàn, nắm được phương pháp kiểm tra tu sửa và thử nghiệmthiết bị hàn hơi.

5. Lập được trình tựhàn cho công việc bậc thợ của mình và bậc dưới.

6. Có hiểu biết về hànđiện của thợ bậc 3/7.

b) Làm được:

1. Hàn được các ốngthép với nhau mà không xoay ống (để đứng).

2. Hàn được tất cả cácchi tiết to hoặc nhỏ bằng sắt, thép, gang, đồng, ăng ti mon.

3. Hàn sửa được cácmặt hàng khó như: đắp bánh răng, hàn bạc đồng, chân vịt tàu biển, cánh rô tođộng cơ điện, vết nứt của xi lanh, nắp xi lanh, băng máy.

4. Hàn được nồi hơi,các bộ phận của nồi hơi ở các tư thế.

5. Kiểm tra, sửa chữađược một số khuyết tật của vật hàn.

6. Làm được thợ hànđiện có tay nghề tương đương bậc 3/7, thợ gò và thợ nguội tương đương bậc 2.

7. Tổng hợp và phổbiến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, có năng suất, chất lượng cao.

Bậc 7

a) Hiểu biết:

1. Vẽ được các dụng cụgá lắp dùng cho việc hàn.

2. Nắm vững công nghệhàn cho tất cả các loại thép, gang và kim loại màu hoặc hợp kim.

3. Biết lý thuyếtnhiệt luyện kim loại và tôi đèn xì.

4. Biết những biến đổivề chất lượng kim loại trong mối hàn và nguyên nhân gây ra chất lượng xấu.

5. Nắm được tính năngkỹ thuật của tất cả các thiết bị hàn hơi, nắm được cấu tạo và nguyên lý làmviệc của thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn bằng siêu âm.

b) Làm được:

1. Làm được các bộ gálắp phức tạp trong nghề hàn.

2. Hàn được tất cả cácchi tiết, bộ phận khó ở mọi tư thế phải qua công nghệ hàn hơi.

3. Sử dụng được cácthiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn theo tài liệu huớng dẫn.

4. Làm được thợ hànđiện có tay nghề tương đương bậc 4/7, thợ gò và thợ nguội tương đương bậc 3.

5. Chỉ đạo sản xuất vàquản lý kỹ thuật công nghệ hàn hơi.

6. Phát hiện đuợc bấthợp lý trong quy trình hàn.

7. Sửa chữa được nhữnghỏng hóc của các máy móc, thiết bị đang sử dụng trong nghề.

8. Tổng kết được kinhnghiệm trong nghề và đề xuất các cải tiến, sáng kiến nhằm tiết kiệm vật tư,nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

4.10 Công nhân hànđiện

Bậc 1

a) Hiểu biết:

1. Biết đọc bản vẽ chitiết đơn giản qua 2 hình chiếu, các ký hiệu mối hàn nối.

2. Hiểu được khái niệmvề dung sai kích thước.

3. Biết tính chất củavật liệu thông dụng làm từ thép các bon.

4. Nắm được kiến thứcthông thường về điện và đọc được chỉ số trên các đồng hồ của máy hàn một chiều,máy hàn xoay chiều.

5. Phân biệt đuợc mốihàn ngấu hay không ngấu, tốt hay xấu.

6. Biết tên và côngdụng của các loại dụng cụ chính dùng trong nghề và dụng cụ phòng hộ cá nhân.

7. Biết tính chất nguyhiểm của dòng điện và biện pháp phòng ngừa tai nạn.

b) Làm được:

1. Đấu được dây nóngvà dây nguội của máy hàn.

2. Hàn đính, gá đượccác kết cấu không quan trọng, hàn nối đuợc tôn dày từ 5 mm trở lên.

3. Hàn được các mốihàn thẳng góc của các kết cấu cong giang không quan trọng trong công nghệ đóngtàu có trọng tải Ê 300 tấn ở vị trí hàn bằng.

4. Tẩy sạch được cácmối hàn thông thường.

5. Đấu được điện nguồncho máy hàn xoay chiều.

Bậc 2

a) Hiểu biết:

1. Hiểu được dung sailắp ghép, tra được dung sai kích thước.

2. Biết tiêu chuẩn,hình dạng, cách gọi tên các loại thép định hình thường dùng trong công nghệđóng tàu.

3. Nắm được tính chất,công dụng của các kim loại thông thường và vật liệu thường dùng trong công nghệđóng tàu.

4. Đọc được các kýhiệu mối hàn theo tiêu chuẩn Nhà nước.

5. Biết tên gọi, thànhphần, tính chất, công dụng của các loại que hàn thường gặp, biết sơ lược vềthành phần lớp thuốc bọc que hàn.

6. Biết nguyên nhângây ra khuyết tật bên ngoài của mối hàn và cách khắc phục.

7. Biết các phươngpháp chuyển động của đầu que hàn trong hàn tay.

8. Biết sơ lược nguyênlý, cấu tạo máy hàn xoay chiều, máy hàn một chiều thường dùng.

9. Biết biện phápphòng ngừa tai nạn điện giật và cách cấp cứu khi bị điện giật.

b) Làm được:

1. Điều chỉnh đượcdòng điện hàn cho phù hợp với đường kính que hàn, chiều dày vật hàn.

2. Hàn được ở tư thếhàn bằng các mối hàn nối tiếp thẳng góc loại tôn 5 - 8 mm với vật hàn khôngquan trọng.

3. Hàn được các mốihàn lồi, lõm, hàn chồng mối các tấm thép dày 5 -10 mm ở tư thế hàn bằng.

4. Phát hiện được mộtsố hư hỏng thông thường của máy hàn để gọi thợ điện đến sửa chữa.

Bậc 3

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ củavật thể qua 3 hình chiếu.

2. Biết tính, lấy dấucác loại sắt, thép định hình và tôn tấm trước khi uốn và hàn.

3. Biết thành phầnchính và tác dụng của các chất bảo vệ mối hàn.

4. Biết được cáckhuyết tật của mối hàn trong công nghệ hàn tay và phương pháp tránh.

5. Nắm được sơ lượccác phương pháp chống biến dạng khi hàn.

6. Biết xác định đườngkính que hàn theo loại mối hàn và chiều dày tôn.

7. Hiểu được nguyên lý,cấu tạo của các máy hàn thường dùng và các hư hỏng thường gặp.

8. Biết chọn tiết diệndây hàn theo dòng điện hàn.

9. Hiểu được nguyênlý, cấu tạo dụng cụ đo điện như: vôn kế, ampe kế.

10. Biết sơ lượcnguyên lý hàn tự động và bán tự động.

b) Làm được:

1. Hàn được các bệ máyvới chiều dày tôn đến 12 mm ở vị trí hàn bằng.

2. Hàn nối kín nước đượccác loại ống với nhau, ống với mặt bích của kết cấu chịu áp lực thấp.

3. Hàn đắp được cácchi tiết không quan trọng bằng thép các bon thấp.

4. Hàn đắp được ở tư thếhàn ngang, hàn leo các bộ phận không quan trọng như: vách thùng chứa nước, chứadầu, vách tàu, vách xà lan.

5. Hàn đắp và láng đượcmặt phẳng rộng đến 20 cm2.

6. Cắt được tôn dày 2- 4 mm đảm bảo kỹ thuật.

7. Sử dụng được máyhàn chấm.

8. Làm được một sốviệc của thợ sắt bậc 1 có liên quan.

Bậc 4

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ kếtcấu hàn và bản vẽ có mặt cắt ngang.

2. Nắm vững cấu tạo,nguyên lý của máy phát điện hàn 1 chiều.

3. Biết phương pháphàn nóng, hàn lạnh gang và cách bố trí mép hàn.

4. Nắm được một sốđiều cần thiết khi hàn thép không gỉ.

5. Biết phân tích đượcnguyên nhân biến dạng khi hàn và cách chống biến dạng.

6. Biết các phươngpháp nghiệm thu vật hàn bằng cách kiểm tra bên ngoài, đo kích thước, thử độkín.

7. Nắm được nguyên tắchàn tự động, bán tự động; hàn dưới lớp dưới thuốc và trong khí bảo vệ.

b) Làm được:

1. Hàn được ở các tưthế (hàn leo, ngang, trần) các chi tiết quan trọng như: nối các phân đoạn, tổngđoạn tàu, hàn các đường dưới mớn nước của tàu, sà lan.

2. Hàn đắp được trục lái,trục chân vịt, trục trung gian, bánh răng hộp số.

3. Hàn được ở các tưthế mối hàn tôn mỏng đến 2 mm.

4. Hàn được các thùng,ống từ thép các bon chịu áp suất đến 20 kg/cm2 và chịu nhiệt độ đến300 oC.

5. Chuẩn bị để hàn vàhàn được các chi tiết bằng gang theo phương pháp hàn lạnh.

6. Phát hiện được cáchư hỏng thông thường của máy hàn và tự sửa chữa được một số trường hợp.

Bậc 5

a) Hiểu biết:

1. Biết tính chất,thành phần, tác dụng của một số kim loại màu và hợp kim của chúng.

2. Đọc được bản vẽ kếtcấu hàn tương đối phức tạp với nhiều chi tiết.

3. Biết nguyên nhângây ra các ứng suất về nhiệt, biến dạng, các phương pháp giảm ứng suất, biếndạng khi hàn.

4. Biết nối và vậnhành các máy phát điện và biến thế hàn làm việc song song, biết dùng các máyhàn công suất thấp để hàn các chi tiết dày, mở mép rộng.

5. Biết phương phápnhiệt luyện sau khi hàn.

6. Biết kết cấu, côngdụng của bình sinh khí axêtylen và ô xy.

7. Lập được trình tựhàn cho thợ bậc dưới.

b) Làm được:

1. Hàn được bình, ốngchịu áp lực đến 50 kg/cm2, làm việc ở nhiệt độ đến 300 - 400 oC,chịu được chấn động.

2. Hàn được bệ máy tàubiển lớn.

3. Hàn được các ống nướcbằng gang, các vỏ hộp số, vỏ máy bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.

4. Hàn được tư thế hàntrần một số chi tiết, kết cấu quan trọng như: nối tổng đoạn của tàu, tôn vỏsống mũi, sống lái tàu và sà lan.

5. Hàn được các kimloại màu như: đồng đỏ, đồng thanh, đồng thau.

6. Hàn được hộp máy vàcác kết cấu đòi hỏi độ chính xác cao, đảm bảo không biến dạng quá giới hạn vàứng suất dư lớn.

7. Xử lý được một sốbiến dạng sau khi hàn.

8. Làm được thợ sắt cótay nghề tương đương bậc 2.

9. Sử dụng được cácthiết bị hàn hơi và biện pháp an toàn thợ hàn hơi bậc 2.

Bậc 6

a) Hiểu biết:

1. Phác hoạ được đồ gádùng trong công nghệ hàn.

2. Biết sử dụng cácbiện pháp cần thiết trước khi hàn để giảm tối đa biến dạng và ứng suất sau khihàn.

3. Biết phương pháp xửlý nhiệt trước khi hàn.

4. Biết cấu tạo,nguyên lý làm việc của thiết bị hàn tự động, hàn bán tự động, hàn bấm, hàn đốiđầu.

5. Biết các phươngpháp cơ bản kiểm tra chất lượng mối hàn.

6. Biết trình tự, côngnghệ hàn các mối hàn vát mép kiểu X đến 12 lớp và quy cách que hàn đối với mọilớp hàn.

7. Biết tổ chức nơilàm việc an toàn và khoa học.

8. Có hiểu biết về hànhơi như thợ hàn hơi bậc 3.

b) Làm được:

1. Sử dụng được máyhàn bán tự động, hàn chấm, hàn đối đầu.

2. Hàn được nồi hơi,các kết cấu chịu áp lực đến 60 kg/cm2, chịu nhiệt độ đến 400 oC.

3. Hàn được mối hàntrần của tôn mỏng 1,5 mm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật trên suốt chiềudài mối hàn.

4. Hàn được tôn dày 20mm, hàn nối các loại trục lớn đường kính đến 100 mm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật,không biến dạng quá tiêu chuẩn cho phép.

5. Hàn được thép khônggỉ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

6. Sửa chữa đuợc cáckhuyết tật mối hàn.

7. Làm được thợ hànhơi có tay nghề tương đương bậc 3 và làm được một số việc liên quan của thợ sắtbậc 3.

8. Tổng hợp và phổbiến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, có năng suất và chất lượng cao.

Bậc 7

a) Hiểu biết:

1. Hiểu biết được kỹthuật điện ở trình độ sơ cấp.

2. Biết hầu hết các phươngpháp kiểm tra chất lượng mối hàn.

3. Biết về biến đổichất kim loại trong mối hàn và nguyên nhân gây chất lượng xấu.

4. Nắm được cấu tạo,nguyên lý làm việc của thiết bị kiểm tra mối hàn bằng siêu âm.

5. Nắm được tính năngkỹ thuật của tất cả các thiết bị hàn hiện có.

6. Biết phương pháppha chế thuốc hàn dùng cho hàn bán tự động, hàn tự động và biết các loại khí thườngdùng bảo vệ mối hàn trong hàn bán tự động.

7. Biết tính cường độmối hàn.

8. Hiểu biết được cáckiểu gá hàn tiên tiến và biết lập trình tự mối hàn trong một kết cấu nhằm giảmbiến dạng hàn và ứng suất sau hàn.

9. Có hiểu biết về hànhơi như thợ hàn hơi bậc 4.

10. Nắm được lý thuyếtgò, rèn tương đương thợ bậc 3.

b) Làm được:

1. Hàn được mọi chi tiết,kết cấu phức tạp, ở mọi tư thế phải qua trong công nghệ hàn điện.

2. Sử dụng được cácthiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn khi có tài liệu hướng dẫn.

3. Phát hiện, sửa chữađược các hư hỏng của máy hàn tay và máy hàn bán tự động.

4. Làm được một số côngviệc của thợ sắt bậc 4 và thợ hàn hơi bậc 4.

5. Giải quyết được tấtcả các khó khăn về kỹ thuật hàn điện.

6. Lập được quy trìnhhàn cho công việc bậc thợ của mình và bậc dưới, phát hiện sai sót trong các quytrình.

7. Tổng kết được kinhnghiệm trong nghề và đề xuất các cải tiến, sáng kiến nhằm tiết kiệm vật tư,nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

4.11 Công nhân điệntàu thuỷ

Bậc 1

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ sơđồ mạch điện đơn giản như mạch điện chiếu sáng gồm: công tắc, cầu chì, ổ cắmđiện, đèn, quạt.

2. Biết tên gọi vàcông dụng của các loại dây dẫn điện như: dây cao su, dây cao su bọc vải, dâybọc ni lông và một số vật liệu cách điện như: nỉ, giấy, vải.

3. Biết sử dụng cácdụng cụ đơn giản dùng trong sửa chữa điện như: kìm, kéo, tuốc nơ vít, đèn thử,bút thử điện, đồng hồ đo điện.

4. Biết nguyên lý cơbản của máy điện một chiều, động cơ điện xoay chiều 1 pha, 3 pha, biết côngdụng của cầu chì bảo vệ.

5. Biết kiến thức vềan toàn điện và cấp cứu khi có tai nạn điện.

b) Làm được:

1. Tháo lắp, lau chùivà cho dầu mỡ các loại quạt điện, động cơ điện xoay chiều 3 pha có công suất từ0,6 đến 7 kw.

2. Sửa chữa thay thế đượccác cầu chì hạ thế.

3. Tháo lắp và quấnlại các cuộn dây của khởi động từ, rơ le có sự hướng dẫn của thợ bậc trên.

4. Sửa chữa những hưhỏng thông thường của mạng điện chiếu sáng đơn giản.

5. Lắp ráp được bảngđiện gồm: công tác, cầu chì, ổ cắm đèn, quạt.

Bậc 2

a) Hiểu biết:

1. Đọc được sơ đồ mạchđiện chiếu sáng của 1 phân xưởng và nguyên lý chung của hệ thống điện tàu thuỷ.

2. Đọc và hiểu đượcbản vẽ sơ đồ trải của cuộn dây máy điện xoay chiều 3 pha đơn giản 1 tốc độ.

3. Đọc và hiểu đuợccác số liệu ghi trên bản vẽ máy điện, khí cụ điện.

4. Nắm được nguyên lýcơ bản của dòng điện 1 chiều, dòng điện xoay chiều, máy phát điện.

5. Biết tên, công dụngcủa các loại dụng cụ đồ nghề, đồng hồ điện dùng trong điện tàu thuỷ.

b) Làm được:

1. Tháo lắp, lau chùicác động cơ điện xoay chiều có công suất đến 20 kw. Đấu động cơ cho chạy phải,trái và Y - D tuỳ theo điện thế lưới điện.

2. Dùng phương phápthử để tìm ra được chạm pha hay chạm mát và xác định được đầu và cuối của cuộndây máy điện.

3. Sửa chữa những hưhỏng thông thường của khởi động từ Rơ le.

4. Biết phương phápnối dây và bọc lại dây sau khi nối.

5. Thi công được hệthống chiếu sáng của tàu thuỷ có công suất đến 135 cv.

Bậc 3

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ sơđồ trải của máy điện 1 chiều đơn giản, xoay chiều 3 pha nhiều mạch song song,mạch của mạng điện chiếu sáng và động lực của 1 phân xưởng.

2. Hiểu biết về điệntàu thuỷ và đọc được sơ đồ điện loại tàu thường làm (như tàu cá 300 cv, tàu vậntải 400 tấn).

3. Hiểu biết về cácloại dụng cụ đo điện như: đồng hồ đo cường độ dòng điện, điện áp, điện trở;dụng cụ đo về cơ khí như: thước cặp, panme.

4. Biết tiêu chuẩn cáccấp cách điện của những vật liệu cách điện thường dùng.

5. Phân biệt được máyđiện đồng bộ và di bộ.

6. Đọc và hiểu các sốliệu ghi trên nhãn của máy điện, thiết bị điện, từ đó chọn các thiết bị đóngngắt và bảo vệ tương ứng.

7. Biết một số phươngpháp tẩm sấy máy điện thông thường.

b) Làm được:

1. Sửa chữa động cơđiện xoay chiều có công suất đến 14 kw, các hư hỏng thông thường của máy điện 1chiều và máy phát điện xoay chiều công suất đến 15 KVA.

2. Quấn lại các loạiđộng cơ điện có công suất đến 1,7 kw.

3. Chọn được cầu chìthích hợp cho từng loại thiết bị phù hợp yêu cầu kỹ thuật.

4. Sử dụng được cácloại đồng hồ đo điện như : đồng hồ ampe, vôn, ôm ...

5. Đi dây, lắp rápthành bảng điện chính cho tàu cá 300 cv theo hướng dẫn của thợ bậc trên.

6. Mắc được bình điệnnối tiếp, song song và hỗn hợp theo điện thế và dòng điện thích hợp.

7. Sửa chữa được máynạp điện 1 chiều.

Bậc 4

a) Hiểu biết:

1. Đọc đuợc các bản vẽcấu tạo, sơ đồ cuộn dây các loại máy phát điện 1 chiều, xoay chiều 2 tốc độ, sơđồ chiếu sáng và động lực của tàu cá tới 600 cv.

2. Biết nguyên lý cơbản của hệ thống phân chia điện năng tàu thuỷ.

3. Hiểu được nguyên lýcấu tạo của một số máy phát điện có kích thích chỉnh lưu bán dẫn, máy biến thếtụ điện.

4. Biết nguyên lý vậnhành, cấu tạo và phân biệt sự khác nhau căn bản giữa máy điện 1 chiều và xoaychiều, giữa động cơ rô to lồng sóc và dây quấn, giữa máy điện 1 chiều kíchthích song song, nối tiếp, hỗn hợp và độc lập.

5. Có kiến thức tốithiểu về điện tử dùng trong công nghiệp, biết ký hiệu và ý nghĩa của các sốliệu trên các linh kiện vô tuyến điện.

b) Làm được:

1. Sửa chữa các hỏnghóc của động cơ điện xoay chiều, 1 chiều, động cơ nhiều tốc độ, máy phát điện 1chiều có công suất đến 30 KVA.

2. Sửa chữa và lắp đặtcác tủ điện và bảng điện cho 1 phân xưởng hoặc cho tàu có công suất đến 400 cv.

3. Quấn được các loạiđộng cơ điện hoặc máy hàn xoay chiều đến 20 kw theo mẫu.

4. Sử dụng thành thạocác dụng cụ đo thường dùng trong nghề của mình.

Bậc 5

a) Hiểu biết:

1. Đọc được sơ đồ vàhiểu được tác dụng của các mạch chỉnh lưu 3 pha: chỉnh lưu bằng bán dẫn hoặcchỉnh lưu bằng điện tử; các mạch điện tử khuyếch đại công suất.

2. Vẽ được sơ đồ mạchđiện chiếu sáng 1 phân xưởng.

3. Đọc được bản vẽ sơđồ trải của các máy điện, khí cụ điện, mạch điều khiển và khống chế của hệthống truyền động điện tàu cá cỡ 800 - 1000 cv, sơ đồ điều khiển tự động củacác máy lái.

4. Hiểu được nguyên lýlàm việc của tất cả các loại dụng cụ, thiết bị đo điện.

5. Nắm được tính năng,công dụng một số linh kiện điện tử bán dẫn dùng trong tàu thuỷ.

b) Làm được:

1. Lắp ráp và kiểm traphát hiện những hư hỏng của máy điện.

2. Sửa chữa các khí cụđiện, cầu dao tự động của bảng điện chính, trạm phát có công suất đến 300 kw.

3. Sửa chữa hư hỏngcủa các loại máy điện 1 chiều, xoay chiều có công suất tới 100 kw, quấn lại cácđộng cơ máy phát tới 20 kw.

4. Tháo, lắp và sửachữa được các loại máy tời cẩu hàng, tời neo của những tàu công suất tới 1000cv.

Bậc 6

a) Hiểu biết:

1. Đọc tất cả các bảnvẽ điện phức tạp của máy điện, khí cụ điện, mạng điện, hệ thống điện tàu cá vàtàu vận tải công suất đến 1000 cv.

2. Phân biệt được cácmạch cơ bản như: khuyếch đại, chỉnh lưu. Đọc được sơ đồ các loại khuyếch đạiđiện tử như: khuyếch đại 1 chiều và thiết bị bảo vệ.

3. Có khái niệm vềđiều chỉnh và khống chế.

4. Hiểu được mạch điềukhiển và khống chế hệ thống truyền động điện máy lái, máy tời, máy neo, máy cẩuhàng.

5. Hiểu được nguyên lýlàm việc của các hệ thống báo cháy, báo sự cố, la bàn, ra đa, hệ thống đèn tínhiệu hàng hải.

b) Làm được:

1. Sửa chữa các loạimáy điện 1 chiều, xoay chiều có công suất từ 200 kw trở xuống, quấn đuợc độngcơ máy phát công suất đến 40 kw.

2. Tính thay thế đểcải tạo máy điện có điện thế hoặc vòng quay khác do yêu cầu thực tế.

3. Lắp ráp được hệthống điện chiếu sáng và động lực cho tàu cá công suất tới 800 cv.

4. Sửa chữa được nhữnghư hỏng của các thiết bị điều khiển từ xa của tàu có công suất từ 1000 cv trởlên.

5. Sửa chữa được hệthống điện tử trong các thiết bị rơ le thời gian, tạo xung hoặc khuyếch đại 1chiều.

6. Tổng hợp và phổbiến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, nâng cao được năng suất lao động và chất lượng.

Bậc 7

a) Hiểu biết:

1. Hiểu sơ đồ nhữngmạch điện của hệ thống điều khiển tàu theo chương trình có chỉ dẫn.

2. Biết được yêu cầukỹ thuật cơ bản của tất cả các hệ thống truyền động điện như: tời lưới, máy chếbiến.

3. Hiểu và sử dụngthành thạo các thiết bị của hệ thống tự động, điều khiển từ xa, nguyên lýtruyền động điện từ động cơ chính đến chân vịt.

b) Làm được:

1. Sửa chữa được cácloại máy điện đặc biệt như: máy điện khuyếch tán, máy phát đo tốc độ các loạimáy điện, nắn điện kích thích bằng bán dẫn.

2. Lắp ráp được tất cảcác loại máy điện, thiết bị điện, dụng cụ điện dùng trên tàu thuỷ và giải quyếtđuợc những khó khăn về kỹ thuật điện tàu thuỷ.

3. Tự bố trí đượcthiết bị cần thiết để kiểm nghiệm xác định chất lượng của máy điện và khí cụđiện sau khi đã sửa chữa xong. Kiểm tra được toàn bộ hệ thống điện trên tàuthuỷ.

4. Sửa chữa được các hưhỏng của máy hàng hải, máy dò độ sâu, ra đa và các máy móc, thiết bị khác đangsử dụng trong nghề.

5. Tổng kết được kinhnghiệm trong nghề và đề xuất các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng caonăng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

4.12 Công nhânnguội tàu thuỷ

Bậc 1

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ đơngiản như: trục trơn bạc, mặt bích; có khái niệm về dung sai lắp ghép. Hiểu đượcnhững sai lệch về kích thước, tra được dung sai theo tiêu chuẩn Việt Nam.

2. Nắm được một sốtính chất cơ, lý, hoá chủ yếu của các kim loại thông thường.

3. Hiểu và nắm đượccông dụng của những dụng cụ đo như: thước lá, compa đong, thước cặp 1/10, 1/20,1/50.

4. Biết sử dụng cácdụng cụ đồ nghề như: đục bằng, đục nhọn, dũa, compa, vạch dấu, cưa sắt, etôđúng tư thế thao tác.

5. Nắm được cách bảoquản dụng cụ đo và đồ nghề.

b) Làm được:

1. Vạch dấu được cáchình đơn giản như: hình tròn, hình vuông ... trên tôn. Dùng đục, dũa và cưa sắtđể gia công thô các chi tiết trên, đục thô đuợc các rãnh then, rãnh dẫn dầu.

2. Đánh được búa cái(đánh từ trên xuống).

3. Đục tẩy được mép vàba via của các phôi đúc, phôi hàn.

Bậc 2

a) Hiểu biết:

1. Đọc được bản vẽ có3 hình chiếu như: thân ổ trục, giá đỡ động cơ của máy bơm nước, thân êtô ...

2. Hiểu được một sốkhái niệm thông thường về dung sai lắp ghép như: các loại kích thước, sai lệchkích thước, dung sai, cấp chính xác, độ bóng ... Hiểu được khái niệm về mặtchuẩn.

3. Biết góc độ hìnhhọc của các loại đục và phạm vi ứng dụng của nó.

4. Biết lấy dấu cácchi tiết đơn giản như: đai ốc, rãnh then không quan trọng.

5. Biết được tên vàphạm vi ứng dụng các loại dầu, mỡ bôi trơn thường dùng. Biết tên, công dụng củacác vật liệu thường gặp.

b) Làm được:

1. Tra được dung saitheo tiêu chuẩn Việt Nam.

2. Sử dụng được máykhoan bàn, khoan được lỗ có đường kính từ 4 đến 6 mm trên chiều dày tôn 30 mm.

3. Đục, dũa được mặtphẳng 50 x 50 mm đạt độ chính xác cấp 4. Sửa nguội được rãnh then thường.

4. Làm ren được các lỗvà bu lông từ 6 đến 14 mm không bị cháy ren.

5. Làm được các thenthẳng, bề rộng then đạt độ chính xác cấp 3

6. Làm nguội được cácloại bản lề lá.

7. Tháo lắp, bảo dưỡngđược các chi tiết phụ thuộc hệ trục như: bu lông bánh lái, bu lông bích bơm nước,chi tiết phụ trên boong.

Bậc 3

a) Hiểu biết:

1. Biết cách chia vòngtròn thành các phần đều nhau. Hiểu được các khái niệm về độ không song song, độvuông góc và cách kiểm tra.

2. Hiểu được tính chấtcủa các chế độ lắp ghép, lắp lỏng, lắp chặt, lắp trung gian.

3. Nắm được phần cơbản về tính chất cơ, lý, hoá của các kim loại và hợp kim thường gặp như: nhôm,thiếc ...

4. Biết được phươngpháp tôi một số dụng cụ thông thường như: đục, búa, compa ...

5. Nắm được cấu tạocủa các loại van, hệ trục tàu thuỷ của tàu có công suất đến 150 cv.

b) Làm được:

1. Làm được các dụngcụ thông thường như: đục, compa đơn, mũi đánh tu, búa tay, cờ lê ... Biết sửachữa được mũi cạo.

2. Cạo phá được bạccủa các loại ổ đỡ.

3. Vạch dấu được rãnhthen trên trục, đục và dũa được rãnh then đảm bảo được bề rộng rãnh then đạt độchính xác cấp 2.

4. Đục được các rãnhdầu trong lỗ bạc.

5. Làm nguội, rà, lắpđược các loại van nước thông thường.

6. Tháo lắp, bảo dưỡngcác chi tiết máy lái, chuông truyền lệnh, hệ thống máy kéo neo.

7. Sử dụng được đồnghồ đo và panme để kiểm tra độ chính xác.

Bậc 4

a) Hiểu biết:

1. Xem được các loạibản vẽ lắp đơn giản, nắm được điều kiện kỹ thuật của bản vẽ ấy.

2. Nắm được nguyên tắcđịnh vị 6 điểm, hiểu được khái niệm độ côn, độ ô van, độ đảo, độ lệch tâm vàcách khắc phục.

3. Biết tính chất cơ,lý của các loại vật liệu như: thép lò xo, thép dụng cụ. Biết các hình thứcnhiệt luyện như: tôi, ủ, ram của những vật liệu đó.

4. Nắm được số lượngchi tiết, tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại van, hệ trục thường làm.

5. Hiểu được nguyêntắc cân bằng tĩnh, cân bằng động và tác hại của hiện tượng mất cân bằng.

6. Hiểu được nhữngđiều cơ bản trong quy phạm đăng kiểm Việt Nam về hệ trục tàu thuỷ.

b) Làm được:

1. Tự tôi, ram đượccác dụng cụ trong nghề.

2. Cạo rà được cácbăng máy, căn máy của máy diezen có công suất đến 150 cv.

3. Làm được các loại dưỡngthông dụng đạt độ chính xác cấp 2.

4. Tháo lắp, sữa chữađược những hư hỏng thông thường của các loại van hơi, van nước.

5. Kiểm tra và xácđịnh được độ không đồng tâm giữa 2 bạc hệ trục của hệ thống lái.

6. Sửa chữa và lắp đặtđược trục trung gian đơn giản.  

7. Căng tim lấy dấuxác định được đường tâm trục lái, đường tâm hệ trục đơn giản.

Bậc 5

a) Hiểu được:

1. Đọc được các bản vẽphức tạp phục vụ cho công việc của mình và phát hiện được những sai sót ghitrên bản vẽ.

2. Nắm được những điềucơ bản về chuẩn kích thước và biết được những mặt chuẩn chính. Hiểu được kháiniệm về chuỗi kích thước và cách tính dung sai khâu khép kín.

3. Lựa chọn được phươngpháp lắp ghép thích hợp, nắm được điều kiện tạo thành màng dầu bôi trơn ở các ổđỡ trượt.

4. Biết biện pháp côngnghệ gia công các chi tiết của hệ trục và các loại van.

5. Nắm được tiêu chuẩnkỹ thuật từng loại van và hệ trục thường gặp.

b) Làm được:

1. Đánh bóng được cácổ đỡ trượt đạt ẹ 5 - ẹ 7

2. Cạo rà được cácloại ke, gối đỡ, bàn rà 500 x 500 đạt độ chính xác cấp 2.

3. Rà lắp nguội vànóng được các loại mối ghép.

4. Rà lắp ráp được cácloại van nước, van hơi có áp lực cao.

5. Lắp đặt được hệtrục của tàu có công suất đến 300 cv.

6. Rà lắp được cônchân vịt tàu có công suất trên 600 cv.

7. Có kiến thức và taynghề gò tương đương với thợ gò bậc 2.

Bậc 6

a) Hiểu biết:

1. Vẽ được bản vẽ chitiết đơn giản như: trục puli, bạc, thân gối trục và ghi đầy đủ điều kiện kỹthuật để công nhân bậc dưới làm.

2. Lập được trình tựtháo, lắp, sửa chữa van, hệ trục. Phát hiện được các sai sót trong quy trìnhcông nghệ do người khác lập.

3. Biết được các yếutố quyết định độ chính xác trong khi lắp hệ trục tàu thuỷ. Biết nguyên nhân gâyra biến dạng hệ trục.

4. Biết phương pháplắp ép nóng, biết tính sơ bộ lực ép của mối lắp ghép nguội.

b) Làm được:

1. Cạo rà, điều chỉnhđược tất cả các loại van dùng trong hệ thống tàu thuỷ.

2. Sử dụng được máycân bằng tĩnh để cân bằng các chi tiết như: cánh bơm nước, rôto của động cơđiện ...

3. Làm được các loại dưỡng.Có những cải tiến về dụng cụ đồ nghề để đảm bảo độ chính xác của các chi tiếtlàm nguội, rút ngắn thời gian gia công, giảm nhẹ sức lao động.

4. Giải quyết được khókhăn về kỹ thuật trong phạm vi tổ sản xuất. Đề xuất được những biện pháp cảitiến trong khi lắp đặt hệ trục đạt hiệu quả kinh tế cao.

5. Tổng hợp và phổbiến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, có năng suất, chất lượng cao.

Bậc 7

a) Hiểu biết:

1. Đọc được những bảnvẽ lắp ráp phức tạp.

2. Biết được mức độ hưhỏng, độ mòn của dụng cụ đo trong nghề và dụng cụ đồ nghề. Có thể sáng tạo rađồ nghề mới.

3. Có hiểu biết về hệthống đường ống tàu thuỷ. Bố trí lắp ráp đồng bộ giữa máy, ống, van của tàuthuỷ cho các hạng tàu.

b) Làm được:

1. Lấy dấu và làmnguội được những chi tiết khó trong nghề nguội.

2. Đề ra nhiều cảitiến, sáng kiến để gia công nguội được nhanh chóng và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

3. Vạch được quy trìnhnguội cho một sản phẩm.

4. Có khả năng điềuhành được một phân xưởng có các sắc thợ về: nguội, van, hệ trục, hệ ống tàuthuỷ.

5. Sửa chữa được nhữnghỏng hóc của máy móc, thiết bị đang sử dụng trong nghề.

6. Tổng kết được kinhnghiệm trong nghề và đề xuất các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm tiết kiệmvật tư, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Phụ lục A

(quy định)

Điều 83, Bộ Luật Lao động (ban hànhtheo Sắc lệnh số 35 SL/CTN ngày 5 tháng 7 năm 1994 của Chủ tịch nước Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam) quy định:

1. Nội quy lao độngphải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a. Thời giờ làm việcvà thời giờ nghỉ ngơi;

b. Trật tự trong doanhnghiệp;

c. An toàn lao động,vệ sinh lao động ở nơi làm việc;

d. Việc bảo vệ tài sảnvà bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp;

đ. Các hành vi vi phạmkỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

2. Nội quy lao động đượcthông báo đến từng người và những điểm chính phải được niêm yết ở những nơi cầnthiết trong doanh nghiệp.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhtccbktcnnts447