AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy định về mẫu trình bày các loại văn bản của Bộ Công nghiệp

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy định về mẫu trình bày các loại văn bản của Bộ Công nghiệp

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ CÔNG NGHIỆP
Số: 64/2000/QĐ-BCN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2000                          
Bộ Công nghiệp

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Về việc ban hành Quy định về mẫu trình bày các loại vănbản

của Bộ Công nghiệp

 

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủvề chức năng;

nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;

Để góp phần thực hiện cải cách hành chính;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về mẫu trình bày các loại văn bản củaBộ Công nghiệp.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2000. Các quy định trước đâytrái với các quy định được ban hành kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.

ChánhVăn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng các cơquan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

QUY ĐỊNH:

Về mẫu trình bày các loại văn bản của Bộ Công nghiệp

(Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2000/QĐ-BCN

ngày 13 tháng 11 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Quy định này bắt buộc áp dụng đối với các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, cácCục quản lý Nhà nước chuyên ngành, các Viện, Trường và cơ quan, đơn vị trựcthuộc Bộ.

Điều 2.Các Tổng Công ty trong ngành Công nghiệp và các doanh nghiệp trực thuộc Bộ vậndụng Quy định này để quy định áp dụng cho phù hợp với các loại văn bản trongđơn vị và các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trực thuộc.

Điều 3.Văn phòng Bộ có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra việc thực hiện Quy định này trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tạo sự thống nhất trong ngành, kể cả việc viết hoatrong các văn bản của Bộ; định kỳ tổng hợp tình hình, đề nghị Bộ ra quyết địnhvề việc sửa đổi, hoàn thiện Quy định.

Chương II

LOẠI VĂN BẢN

Điều 4. Văn bản quyphạm pháp luật

Căn cứ Luật ban hànhvăn bản Quy phạm pháp luật do Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Namkhoá IX, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 12 tháng 11 năm 1996; Nghị định số 101/CPngày 23 tháng 9 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điềucủa Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Quy chế xây dựng, ban hành vănbản quy phạm pháp luật trong ngành Công nghiệp được ban hành theo Quyết định số28/1998/QĐ-BCN ngày 27 tháng 4 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, các loạivăn bản quy phạm pháp luật, ban hành hoặc liên tịch ban hành theo thẩm quyềncủa Bộ trưởng Bộ Công nghiệp gồm có:

1. Quyết định                                                              (mẫusố 1);

Điều lệ, Quy chế hoặcQuy định ban hành

kèm theo Quyết địnhquy phạm pháp luật       (mẫu số 6);

2. Chỉ thị                                                                      (mẫusố 2);

3. Thông tư                                                                    (mẫusố 3);

4. Thông tư liên tịch                                                      (mẫusố 4); và

5. Nghị quyết liêntịch                                     (mẫusố 5).

Điều 5. Quyết định,Chỉ thị cá biệt và các loại văn bản hành chính khác

1.Quyết định và Chỉ thị cá biệt là các Quyết định ban hành để giải quyết nhữngcông việc cụ thể trong một phạm vi nhất định (không chứa đựng những yếu tố quyđịnh tại Điều 3 "Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luậttrong ngành Công nghiệp"), như: Quyết định về việc nâng lương, khen thưởng,kỷ luật, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, phê duyệt dự án,... và các Chỉ thị vềmột việc cá biệt, gồm:

a) Quyết định                                                              (mẫusố 1a);

b) Chỉ thị                                                                     (mẫusố 2a).

2.Văn bản hành chính khác là những văn bản có tính thông tin chỉ đạo, điều hànhnhằm thực hiện các văn bản pháp luật, để giải quyết các vấn đề cụ thể tronggiao dịch, trao đổi, báo cáo, phản ánh, thông báo, ghi chép về một vấn đề, côngviệc..., gồm:

a) Công văn                                                                 (mẫusố 3a);

b) Báo cáo                                                                   (mẫusố 4a);

c) Tờ trình                                                                    (mẫusố 5a);

d) Thông báo                                                               (mẫusố 6a);

e) Chương trình, chiếnlược, quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển (mẫu số 7a)

f) Giấy mời họp                                                           (mẫusố 8a);

g) Biên bản                                                                  (mẫusố 9a);

h) Điện                                                                        (mẫusố 10a); và

i) Fax đi nước ngoài                                                      (mẫusố 11a).

3. Các văn bản doVăn phòng Bộ ban hành gồm:

a) Phiếu gửi văn bản,

b) Giấy giới thiệu,

c) Giấy đi đường,

d) Giấy nghỉ phép.

4. Các văn bản doThanh tra Bộ ban hành gồm:

a) Giấy báo tin;

b) Phiếu chuyển đơnkhông yêu cầu hồi báo;

c) Phiếu chuyển đơn cóyêu cầu hồi báo;

d) Phiếu hướng dẫn;

e) Giấy giới thiệu; và

f) Các mẫu biểu trongDanh mục mẫu biểu văn bản về Thanh tra được ban hành theo Quyết định số 1277/1998/QĐ-TTNNngày 24 tháng 10 năm 1998 của Tổng Thanh tra Nhà nước.

5. Các mẫu văn bảnchuyên ngành khoáng sản

Gồm 65 mẫu theo Quyđịnh thủ tục hành chính về giấy phép hoạt động khoáng sản được ban hành theoQuyết định số 325/QĐ-ĐCKS ngày 26 tháng 02 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Côngnghiệp.

Chương III

THỂ THỨC VÀ HÌNH THỨC VĂN BẢN

Điều 6. Tổng quátvề thể thức và mẫu trình bày văn bản

1. Thể thức văn bản:Theo phụ lục I

2. Mẫu trình bày vănbản:

Mẫu A: Mẫu trình bàycông văn;

Mẫu B: Mẫu trình bàyvăn bản có tên loại;

Mẫu C: Mẫu trình bàymặt sau văn bản (sử dụng cho cả công văn và văn bản có tên loại).

Điều 7. Hình thức

Vănbản trình bày trên giấy trắng khổ A4 (210x297mm). Văn bản phải thể hiện tínhnghiêm túc, rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ký hiệu đơn vị đo lường hợppháp, đúng văn phạm. Kiểu và co chữ cho từng yếu tố của văn bản phải theo đúngbản Quy định này. Ngôn ngữ trong văn bản phải chính xác, đơn nghĩa, dễ hiểu(dùng những từ ngữ có tính phổ thông). Những cụm từ ít thông dụng không được viếttắt. Các chữ viết tắt phải để trong ngoặc đơn ngay sau cụm từ viết đầy đủ đầutiên trong văn bản.

1. Quy định viếttắt tên các cơ quan Bộ như sau.

a) Văn phòng Bộ                                                                     VP.

b) Vụ Kế hoạch và Đầutư                                                         KHĐT.

c) Vụ Quản lý côngnghệ và Chất lượng sản phẩm       CNCL.

d) Vụ Tổ chức-Cán bộ                                                 TCCB.

e) Vụ Hợp tác Quốc tế                                                            HTQT.

f) Vụ Tài chính Kếtoán                                                           TCKT.

g) Vụ Pháp chế                                                                       PC.

h) Thanh tra Bộ                                                                       ThT.

i) Cục Địa chất vàKhoáng sản Việt Nam                    ĐCKS.

k) Cục Kiểm tra, giámsát kỹ thuật an toàn Công nghiệp KTAT.

2. Quy định về đểlề văn bản

a) Mặt trước:

Cách mép trên:            2,5cm,

Cách mép dưới: 2cm,

Cách mép trái: 3,5cm,

Cách mép phải:            2cm.

b) Mặt sau:

Cách mép trên:            2,5cm,

Cách mép dưới: 2cm,

Cách mép trái: 2cm,

Cách mép phải:            3,5cm.

Vănbản có 3 trang trở lên phải đánh số trang bằng chữ rập (2, 3, ...) ở giữa, cáchmép trên của trang giấy 12,5mm. Riêng trang đầu tiên của văn bản không đánh sốtrang. Phụ lục văn bản được đánh số La Mã (I, II, III, ...).

Điều 8. Mẫu chữ(kiểu và cỡ): Theo phụ lục I.

Trongvăn bản quản lý Nhà nước của Bộ Công nghiệp không sử dụng bất kỳ một phông chữnào khác ngoài phông chữ .VnTime (cho chữ thường) và .VnTimeH (cho chữ hoa).Hai phông chữ trên nằm trong bộ phông ABC.

Điều 9. Quy định vềtrình bày bố cục trong văn bản

Nhữngvăn bản lớn, kết cấu phức tạp được chia thành các phần có quy mô từ lớn đến nhỏtheo thứ tự: phần, chương, mục, điều, khoản, điểm và cuối cùng, dưới điểm cóthể phân thành ý nhỏ bắt đầu bằng gạch đầu dòng. Tuỳ thể loại văn bản mà sửdụng một số hoặc tất cả các phần nêu trên.

Vănbản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quyphạm pháp luật.

Quyđịnh ký hiệu các phần của Quyết định, Chỉ thị cá biệt và các loại văn bản hànhchính khác (thông báo, tờ trình, báo cáo, chương trình, công văn) như sau.

1.Các phần, chương: ghi bằng số La Mã đặt ở giữa hàng. Sau số thứ tự La Mã khôngcó dấu chấm. Phần, chương phải có tiêu đề. Cụ thể:

a) Phần:                       Phần I, Phần II, ...

b) Chương:                    Chương I, Chương II, ...

Ví dụ:                         

Phần I

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Chương V

CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

 

2. Mục: Ghi bằng số LaMã cách lề trái 10mm; sau số thứ tự có dấu chấm(.). Mục phải có tiêu đề.

Ví dụ:

IV. NGUYÊN TẮC VÀ ĐỐITƯỢNG TINH GIẢN BIÊN CHẾ

3. Điều: Số thứ tự củađiều ghi bằng số rập cách lề trái 10mm; sau sốthứ tự có dấu chấm (.).

Ví dụ:              Điều 4.

4. Khoản: Đánh bằngchữ số rập, không có chữ"khoản", cách lề trái như đối với Điều. Sau số là dấu chấm (.).

Ví dụ: 

1.

2.

5. Điểm: Dùng chữLa-tinh thường, đặt cách lề trái như đối với điều, khoản. Sau chữ là dấu đóngngoặc đơn ")".

Ví dụ:

a)        

b)        

c).

6. Ý nhỏ: Dùng gạch đầu dòng đặtcách lề trái như đối với điều, khoản và điểm.

Lưu ý: Ý nhỏ (gạch đầu dòng) là phần nhỏnhất của văn bản. Không được dùng dấu chữ thập (+) hoặc hoa thị (*) và các dấukhác trong văn bản.

Điều 10. Trong phầnchính của văn bản quản lý Nhà nước của Bộ, không được đưa vào bảng, biểu. Nếucần có bảng, biểu thì tổ chức thành phụ lục có tiêu đề./.

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Về việc áp dụng trong cơ quan Bộ Công nghiệp Quy địnhtạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;

Căn cứ Quyết địnhsố 09/1998/QĐ-VPCP của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành Quyđịnh tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ;

Căn cứ Quyết địnhsố 64/2000/QĐ-BCN ngày 13 tháng 11 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp vềviệc ban hành Quy định về mẫu trình bầy các loại văn bản của Bộ Công nghiệp;

Để thống nhất vềmặt chính tả trong cơ quan Bộ và các cơ quan quản lý Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng trong cơ quan Bộ Côngnghiệp Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòngChính phủ được ban hành theo Quyết định số 09/1998/QĐ-VPCP ngày 22 tháng 11 năm1998 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Nguyên văn bản chính đượcsao gửi kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Chánh Văn phòng Bộ có tráchnhiệm theo dõi, kiểm tra các đơn vị thực hiện Quy định này và tiếp tục nghiêncứu hoàn thiện để đề nghị Bộ trưởng ban hành quy định của Bộ Công nghiệp.

Điều 3. Quyết định nàycó hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2000.

Chánh Văn phòng Bộ,Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng và cán bộ, chuyên viên cơ quan Bộcó trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqvmtbclvbcbcn465