AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy định về điều kiện và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy định về điều kiện và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
Số: 91/2001/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2001                          
ủY BAN NHÂN DÂN

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

Về việc ban hành Quy định về điều kiện và trình tự, thủ tục

cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và y ban Nhân dân (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 28/10/1995;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 14/07/1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 02/12/1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 29/6/2001;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về điều kiện và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng".

Điều 2. Giao Giám đốc các Sở: Xây dựng, Địa chính, Tài chính Vật giá và Cục trưởng Cục Thuế Lâm Đồng căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quy định kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các văn bản trước đây của ủy ban Nhân dân Tỉnh và các sở, ban, ngành thuộc Tỉnh trái với nội dung Quy định kèm theo Quyết định này đều không còn hiệu lực thi hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Hội đồng Nhân dân và y ban Nhân dân Tỉnh, Giám đốc các Sở Xây dựng; Địa chính; Tài chính Vật giá, Cục trưởng Cục Thuế Lâm Đồng, Chủ tịch y ban Nhân dân các huyện; thị xã; thành phố trực thuộc Tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH LÂM ĐỒNG

***

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------

QUY ĐỊNH

Về điều kiện và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

(Ban hành kèm theo Quyết định số 91/2001/QĐ-UB ngày 11/10/2001 của ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng).

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng.

Quy định này áp dụng để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, trừ các trường hợp sau:

1/ Nhà thuộc sở hữu toàn dân (sở hữu Nhà nước);

2/ Nhà ở thuộc các dự án đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

3/ Nhà, đất mà Chính phủ Việt Nam và Chính Phủ các nước, các tổ chức quốc tế có cam kết khác;

4/ Nhà, đất nằm trong hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật; công trình thuỷ lợi; trong các khu vực an ninh, quốc phòng; trong khuôn viên các công trình lịch sử, văn hoá; trong khu vực quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt không phải là khu vực nhà, đất ở (riêng đối với các trường hợp đã có giấy tờ hợp lệ về nhà, đất được quy định tại Điều 5 Quy định này và tại thời điểm xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở vẫn chưa có thông báo giải tỏa của cấp có thẩm quyền thì vẫn thuộc phạm vi áp dụng của Quyết định này).

Điều 2. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

1/ y ban Nhân dân Tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với các trường hợp sau:

a/ Tổ chức trong nước;

b/ Những đối tượng được Chính phủ quyết định giao đất để tạo lập nhà ở tại địa phương.

2/ y ban Nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh (sau đây gọi chung là y ban Nhân dân cấp huyện) cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thuộc quyền quản lý.

Điều 3. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

1/ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo mẫu thống nhất do Bộ Xây dựng phát hành.

2/ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được lập thành 02 (hai) bản: 01 bản màu hồng cấp cho chủ sở hữu, 1 bản màu xanh lưu tại cơ quan cấp huyện. Đồng thời, ủy ban Nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sao một bản màu xanh chuyển cho Sở Xây dựng lưu để tổng hợp, theo dõi và quản lý.

Riêng trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do y ban Nhân dân tỉnh cấp thì lưu tại Sở Xây dựng.

Trường hợp trên đất ở có nhà ở tạm (nhà làm bằng vật liệu nhẹ như tranh, tre, nứa, lá...) thì vẫn được xem xét để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (sổ đỏ) như các quy định trước đây.

Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

1/ Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân trong nước bao gồm:

a/ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (theo mẫu);

b/ Bản sao (không phải công chứng) giấy tờ về nhà, đất quy định tại Điều 5 của Quy định này (nếu có).

2/ Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với tổ chức bao gồm:

a/ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (theo mẫu);

b/ Giấy tờ về tạo lập nhà hợp pháp theo quy định hiện hành của Nhà nước;

c/ Giấy tờ về pháp nhân đảm bảo đủ điều kiện được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chương II

ĐIỀU KIỆN VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Mục 1

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở

ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRONG NƯỚC

Điều 5. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với trường hợp có giấy tờ hợp lệ về nhà, đất.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước có một trong các giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở:

1/ Giấy tờ về sở hữu nhà do Sở Xây dựng hoặc y ban Nhân dân cấp huyện cấp trước ngày 05/7/1994 (ngày ban hành Nghị định số 60/CP của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị);

2/ Giấy phép xây dựng nhà do cơ quan có thẩm quyền cấp;

3/ Giấy tờ thanh lý nhà ở, hoá giá nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 05/7/1994 (ngày ban hành Nghị định số 61/CP của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở);

4/ Giấy tờ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 3 Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Điều 6. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với trường hợp không đúng tên trong các giấy tờ hợp lệ về nhà, đất.

Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 5 trên đây nhưng không đúng tên trong các giấy tờ đó thì đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở phải có xác nhận của ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là ủy ban Nhân dân cấp xã) về việc mua bán, tặng cho, chia, thừa kế và xác nhận hiện nhà, đất đó không có tranh chấp.

Điều 7. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với trường hợp không có giấy tờ hợp lệ về nhà, đất.

Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nhưng không có một trong những giấy tờ quy định tại Điều 5 Quy định này thì đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở phải được y ban Nhân dân cấp xã sở tại xác nhận về nguồn gốc nhà, đất (ghi rõ thời điểm bắt đầu sử dụng) và hiện nhà, đất đó không có tranh chấp; cơ quan quản lý quy hoạch trực thuộc cấp huyện (Phòng Xây dựng Quản lý Đô thị) chịu trách nhiệm xác nhận nhà, đất đó nằm trong khu vực quy hoạch nhà, đất ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Các trường hợp này phải xử lý vi phạm theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Sau khi đương sự chấp hành các xử lý mới xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Từ sau ngày Quy định này có hiệu lực thi hành, mọi trường hợp xây dựng, sửa chữa nhà ở không có đủ hồ sơ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, phải kiên quyết xử lý vi phạm theo đúng pháp luật.

Điều 8. Trường hợp nhà, đất có tranh chấp, khiếu nại.

Đối với nhà, đất đang có tranh chấp, khiếu nại thì việc xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở chỉ được xem xét sau khi đã giải quyết xong tranh chấp, khiếu nại theo quy định của pháp luật.

 

Mục 2

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TRONG NƯỚC

Điều 9. Trách nhiệm lập và tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

1/ Tổ chức trong nước có nhà, đất thuộc diện được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 4 của Quy định này tại y ban Nhân dân cấp huyện để các cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

2/ y ban Nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ do tổ chức giao nộp.

Điều 10. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

1/ Khi nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận, y ban Nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:

a/ Kiểm tra ngay hồ sơ theo quy định tại Điều 4 của Quy định này. Trường hợp hồ sơ chưa đúng hoặc chưa đủ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn cụ thể để đương sự hoàn tất hồ sơ theo quy định. Sau đó, tổ chức thẩm tra và xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận về nguồn gốc nhà, đất và hiện trạng nhà, đất không có tranh chấp, khiếu nại. Trường hợp có tranh chấp, khiếu nại thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn để đương sự đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại theo quy định của pháp luật.

b/ Vào sổ đăng ký nhà đất để theo dõi quản lý;

c/ Cơ quan quản lý quy hoạch trực thuộc cấp huyện thẩm tra và xác nhận về quy hoạch;

d/ Tiến hành đo vẽ hiện trạng, hồ sơ kỹ thuật về nhà, đất theo quy định;

e/ Khi hồ sơ đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận thì thể hiện các nội dung vào giấy chứng nhận và thông báo cho đương sự thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

g/ Sau khi tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định thì chuyển hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận tới Sở Xây dựng.

2/ Sở Xây dựng có trách nhiệm:

a/ Thẩm tra hồ sơ.

b/ Khi hồ sơ đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận thì lập tờ trình, trình ủy ban Nhân dân Tỉnh ký giấy chứng nhận.

3/ Sau khi y ban Nhân dân Tỉnh ký giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thì chuyển hồ sơ cho Sở Xây dựng.

4/ Sau khi nhận giấy chứng nhận đã được y ban Nhân dân Tỉnh ký ban hành, Sở Xây dựng có trách nhiệm vào sổ đăng ký sở hữu nhà ở, thông báo cho đương sự đến nhận giấy chứng nhận và thông báo cho y ban Nhân dân cấp huyện biết danh sách tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Trước khi giao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Sở Xây dựng phải thu hồi toàn bộ giấy tờ gốc về nhà, đất (riêng đối với trường hợp thuê đất thì thu bản sao có công chứng hợp đồng thuê đất) để lưu giữ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy định này.

5/ Thời gian tiến hành việc cấp giấy chứng nhận tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cụ thể như sau:

a/ Thời gian giải quyết hồ sơ tại y ban Nhân dân cấp huyện: không quá 40 ngày.

b/ Thời gian thẩm tra, giải quyết hồ sơ tại Sở Xây dựng: không quá 12 ngày.

c/ Thời gian giải quyết ký giấy chứng nhận tại y ban Nhân dân Tỉnh: không quá 8 ngày.

Thời gian trên không tính ngày được nghỉ theo quy định của pháp luật và những ngày do đương sự tự làm chậm trễ (chẳng hạn do chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính,...).

Trong quá trình thẩm tra ở mỗi cấp, nếu phát hiện hồ sơ có thiếu sót hoặc còn thiếu các giấy tờ có liên quan thì phải có văn bản thông báo (một lần) cho đương sự biết để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Mục 3

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

Điều 11. Trách nhiệm lập và tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

1/ Hộ gia đình, cá nhận thuộc diện được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 4 của Quy định này tại ủy ban Nhân dân cấp xã để các cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

2/ ủy ban Nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ theo đúng quy định tại Điều 4 Quy định này.

Điều 12. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

1/ Khi nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận, y ban Nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

a/ Kiểm tra ngay hồ sơ theo quy định tại Điều 4 của Quy định này. Trường hợp hồ sơ chưa đúng hoặc chưa đủ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn cụ thể để đương sự hoàn tất hồ sơ theo quy định. Sau đó, tổ chức thẩm tra và xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận về nguồn gốc nhà, đất và hiện trạng nhà, đất không có tranh chấp, khiếu nại. Trường hợp có tranh chấp, khiếu nại thì trả hồ sơ và hướng dẫn để đương sự đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại theo quy định của pháp luật;

b/ Vào sổ đăng ký nhà, đất để theo dõi, quản lý;

c/ Chuyển hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy tới ủy ban Nhân dân cấp huyện.

2/ y ban Nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:

a/ Thẩm tra hồ sơ. Trường hợp phải xác nhận về quy hoạch theo quy định tại Điều 7 Quy định này thì xác nhận theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định của pháp luật;

b/ Tiến hành đo vẽ hiện trạng, lập hồ sơ kỹ thuật về nhà, đất theo quy định;

c/ Khi hồ sơ đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận thì thể hiện các nội dung vào giấy chứng nhận và thông báo cho đương sự thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

d/ Sau khi hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định (trừ các trường hợp được ghi nợ tiền sử dụng đất), y ban Nhân dân cấp huyện ký giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

e/ Vào sổ đăng ký sở hữu nhà ở, thông báo cho đương sự đến nhận giấy và thông báo cho y ban Nhân dân cấp xã biết danh sách hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Trước khi giao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, y ban Nhân dân cấp huyện phải thu hồi toàn bộ giấy tờ gốc về nhà, đất để lưu giữ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Quy định này.

3/ Thời gian tiến hành việc cấp giấy chứng nhận tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cụ thể như sau:

a/ Thời gian giải quyết hồ sơ tại y ban Nhân dân cấp xã: không quá 10 ngày.

b/ Thời gian giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận tại y ban Nhân dân cấp huyện: không quá 50 ngày.

Thời gian trên không tính ngày được nghỉ theo quy định của pháp luật và những ngày do đương sự tự làm chậm trễ (chẳng hạn do chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính,...).

Trong quá trình thẩm tra ở mỗi cấp, nếu phát hiện hồ sơ có thiếu sót hoặc còn thiếu các giấy tờ có liên quan thì phải có văn bản thông báo (một lần) cho đương sự biết để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

 

Chương III

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ KHÁC

Điều 13. Cấp giấy chứng nhận trong trường hợp được Nhà nước cho thuê đất.

Đối với những trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thì chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo hình thức thuê đất.

(Nội dung ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng).

Điều 14. Cách ghi tên chủ sở hữu trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

1/ Trường hợp là cá nhân thì ghi tên người đó trong giấy chứng nhận;

2/ Trường hợp là tổ chức thì ghi tên tổ chức đó trong giấy chứng nhận;

3/ Trường hợp là hộ gia đình thì ghi tên vợ và chồng trong giấy chứng nhận;

4/ Trường hợp nhà thuộc sở hữu chung nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này thì ghi tên theo quy định sau đây:

a/ Nhà thuộc sở hữu chung hợp nhất thì ghi tên người được các chủ sở hữu thoả thuận y quyền đứng tên (đại diện cộng đồng sở hữu). Trường hợp không có thỏa thuận thì ghi đủ tên các chủ sở hữu nhà đó trong giấy chứng nhận;

b/ Nhà thuộc sở hữu chung theo phần thì ghi tên từng chủ sở hữu đối với phần sở hữu riêng của người đó.

Điều 15. Nghĩa vụ tài chính.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước phải thực hiện nghĩa vụ tài chính khi được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chưa có điều kiện nộp một phần hoặc toàn bộ tiền sử dụng đất phải nộp theo quy định hiện hành của Nhà nước thì được cơ quan cấp giấy chứng nhận giải quyết cho ghi nợ tiền sử dụng đất vào giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (không giải quyết ghi nợ thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ và các loại nghĩa vụ tài chính khác). Để được giải quyết cho ghi nợ, sau khi nhận được thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính, hộ gia đình, cá nhân phải có đơn đề nghị gởi cơ quan cấp giấy chứng nhận (đơn phải có xác nhận của ủy ban Nhân dân cấp xã về chữ ký của đương sự). Để được thực hiện các quyền của người sở hữu nhà ở như: bán, tặng, cho, chia hoặc thế chấp nhà, đất đó, chủ sở hữu nhà phải nộp hết tiền sử dụng đất còn nợ cho Nhà nước.

Điều 16. Theo dõi biến động về nhà, đất.

1/ Trường hợp có thay đổi về chủ sở hữu nhà và chủ sử dụng đất do chuyển nhượng, tặng, cho, chia, thừa kế thì sau khi các bên thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nêu tại Điều 2 Quy định này có trách nhiệm thu hồi, cắt góc (hoặc đóng dấu không lưu hành) giấy chứng nhận cũ để lưu hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở mới cho chủ sở hữu mới.

2/ Trường hợp có thay đổi về diện tích đất (tách, nhập thửa) thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nêu tại Điều 2 Quy định này thu hồi, cắt góc (hoặc đóng dấu không lưu hành) giấy chứng nhận cũ để lưu hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở mới cho chủ sở hữu.

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cũ nêu tại khoản 1 và khoản 2 điều này không còn giá trị pháp lý.

3/ Trường hợp có thay đổi về diện tích, tầng cao hoặc kết cấu nhà:

a/ Đối với những thay đổi có đầy đủ hồ sơ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước:

Sở Xây dựng xác nhận nội dung thay đổi vào giấy chứng nhận đối với trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thuộc thẩm quyền của y ban Nhân dân Tỉnh ký cấp;

y ban Nhân dân cấp huyện xác nhận nội dung thay đổi vào giấy chứng nhận đối với trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thuộc thẩm quyền của y ban Nhân dân cấp huyện ký cấp.

b/ Đối với những thay đổi không có đủ hồ sơ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước:

Xử lý vi phạm theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Sau khi đương sự đã chấp hành các xử lý, nếu toàn bộ các thay đổi về nhà ở phù hợp với quy hoạch thì tiến hành thủ tục hợp thức hoá để xác nhận nội dung thay đổi về nhà ở trong giấy chứng nhận đã được cấp (với thẩm quyền xác nhận như điểm a nêu trên).

 

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. y ban Nhân dân Tỉnh là cấp thống nhất chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quy định này trên địa bàn toàn tỉnh.

Điều 18. Trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan.

Sở Xây dựng, Sở Địa chính, Sở Tài chính Vật giá và Cục Thuế Tỉnh trong phạm vi quản lý ngành có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn toàn tỉnh theo đúng Quy định này.

Giao Sở Xây dựng tổng hợp tình hình và kiến nghị y ban Nhân dân Tỉnh những vướng mắc cần phải sửa đổi, bổ sung vào Quy định để cấp huyện hoàn thành tốt việc cấp giấy chứng nhận; định kỳ hàng năm báo cáo tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn toàn tỉnh.

Tất cả các văn bản hướng dẫn thực hiện của các Sở, ngành phải gởi về y ban Nhân dân Tỉnh để theo dõi.

Điều 19. Trách nhiệm của y ban Nhân dân cấp huyện.

y ban Nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:

1/ Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng phòng, ban, bộ phận trực thuộc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đảm bảo thời gian theo Quy định này;

2/ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quy định này trên địa bàn; định kỳ hàng năm báo cáo tiến độ cũng như các vướng mắc cần tháo gỡ để ủy ban Nhân dân Tỉnh xem xét quyết định.

Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

1/ Mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước có nhà ở, đất ở tại đô thị thuộc diện được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo Quy định này đều phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy và nộp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận;

2/ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước có nhà ở, đất ở tại khu vực nông thôn nếu có nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thì lập hồ sơ đề nghị cấp giấy theo Quy định này và nộp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được xem xét cấp giấy chứng nhận.

Điều 21. Xử lý vi phạm.

1/ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hành vi gian lận; giả mạo giấy tờ; không thực hiện theo các quy định của Quy định này; không chấp hành các quy định của Nhà nước về nghĩa vụ tài chính (bắt buộc), khi được cấp giấy chứng nhận thì tùy theo mức độ nặng hoặc nhẹ mà xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2/ Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trái với Quy định này hoặc gây khó khăn, cản trở cho người đề nghị cấp giấy chứng nhận; bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp giấy chứng nhận thì tùy theo mức độ nặng hoặc nhẹ mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3/ Người nào có hành vi vi phạm các quy định hiện hành của Nhà nước trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở mà gây thiệt hại về vật chất cho người khác thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, còn phải bồi thường cho người bị thiệt hại./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqvkvttttcgcnqshnvqsdtbtl947