AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành quy định tạm thời về thu, chi và quản lý các khoản thu các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành quy định tạm thời về thu, chi và quản lý các khoản thu các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH NGHỆ AN
Số: 3841/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 1997                          
Quyết định

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN

Về việc ban hành quy định tạm thời về thu, chi và quản lý

các khoản thu các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994.

Căn cứ công văn số 4195/KHTC ngày 29/05/1997 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về thu các khoản thu tại trường học.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá (tờ trình số 348 TTr/TCVG ngày 10/09/1997 và của Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo (tờ trình 537/KHTV ngày 15/09/1997).

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định tạm thời về việc thu chi và quản lý các khoản thu tại các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Điều 2: Quyết định áp dụng cho năm học 1997 - 1998. Các văn bản trước đây quy định về thu chi và quản lý các khoản thu tại các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Giáo dục - Đào tạo, Tài chính - Vật giá, Kho bạc, các Sở ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quy định tạm thời

"Về thu chi và quản lý các khoản thu tại các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An"

(Ban hành theo Quyết định số 3841/QĐUB ngày 22/09/1997 của UBND tỉnh)

 

Chương I

Những quy định chung

Điều 1:

a. Các trường học công lập chỉ được thu những khoản đã được Thủ tướng Chính phủ quy định và đã được liên Bộ giáo dục đào tạo - Tài chính hướng dẫn cụ thể là.

1. Đối với các trường phổ thông.

-Thu học phí (từ tiểu học).

- Thu xây dựng trường.

- Thu lệ phí thi tốt nghiệp Trung học cơ sở (lớp 9) và PTTH (lớp 12).

- Thu tiền cho thuê sách giáo khoa (nếu có).

2. Đối với các trường đào tạo:

a. Thu học phí.

- Thu lệ phí thi (bao gồm thi tốt nghiệp, thi chuyển giai đoạn, thi tuyển sinh).

- Thu tiền ở ký túc xá (nếu có).

b. Đối với các trường dân lập: Được thu các khoản như quy định ở điểm a.

Điều 2: - Nhà trường trực tiếp thu và quản lý các khoản thu phát sinh trong nhà trường theo đúng chế độ quản lý tài chính, kế toán Nhà nước quy định và phải chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng.

Chương II

Những quy định cụ thể

Điều 3: Tiền học phí.

1. Mức thu theo khung như sau:

Ngành học cấp học

Đơn vị tính

Thành phố, thị xã, thị trấn

Các vùng còn lại

a. Trường mầm non

 

 

 

1. Nhà trẻ

 

 

 

- Công lập:

 

 

 

+ Hệ bán trú

1.000đ/hs/tháng

30 - 40

25 - 30

+ Hệ không bán trú

1.000đ/hs/tháng

20 - 25

8 - 16

- Dân lập (mức tối đa)

 

 

 

+ Hệ bán trú

1.000đ/hs/tháng

40

30

+ Hệ không bán trú

1.000đ/hs/tháng

25

20

2. Mẫu giáo

 

 

 

- Công lập:

 

 

 

+ Hệ bán trú

1.000đ/hs/tháng

25 - 35

20 - 25

+ Hệ không bán trú

1.000đ/hs/tháng

15 - 20

5 - 12

- Dân lập (mức tối đa)

 

 

 

+ Hệ bán trú

1.000đ/hs/tháng

35

25

+ Hệ không bán trú

1.000đ/hs/tháng

20

15

b. Trường tiểu học

 

 

 

1. Đối tượng học thêm có tổ chức được Bộ giáo dục đào tạo quy định.

1.000đ/hs/buổi

0,8 - 1,2

0,6 - 1

2. Học sinh học tăng buổi ngày.

1.000đ/hs/buổi

0,8 - 1,2

0,6 - 1

3. Học bán trú (không kể tiền ăn ở)

1.000đ/hs/tháng

35 - 45

25 - 35

c. Trường Trung học:

 

 

 

1. Lớp hệ bán công PTTHCS và BTVH (cấp II)

1.000đ/hs/tháng

20 - 25

15 - 20

2. Lớp hệ bán công PTTH và BTVH (cấp III)

1.000đ/hs/tháng

25 - 30

20 - 25

3. PTTH dân lập mức tối đa

1.000đ/hs/tháng

50

40

4. Học sinh học nghề hường nghiệp tại các trung tâm KT - TH - DN công lập (theo chương trình của bộ giáo dục đào tạo quy định)

 

 

 

+ PTCS

+ PTTH

1.000đ/hs/tháng

1.000đ/hs/tháng

3

5

2

3

5. PTTHCS, PTTH công lập:

+ Lớp 6

+ Lớp 7

+ Lớp 8

+ Lớp 9

+ Lớp 10

+ Lớp 11

+ Lớp 12

1.000đ/hs/tháng

 

4

5

6

7

8

9

10

 

3

4

5

6

7

8

9

6. Đối tượng học sinh học thêm có tổ chức được Bộ giáo dục đào tạo quy định

+ PTTHCS, BTVH (cấp II)

+ PTTH, BTVH (cấp III)

(Không thu học phí đối với học sinh BTVH các cấp ở các huyện vùng cao

 

 

1.000đ/hs/buổi

1.000đ/hs/buổi

 

 

1 - 1,5

1,5 - 2

 

 

0,8 - 1,2

1,2 - 1,5

Căn cứ khung thu học phí quy định trên đây và tình hình thực tế của địa phương. UBND các huyện, thành phố, thị xã (đối với trường học do huyện, thành phố, thị xã quản lý) và Sở Giáo dục đào tạo (đối với trường học do tỉnh quản lý) quy định mức thu cụ thể cho từng cấp học ngành học, sau đó tổng hợp gửi Sở giáo dục đào tạo và Sở Tài chính - Vật giá để theo dõi.

d. Học phí tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề công lập:

- Mức thu quy định đối với 1 học sinh từ 40.000đ/tháng đến 80.000đ/tháng.

Vào đầu năm học Hiệu trưởng các trường đào tạo phải tính toán đề xuất mức thu học phí theo quy định tại quyết định này gửi Giám đốc Sở Giáo dục đào tạo và Giám đốc Sở Tài chính vật giá xem xét trình UBND tỉnh quyết định (đối với các cơ sở đào tạo thuộc tỉnh quản lý), gửi Chủ tịch UBND huyện xem xét quyết định (đối với những cơ sở đào tạo thuộc huyện quản lý), sau đó tổng hợp gửi Sở Giáo dục đào tạo và Sở Tài chính vật giá để theo dõi.

2. Phương thức thu.

- Thời gian thu học phí căn cứ vào thời gian học của các ngành học, cấp học được Bộ giáo dục đào tạo quy định.

- Học phí được thu từng tháng và bắt đầu từ tháng nhập học. Nếu người học tự nguyện có thể thu 2 tháng 1 lần. Trong trường hợp thu trước 2 tháng nếu người học thôi học thì cơ quan trực tiếp thu có trách nhiệm hoàn trả phần học phí của tháng còn lại.

3. Chế độ miễn giảm học phí.

Thực hiện theo thông tư số 23/TT-LB ngày 24/10/1996 hướng dẫn điều chỉnh miễn giảm học phí cho phù hợp với Nghị định 28/CP ngày 29/04/1995 của Chính phủ, thông tư số 14/TT-LB ngày 04/09/1993 hướng dẫn thực hiện việc thu và sử dụng học phí, trong các trường hợp Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề của Liên bộ giáo dục đào tạo và tài chính.

4. Phân phối và sử dụng quỹ học phí.

a. Đối với trường phổ thông (cấp 2, cấp 3) và Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề công lập.

Được sử dụng 100% số tiền học phí thu được theo quy định sau:

- 95% chi bổ sung cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục tại trường.

- 5% chi cho công tác tổ chức thu và quản lý quỹ học phí.

b. Đối với các trường lớp phổ thông bán công, bán trú học thêm; trường lớp dân lập, các trung tâm giáo dục thường xuyên; các trường lớp nhà trẻ mẫu giáo và các trường đào tạo:

Được sử dụng 100% số tiền học phí thu được để chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo tại trường.

5. Quản lý thu, chi quỹ học phí.

- Tiền học phí phải thu bằng tiền Việt Nam theo biên lai thu do ngành Tài chính phát hành.

- Nhà trường có trách nhiệm thu và nộp tiền học phí thu được vào tài khoản riêng mở tại kho bạc Nhà nước (trờ trường hợp dân lập) phải hạch toán chung trên một hệ thống sổ sách kế toán, trên một báo cáo quyết toán và quản lý theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

- Các trường có trách nhiệm lập dự toán thu chi quỹ học phí năm theo tỷ lệ % quyết định trên gửi cơ quan tài chính và cơ quan giáo dục đào tạo xem xét trình UBND cùng cấp phê duyệt (theo chế độ phân cấp quản lý hiện hành).

- Căn cứ dự toán năm được duyệt các trường lập dự toán chi theo quý (có chia ra tháng) gửi cơ quan tài chính cùng cấp duyệt làm cơ sở cho kho bạc Nhà nước cấp phát.

- Các trường phải lập báo cáo quyết toán quỹ học phí cùng với nguồn kinh phí sự nghiệp theo quý, năm gửi cơ quan giáo dục đào tạo và cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi tổng hợp. Riêng các trường dân lập phải thực hiện chế độ báo cáo công khai quỹ học phí với cha mẹ học sinh vào cuối mỗ kỳ hoặc năm học, nhất thiết phải lập báo cáo gửi cơ quan quản lý cấp trên theo dõi tổng hợp.

Điều 4: Tiền đóng góp xây dựng trường.

1. Mức thu: Căn cứ vào tình hình cơ sở vật chất của từng ngành học, cấp học và khả năng đóng góp của cha mẹ học sinh từng địa phương. UBND tỉnh ủy quyền cho UBND các cấp quy định mức đóng góp xây dựng trường hợp lý trình HĐND cùng cấp quyết định theo quy định sau:

- Mức thu tiền đóng góp xây dựng trong nhà trường tính theo 1 học sinh cho 1 năm không được vượt quá mức quy định tối đa sau:

Đơn vị tính: (1.000đ/học sinh/năm học)

Loại trường

T.phố, T.xã, T.trấn

Các vùng còn lại

- Nhà trẻ

50

30

- Mẫu giáo

60

45

- Tiểu học

80

50

- PTTHCS (kể cả BTVH cấp 2)

100

70

- PTTH (kể cả BTVH cấp 3)

120

100

- Đối với các trường học mầm non, tiểu học, THCS, kể cả bổ túc văn hoá cùng cấp giao cho UBND xã, phường, thị trấn quy định mức thu cụ thể trình HĐND xã quyết định.

- Đối với PTTH và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện giao cho UBND xã quyết định mức thu cụ thể trình HĐND huyện quyết định.

- Trong trường hợp cần thiết phải ngoài khung quy định trên, thì UBND các cấp phải huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân theo quy định của luật ngân sách.

2. Phân phối và sử dụng: Tiền đóng góp xây dựng trường thu được sử dụng như sau:

- 98% chi cho việc tu bổ, mua sắm cơ sở vật chất và hỗ trợ xây dựng mới trường học.

- 2% chi cho công tác tổ chức thu và quản lý quỹ xây dựng trường.

3. Chế độ miễn giảm.

Thực hiện theo Nghị định số 28/CP ngày 29/04/1995 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành Trung ương.

4. Quản lý quỹ.

- Giao cho UBND các cấp chỉ đạo các trường học trên địa bàn thực hiện thu và sử dụng các nguồn tiền đóng góp xây dựng trường ở địa phương theo đúng quy hoạch, kế hoạch được Hộ đồng nhân dân cùng cấp thông qua theo đúng chế độ quản lý hiện hành.

- Các trường học trên địa bàn trực tiếp thu tiền xây dựng trừng theo biên lai thu do Sở tài chính phát hành và nộp toàn bộ số tiền thu được vào tài khoản mở tại kho bạc Nhà nước theo thông tư số 35/TC-NSNN ngày 21/06/1997 của Bộ tài chính và văn bản hướng dẫn cuả Sở tài chính vật giá và quản lý thu chi, hoạch toán kế toán, lập báo cáo quyết toán quỹ xây dựng trường theo định kỳ quý, năm gửi cơ quan tài chính, cơ quan giáo dục cấp trên theo đúng chế độ tài chính kế toán hiện hành.

Điều 5: Thu tiền cho thuê sách giáo khoa; lệ phí thi tốt nghiệp; tuyển sinh; thu tiền ở các ký túc xá giao cho Sở giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với Sở tài chính vật giá nghiên cứu trình UBND tỉnh quy định sau.

Điều 6: Các khoản thu không có tính chất bắt buộc.

1. Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể học sinh thực hiện theo quy định của Nhà nước.

- Các khoản quyên góp xã hội (như ủng hộ khắc phục hậu quả thiên tai, ủng hộ nhân đạo,...) thì tuỳ theo cách huy động của cơ quan có thẩm quyền mà tổ chức chỉ đạo thu, nộp gọn theo quy định.

2. Một số khoản thu xuất phát từ nhu cầu thực tế để bù đắp chi phí như giữ xe, bảo vệ, nước uống, vệ sinh... nhà trường bàn với hội cha mẹ học sinh để thu nhưng tổng mức thu các khoản tối đa không quá 20.000đ/hs/năm.

- Phần thu liên quan đến ăn ở của học sinh các trường lớp bán trú, trường lớp học 2 buổi .... nhà trường thống nhất với cha mẹ học sinh tổ chức thu và phục vụ không lấy lãi (có hạch toán và báo cáo tài chính công khai với hội cha mẹ học sinh).

Ngoài các khoản thu quy định trên đây các cấp, các ngành, nhà trường không được tự ý đặt ra bất cứ một khoản thu nào khác và không được thu vượt quá mức quy định taị quyết định này.

 

Chương III

Tổ chức thực hiện

Điều 7: Giao cho Sở Giáo dục đào tạo hướng dẫn chi tiết một số nội dung của quy định này.

Chủ tịch UBND các cấp, Giám đốc Sở tài chính vật giá, giáo dục đào tạo, kho bạc Nhà nước tỉnh tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định này.

Điều 8: Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc các ngành, các cấp, các đơn vị trường học phản ánh kịp thời về Sở giáo dục đào tạo, Sở tài chính vật giá để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét giải quyết.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqttvtcvqlcktcthtbtna706