AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành quy định tạm thời về tổ chức, quản lý hoạt động của các chợ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành quy định tạm thời về tổ chức, quản lý hoạt động của các chợ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH HÀ TĨNH
Số: 898/1995/QĐ-UB/TM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 06 tháng 07 năm 1995                          
Uỷ ban nhân dân

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH

Về việc ban hành quy định tạm thời về tổ chức, quản lý hoạt động

của các chợ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6 /1994;

Nhằm tổ chức, quản lý hoạt động của các chợ trên địa bàn toàn tỉnh vào nề nếp. Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thương Mại và dịch vụ Hà Tĩnh,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về tổ chức, quản lý hoạt động của các chợ trên địa bàn Hà Tĩnh.

Điều 2: Quyết định kèm theo Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành, các văn bản trước đây có nội dung trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các Sở, các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

về tổ chức, quản lý hoạt động

của các chợ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

(ban hành kèm theo Quyết định số 898 QĐ-UB/TM ngày 6/7/1995)

 

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua - bán hàng hoá và dịch vụ của nhân dân; Việc xây dựng chợ phải xuất phát từ yêu cầu cần thiếu về phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, nhu cầu trao đổi, mua bán, dịch vụ của dân cư trên địa bàn và giao lưu hàng hoá giữa sản xuất với tiêu dùng; có quy hoạch mặt bằng tổng thể. Đối với chợ thị xã, thị trấn phải có luận chứng kinh tế do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập, xây dựng và cho phép hoạt động.

Điều 2: Quy hoạch, thiết kế, xây dựng chợ phải đảm bảo quy trình kỹ thuật, phù hợp với tính chất, quy mô của mỗi chợ, đảm bảo các điều kiện về an ninh, phòng chống hoả hoạn, thiên tai bão lụt, giao thông vận tải và vệ sinh môi trường.

Điều 3: Mỗi chợ phải chịu sự quản lý trực tiếp của một cấp chính quyền theo phân cấp quản lý. Hoạt động của chợ phải tuân thủ các quy định, luật lệ của Nhà nước về kinh doanh thương mại dịch vụ giao thông vận tải, trật tự an toàn, thuận lợi cho nhân dân.

 

CHƯƠNG II

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

Điều 4: Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã quản lý nhà nước đối với các chợ trên địa bàn lãnh thổ, quản lý kinh tế trực tiếp đối với các chợ lớn ở thị xã, thị trấn, khu vực.

- Các chợ thuộc phường, xã hoặc chợ khu vực nằm trên lãnh thổ của địa phương theo phân cấp quản lý do UBND xã, phường quản lý trực tiếp về kinh tế và được UBND huyện, thị xã uỷ nhiệm quản lý về Nhà nước đối với chợ.

Điều 5: Tổ chức, bộ máy quản lý chợ.

5.1 Đối với chợ thị xã, thị trấn, khu vực có quy mô lớn phải có 1 ban quản lý chợ chuyên trách gồm: 1 Trưởng ban, 1 phó trưởng ban, có kế toán trưởng do Chủ tịch UBND thị xã, huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm (sau khi có ý kiến thống nhất với các cơ quan liên quan) và một số cán bộ, nhân viên nghiệp vụ phù hợp với quy mô chợ.

Đối với chợ có quy mô nhỏ ở phường, xã thì tổ chức bộ máy quản lý chợ gọn nhẹ nằm trong UBND cùng cấp, nhưng đảm bảo được yêu cầu quản lý và hoạt động của từng chợ.

5.2: Ban quản lý chợ chuyên trách là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyên giao; đối với Ban quản lý ở những chợ quy mô nhỏ thực hiện chế độ thu, chi do chính quyền cùng cấp giao theo dõi và quản lý.

Điều 6: - Thẩm quyền trách nhiệm của các cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của chợ.

6.1: Sở Thương mại và Du lịch là cơ quan trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh về quy hoạch của chợ trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các địa phương, các Ban quản lý chợ trong việc chấp hành quy chế hoạt động của chợ, kiểm tra chấp hành pháp luật kinh doanh thương mại - du lịch ở các chợ trên địa bàn toàn tỉnh.

6.2: Phòng thương nghiệp hoặc tài chính thương nghiệp chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện, thị xã về quy hoạch, xây dựng các chợ, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các chợ trong việc chấp hành nội quy, quy chế của chợ và công tác tài chính, kế hoạch, thu - chi của các chợ trên địa bàn của huyện, thị xã.

Điều 7: Phạm vi, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong quan hệ phối hợp của các ngành liên quan đến hoạt động của chợ.

7.1: Các cơ quan chức năng khi có yêu cầu cần làm nhiệm vụ công tác trong chợ phải báo cáo và được sự đồng ý của Ban quản lý chợ về thời gian và nội dung làm việc trong chợ và chỉ được thực hiện những nhiệm vụ công tác thuộc phạm vi chức năng, thẩm quyền của ngành mình, của cá nhân người thi hành công vụ và kết thúc thời gian làm việc trong chợ phải báo cáo với Ban quản lý chợ biết.

7.2: Ban quản lý chợ có trách nhiệm trong việc tạo điều kiện cho các ngành liên quan và làm nhiệm vụ công tác trong chợ

 

CHƯƠNG III

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN QUẢN LÝ CHỢ

Điều 8: Ban quản lý chợ có nhiệm vụ chủ yếu:

8.1: Trực tiếp tổ chức, quản lý, bảo vệ và khai thác có hiệu quả tài sản Nhà nước được UBND cùng cấp giao và tài sản hàng hoá của khách hàng có hợp đồng thuê bảo vệ.

8.2: Việc bố trí địa điểm kinh doanh - dịch vụ trong chợ phải theo từng khu chức năng phù hợp với tính chất lý hoá của ngành, nhóm hàng, đảm bảo văn minh, vệ sinh môi trường phòng chống cháy và điều kiện đi lại mua - bán thuận tiện của nhân dân.

8.3: Ban quản lý chợ có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh trong chợ biết và thực hiện tốt các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước có liên quan đến kinh doanh thương mại dịch vụ, trật tự an ninh.

8.4: Quản lý, sắp xếp, sử dụng lao động trong bộ máy quản lý chợ có hiệu quả và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ công nhân viên trong bộ máy của Ban quản lý chợ.

8.5: Bố trí sắp xếp quầy hàng kinh doanh dịch vụ theo quy hoạch và thực hiện dịch vụ cho thuê quầy ốt, địa điểm kinh doanh trong chợ.

8.6: Tổ chức các dịch vụ cần thiết cho khách hàng như: điện, nước, điện thoại, bảo quản hàng hoá, giữ xe, vệ sinh công cộng...

8.7: Thực hiện các khoản thu, chi thuộc phạm vi, chức năng của chợ như về mức thu, giá thu và các khoản nộp, chi cho quá trình hoạt động của chợ do cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 9: Quyền hạn của Ban quản lý chợ.

9.1: Được ký kết hợp đồng lao động theo yêu cầu của Ban quản lý chợ và theo quy định của Luật Lao động hiện hành.

9.2: Khi phát hiện dấu hiệu có hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, đến hoạt động của chợ, Ban quản lý chợ có quyền đình chỉ ngay những hành vi gây nguy hiểm đó và báo cáo cho cơ quan quản lý câp trên trực tiếp hoặc cơ quan hữu quan biết để xử lý ngăn chặn kịp thời những thiết hại có thể xẩy ra.

9.3: Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại - dịch vụ, khi phát hiện có dấu hiệu, hàng vi kinh doanh, buôn bán hàng cấm, kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng nội dung đăng ký, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, cấm, đóng thiếu chính xác, gia súc, gia cầm dịch bênh đưa vào chợ... Ban quản lý chợ báo cáo cho cơ quan có chức năng, cơ quan trực tiếp quản lý biết để xử lý.

9.4: Xây dựng các nội quy, quy định cụ thể về phòng chống cháy, vệ sinh môi trường, trật tự an ninh, quan hệ giao dịch và hoạt động của chợ... trình UBND cùng cấp phê duyệt và tổ chức thực hiện những quy định trên.

 

CHƯƠNG IV

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI VÀO MUA BÁN TRONG CHỢ

Điều 10: Mọi tổ chức, cá nhân vào mua bán, dịch vụ, tham quan trong chợ phải có trách nhiệm.

1. Chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các nội quy, quy chế của chợ; bảo vệ các công trình, tài sản công cộng của Nhà nước, của tập thể, cá nhân hoạt động mua bán kinh doanh trong chợ.

2. Luôn luôn đề cao cảnh giác, phát hiện những đối tượng có dấu hiệu, hành vi xâm phạm đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong chợ; những vi phạm về nội quy, quy chế hoạt động của chợ để phản ảnh cho Ban quản lý chợ xử lý và ngăn chặn kịp thời.

3. Quầy hàng kinh doanh phải đảm bảo văn minh, vệ sinh môi trường, nhất là các quầy kinh doanh dịch vụ ăn, uống, thực phẩm tươi sống.

 

CHƯƠNG V

VỀ TÀI CHÍNH CỦA CHỢ

Điều 11: Vốn xây dựng chợ: bao gồm các nguồn: nguồn thu của khách thuế quầy, ốt kinh doanh, vay ngân hàng, liên doanh liên kết, kinh doanh dịch vụ... và phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, đúng quy định và có hiệu quả.

- Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, phường, xã (theo phân cấp quản lý) là cơ quan chủ sở hữu các nguồn vốn trên, chủ đầu từ các công trình về xây dựng chợ và chịu trách nhiệm các khoản nộp ngân sách, trả nợ khi xây dựng chợ đồng thời sử dụng nguồn thu để nâng cấp xây dựng mới các công trình phục vụ kinh doanh của chợ.

Điều 12: Nguồn thu chủ yếu của chợ.

- Tiền cho thuê quầy ốt, địa điểm kinh doanh, lệ phí vào chợ và các khoản dịch vụ khác, các khoản tiền phạt (nếu có).

- Tổng mức thu, giá thu về cho thuê quầy ốt, địa điểm kinh doanh, lệ phí vào chợ do UBND cùng cấp quy định.

- Các dịch vụ do Ban quản lý chợ tổ chức thì Ban quản lý quy định mức thu hợp lý. Sau khi thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp.

- Mọi khoản thu của chợ đều phải có chứng từ hợp lệ và nộp và ngân sách tỉnh, huyện, thị xã, phường, xã nơi trực tiếp quản lý.

Điều 13: Các khoản chi của chợ.

- Chi về xây dựng, sửa chữa lớn của cho do UBND huyện, thị xã, phường, xã trực tiếp quản lý chợ quyết định về mức chi về nguồn vốn để chi.

- Các khoản nộp ngân sách nhà nước (thuế, lãi tức, khấu hao (nếu có): trả nợ vay cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình xây dựng.

- Các khoản chi về hoạt động của bộ máy Ban quản lý chợ, UBND trực tiếp quản lý xét duyệt mức chi tiêu theo kế hoạch hàng quý, cả năm Ban quản lý chợ chịu trách nhiệm chi trực tiếp và đúng mục đích.

- Hàng tháng Ban quản lý các chợ phải làm báo cáo quyết toán các khoản thu, chi thuộc trách nhiệm Ban quản lý chợ cho UBND quản lý trực tiếp và Phòng Tài chính cùng cấp biết.

Mọi khoản thu, chi phải có chứng từ hợp lệ theo quy định chính thức của ngành chức năng hoặc cấp có thẩm quyền và chế độ quản lý kinh tế hiện hành của Nhà nước.

 

CHƯƠNG VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM

Điều 14: Chính quyền các cấp, các ngành liên quan và Ban quản lý các chợ căn cứ nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện tốt quy chế này.

Điều 15: Trong quá trình thực hiện quy định trên đây Tổ chức, cá nhân có thành tích được đề nghị xét khen thưởng, ai vi phạm đều phải xử lý nghiêm túc theo pháp luật.

Quá trình thực hiện quy định tạm thời này nếu có vấn đề gì vướng mắc chưa phù hợp thì các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm báo cáo cho Uỷ ban nhân dân tỉnh biết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqttvtcqlhccctbtht571