AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành quy định thi hành pháp lệnh đê điều

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành quy định thi hành pháp lệnh đê điều

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH NGHỆ AN
Số: 1183/1991/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 1991                          
Quyết định số 1183/PTĐĐ ngày 13/07/1991 của UBND tỉnh nghệ an

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN

Về việc ban hành quy định thi hành pháp lệnh đê điều

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và UBND ban hành ngày 30/06/1990;

Căn cứ vào Pháp lệnh về đê điều của HĐNN nước CHXHCN Việt Nam công bố ngày 16/11/1990;

Căn cứ vào Nghị định số 429/HĐBT ngày 15/12/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh về đê điều;

Theo hướng Nghị định của Giám đốc hai Sở Tư pháp và Thủy lợi tại tờ trình số ngày tháng năm 1991;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành theo Quyết định này bản quy định về việc thi hành Pháp lệnh về đê điều trong phạm vi toàn tỉnh.

Điều 2: Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các ngành có liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thành thị và các xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

Về việc xử phạt hành chính các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ đê điều và phòng lụt bão

(Ban hành theo Quyết định số 1136/QĐUB ngày 06/07/1991 của UBND tỉnh Nghệ An)

 

Chương I

Những quy định hành chính, hình thức xử phạt

A. Trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ đê điều

Những hành vi vi phạm sau đây mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hành sự sẽ bị xử phạt hành chính:

Điều 1: Tổ chức cá nhân sử dụng kè để neo đậu tàu thuyền sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000đ - 50.000đ nếu tái phạm sẽ bị phạt đến 100.000đ.

Điều 2: Tổ chức, cá nhân tháo dỡ đã kè sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 50.000đ - 100.000đ, nếu tái phạm sẽ bị phạt tiền từ 100.000đ đến 1.000.000đ, buộc khôi phục lại tình trạng sự thay đổi do hành vi của mình gây ra.

Điều 3: Tổ chức, cá nhân không phải là người thừa hành nhiệm vụ mà tự động đóng, mở cống sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000đ - 100.000đ nếu tái phạm sẽ bị phạt đến 200.000đ.

Điều 4: Tổ chức, cá nhân tự động xây nhà cửa, vật kiến trúc, lều quán trên mặt đê, mái đê, cơ đê sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000đ - 100.000đ và buộc phải tháo dỡ công trình, phải tu sửa lại nguyên trạng cho đê như cũ.

Điều 5: Đơn vị, cá nhân quản lý công trình vi phạm quy định đóng, mở cổng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000đ - 100.000đ.

Điều 6: Tổ chức, cá nhân cho thuyền bè mảng đi qua cổng trái quy định sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000đ - 50.000đ. Nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 3 lần tiền phạt lần đầu.

Điều 7: Tổ chức, cá nhân lấy cắp các bộ phận cơ khí thuộc thiết bị đóng mở cống sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000đ - 100.000đ. Nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 3 lần tiền phạt lần đầu. Đồng thời phải bồi thường mọi thiệt hại do mình gây ra.

Điều 8: Tổ chức, cá nhân dùng chất nổ để đánh bắt thuỷ sản trong khu vực cấm của đê kè, cống sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000đ - 200.000đ. Nếu tái phạm phạt tiền đến 500.000đ (nếu thiệt hại chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự).

Điều 9: Tổ chức, cá nhân đào đất mặt đê, mái đê, cơ đê, các vùng an toàn của đê sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000đ - 100.000đ. Nếu tái phạm phạt gấp 3 lần tiền phạt lần đầu. Đồng thời buộc phải phục hồi lại nguyên trạng cho đê như ban đầu.

Điều 10: Tổ chức, cá nhân xẩy cỏ trên mặt đê, mái đê, cơ đê (sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000đ - 50.000đ và hoàn lại mặt bằng như cũ).

Điều 11: Tổ chức, cá nhân xây dựng sản xuất các lò gạch, ngói, lò vôi trên mặt đê, mái đê, cơ đê, vùng trong phạm vi an toàn của đê sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000đ - 200.000đ. Nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 3 lần tiền phạt lần đầu. Đồng thời buộc phải tháo dỡ công trình, phục hồi lại nguyên trạng cho đê.

Điều 12: Tổ chức, cá nhân tự động trồng cây thân gỗ, tre, luồng dọc đê hoặc chặt cây ở những bãi vùng chắn sóng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000đ - 100.000đ. Nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 3 lần tiền phạt lần đầu. Số lượng gỗ, củi chặt được bị thu hồi.

Điều 13: Tổ chức, cá nhân xây dựng công trình như cột điện, trạm bơm không được cấp có thẩm quyền cho phép trên mặt đê, mái đê, cơ đê sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000đ - 200.000đ và buộc phải tháo dỡ công trình ddó ra khỏi đê, phục hồi lại nguyên trạng cho đê.

Điều 14: Tổ chức, cá nhân cho xe cơ giới chạy trên mặt đê khi chưa phép của cấp có thẩm quyền sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000đ - 50.000đ.

Điều 15: Những người đang trong độ tuổi lao động được pháp luật quy định mà không chấp hành lệnh huy động lao động công ích của cấp thẩm quyền để xây dựng tu sửa đê điều và phòng chống bão lụt sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000đ - 50.000đ. Nếu tái phạm sẽ bị phạt đến 100.000đ.

B. Trong lĩnh vực phòng chống lụt bão.

Những hành vi vi phạm sau đây nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:

Điều 16: Tổ chức, cá nhân lấy cắp vật tư, phương tiện dự trữ, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chống lụt bão sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000đ - 500.000đ, nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 3 lần tiền phạt lần đầu, đồng thời tịch thu tang vật, phương tiện.

Điều 17: Tổ chức, cá nhân làm gián đoạn hệ thống thông tin liên lạc trong lúc bão, lụt sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000đ - 100.000đ.

Điều 18: Tổ chức, cá nhân chống lại việc trưng dụng phương tiện vật tư để cứu hộ đê của cấp thẩm quyền sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000đ - 100.000đ. Nếu tái phạm buộc phải cưỡng chế để trưng dụng phương tiện, vật tư phục vụ việc hộ đê.

Điều 19: Trong lúc bão lụt tổ chức, cá nhân sử dụng tàu thuyền chạy trên sông làm ảnh hưởng đến an toàn của đê khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000đ - 200.000đ. Nếu tái phạm có thể sẽ bị thu hồi phương tiện.

Chương II

Thẩm quyền xử phạt

Điều 20: Thẩm quyền xử phạt được quy định:

1. Chủ tịch UBND, Trưởng Công an phường, xã, thị trấn được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000đ.

2. Chiến sỹ biên phòng cảnh sát nhân dân khi đang làm nhiệm vụ được phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000đ. Nếu phạt tiền 20.000đ phải do Thủ trưởng trực tiếp của người đó Quyết định.

3. Thanh tra viên thực hiện các chức năng thanh tra Nhà nước chuyên ngành đang thi hành nhiệm vụ được phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000đ tạm thời tước quyền sử dụng giấy phép và áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác được quy định tại bản quy định này.

4. Đồn trưởng bộ đội biên phòng được phạt tiền dến 200.000đ được áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác theo pháp luật hiện hành.

5. Chủ tịch UBND huyện và các cấp tương đương được áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế, phạt tiền đến 2.000.000đ.

Chủ tịch UBND tỉnh được áp dụng tất cả các hình phạt và biện pháp hành chính trong phạm vi luật xử phạt hành chính quy định.

Điều 21: Thủ tục xử phạt:

Tất cả các trường hợp xử lý đều phải lập biên bản.

Biên bản lập thành 02 bản, đương sự 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

Biên bản thu tiền phạt, Quyết định xử phạt giao cho đương sự 01 bản và gửi Quyết định lên cấp trên.

Điều 22: Tất cả các tiền phạt, tang vật, phương tiện bị xử phạt đều sung công quy Nhà nước.

Điều 23: Phân bố các khoản tiền thu được do việc xử lý các hành chính trong việc bảo vệ đê điều và phòng chống lụt bão chính quyền các cấp được để lại 30% số tiền do cấp mình thu được để chi phí trong các trường hợp cần thiết, số còn lại nộp ngân sách Nhà nước.

Chương III

Khen thưởng, kỷ luật

Điều 24: Tổ chức, cá nhân có công phát hiện, bắt giữ các vi phạm được thưởng từ 1 - 15% số tiền thu được mỗi vụ sau khi có Quyết định xử lý.

Người có công bắt giữ mà thiệt hại về vật chất, sức khỏe, tính mạng được xét đãi ngộ theo chế độ hiện hành.

Điều 25: Tổ chức, cá nhân bị xử lý có quyền khiếu nại việc xử lý lên cấp trên của người ra Quyết định xử lý trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét và trả lời cho đương sự trong khi chờ cấp trên giải quyết người bị xử phạt phải chấp hành Quyết định xử lý.

Điều 26: Những người có chức năng kiểm tra, kiểm soát xử lý các vi phạm nếu có sai lầm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính. Nếu nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tất cả mọi thiệt hại vật chất do người bị xử lý mà lỗi thuộc về người xử lý gây ra thì người xử lý sai phải bồi thường.

Chương IV

Điều khoản thi hành

Điều 27: Bộ đội biên phòng, công an lực lượng vũ trang các ngành liên quan, phối hợp với ngành thủy lợi và chính quyền các cấp tổ chức thi hành tốt bản quy định này.

Điều 28: Giám đốc Sở Tư pháp, Thuỷ lợi có trách nhiệm hướng dẫn thi hành và theo dõi tình hình thực hiện, thường xuyên báo cáo cho UBND tỉnh./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqthpl330