AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy định sử dụng Quỹ nâng cao chất lượng Dự án giáo dục đại học

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy định sử dụng Quỹ nâng cao chất lượng Dự án giáo dục đại học

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 29/2003/QĐ-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2003                          
No tile

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Về việc ban hành Quy định sử dụng Quỹ nâng cao chất lượngDự án giáo dục đại học

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn vàtổ chức bộ máy của Bộ Giáodục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 24/7/1998 của Thủ tướng Chínhphủ đối với dự án Củng cố và Cải cách giáo dục đại học (Dự án Giáo dục đạihọc);

Căn cứ Hiệp định tín dụng phát triển số 3126/VN cho Dự án Giáo dục đại học đã đượcký kết ngày 08/9/1998 giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hiệpđịnh Phát triển Quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định sử dụng Quỹ nâng cao chất lượng Dự ángiáo dục đại học.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Quyết địnhnày thay thế Quyết định số 03/1999/QĐ-BGDĐT ngày 11/02/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Điều 3.Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và tài chính, Giám đốc Dự án Giáo dụcđại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Hiệu trưởng các trường đại họctham gia Dự án Giáo dục đại học chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

QUY ĐỊNH

Sử dụng Quỹ nâng cao chất lượng Dự án Giáo dục đại học

(ban hành theo Quyết định số 29/2003/QĐ-BGDĐT ngày24/6/2003 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Mục đích của Quy định

1.Giới thiệu với các trường đại học, cơ quan nghiên cứu, cơ quan Chính phủ và cáccá nhân quan tâm về mục đích của Quỹ nâng cao chất lượng, về các tiêu chuẩn màcác trường đại học cần có để được nhận kinh phí từ Quỹ.

2.Hướng dẫn các thủ tục, công việc cần tiến hành trong quá trình làm hồ sơ đềnghị cấp và sử dụng kinh phí từ Quỹ nâng cao chất lượng.

3.Làm cơ sở cho việc đánh giá, phân loại, xếp hạng và cấp kinh phí cho các dự ánđề nghị tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng.

Điều 2.Mục tiêu và nội dung của Dự án Giáo dục Đại học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sự ủyquyền của Chính phủ Việt Nam, thực hiện Dự án Giáo dục Đại học với sự hỗ trợtín dụng của Hiệp hội Phát triển Quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới.

1.Mục tiêu của Dự án Giáo dục Đại học bao gồm:

a)Nâng cao tính gắn kết, linh hoạt và thích ứng của hệ thống giáo dục đại học đốivới nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội;

b)Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học;

c)Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong toàn hệ thống giáo dục đại học vàtrong từng trường đại học.

2.Nội dung của Dự án Giáo dục Đại học bao gồm:

a)Thành phần I: hỗ trợ việc nâng cao năng lực quản lý điều hành ở cấp hệ thống và ở các trường đại học (thuộc phạmvi Dự án Giáo dục Đại học);

b)Thành phần II: Hỗtrợ tài chính,trên cơ sở cạnh tranh, nhằm tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng đàotạo và nghiên cứu của các trường đại học thông qua quỹ nâng cao chất lượng;

c)Thành phần III: hỗ trợ công tác quản lý và thực hiện Dự án Giáo dục Đại học.

Điều 3.Nguồn tài chính, đối tượng và mục tiêu của Quỹ nâng cao chất lượng.

1.Nguồn tài chính và đối tượng của Quỹ nâng cao chất lượng.

Quỹnâng cao chất lượng được lập trên cơ sở một khoản tiền trích từ vốn vay củaHiệp hội Phát triển Quốc tế và từ Ngân sách Chính phủ Việt Nam để tài trợ chocác hoạt động do các trường đại học công lập tiến hành nhằm nâng cao chất lượngvà hiệu quả đào tạo. Các khoản tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng chỉ cấp chocác trường đại học công lập đủ tiêu chuẩn, trên cơ sở cạnh tranh.

2.Mục tiêu của Quỹ nâng cao chất lượng.

Quỹnâng cao chất lượng sẽ hỗ trợ cho những chương trình nâng cao chất lượng nhằmthực hiện các mục tiêu sau:

a)Khuyến khích việc củng cố và phát triển các đại học đa lĩnh vực;

b)Đổi mới, cập nhật tài liệu, giáo trình, hiện đại hóa phương pháp dạy và học,cải tiến cơ cấu ngành đào tạo, nội dung, chương trình đào tạo nhằm thích ứngvới nhu cầu của thị trường lao động;

c)Nâng cao trình độ, kỹ năng của cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy nhằm cải tiếnchất lượng và hiệu quả đào tạo, nghiên cứu;

d)Nâng cao tính linh hoạt và thích ứng của các trường đại học đối với yêu cầuđòi hỏi của xã hội.

Điều 4.Phạm vi của Quỹ nâng cao chất lượng

1.Các hoạt động thuộc phạm vi tài trợ của Quỹ nâng cao chất lượng bao gồm:

a)Nâng cao năng lực quản lý và điều hành hoạt động đào tạo, nghiên cứu;

b)Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giảng dạy;

c)Cải tiến cơ cấu ngành đào tạo, nội dung, chương trình đào tạo;

d)Nâng cấp và mua sắm mới phương tiện kỹ thuật phục vụ đào tạo và nghiên cứu;

e)Nâng cấp và mở rộng thư viện, trung tâm tư liệu, trung tâm máy tính và các phươngtiện dùng chung khác phục vụ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu;

f)Nối mạng máy tính nội bộ trường.

2.Quỹ nâng cao chất lượng sẽ không cấp kinh phí cho các hoạt động xây dựng cơ bảntrừ trường hợp cải tạo, sửa chữa nhỏ (theo Điều 19 Của Quy định này).

Điều 5. Cácmức tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng.

Quỹnâng cao chất lượng có 3 mức tài trợ: A, B C Mỗi trường đại học đủ tiêuchuẩn tham gia có thể đề nghị cấp và cũng có thể nhận được cả 3 mức tài trợ A,B, C nếu thỏa mãn các tiêu chuẩn yêucầu đối với từng mức.

1. Tài trợ mức A

Cáctrường đại học đủ tiêu chuẩn tham gia Quỹ nâng cao chất lượng, muốn được nhậntài trợ trước hết phải nộp hồ sơ đề nghị tài trợ mức A.

Mỗitrường đại học chỉ được nhận một khoản tài trợ mức A trong suốt quá trình thực hiệnDự án Giáo dục Đại học. Kinh phí tối đa cho dự án đề nghị tài trợ mức A là 500.000 USD. Trường đại họcnào chưa được cấp kinh phí mức A trongvòng xét chọn này có thể nộp hồ sơ một lần nữa ở các vòng sau.

2. Tài trợ mức B

Cáctrường đại học chứng minh được đã sử dụng khoản tài trợ mức A đúng mục đích, tiến độ và hiệuquả thì có thể nộp hồ sơ đề nghị tài trợ mức B. Mỗi trường đại học chỉ đượcnhận tài trợ mức Bmột lần trong suốtquá trình thực hiện Dự án Giáo dục Đại học. Kinh phí tối đa cho dự án đề nghịtài trợ ở mức B là 750.000 USD.

3. Tài trợ mức C

Cáctrường đại học đã được cấp tài trợ mức B thì có thể nộp hồ sơ đề nghị tài trợ cho một hay một số dự án ở mức C. Trường đại học nào nộphồ sơ đề nghị tài trợ cho nhiều dự án mức C cùng một lúc thì phải sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên. Nếu dựán xếp thứ nhất được chọn cấp tài trợ mức "C" thì dự án xếp thứ haicũng sẽ được đánh giá, nhưng nếu dự án xếp thứ nhất bị từ chối thì bất kỳ dự ánnào khác (xếp thứ tự thấp hơn) sẽ không được đánh giá trong vòng đánh giá mà trườngđã nộp hồ sơ tham gia nhưng có thể nộp ở vòng đánh giá tiếp theo. Tuy nhiên dự án đã bị từ chối không đượcnộp lại.

Tổngkinh phí tài trợ cho một trường đại học ở cả 3 mức A, B, C không vượt quá mức kinh phí đượcghi trong Điều 6 của Quy định này.

Điều 6.Kinh phí tài trợ cho một trường đại học từ Quỹ nâng cao chất lượng.

Tổngkinh phí tài trợ cho một trường đại học từ Quỹ nâng cao chất lượng theo cả 3mức A, B, C không vượt quá hoặc 800 USDnhân với số sinh viên quy đổi tương đương chính quy dài hạn tập trung (như đãquy định trong Điều 8 và được tính thông qua kết quả mới nhất của cuộc điều trakhảo sát các trường đại học, hoặc 10 triệu USD (tổng mọi khoán tài trợ đều phải nhỏ hơn con số này).

Điều 7.Kinh phí đóng góp của trường

Phầntài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng cho cả 3 mức A, B, C sẽ chỉ chiếm tối đa 95% kinhphí dự kiến để thực hiện các dự án được đề xuất, phần kinh phí 5% còn lại phảido trường đại học đóng góp bằng nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước. Việccam kết đóng góp này được coi như một điều kiện cần đối với các dự án đề nghịtài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng.

Chương II

TIÊU CHUẨN THAM GIA QUỸ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

Điều 8.Các tiêu chuẩn chung

Cáctrường đại học thỏa mãn các tiêu chuẩn chung dưới đây sẽ được quyền nộp hồ sơđề nghị tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng:

1.Là một trường đào tạo đại học (ở các trình độ cử nhân, thạc sỹ hoặc tiến sĩ) vàcó tư cách pháp nhân, có bộ máy quản lý hành chính và quản lý đào tạo độc lậpduy nhất;

2.Thuộc loại hình trường công lập;

3.Đã tham gia Thành phần Icủa Dự án Giáo dụcĐại học (như đã được cụ thể hóa trong Điều 9 đối với từng mức của QIG).

4.Có ít nhất 2000 sinh viên quy đổitương đương chính quy dài hạn tập trung (ở trình độ cử nhân, thạc sỹ hoặc tiếnsỹ) đang học tại trường theo kết quả mới nhất của cuộc điều tra khảo sát các trườngđại học.

5.Đơn đề nghị tài trợ phải do Hiệu trưởng (hoặc Giám đốc đối với Đại học Quốc giavà Đại học vùng) ký.

Điều 9.Các tiêu chuẩn cụ thể đối với từng mức tài trợ

1.Mức A

Đểcó thể đề nghị tài trợ mức A, mỗi trường đại học phải tham gia vào các hoạtđộng của Thành phần I, bao gồm:

a)Thu thập và cung cấp thông tin về các chỉ số thực hiện chủ yếu và các thông tinkhác theo yêu cầu của cuộc điều tra khảo sát các trường đại học hàng năm và củaBan điều phối Dự án Giáo dục Đại học (sau đây gọi tắt là Ban Điều phối Dự án);

b)Tiến hành điều tra sinh viên tốt nghiệp và cung cấp các thông tin cần thiết choBan Điều phối Dự án;

c)Xây dựng và trình BộGiáo dục và Đàotạo bản kế hoạch phát triển trung hạn của trường.

2. Mức B

Đểcó thể đề nghị tài trợ mức B, mỗi trường đại học cần phải:

a)Cam kết liên tục nâng cao chất lượng, tăng cường tính tự chủ, tự chịu tráchnhiệm thông qua việc trình Bộ Giáodục và Đào tạo một bản kế hoạch trung hạn đã điều chỉnh dựa trên những thôngtin thu được từ cuộc điều tra sinh viên tốt nghiệp do trường thực hiện và cuộcđiều tra khảo sát các trường đại học trong cả nước;

b)Chứng minh đã sử dụng đúng mục đích và hiệu quả khoản tài trợ mức A thông qua một báo cáo chi tiếttheo yêu cầu của Ban điều phối Dự án

3. Mức C

Đểcó thể đề nghị tài trợ mức C, mỗi trường đại học cần phải:

a)Chứng minh rằng các thông tin thu thập từ các cuộc điều tra khảo sát các trườngđại học và điều tra sinh viên tốt nghiệp được sử dụng để đưa ra các quyết địnhcó tính chiến lược trong việc cải tiến cơ cấu ngành đào tạo, đổi mới nội dung,chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học hoặc những thay đổi khác nhằm nângcao chất lượng và hiệu quả đào tạo, thể hiện qua việc cải thiện các chỉ số thựchiện cụ thể do Ban điều phối Dự án đề ra (như được chỉ rõ trong Điều 16 (c));

b)Đã được cấp tài trợ mức B.

Chương III

ĐÁNH GIÁ, XÉT CHỌN VÀ DUYỆT CẤP KINH PHÍ CHO CÁC DỰ ÁN

Điều 10.Tổ chức của các bộ phận xét chọnvà đánh giá

1.Hội đồng chỉ đạo Dự án Giáo dục Đại học được thành lập gồm các thành viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo mời. Số lượng thành viên không quá 15người làm việc kiêm nhiệm, bao gồm:

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chủ tịchHội đồng;

Thứtrưởng Bộ Giáo dục và Đ.ào tạo, phụ tráchgiáo dục đại học - y viên thường trực Hội đồng;

Đạidiện ở cấp Thứ trưởng của các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường,Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - y viên;

Lãnhđạo một số trường đại học do Bộ Giáodục và Đào tạo chỉ định - yviên;

Ít nhất một đại diện của các đơnvị sử dụng sinh viên tốt nghiệp - y viên;

Mộtsố nhà khoa học có kinh nghiệm và uy tín - y viên.

2.Ban Đánh giá Dự án Giáo dục Đại học (sau đây gọi tắt là Ban đánh giá Dự án)gồm:

TrưởngBan do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm;

Mộtcán bộ chuyên trách công tác thông tin;

Mộtcán bộ chương trình;

Mộtthư ký;

Nămcố vấn khoa học (hoặc nhiều hơn) làm việc kiêm nhiệm được lựa chọn trên cơ sởuy tín và kinh nghiệm trong đào tạo, nghiên cứu và quản lý.

BanĐánh giá Dự án có trách nhiệm đánh giá, xếp loại và phân hạng các dự án thôngqua Hội đồng khoa học. Hội đồng khoa học gồm Trưởng ban Đánh giá Dự án và cáccố vấn khoa học, được các chuyên gia hỗ trợ. Ban đánh giá Dự án mời các chuyêngia này theo từng loại dự án cụ thể nhằm cung cấp những ý kiến tư vấn chuyênmôn đối với dự án được xem xét.

Điều 11.Trách nhiệm của các bộ phận đánh giá và xét chọn dự án

1.Hội đồng chỉ đạo Dự án Giáo dục Đại học chịu trách nhiệm xem xét, chọn các dựán, trên cơ sở đánh giá, phân loại và xếp hạng của Ban đánh giá Dự án, để trìnhBộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chủ tịchHội đồng chỉ đạo) ra quyết định cấp kinh phí.

2.Ban đánh giá Dự án chịu trách nhiệm:

a)Kiểm tra tiêu chuẩn tham gia Quỹ của các trường đai học nộp dự án;

b)Đánh giá các dự án theo các tiêu chuẩn quy định;

c)Phân loại các dự án theo các tiêu chuẩn quy định

d)Xếp hạng các dự án trong phạn vi từng mức tài trợ A, B, C;

e)Chuẩn bị danh mục các dự án đã được xếp hạng và một báo cáo tóm tắt cho mỗi dựán, kèm theo các tài liệu cần thiết, trình hội đồng, chỉ đạo thông qua Giám đốcDự án:

Điều 12.Điều kiện để dự án được lựa chọn

Dựán được chọn phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

1.Có chất lượng cao;

2.Nhất quán với mục tiêu tổng thể của Dự án Giáo dục Đại học cũng như kế hoạchtrung hạn của trường;

3.Nhằm đạt được kết quả cao trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứukhoa học hoặc nâng cao hiệu quả và hiệu suất trong quản lý và sử dụng nguồnlực;

4.Có tính khả thi cao;

5.Khuyến khích liên kết với các trường đại học, cơ sở nghiên cứu khác ở trong nước và quốc tế.

Điều 13.Các tiêu chuẩn đánh giá dự án đề nghị tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng

Cácdự án đề nghị tài trợ sẽ được đánh giá và xem xét trên cơ sở ba nhóm tiêu chuẩnsau:

1.Sự rõ ràng và hợp lý

Sựrõ ràng và hợp lý của dự án sẽ được đánh giá trên các mặt:

a)Các mục tiêu của dự án phải rõ ràng, hợp lý và có thể đo lường được;

b)Mục tiêu của dự án phải phù hợp với các mục tiêu chung của công cuộc phát triểngiáo dục đại học và kế hoạch trung hạn của trường;

c)Dự án phải đảm bảo tính khoa học (dựa trên nhận xét đánh giá của Hội đồng khoahọc và các chuyên gia chuyên môn);

d)Khi xét tổng thể, dự án phải góp phần tạo ra sự cân đối giữa phát triển đội ngũcán bộ, tăng cường thiết bị và đổi mới nội dung, chương trình đào tạo

2.Tác động của dự án

Tácđộng của dự án được xem xét trên cơ sở những lợi ích dự kiến của dự án thôngqua các chỉ số thực hiện như: tỷ lệ sinh viên/giáo viên, chi phí đơn vị tínhtrên đầu sinh viên quy đổi tương đương chính quy dài hạn tập trung, tỷ lệ lênlóp và bỏ học, tình trạng việc làm cửa sinh viên tốt nghiệp, việc đưa giáotrình mới vào sử dụng hoặc sửa đổi giáo trình nhằm đáp ứng nhu cầu nâng caochất lượng đào tạo và tăng cường mối liên kết giữa giảng dạy và nghiên cứu,giữa đào tạo và sản xuất.

Hiệusuất sử dụng nguồn lực sẽ được xem xét trong phạm vi quan hệ giữa các yếu tốđầu vào và đầu ra của quá trình đào tạo.

3.Tính khả thi

Tínhkhả thi của các dự án sẽ được đánh giá trên cơ sở xem xét về:

a)Năng lực quản lý và thực hiện, có tính đến kinh nghiệm của trường đại học nộphồ sơ đề nghị tài trợ và kế hoạch thực hiện của các bộ phận thuộc trường chịu trách nhiệm trong việcthực hiện dự án;

b)Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất cầnthiết để đảm bảo thực hiện dự án một cách hiệu quả;

c)Sự bền vững về tài chính thông qua sự đóng góp của trường cho việc thực hiện dựán từ nguồn kinh phí ngoài Ngân sách Nhà nước và nguồn lực dự kiến mà dự án sẽtạo thêm để hỗ trợ cho các hoạt động cải thiện chất lượng và hiệu quả trong tươnglai.

Tínhkhả thi của dự án sẽ được xem xét thông qua các kết quả thực hiện trong quá khứcủa trường và các chi tiết của dự án. Một tiêu chuẩn quan trọng của tính khảthi là mức độ thể hiện năng lực quản lý và thực hiện của trường. Việc cam kếtnâng cao năng lực quản lý và thực hiện thông qua việc triển khai có hiệu quảThành phần I của Dự án Giáo dục Đại học sẽ đượcđặc biệt xem xét. Trường cần cam kết sẽ đảm bảo đủ cán bộ, nguồn vốn đối ứngngoài Ngân sách Nhà nước (ít nhất là 5% tổng kinh phí dự án), cơ sở vật chấtcần thiết để thực hiện dự án, những yếu tố này sẽ là căn cứ khi đánh giá tínhbền vững của dự án.

Khixem xét dự án của một trường đại học, Ban đánh giá Dự án thông qua Hội đồngkhoa học với sự hỗ trợ của các chuyên gia chuyên môn, sẽ không chỉ đánh giáchất lượng của dự án mà còn xem xét những tiến bộ theo thời gian thông quanhững chỉ số thực hiện chủ yếu của trường. Những chỉ số này được phân tích trêncơ sở các số liệu do các cuộc điều tra khảo sát các trường đại học và điều trasinh viên tốt nghiệp cung cấp.

Điều 14.Quy trình xét duyệt và quyết định cấp kinh phí cho các dự án từ Quỹ nâng caochất lượng

1.Các dự án sẽ được xem xét, đánh giá qua 5 giai đoạn theo thứ tự sau:

a)Sàng lọc về tiêu chuẩn: Việc xem xét hồ sơ đề nghị tài trợ được dựa vào cáctiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng mức tài trợ A, B, C Chỉ những dự án có hồ sơ đápứng được các tiêu chuẩn đó mới được đề nghị xét tiếp.

b)Đánh giá của các chuyên gia chuyên môn: Ban đánh giá Dự án sẽ xem xét nội dungcủa mỗi dự án đủ tiêu chuẩn về mặt hồ sơ. Các dự án có nội dung chuyên sâu vềkhoa học hay kỹ thuật sẽ được gửi tới các chuyên gia chuyên môn để xem xét và đưara ý kiến tư vấn cho Ban đánh giá Dự án về các mặt khoa học và kỹ thuật của dựán.

Đốivới mức "B" và "C", Ban Điều phối sẽ cung cấp cho Ban Đánhgiá những thông tin về việc thực hiện các khoản tài trợ trước đó đã được traocho các trường. Bên cạnh đó, Ban Đánh giá có thể, nếu thấy cần thiết, mời thêmcác chuyên gia chuyên môn tiến hành việc thực hiện của các trường trong quátrình thực hiện các tiểu dự án ở các mức trước. Các chuyên gia này nên được lựa chọn trên cơ sở kiếnthức trong lĩnh vực chuyên sâu.

c)Xếp loại các tiểu dự án: Các dự án đủ tiêu chuẩn sẽ được từng thành viên củaHội đồng khoa học xem xét trên cơ sở các báo cáo của các chuyên gia chuyên môn,các chỉ số và các tiêu chuẩn đánh giá theo mẫu do Ban đánh giá đề xuất. Để đượcđề nghị cấp kinh phí, các dự án cần đạt được ngưỡng tối thiểu đáp ứng các tiêuchuẩn cụ thể trong 3 nhóm tiêu chuẩn (tính hợp lý, tác động, tính khả thi). Ngưỡngtối thiểu sẽ tăng dần theo các loại mức tài trợ (tiêu chuẩn của mức B sẽ cao hơn của mức A và tiêu chuẩn của mức C sẽ cao hơn của mức B). Sau khiđánh giá, từng thành viên của Hội đồng khoa học sẽ xếp loại sơ bộ các dự ántheo các mức: Xuất sắc, Tốt, Đạt hoặc bị Loại.

d)Đại diện các trường đại học bảo vệ tiểu dự án đệ trình: Mỗi trường đại học nộphồ sơ tham gia QIG"B" hoặc"C" có thể được yêu cầu trả lời qua thư điện tử hoặc gửi một nhóm đạidiện đến họp trực tiếp với Hội đồng Khoa học để lý giải và bảo vệ tiểu dự áncủa mình và trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà Hội đồng khoa học đưa ra liên quanđến tính hợp lý, diện tác động dự kiến và tính khả thi của tiểu dự án đệ trình.Trong cuộc họp này Hội đồng khoa học có thể yêu cầu các trường làm rõ các mụctiêu của tiểu dự án tham gia quỹ nâng cao chất lượng, giải thích các lợi ích dựkiến sẽ đạt được và sẽ được kiểm soát như thế nào, và trả lời các câu hỏi vềviệc thực hiện các tiểu dự án QIG mứctrước và kế hoạch thực hiện của tiểu dự án tham gia chương trình nâng cao chấtlượng.

e)Xếp hạng các dự án: Sau khi có kết quả xếp loại sơ bộ, Hội đồng khoa học sẽnhóm họp để thảo luận những điểm mạnh và điểm yếu của tiểu dự án, và nhất trívề việc xếp loại cho tất cả các tiểu dự án lần cuối cùng và xếp hạng theo chấtlượng dự án của mỗi mức A, B, C.

Trongviệc đánh giá, xếp loại và xếp hạng các dự án, Hội đồng khoa học cần đạt đượcsự nhất trí chung, trong trường hợp không đạt được sự nhất trí, Hội đồng khoahọc sẽ quyết định theo hình thức bỏ phiếu. Lá phiếu của Trưởng Ban đánh giá sẽcó ý nghĩa quyết định trong trường hợp số phiếu thuận và không thuận bằng nhau.

Kếtquả xếp loại và xếp hạng sẽ được trình Hội đồng chỉ đạo, thông qua Giám đốc Dựán, cùng một báo cáo ngắn gọn nêu các nhận xét về từng dự án.

2.Quyết định cấp kinh phí từ Quỹ nâng cao chất lượng sẽ do Hội đồng chỉ đạokhuyến nghị, trên cơ sở kết quả đánh giá của Ban đánh giá và khả năng tài chínhcủa Quỹ đối với từng mức A, B, C đểBộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chủ tịchHội đồng chỉ đạo) ký duyệt. Hội đồng chỉ đạo sẽ quyết định số lượng dự án thíchhợp được tài trợ từ Quỹ trong từng cuộc họp quyết định cấp kinh phí nhằm đảmbảo tính chọn lọc và việc sử dụng kinh phí của Quỹ một cách có hiệu quả nhất.Dự kiến số lượng trường được đánh giá mức A được cấp kinh phí là 9/10 (90%), mức B là 2/3 (66%) và mức C là 1/2 (50%). Dự kiến này sẽ được xem xét theo từng thời kỳ và cóthể thay đổi trên cơ sở thỏa thuận với Ngân hàng Thế giới.

3.Sau khi Hội đồng chỉ đạo họp và quyết định chọn các dự án, các trường đại họctham gia Quỹ nâng cao chất lượng sẽ được thông báo kết quả xét duyệt. Những trườngđại học có dự án được duyệt sẽ được quyền rút vốn từ Quỹ nâng cao chất lượng đểthực hiện dự án theo các thủ tục do Ban điều phối Dự án hướng dẫn.

4.Các nhận xét của chuyên gia chuyên môn, các ý kiến thảo luận của Hội đồng khoahọc và Hội đồng chỉ đạo sẽ được hoàn toàn giữ bí mật.

Cácthành viên của Ban đánh giá Dự án, Hội đồng khoa học và Hội đồng chỉ đạo sẽkhông cung cấp bất cứ thông tin nào về việc đánh giá, xếp loại và xếp hạng cácdự án, đồng thời cũng không tư vấn về nội dung dự án cho các trường đang chuẩnbị tham gia Quỹ nâng cao chất lượng.

5.Không một thành viên nào của các bộ phận tham gia quá trình đánh giá các dự ánđược tư vấn cho các trường trong việc sửa lại dự án.

6.Hội đồng khoa học và Hội đồng chỉ đạo cần đảm bảo đánh giá, xét chọn các dự ánmột cách công bằng và không bị ảnh hưởng bởi một mâu thuẫn lợi ích nào. Cácchuyên gia chuyên môn và thành viên của Hội đồng khoa học hiện đang công táctại trường có dự án tham gia Quỹ nâng cao chất lượng sẽ không được tham gia vàoquá trình đánh giá các dự án của trường mình.

7.Các trường nộp dự án chỉ có thể được Ban đánh giá Dự án giải thích về các thủtục làm hồ sơ và tiêu chuẩn tham gia Quỹ nâng cao chất lượng.

8.Các trường có nhu cầu tư vấn kỹ thuật trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự án (baogồm các phụ lục kỹ thuật được mô tả trong Điều 16) cần báo cáo Giám đốc Dự ánxem xét và quyết định để Ban điều phối Dự án ký hợp đồng với các cơ quan cungcấp dịch vụ tư vấn về việc chuẩn bị, nộp hồ sơ và thực hiện các tiểu dự án.

Điều 15.Công tác thông tin

1.Ban đánh giá Dự án có trách nhiệm:

Gửicác thông báo thường xuyên về thời biểu nộp hồ sơ cho các trường tham gia Quỹnâng cao chất lượng;

Cungcấp thông tin về thủ tục, thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ, thời gian đánh giá, xétduyệt dự án;

Pháthành tập san thông tin về tình hình tham gia và triển khai thực hiện Quỹ nângcao chất lượng;

Côngbố danh sách thành viên của Hội đồng khoa học và các chuyên gia chuyên môn.

2.Khi thực hiện trách nhiệm quy định tại điều 15.1, ngoài công bố tên dự án, têntrường và bộ phận thuộc trường chịu trách nhiệm về dự án, Ban đánh giá Dự án sẽkhông cung cấp bất cứ thông tin nào khác về từng hồ sơ đề nghị tài trợ.

3.Trong thời gian sớm nhất sau khi có quyết định cấp kinh phí của Hội đồng chỉđạo, Ban đánh giá Dự án có trách nhiệm thông báo cho từng trường nộp hồ sơ xintài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng về kết quả xét duyệt dự án của trường, kèmtheo một thông báo tóm tắt của Hội đồng khoa học về ưu, nhược điểm của dự án.Ngoài thông báo này, Ban đánh giá Dự án sẽ không cung cấp bất cứ thông tin nàokhác liên quan đến việc đánh giá các dự án cụ thể.

Chương IV

HỒ SƠ THAM GIA QUỸ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

Điều 16.Nội dung và quy định mẫu hồ sơ tham gia Quỹ nâng cao chất lượng

Đểđảm bảo tính thống nhất của hồ sơ tham gia Quỹ nâng cao chất lượng nhằm đảm bảotính công bằng và hiệu quả cho việc đánh giá và xét chọn dự án, các văn bảntrong hồ sơ cần được chuẩn bị theo mẫu quy định bằng tiếng Việt và tiếng Anh.Hồ sơ đề nghị tài trợ từ Quỹ nângcao chất lượng yêu cầu bao gồm:

1.Đơn đề nghị tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng

Đơnđề nghị tài trợ gồm các nội dung chính như sau:

Têntrường đại học - Bộchủ quản;

Đơnvị (khoa, phòng, ban) và các cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện dự án;

Têncủa dự án;

Tómtắt các mực tiêu của dự án;

Tómtát các hoạt động cần tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng;

Cácchỉ tiêu dự kiến sẽ đạt được trong các hoạt động của dự án dưới dạng các chỉ sốthực hiện có thể đo lường được;

Tómtắt chi phí dự kiến của dự án (phân theo loại chi tiêu) ;

Thờigian thực hiện dự án;

Cáchình thức đồng tài trợ (số lượng và nguồn).

2.Thông báo về việc trường đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia Quỹ nâng cao chất lượng

Cáchồ sơ phải kèm theo một thông báo đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia Quỹ nâng caochất lượng. Thông báo này phải được xác nhận bằng con dấu chính thức của trườngvà chỉ rõ trường đã đạt được các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể đối vớitừng mức tài trợ, kèm theo các tài liệu minh chứng cần thiết bao gồm:

a)Đối với mọi mức tài trợ

Số sinh viên quy đổi tương đươngchính quy dài hạn tập trung (ở các trình độ cử nhân, thạc sĩ hoặc tiến sĩ)trong năm học gần nhất (như được tính trong Cuộc điều tra toàn diện gần nhất).

Côngbố trường có một hệ thống quản lý hành chính và đào tạo rõ ràng;

Côngbố trường đã tham gia và cung cấp các thông tin cần thiết cho cuộc điều tra cáctrường đại học hàng năm (cho biết ngày, tháng của kỳ làm việc gần nhất với điềutra viên);

Côngbố trường đã tiến hành điều tra sinh viên tốt nghiệp cùng với kết quả điều tratheo yêu cầu của Ban điều phối Dự án (ghi rõ ngày, tháng tiến hành đều tra);

Bảnkế hoạch trung hạn chính thức mới nhất trình lên Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b)Đối với tài trợ mức B

Tómtắt các sửa đổi trong kế hoạch trung hạn của trường trên cơ sở thông tin thuthập được qua các cuộc điều tra khảo sát các trường đại học hàng năm và điềutra sinh viên tốt nghiệp;

Báocáo tổng hợp cho Ban điều phối Dự án về việc thực hiện khoản tài trợ mức A;

c)Đối với tài trợ mức C

Tómtắt về việc sử dụng thông tin từ các cuộc điều tra khảo sát các trường đại họcvà điều tra sinh viên tốt nghiệp để đưa ra các định hướng phát triển, thể hiệnqua việc điều chỉnh kế hoạch trung hạn của trường, thay đổi chương trình học,phương pháp giảng dạy cho các khóa học riêng biệt và/hoặc nâng cao chất lượngvà hiệu quả của các trường (như đã được đo lường qua các chỉ số thực hiện).

Báocáo tổng hợp cho Ban điều phối Dự án về việc thực hiện tất cả các khoản tài trợtừ Quỹ nâng cao chất lượng trước đó.

3.Dự án tham gia Quỹ nâng cao chất lượng.

Nộidung của dự án tham gia Quỹ nâng cao chất lượng gồm các mục sau:

a)Thông tin về trường

Sứmệnh của trường;

Tómtắt kế hoạch trung hạn của trường;

Cácchỉ số thực hiện của trường.

b)Nội dung của dự án nâng cao chất lượng

Mụctiêu của dự án;

tả dự án và các hoạt động củadự án;

Cácchỉ tiêu phấn đấu và các chỉ số thực hiện cụ thể của dự án;

Cáclợi ích dự kiến sẽ đạt được;

Chiphí cho các hoạt động (phân loại chỉ tiêu theo thời hạn 6 tháng một).

c)Kế hoạch thực hiện dự án nâng cao chất lượng

Kếhoạch thực hiện dự án và kế hoạch tài chính;

Cáchình thức đồng tài trợ.

d)Quản lý và thực hiện dự án

Danhsách và trách nhiệm của các cán bộ tham gia quản lý và thực hiện dự án;

Địachỉ liên hệ

Ngoàira, tất cả các tiểu dự án tham gia "B" và "C, cần phải nộp cácPhụ lục kỹ thuật (theo mẫu Ban Điều phối đưa ra) cho biết cụ thể về chi phí dựkiến, kế hoạch thực hiện và đấu thầu của tiểu dự án.

Điều 17.Chu kỳ nộp hồ sơ

Trongthời gian thực hiện Dự án Giáo dục Đại học, mỗi năm sẽ có hai chu kỳ nộp hồ sơhoặc nhiều hơn, đánh giá và xét chọn các dự án của Quỹ nâng cao chất lượng. Hồ sơ nào không kịp nộp trong chukỳ này có thể nộp ởcác chu kỳ sautheo Điều 5 của Quy định này

Chương V

SỬ DỤNG KINH PHÍ TỪ QUỸ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

Điều 18.Thỏa thuận tài trợ

1.Trường Đại học có dự án được Hội đồng chỉ đạo phê duyệt cấp kinh phí cần liênhệ và ký kết Thỏa thuận tài trợ với Ban điều phối Dự án. Chỉ sau khi hoàn tấtviệc ký kết văn bản này trường mới có thể bắt đầu sử dụng kinh phí từ Quỹ nângcao chất lượng;

2.Các trường đại học nhận được tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng phải triển khaithực hiện các dự án một cách tập trung, có hiệu quả và tuân theo các quy địnhvà tiêu chuẩn về giáo dục, kỹ thuật, tài chính, quản lý, duy trì sổ sách riêngvà đảm bảo các nguyên tắc kế toán.

Điều 19.Các loại chi tiêu hợp lệ

Cácloại chi tiêu sau đây được coi là hợp lệ trong khuôn khổ của Quỹ nâng cao chấtlượng:

Muasắm thiết bị;

Muasách báo và tạp chí khoa học;

Thuêchuyên gia tư vấn quốc tế và các giáo sư thỉnh giảng nước ngoài;

Thuêchuyên gia trong nước;

Cấphọc bổng và thực tập ngoài nước;

Cấphọc bổng và thực tập trong nước;

Tổ chức các chuyến khảo sát nướcngoài;

Tổ chức tập huấn trong nước;

Thùlao cho cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý hành chính và cán bộ hỗ trợ;

Chicho việc cải tạo, sửa chữa nhỏ để chuẩn bị cơ sở tiếp nhận tài trợ;

Chicho vận hành và bảo trì;

Muasắm các vật liệu tiêu hao.

Điều 20.Quy định về mua sắm

Việcmua sắm của Dự án tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng phải tuân theo Tài liệu hướngdẫn của Ngân hàng Thế giới phát hành vào tháng 01 năm 1995 (được sửa chữa bổ sungvào tháng 01 và tháng 8 năm 1996), Bảng kê số 3 của Hiệp định Tín dụng Pháttriển cho Dự án Giáo dục Đại học được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Hiệphội Phát triển Quốc tế. Phương pháp mua sắm hàng hóa và thiết bị, tùy thuộc vàoquy mô của mỗi gói mua sắm, được quy định như sau:

Cácgói mua sắm có giá trị trên 100.000 USD phải tuân theo thủ tục đấu thầu cạnhtranh quốc tế, theo các tài liệu đấu thầu chuẩn của Ngân hàng Thế giới;

Cácgói mua sắm có giá trị trong khoảng 25.000 USD đến 100.000 USD phải tuân theothủ tục đấu thầu cạnh tranh trong nước, theo các mẫu tài liệu đấu thầu chuẩncủa Ngân hàng Thế giới;

Cácgói mua sắm có giá trị dưới 25.000 USD phải tuân theo thủ tục mua sắm trong nướcvà quốc tế. Phương pháp này yêu cầu phải có 3 bản báo giá của hai nước trong trườnghợp mua sắm quốc tế và 3 báo giá của ba nhà cung cấp đủ tiêu chuẩn trong trườnghợp mua sắm trong nước.

Điều 21.Quy định về tuyển dụng chuyên gia tư vấn

Việctuyển dụng chuyên gia tư vấn của Dự án tài trợ từ Quỹ nâng cao chất lượng phảituân theo Tài liệu hướng dẫn về Chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới banhành vào tháng 01 năm 1997 (sửa đổi vào tháng 9 năm 1997). Để thuê công ty tưvấn, cần phải dựa trên giá cả và chất lượng (QCBS). Việc thuê chuyên gia tư vấnđộc lập nên dựa trên trình độ, nhưng trong trường hợp ngoại lệ, có thể dùng phươngpháp chỉ định với sự đồng ý của Hiệp hội Phát triển Quốc tế.

Điều 22.Quy định về giải ngân

Cácdự án được duyệt sẽ tiếp nhận nguồn vốn tài trợ thông qua Ban điều phối Dự án.Tiến trình giải ngân được thực hiện theo thời gian biểu chi trả nêu trong Thỏathuận tài trợ. Cán bộ phụ trách tài chính của từng trường đại học sẽ giải ngânnguồn tài trợ theo hệ thống giải ngân hiện hành của trường và nộp các báo cáogiải ngân cùng các tài liệu giải thích theo yêu cầu của Hiệp hội Phát triểnQuốc tế.

Điều 23.Sổ sách kế toán

Sổ sách kế toán của dự án phải đượcthực hiện và duy trì theo các nguyên tắc quản lý tài chính và phải sẵn sàngxuất trình để kiểm tra khi cần thiết theo yêu cầu của cán bộ và chuyên gia tưvấn của Hiệp hội Phát triển Quốc tế, cán bộ Ban điều phố Dự án và cán bộ kiểmtoán.

Chương VI

BÁO CÁO

Điều 24. Báo cáo của các trường đại học thực hiện dự án

Hiệutrưởng (Giám đốc) các trường đại học thực hiện dự án tài trợ từ Quỹ nâng caochất lượng có trách nhiệm chuẩn bị và nộp đúng thời hạn các báo cáo định kỳ,báo cáo tổng kết cho Ban điều phối Dự án, gồm:

1.Báo cáo tài chính: Trong quá trình thực hiện từng dự án, để đảm bảo việc dự trùkinh phí và giải ngân, các trường có trách nhiệm nộp báo cáo tài chính hàngquý, năm và báo cáo quyết toán dự án cho Ban điều phối dự án;

2.Báo cáo tiến độ: Các trường đã được nhận tài trợ từ QIG phải nộp báo cáo ngắnvề tiến độ thực hiện hàng quý cho Ban Điều phối về việc sử dụng quỹ QIG và việcthực hiện chương trình nâng cao chất lượng.

3.Báo cáo tổng kết dự án: Sau khi kết thúc từng dự án, các trường có trách nhiệmnộp cho Ban điều phối một báo cáo tổng kết về tình hình triển khai và kết quảmà dự án đạt được theo nội dung thống nhất trong Thỏa thuận tài trợ;

4.Báo cáo tổng kết chương trình: Các trường có trách nhiệm nộp cho Ban điều phốiDự án báo cáo tổng kết chương trình khi kết thúc toàn bộ các dự án tài trợ màtrường nhận được từ Quỹ nâng cao chất lượng.

Điều 25.Báo cáo kiểm định kỹ thuật và báo cáo tổng hợp

1.Báo cáo kiểm định kỹ thuật: Kiểm định kỹ thuật được thực hiện định kỳ hàng nămbởi một nhóm chuyên gia kế toán và chuyên gia kỹ thuật, độc lập với các cơ quancó trách nhiệm đánh giá, lựa chọn và điều phối QIGs. Báo cáo kiểm định kỹ thuậtsẽ được gửi cho Chính phủ và Hiệp hội Phát triển Quốc tế.

2.Báo cáo tổng hợp: Ban đánh giá Dự án có trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp hàngnăm cho Hội đồng chỉ đạo dự án về các hoạt động của Quỹ nâng cao chất lượng.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26.Tổ chức, hướng dẫn thực hiện

Banđiều phối Dự án và Ban đánh giá Dự án có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn các trườngthực hiện Quy định này.

Điều 27.Sửa đổi, bổ sung Quy định Trong quá trình thực hiện Dự án Giáo dục Đại học trêncơ sở thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Hiệp hội Phát triển Quốc tế, Quyđịnh này có thể được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với tình hình cụ thể./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqsdqnccldgdh421