AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành quy định quản lý vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa thường xuyên đường giao thông nông thôn miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành quy định quản lý vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa thường xuyên đường giao thông nông thôn miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH NGHỆ AN
Số: 104/1999/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 1999                          
quyết định của UBND tỉnh Nghệ An

 QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Về việc ban hành quy định

quản lý vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa thường xuyên đường giao thông nông thôn miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

Căn cứ điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 24/1999/CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về ban hành Quy chế tổ chức huy động quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định quản lý vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa thường xuyên đường giao thông nông thôn - miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, các quy định trước đây của UBND tỉnh trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN, MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

(Ban hành kèm theo quyết định số 104/1999/QĐUB

ngày 27/10/1999 của UBND tỉnh Nghệ An)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1:

1. Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa thường xuyên hệ thống giao thông nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải tuân theo quy định quản lý về đầu tư xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ và nội dung của bản quy định này.

2. Những công trình giao thông nông thôn, miền núi nằm trong chương trình 135/CP thì thực hiện theo Quyết định số 55/1999/QĐ-UB ngày 27/5/1999 về quy định thực hiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa tỉnh Nghệ An.

Điều 2: Nguồn vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa thường xuyên đường giao thông nông thôn, miền núi được quản lý theo sự phân cấp quản lý ngân sách của UBND tỉnh. Thủ tục quản lý, cấp phát được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3: UBND cấp huyện, các chủ đầu tư các công trình giao thông nông thôn, miền núi có trách nhiệm thực hiện các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng, sử dụng vốn đúng mcụ đích tiết kiệm có hiệu quả chấp hành chính sách về chế độ quản lý tài chính của Nhà nước về đầu tư xây dựng.

 

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4: Công tác kế hoạch hóa đầu tư xây dựng.

1. Hàng năm UBND các huyện phải đưa kế hoạch đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, miền núi vào trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện. Việc đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, miền núi phải theo đúng quy hoạch phát triển giao thông nông thôn, miền núi giai đoạn 1997 - 2010 được UBND tỉnh phê duyệt.

2. Trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện phòng kế hoạch đầu tư huyện phối hợp với phòng liên quan tham mưu cho UBND huyện về chủ trương đầu tư, tránh hiện tượng đầu tư dàn trải, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

3. Nghiêm cấm việc triển khai xây dựng các công trình giao thông nông thôn không bố trí trong kế hoạch, chưa đảm bảo nguồn vốn vững chắc.

Điều 5: Cơ chế huy động vốn đầu tư.

Nguồn vốn đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, miền núi được huy động từ các nguồn sau đây:

1. Từ năm 2000, hàng năm UBND tỉnh trình HĐND tỉnh trích một tỷ lệ hợp lý thuế sử dụng đất nông nghiệp để lại ngân sách tỉnh để điều tiết hỗ trợ đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, miền núi cho các huyện có nhiều khó khăn.

- Hàng năm UBND cấp huyện bố trí tối thiểu 30% trên tổng số thuế sử dụng đất nông nghiệp và tiền sử dụng đất thu được do tỉnh phân cấp cho địa phương để đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, miền núi.

2. Việc tổ chức huy động các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng giao thông nông thôn, miền núi phải được thực hiện theo Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về ban hành quy chế tổ chức huy động quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn.

3. Nguồn vốn từ đóng góp của các cơ quan, tổ chức kinh tế xã hội đóng trên địa bàn, sự hỗ trợ của trung ương và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng vốn từ bên ngoài.

4. Khuyến khích các dự án đầu tư giao thông nông thôn, miền núi theo hình thức BT, BOT (xây dựng, chuyển giao và xây dựng, thu phí chuyển giao) theo các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng.

Điều 6: Cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, miền núi.

1. Các nguồn vốn đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, miền núi giao cho Chủ tịch UBND cấp huyện trực tiếp quản lý và bố trí theo đúng kế hoạch, quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Hàng năm UBND huyện đăng ký danh mục đầu tư công trình xây dựng giao thông nông thôn, miền núi với các Sở Giao thông vận tải trước khi báo cáo với Sở Kế hoạch và Đầu tư để trình UBND tỉnh quyết định theo sự phân cấp của UBND tỉnh.

2. Công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, quyết toán công trình và nội dung về công tác đấu thầu thực hiện theo quy định của Chính phủ về đầu tư xây dựng cơ bản của UBND tỉnh Nghệ An về việc phân cấp, phân loại và ủy quyền trong quản lý đầu tư và xây dựng.

3. Các nguồn chi đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, miền núi phải được công khai hóa theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 29/1999/TT-BTC ngày 19/3/1999 hướng dẫn thực hiện công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn thu từ khoản đóng góp của nhân dân; quyết định số 46/1999/QĐ-UB ngày 14/5/1999 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách.

4. Công tác quản lý cấp phát, quyết toán vốn đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn, miền núi phải theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 63/CTĐTPT ngày 02/11/1996, Thông tư số 66/TCĐTBT ngày 02/11/1996 của Bộ Tài chính và các văn bản hiện hành.

Điều 7: Chính sách hỗ trợ giao thông nông thôn, miền núi.

1. Hàng năm UBND cá huyện căn cứ vào thực trạng giao thông nông thôn, miền núi và khả năng ngân sách trên địa bàn, lập kế hoạch xin hỗ trợ các hạng mục công trình giao thông gửi Sở Giao thông vận tải xem xét tổng hợp, có ý kiến thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư để trình UBND tỉnh quyết định.

2. Đối tượng hỗ trợ UBND tỉnh hỗ trợ giao thông nông thôn, miền núi bằng vật tư hoặc bằng vốn ngân sách cho các huyện, ưu tiên các huyện miền núi, đặc biệt là 5 huyện: Tân Kỳ, Anh Sơn, Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương hiện tại còn 25 xã chưa có đường ô tô vào đến trung tâm.

Điều 8: Trách nhiệm của UBND huyện trong công tác quản lý và sửa chữa thường xuyên hệ thống giao thông nông thôn miền núi.

1. UBND huyện căn cứ định mức quản lý, sửa chữa thường xuyên giao thông nông thôn miền núi quy định tại quyết định số 2712/QĐGT ngày 14/10/1996 của Bộ Giao thông vận tải để xây dựng kế hoạch, danh nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hàng năm để bố trí kinh phí phù hợp cho công tác quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu đường.

3. Lập kế hoạch xây dựng các trạm thu phí, phối hợp với các ngành tài chính để xây dựng giá thu đối với đường giao thông nông thôn, miền núi trình UBND tỉnh quyết định để huyện có nguồn thu phục vụ cho công tác duy tu sửa chữa đường giao thông nông thôn, miền núi nhằm thu hồi vốn xây dựng và chấm dứt tình trạng thu phí tùy tiện sai quy định ở một số địa phương hiện nay.

4. Định kỳ hàng quý báo cáo tình hình giao thông nông thôn, miền núi về giao thông vận tải và UBND tỉnh.

Điều 9: Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải.

1. Hướng dẫn về kỹ thuật chuyên ngành để có giải pháp thiết kế và thi công hợp lý đối với từng dự án khi các chủ đầu tư yêu cầu.

2. Là cơ quan quản lý chất lượng chuyên ngành có trách nhiệm xác nhận việc đảm bảo các yêu cầu chất lượng kỹ thuật đối với những dự án có tính chất kỹ thuật phức tạp trong việc nghiệm thu hoàn thành khi các chủ đầu tư đề nghị.

3. Hàng năm tổ chức lớp học bồi dưỡng cán bộ xã về kỹ thuật xây dựng cầu đường, luật lệ an toàn giao thông, quy phạm thiết kế, giúp cán bộ giao thông xã nắm được các kiến thức cơ bản từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức xây dựng, nghiệm thu, quyết toán các công trình thuộc xã quản lý.

4. Lập kế hoạch về kinh phí đào tạo trình Bộ Giao thông vận tải hỗ trợ; và trình UBND tỉnh quyết định trongnguồn kinh phí sự nghiệp giao thông.

5. Tổ chức công tác kiểm tra định kỳ đột xuất việc thực hiện các quy định về quản lý đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, miền núi

 

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10: Khen thưởng và xử lý vi phạm.

1. Chế độ khen thưởng.

a. Hàng năm căn cứ vào tình hình và kết quả phát triển giao thông nông thôn, miền núi và các huyện, xã, Sở Giao thông vận tải đề xuất với UBND tỉnh để quyết định các danh hiệu thi đua kèm theo mức thưởng cho địa phương có thành tích trong phong trào xây dựng giao thông nông thôn miền núi.

b. Các mức thưởng cụ thể:

- Huyện được tỉnh tặng cờ khen thưởng bằng hiện vật là 40 tấn xi măng địa phương.

- Huyện được tỉnh tặng bằng khen kèm thưởng bằng hiện vật là 20 tấn xi măng địa phương.

- Xã được tỉnh tặng cờ kèm theo thưởng bằng hiện vật là 15 tấn xi măng địa phương.

- Xã được tỉnh tặng bằng khen theo thưởng bằng hiện vật là 10 tấn xi măng địa phương.

2. Xử lý vi phạm.

Tổ chức cá nhân nào vi phạm những quy định của bản quy định này, gây thất thoát trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, miền núi tuỳ theo tính chất, mức độ sai phạm phải đền bù thiệt hại, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 11:

1. Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp các ngành kế hoạch đầu tư, Tài chính - Vật giá hướng dẫn thực hiện nội dung bản quy định này.

2. UBND các huyện, xã, các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung của quy định này.

3. Quá trình thực hiện có gì vướng mắc các ngành, các cấp phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng trình UBND tỉnh xem xét giải quyết./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqqlvtxdvsctxgtntmntbtna906