AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy định Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Bộ Y tế.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy định Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Bộ Y tế.

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ Y TẾ
Số: 2790/2002/QĐ-BYT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2002                          
No tile

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy định Quản lý và sử

dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Bộ Y tế.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứNghị định số 68/CP ngày11/10/1993của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của BộY tế;

Căn cứ Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ vềviệc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

Căn cứThông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ pháttriển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số I7/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001của Chính phủ;

Căn cứ yêu cầu của công tác quản lý ODA của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ pháttriển chính thức của Bộ Ytế.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kẽ từ ngày ký ban hành. Các quy định trướcđây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3.Vụ trưởng Vụ Kế hoạch chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quyết địnhnày.

Điều 4.Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, thủ trưởng các vụ, cục, ban, Thủ trưởng cácđơn vị trực thuộc Bộ Ytế và các vị cóliên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

QUY ĐỊNH về Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chínhthức của Bộ Ytế

(ban hành kèm theo Quyết đinh số 2790/2002/QĐ-BYT ngày25/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Y TẾ)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Phạm vi điều chỉnh.

Quyđịnh này điều chỉnh mọi hoạt động thu hút, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ pháttriển chính thức (bao gồm viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi, sau đâygọi tắt là (ODA) của Bộ Y

Điều 2.Đối tượng áp dụng.

a)Quy định này áp dụng cho tất cả các chương trình, dự án thuộc các vụ, cục, ban,văn phòng, thanh tra trong cơ quan Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế trong việc tiếp nhận, quản lý và sừ dụng ODA.

b)Đối với các chương trình, dự án về y tế do các đơn vị không trực thuộc Bộ Y tế thực hiện, không thuộc phạmvi điều chỉnh của Quy định này.

c)Đối với các chương trình, dự án thuộc khoản b của Điều này, Bộ Y tế giao Vụ Kế hoạch là đầu mốitiếp nhận hồ sơ chương trình, dự án để phối hợp với các vụ, cục, ban có liênquan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Y tế trong việc tham gia ý kiến thẩm định hoặc có ý kiếnhiệp y.

Điều 3.Các nguyên tắc cơ bản.

1.Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức cho Bộ Y tế là nguồn ngân sách nhà nước phải được tiếp nhận, quản lý và thựchiện theo đúng các quy định của pháp luật.

2.Trường hợp Hiệp định viện trợ đã được ký kết giữa Nhà nước hoặc Chính phủ ViệtNam với nhà tài trợ có quy định khác thì thực hiện theo quy định đó.

Điều 4.Giải thích từ ngữ.

TrongQuy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.Cơ quan chủ quản là Bộ Ytế đối với các chươngtrình, dự án ODA (sau đây viết tắt là chươngtrình, dự án) do các đơn vị trong cơ quan Bộ hoặc các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế trực tiếp triển khai, thực hiện và những dự án thuộc lĩnh vực ytế do Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Y tế là cơ quan quản lý, thực hiện.

2.Chủ dự án là các đơn vị thuộc cơ quan Bộ hoặc các đơn vị sự nghiệp trực thuộcBộ (sau đây gọi chung là các đơnvị được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn viện trợ và nguồnvốn đối ứng để thực hiện chương trình, dự án theo nội dung đã được phê duyệt.

Điều 5.Đăng ký danh mục, nội dung chương trình dự án ODA.

Trêncơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét và điềuphối kế hoạch thu hút, sử đụng ODA trong từng thời kỳ và danh mục, nội dung chươngtrình, dự án ODA của Bộ Y tế yêu cầu tài trợ, để đăng ký.

Điều 6.Phê duyệt các chương trình, dự án ODA.

1.Các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ theoquy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 củaChính phủ do Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét và cho ý kiến trướckhi trình xin phê duyệt. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng ủy quyền cho Thứ trưởngphụ trách về kế hoạch, đầu tư và viện trợ nước ngoài xem xét.

2.Các chương trình dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Y tế.

a)Bộ trưởng phê duyệt: các chương trình, dự án về đầu tư xây dựng cơ bản nhóm B,các dự án hỗ trợ kỹ thuật không liên quan đến thể chế chính sách, pháp luật,cải cách hành chính, văn hóa thông tin, an ninh quốc phòng có giá trị từ500.000 USD đến dưới 1.000.000 USD hoặc tương đương.

b)Thứ trưởng phụ trách về kế hoạch, đầu tư và viện trợ nước ngoài phê duyệt: cácchương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhóm C, các dự án hỗ trợ kỹ thuậtkhông Liên quan đến thể chế chính sách, pháp luật, cải cách hành chính, văn hóathông tin, an ninh quốc phòng có giá trị dưới 500.000 USD hoặc tương đương.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Phần 1. THUHÚT VẬN ĐỘNG ODA

Điều 7.Nguyên tắc chung trong việc thu hút và vận động ODA.

Cácđơn vị thu hút và vận động ODA dựatrên các căn cứ sau:

a)Các quy định, chính sách của Nhà nước.

b)Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hàng năm, 5 năm và 10 năm của Bộ Y tế.

c)Các chính sách ưu tiên của Bộ Y tếđối với sự phát triển của ngành và các lĩnh vực trong từng thời kỳ.

d)Nhu cầu để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

e)Tôn chỉ, mục đích, thế mạnh và ưu tiên của nhà tài trợ.

f)Vai trò chủ động của Bộ Ytế và của đơn vịthực hiện dự án.

Điều 8.Xây dựng Danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA..

Tháng8 hàng năm, các đơn vị chủ động xây dựng Danh mục ưu tiên sử dụng ODA kèm đề cươngsơ bộ (theo mẫu Phụ lục số 2 của Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 củaBộ Kế hoạch và Đầu tư) và gửi bằng văn bản về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch).

VụKế hoạch làm đầu mối tổng hợp và phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các vụ cóliên quan xem xét trình Bộ trưởng phê duyệt Danh mục ưu tiên .sử dụng ODA củaBộ Y tế.

Điều 9.Thông báo danh mục các chương trình, dự án được xem xét tài trợ.

VụKế hoạch chịu trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến các đơn vị về danh mục cácchương trình, dự án được nhà tài trợ đồng ý xem xét tài trợ theo từng thời kỳvà được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (sau đây gọi là các chương trình, dự án đượcxem xét tài trợ).

Phần 2.

CHUẨN BỊ XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ODA

Điều 10.Xác đinh chủ dự án và thành lập. Ban Chuẩn bị chương trình, dự án.

1.Xác đinh chủ dự án: Vụ Kế hoạch là đầu môi phối hợp với các vụ có liên quan đềxuất chủ dự án báo cáo Thứ trưởng phụ trách kế hoạch và đầu tư trước khi trìnhBộ trưởng phê duyệt.

2.Thành lập Ban Chuẩn bị chương trình, dự án (sau đây gọi tắt là Ban Chuẩn bị dựán): được thực hiện sau khi Bộ trưởngphê duyệt chủ dự án.

2.1.Đối với các dự án vốn vay, nhóm A liên quan đến nhiều lĩnh vực, chính sách của ngành y tế, có phạm vitriển khai trên quy mô lớn: Sau khi nhận được thông báo chính bằng văn bản củaBộ Kế hoạch và Đầu tư về danh mụccác chương trình, dự án được xem xét tài trợ, Vụ Kế hoạch là đầu mối phối hợpvới Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác quốctế, Ban Quản lý các dự án và các vụ liên quan căn cứ vào nội dung chính của dựán đề xuất thành phần Ban Chuẩn bị dự án và Trưởng ban, báo cáo Thứ trưởng phụtrách về kế hoạch và đầu tư trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt. Sau khi đượcBộ trưởng phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ dự thảo quyết định trình lãnh đạo Bộ ký ban hành.

2.2.Đối với các dự án không quy định tại khoản 2.1 Điều này: Sau khi được cấp cóthẩm quyền phê duyệt danh mục sử dụng ODA, Vụ Kế hoạch là đầu mối phối hợp vớiVụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác quốctế, Ban Quản lý các dự án và chủ dự án căn cứ vào nội dung chính của dự án đềxuất thành phần Ban Chuẩn bị dự án và Trưởng ban báo cáo Thứ trưởng phụ tráchvề kế hoạch và đầu tư trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt. Sau khi được Bộ trưởngphê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ dự thảo quyết định trình lãnh đạo Bộ ký ban hành. .

2.3.Quy trình cụ thể sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

3.Ban Chuẩn bị dự án chịu trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khảthi và văn kiện chương trình, dự án để các cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.Nội dung chủ yếu của kế hoạch chuẩn bị chương trình, dự án được quy định tạiĐiều 14 Chương III Nghị định số 17/2001/ NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ vàtheo hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế.

4.Vốn để chuẩn bị chương trình, dự án ODA được thực hiện theo quy định tại Điều12 Chương III Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ. Chủ dựán chịu trách nhiệm đề xuất nhu cầu vốn và nguồn vốn để chuẩn bị chương trình,dự án và gửi về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính kế toán). Vụ Tài chính kếtoán có nhiệm vụ phối hợp với Vụ Kế hoạch hướng dẫn chủ dự án trong việc xácđịnh và bố trí vốn và nguồn vốn phù hợp để chuẩn bị chương trình, dự án.

Điều 11.Xây dựng nội dung chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

Báocáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bảnđược xây dựng theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, có ghi rõnguồn vốn trong nước, nguồn vốn ODA, các điều kiện thỏa thuận với nhà tài trợ...và bổ sung một số nội dung theo Điều 15 và Điều 16 Chương III Nghị định số 17/NĐ-CP ngày04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Trongbáo cáo nghiên cứu khả thi của chương trình dự án, cần bố trí nguồn kinh phíhợp lý cho hoạt động kiểm tra đánh giá từ nguồn vốn ODA hoặc từ nguồn vốn đôiứng.

Điều 12.Xây dựng nội dung văn kiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật.

Vănkiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật được xây dựng theo mẫu Đề cương chitiết của Phụ lục số 8 Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch Và Đầu tư và theo yêucầu của nhà tài trợ.

TrongVăn kiện chương trình, dự án cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt độngkiểm tra đánh giá từ nguồn vốn ODA hoặc từ nguồn vốn đôi ứng.

Phần 3. THẨM ĐỊNH, PHÊ ĐUYỆT NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA

Điều 13.Thẩm định các chương trình, dự án sử dụng ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt củaThủ tướng Chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định các chươngtrình, dự án sử dụng ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Thẩmđịnh chương trình, dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện theo các quy địnhtại Mục III Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

BộY tế quy định một số điểm cụ thể(bao gồm dự án đầu tư xây dựng cơ bản và dự án hỗ trợ kỹ thuật):

1.Các chương trình, dự án trình thẩm định phải nằm trong danh mục được Thủ tướngChính phủ phê duyệt đối với các dự án nằm ngoài danh mục đã được phê duyệt phảiđược Bộ trưởng Bộ Y tế đồng ý về chủ trương tiếpnhận dự án).

2.Hồ sơ chương trình dự án hợp lệgồm:

a)Công văn đề nghị được tiếp nhận dự án của chủ dự án.

b)Văn kiện dự án (hoặc báo cáo tiền khả thi báo cáo khả thi đối với dự án đầu tưxây dựng cơ bản): ít nhất 5 bộ bằng tiếng Việt phù hợp với đề cương sơ bộ chươngtrình dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

c)Dự thảo thỏa thuận (hoặc hiệp định) về dự án sẽ được ký kết giữa đại diện củaViệt Nam và đại diện của Nhà tài trợ: ít nhất 5 bộ bằng tiếng Việt và một ngônngữ khác do nhà tài trợ đề nghị.

3.Vụ Kế hoạch là đầu mối của Bộ Y tếtiếp nhận hồ sơ chương trình, dự án của các đơn vị để xin ý kiến Thứ trưởng phụtrách lĩnh vực và các vụ, cục có liên quan. .

4.Thứ trưởng phụ trách kế hoạch và đầu tư chủ trì cuộc họp. gồm các vụ, cục cóliên quan và Ban Chuẩn bị dự án để xem xét, rà soát lại văn kiện dự án trướckhi Bộ Y tế có công văn gửi các cấp có thẩm quyền thẩm định đểtrình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án.

Điều 14.Thẩm định các chương trình, dự án sử dụng ODA thuộc thẩm quyền phê duyệtcủa Bộ trưởng Bộ Y tế.

1.Điều kiện thẩm định: Dự án đủ điều kiện thẩm định khi thỏa mãn 2 yêu cầu sau:

a)Dự án thuộc danh mục chương trình, dự án ODA đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt (đối với những dự án nằm ngoài danh mục chỉ được thẩm định sau khi có ýkiến đồng ý về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ).

b)Hồ sơ thẩm định hợp lệ: Được quyđịnh tại khoản 2 Điều 13 của Quy định này.

2.Hình thức thẩm định: Căn cứ vào nội dung, quy mô và tính chất chương trình, dựán cần thẩm định, Bộ Ytế tiến hành thẩmđịnh theo một trong 3 hình thức sau:

a)Tổng hợp ý kiến bằng văn bản từ các vụ có liên quan và trình lãnh đạo Bộ xem xét phê duyệt đối với cácdự án hỗ trợ kỹ thuật có nội dung đã được sự nhất trí của các vụ tham gia thẩmđịnh và có mức vốn dưới 800.000 USD hoặc tương đương.

b)Tổ chức thẩm định do Vụ Kế hoạchchủ trì:

b1)Các dự án hỗ trợ kỹ thuật có mức vốn từ 800.000 USD đến 500.000 USD hoặc tươngđương.

b2)Kế hoạch hành động hàng năm đối với các dự án được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt văn kiện hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi cho một chu kỳ.

c)Tổ chức thẩm định do Thứ trưởngchủ trì đối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật có mức vốn trêu 500.000 USD hoặc tươngđương và dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhóm B, nhóm C.

3.Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định và các v tham gia thẩm định:

a)Vụ Kế hoạch là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định có trách nhiệm phối hợp vớicác vụ, cục, ban liên quan căn cứ vào chức năng quản lý nhà nước đã được phâncông.

b)Các đơn vị tham gia thẩm định chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật vềnội dung những ý kiến đóng góp của mình đối với các chương trình, dự án ODA

Phần 4. ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA

Điều 15.Cơ sở để đàm phán, ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA.

1.Cơ sở để đàm phán, ký kết điều ướcquốc tế cụ thể về ODA là văn kiện chương trình, dự án (báo cáo nghiên cứu khảthi hay quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản) đã được cấp cóthẩm quyền phê duyệt. .

2.Trong một số trường hợp đặc biệt, nhằm đảm bảo tiến độ huy động vốn ODA cấp cóthẩm quyền căn cứ vào tính chất chương trình, dự án ODA cho phép sử dụng báocáo nghiên cứu tiền khả thi đã được phê duyệt để đàm phán, ký kết điều ước quốctế cụ thể về ODA.

Điều 16.Đàm phán, ký kết.

Đốivới các chương trình, dự án cần phải đàm phán ký kết giữa Bộ Y tế và nhà tài trợ: Vụ Hợp tácquốc tế chủ trì phối hợp với các vụ, cục liên quan và chủ dự án tiến hành cácthủ tục đàm phán, ký kết theo đúng các quy định hiện hành.

Phần 5. QUẢN LÝ THỰC HIỆN VÀ SỬ DỤNG CH ƯƠNG TRÌNH, D Ự ÁNODA

Điều 17.Tổ chức bộ máy thực hiện chươngtrình, dự án ODA.

1.Sau khi các chương trình, dự án được phê duyệt, chủ dự án phải tổ chức bộ máyquản lý chương trình dự án để thực hiện các hoạt động, đảm bảo vận hành dự ánvà sử dụng vốn ODA, vốn đối ứng theo đúng quy định quản lý của Nhà nước và cácđiều khoản đã cam kết với nhà tài trợ.

2.Chủ dự án đề xuất danh sách dự kiến Ban Quản lý dự án và gửi về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch).

3.Vụ Kế hoạch là đầu mối tham khảo ý kiến của các vụ, cục có liên quan, Vụ Tổchức cán bộ và Ban Quản lý dự án trình lãnh đạo Bộ phê duyệt danh sách dự kiến BanQuản lý dự án.

4.Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợpvới Vụ Kế hoạch và trình lãnh đạo Bộ ra quyết định thành lập Ban Quản lý dự án.

5.Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, nhân sự, Quy chế hoạt động của Ban Quản lý dự ánđược thực hiện theo quy định tại điểm 1 Phần V Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và hướng dẫncủa Bộ Y tế.

Điều 18.Quản lý thực hiện và sử dụng chương trình, dự án ODA.

Trêncơ sở văn kiện dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các dự án xây dựng kếhoạch hành động hàng năm gửi về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch) để trình lãnh đạo Bộ phê duyệt Kế hoạch hành động hàng năm được phê duyệt làcăn cứ để các chương trình, dự án triển khai thực hiện theo quy định của Chínhphủ và của Bộ Y tế, đặc biệt cần lưu ý một sốnội dung sau:

a)Các hoạt động cung cấp hàng hóa, cung cấp dịch vụ tư vấn, xây dựng cơ bản...của chương trình, dự án phải thông qua đấu thầu theo quy định hiện hành của Nhànước về đấu thầu mua sắm, cung cấp dịch vụ. Trường hợp trong Điều ước quốc tếcụ thể với nhà tài trợ có quy định riêng về đấu thầu cung cấp hàng hóa, tháchvụ thì thực hiện theo quy định của nhà tài trợ.

Vềcông tác đấu thầu của các dự án ODA, giao Vụ Kế hoạch là đầu mối phối hợp vớicác vụ, cục liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện như Văn bản số 5797/YT-KHngày 19/7/2002 của Bộtrưởng Bộ Y tế đã quy định.

b)Hoạt động cung cấp chuyên gia của các dự án ODA thực hiện theo quy chế chuyêngia các dự án ODA ban hành tại Quyết định số 21/1/9981 QĐ-TTG của Thủ tướngchính phủ chủ dư án gửi đơn đề nghị xác nhận chuyên gia ODA, theo mẫu đơn quyđịnh, về Bộ Y tế. Vụ Hợp tác quốc tế là đơnvị đầu mối phối hợp với Vụ Kế hoạch có trách nhiệm xác nhận chuyên gia thuộc chươngtrình, dự án để làm cơ sở cho các cơ quan chức năng xét các chế độ miễn trừ ưuđãi theo quy định của quy chế chuyên gia ODA.

c)Hoạt động cử cán bộ đi tham quan học tập ở nước ngoài trong kế hoạch của chươngtrình, dự án phải thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ Y tế về đào tạo nước ngoài.

d)Các dự án ODA là vốn vay thực hiện thủ tục rút vốn giải ngân theo quy địnhtrong Hiệp định Vay vốn (Hiệp định Tín dụng) đã được ký với từng nhà tài trợ.Đơn rút vốn gửi cho Bộ Tài chính phải đồng gửi về Vụ Tài chính kế toán và Vụ Kếhoạch - Bộ Y tế để theo dõi tiến độ giải ngân.

e)Các dự án ODA là viện trợ không hoàn lại thựchiện giải ngân các hoạt động tiếp nhận tiền, hàng của dự án qua thủ tục xácnhận viện trợ tại Vụ Kế hoạch Bộ Y tế trước khi gửi cho Bộ Tài chính. Các yêu cầu cụ thể về quản lý tài chính được thực hiệntheo Quyết định số 992/2002/QĐ-BYT ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

f)Các dự án ODA phải thực hiện pháp lệnh thuế theo quy định hiện hành và phải dựtrù đủ kinh phí đối ứng để thực hiện các yêu cầu về thuế. Trong trường hợp cácĐiều ước quốc tế đã ký giữa Chính phủ với nhà tài trợ có thỏa thuận khác về thuế thì thực hiện theoquy định của Điều ước quốc tế đó

g)Trường hợp sau khi dự án đã hoàn thành các mục tiêu mà không sử dụng hết vốnđã phê duyệt, hoặc có phần vốn dư ra do kết quả đấu thầu thấp hơn trịgiá bỏ thầu thì chủ dự án phải báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chínhkế toán) để xem xét tiến hành các thủ tục cần thiết để sử dụng phần vốn dư đó.

h)Đối với các chương trình, dự án không kịp bố trí vốn đối ứng trong kếhoạch ngân sách hoặc có nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng, chủ dự án gửi văn bảngiải trình nhu cầu vốn đối ứng về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính kế toán) để xem xét tiến hành các thủtục cần thiết theo quy định, đảm bảo có vốn đối ứng cho dự án hoạt động.

Điều 19.Điều chỉnh, sửa đổi các chương trình dự án. Trong quá trình triển khai dự án,nếu có những thay đổi, điều. chỉnh của chương trình, dự án so với quyết địnhphê duyệt ban đầu thì thực hiện như sau:

1.Chủ dự án có văn bản giải trình về nội dung, kế hoạch điều chỉnh gửi BanQuản lý các dự án.

2.Ban Quản lý các dự án có ý kiến đối với đề nghị điều chỉnh của chủ dự án và gửiVụ Kế hoạch để Vụ Kế hoạch xem xét hoặc tổ chức thẩm định.

3.Hình thức thẩm định được tiến hành theo quy đinh tại Điều 18 và Điều 14 của Quyđịnh này.

4.Việc ra quyết định phê duyệt điều chỉnh được thực hiện theo quy định tại Điều31 Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ và hướng dẫn tạiđiểm 3 Phần V Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầutư và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trườnghợp phải sửa đổi, bổ sung Điều ước quốc tế đã ký về ODA thì thực hiện theo quy định củaPháp lệnh về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế

Phần 6. THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA

Điều 20.Theo dõi, kiểm tra, đánh giá thực hiện các chương trình, dự án.

1.Chủ dự án chịu trách nhiệm chỉ đạo Ban Quản lý dự án thực hiện thường xuyênviệc theo dõi, kiểm tra, đánh giá hoạt động của chương trình, dự án ODA để cungcấp các thông tin chính xác về tiến độ thực hiện, kết quả giải ngân, hiệu quảcủa chương trình, dự án theo yêu cầu của Bộ Y tế và các cơ quan quản lý nhà nước về ODA và đề xuấtgiải quyết các trường hợp cần thiết.

2.Định kỳ hoặc đột xuất, Bộ Y tế(Vụ Kế hoạch phối hợp với các vụ, cục, ban có liên quan) tổ chức các đợt kiểmtra đánh giá, hoặc cần thiết sẽ thuê tư vấn đánh giá tình hình thực hiện các chươngtrình, dự án. Lãnh đạo Bộquyết định việcthuê tư vấn đánh giá các chương trình, dự án.

3.Bộ Y tế giao Vụ Kế hoạch là đầu mốiphối hợp với các Vụ Tài chính kế toán, Hợp tác quốc tế và Ban Quản lý các dự ánchịu trách nhiệm tổ chức đánh giá dự án khi kết thúc.

4.Bộ Y tế giao Ban Quản lý các dự ánchịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện, tổ chức đánh giá hàngnăm, giữa kỳ của các dự án ODA và báo cáo về Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính kế toánvà Vụ Hợp tác quốc tế.

Điều 21.Quy định về chế độ báo cáo của các chương trình, dự án.

1.Chủ dự án chịu trách nhiệm thực hiện báo cáo hàng quý, 6 tháng, hàng năm và báocáo khi kết thúc dự án, theo các mẫu quy định tại Phụ lục số 4, Phụ lục số 5,Phụ lục số 7, Phụ lục số 8 và Phụ lục số 9 của Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gửi về VụKế hoạch và Ban Quản lý các dự án - Bộ Y tế.

Đốivới báo cáo kết thúc dự án phải đồng gửi cho các Vụ Tài chính kế toán, Hợp tácquốc tế, Vụ chuyên ngành và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

Cácchương trình, dự án nhóm Aphải lập báo cáohàng tháng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 6 gửi Ban Quản lý các dự án, Vụ Kếhoạch - Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

2.Ban Quản lý các dự án có trách nhiệm tổng hợp báo cáo hàng tháng, hàng quý gửicác cơ quan tổng hợp của Chính phủ và đồng gửi cho Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chínhkế toán.

3.Vụ Kế hoạch có nhiệm vụ làm các báo cáo tổng hợp định kỳ 6 tháng, hàng năm vàbáo cáo đánh giá khi kết thúc chương trình dự án gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liênquan.

4.Các báo cáo phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, đầy đủ theo các nội dungyêu cầu và thời hạn quy định.

Điều 22.Nghiệm thu, khai thác sử dụng.

Cácchương trình, dự án về đầu tư xây dựng cơ bản, trước khi hoàn thiện đưa vào sửdụng, chủ dự án phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước về nghiệm thu, bàngiao từng phần hay toàn phần và đăng ký tài sản, quyết toán vốn công trình theocác quy định hiện hành của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản.

Cácchương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật sau khi kết thúc thực hiện, chủ dự án phảitổ chức nghiệm thu, khai thác sử dụng và có các biện pháp để duy trì, phát huyhiệu quả của chương trình, dự án. Việc bàn giao tài sản được thực hiện theo cácquy định tại Điều 39 Chương IV Quyết định số 992/2002/QĐ-BYT ngày 26/3/2002 củaBộ trưởng Bộ Y tế.

Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Thủ trưởng các đơn vị thực hiện dự án, Thủ trưởng các vụ, cục cóliên quan của BộY tế chịu tráchnhiệm phổ biến và thi hành Quy định này. Trong quá trình thực hiện, Quy địnhnày có thể được Bộ trưởng Bộ Y tếxem xét, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqqlvsdnhtptctcbyt607