AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy định quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy định quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH BẮC NINH
Số: 86/2002/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 09 tháng 08 năm 2002                          
QUYếT ĐịNH

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy định quản lý, sử dụng kinh phí đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

 

UBND DÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

Căn cứ Thông tư số 105/2001/TT-BTC ngày 27/12/2001 của Bộ Tài chínhhướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chứcNhà nước;

Theo đề nghị của Trưởng ban Tổ chức Chính quyền và Giám đốc Sở Tàichính - Vật giá,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về việc quản lý, sử dụng kinh phí đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Điều 2:Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002 và thay thế cho Quyếtđịnh số 78/1999/QĐ-UB ngày 15/7/1999 của UBND tỉnh.

Điều 3:Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, Ban, Ngành trực thuộc UBNDtỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căncứ Quyết định thi hành./.

 

QUY ĐỊNH

Vềviệc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức(Ban hành kèmtheo Quyết định số 86/2002/QĐ-UBngày 9 tháng 8 năm 2002 của UBND tỉnh Bắc Ninh)

 

CHƯƠNG I:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI

Điều 1:Đối tượng được hưởng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức:

1-Cán bộ công chức hành chính trong biên chế đang làm việc trong các cơ quanĐảng, cơ quan Nhà nước, các đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp thuộc diệnNgân sách cấp kinh phí thường xuyên hàng năm.

2-Cán bộ, công chức trong biên chế đơn vị sự nghiệp được Nhà nước cấp kinh phí thườngxuyên hàng năm.

3-Đại biểu HĐND các cấp.

4-Cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn, Trưởng thôn, Bí thư chi bộ thôn, phó cácđoàn thể.

5-Nhân viên trước đây trong biên chế (Lái xe, bảo vệ, tạp vụ) nhưng thực hiệnchuyển sang hợp đồng theo NĐ 68/2000/NĐ-CP ngày 17/1/2000.

Điều 2: Nhữngtrường hợp không áp dụng chế độ hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộcông chức đi học:

1-Cán bộ, công chức đi tập huấn nghiệp vụ, hội thảo khoa học, thông tin chuyênđề, đi học ôn để thi và thi nâng ngạch, chuyển ngạch.

2-Cán bộ, công chức đi khảo sát ở nước ngoài.

3-Cán bộ, công chức học ôn để thi tuyển đầu vào, phải học thêm, học lại để tiếptục thi tốt nghiệp cho đạt.

4-Cán bộ, công chức tự nguyện theo học ngoài kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng nămcủa tỉnh.

5-Cán bộ, công chức bỏ học.

6-Cán bộ, công chức tham gia các lớp học mà chưa thi tuyển hoặc thi tuyển khôngđạt đầu vào của các cấp học.

7-Cán bô, công chức ở trong các Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có thu, mà Ngânsách không phải hỗ trợ kinh phí thường xuyên.

8-Cán bộ, công chức công tác ở các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn.

Điều 3:Phạm vi sử dụng kinh phí đào tạo cán bộ, công chức Nhà nước:

1-Kinh phí chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước được bốtrí hàng năm trong dự toán chi ngân sách Tỉnh.

2-Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước được sử dụng để thựchiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức (bao gồm cả bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ và quản lý ngành) cho các đối tượng cán bộ, công chức thuộc phạm viquản lý của Tỉnh, huyện, huyện, công chức Nhà nước hàng năm được cấp có thẩmquyền phê duyệt.

3-Nguồn kinh phí này không sử dụng để chi cho bộ máy quản lý công tác đào tạo củacác đơn vị; không dùng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức. Những nhu cầu kinh phí quản lý bộ máy đào tạo đượcđảm bảo từ kinh phí chi thường xuyên.

4-Đối với trường hợp các đơn vị cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng tạicác cơ sở đào tạo ngoài tỉnh (Bộ, ngành Trung ương tổ chức) thì đơn vị tự bốtrí kinh phí trong dự toán chi thường xuyên đã được giao hàng năm.

Điều 4: Hàngnăm, Ngân sách tỉnh dành tối đa 10% kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đã được HĐNDtỉnh phê duyệt để hỗ trợ cho các đối tượng tại điều 1 để đi học Cao đẳng, Đạihọc theo quyết định cử đi học của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh.

Cácđối tượng quy định tại Điều 1 nếu được cử đi học sau đại học và tương đương(Thạc sĩ, Tiến sĩ) được hưởng chế độ theo Quyết định số 105/2000/QĐ-UB ngày18/10/2000 của UBND tỉnh quy định chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hútvà sử dụng nhân tài.

CHƯƠNG II

NỘI DUNG VÀ MỨC CHI

A- CHI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TRONG NƯỚC:

Điều 5:Mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở trong nước:

1-Mức chi ngân sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước ở trong nướclà 3,6 triệu đồng/1 suất đào tạo (10 tháng học/người tính bằng 1 suất: Mỗitháng học là 360.000 đồng/1 học viên). Trường hợp các lớp bồi dưỡng được tổchức với thời gian học tập từ 10 ngày trở xuống được bố trí kinh phí theo mứcchi là 50% định mức chi cho 1 tháng (tức 180.000đ/1 học viên). Đối với nhữnglớp bồi dưỡng được tổ chức với thời gian học tập trên 10 ngày được bố trí kinhphí theo định mức chi của 1 tháng. Tuyệt đối không chia nhỏ chương trình hoặcrút ngắn thời gian để lợi dụng mức chi đào tạo. Định mức chi này là căn cứ đểxây dựng dự toán. Việc thanh toán cụ thể cho học viên, giảng viên, đơn vị tổchức lớp, đơn vị đào tạo theo các quy định dưới đây nhưng tổng số kinh phíthanh toán không vượt quá định mức quy định trên.

Điều 6: Tráchnhiệm của cơ quan cử cán bộ, công chức đi học:

1-Tạo điều kiện để cán bộ, công chức có những thuận lợi khi đi học

2-Trả lương, thưởng, phúc lợi (nếu có) cho cán bộ trong thời gian đi học theonguồn kinh phí đã được duyệt và theo quy chế của cơ quan, đơn vị.

3-Thanh toán chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (1 lượt đi và về trongkhoá học) theo quy định tại Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của BộTài chính về thanh toán công tác phí cho cán bộ, công chức đi công tác trong nước.

4-Thanh toán cho cán bộ, công chức chi phí phải nộp cho cơ sở đào tạo trong trườnghợp gửi cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo khác ngoàitỉnh. Căn cứ để thanh toán là chứng từ thu tiền theo quy định của Bộ Tài chínhdo cơ sở nhận đào tạo cấp. Mức thanh toán tối đa không quá 360.000đ/người/tháng.Các đơn vị lấy từ kinh phí chi thường xuyên được giao hàng năm.

Điều 7:Trách nhiệm của cơ quan tổ chức lớp học:

1-Chi thù lao cho giảng viên gồm: (mỗi buổi gồm 4 tiết)

a-Đối với giảng viên là Bộ trưởng, Thứ trưởng và tương đương: 150.000đ/buổi.

b-Đối với giảng viên là cấp Cục, Vụ, Viện, Giáo Sư, Tiến sĩ, chuyên viên cao cấpvà tương đương: 120.000đ/buổi

c-Đối với giảng viên là các đối tượng khác: 90.000 đ/buổi.

d-Đối với giảng viên là người nước ngoài được cấp có thẩm quyền cho phép mờigiảng dạy: Mức thù lao do cơ quan, đơn vị thoả thuận với chuyên gia trên cơ sởkhả năng bố trí kinh phí của cơ quan đơn vị.

e-Đối với các giảng viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy trong các trườngbồi dưỡng cán bộ hưởng lương giáo viên như trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, thìsố giờ giảng vượt định mức được thanh toán theo phụ cấp giảng bài theo chế độgiảng vượt giờ áp dụng cho giảng viên các trường cao đẳng, đại học không thanhtoán theo mức trên khi giảng viên tham gia giảng dạy các lớp học do cơ quan cóthẩm quyền giao nhiệm vụ cho trường thực hiện. Khi giáo viên chuyên nghiệp đượcmời giảng dạy ở các lớp học khác thì được hưởng theo chế độ quy định nêu trên.

2-Chi phí cho việc đi lại, bố trí nơi ở cho giảng viên. Trường hợp không có điềukiện bố trí chỗ nghỉ, cơ quan tổ chức lớp học phải thuê ngoài thì được chi vớimức chi không quá mức chi được quy định tại Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày30/6/1998 của Bộ Tài chính.

3-Chi cho học viên:

a-Đối với học viên có khoảng cách từ trụ sở cơ quan đến nơi học từ 20km trở lên,mức hỗ trợ: 10.000 đồng/người/ngày học. Riêng đối với học viên là cán bộ xã, phường,thị trấn có khoảng cách từ trụ sở cơ quan đến nơi học dưới 20km, mức hỗ trợ:5.000 đồng/người/ngày học. Nếu học viên là nữ thì được cộng thêm 1.000đồng/ngày.

Đốivới học viên là cán bộ xã phường, thị trấn học tập trung từ 10 tháng trở lêntại Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ theo kế hoạch đào tạo hàng năm và kinh phíbố trí trong dự toán ngân sách của trường, thì đơn vị được chi hỗ trợ cho họcviên: 5.000 đồng/người/ngày học.

b-Chi mua giáo trình, tài liệu trực tiếp phục vụ các môn học (không gồm tài liệutham khảo) được thanh toán theo giá in trên bìa sách hoặc chứng từ thu tiền củacơ quan cung cấp tài liệu.

c-Chi tiền thuê xe và chi phí cho việc liên hệ tổ chức cho học viên đi khảo sát,thực tế (nếu có).

4-Chi cho công tác tổ chức lớp học:

a-Tiền thuê hội trường, thuê dụng cụ phục vụ giảng dạy (máy chiếu, vi tính) chiphí này thanh toán theo thực tế nếu phải đi thuê.

b-Chi tiền văn phòng phẩm và nước uống phục vụ lớp: 100 đồng/người/buổi.

c-Chi tiền điện, tiền nước, tiền phục vụ, trông giữ xe nếu phải thuê hội trườngnơi khác. Trường hợp tổ chức lớp tại cơ sở đào tạo thì chi phí này được tínhtrong dự toán chi thường xuyên của cơ sở đào tạo.

d-Chi phí khai giảng, bế giảng, chấm thi, cấp chứng chỉ, khen thưởng học viênxuất sắc, chi quản lý lớp học. Đối với những lớp bồi dưỡng ngắn ngày (dưới 10ngày) không xác định chi phí khai giảng, bế giảng, khen thưởng.

B- CHI ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG Ở NƯỚC NGOÀI.

Điều 8:Trách nhiệm của cơ quan cử cán bộ, công chức đi học ở nước ngoài:

Ngoàicác quy định tại điểm 1, 2, 3 điểm 6 nêu trên, cơ quan cử cán bô, công chức đihọc ở nước ngoài còn phải chi thanh toán các khoản chi làm thủ tục xuất nhậpcảnh (hộ chiếu, visa) cho cán bộ công chức được cử đi đào tạo.

Điều 9:Trách nhiệm của cơ quan tổ chức đoàn đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:

1-Chi phí dịch vụ phải trả cho tổ chức dịch vụ theo hợp đồng (nếu có).

2-Chi học phí và các khoản lệ phí buộc phải trả (nếu có) cho các cơ sở đào tạohoặc cơ sở dịch vụ ở nước ngoài theo các hợp đồng cụ thể do cấp có thẩm quyềnký kết.

3-Chi phí cho công tác phiên dịch (nếu có).

4-Chi phí bảo hiểm y tế (theo quy định cụ thể của từng nước) trong thời gian họctập ở nước ngoài: Khoản chi này được thanh toán theo nguyên tắc đảm bảo nhu cầutối thiểu cho việc khám chữa bệnh.

5-Chi phí cho công tác tổ chức lớp học như: Khảo sát, đàm phán, xây dựng chươngtrình học tập với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.

6-Chi phí ăn ở, đi lại, lệ phí sân bay được thực hiện theo quy định tại Thông tư45/1999/TT-BTC ngày 04/5/1999 và Thông tư số 108/1999/TT-BTC ngày 4/9/1999 củaBộ Tài chính về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tácngắn hạn ở nước ngoài.

CHƯƠNG III

TRÌNH TỰ LẬP KẾ HOẠCH ĐÀOTẠO, LẬP DỰ TOÁN, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ

A- ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG NƯỚC

Điều 10:Lập kế hoạch đào tạo, lập và giao dự toán:

1-Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức do BanTổ chức Trung ương Đảng và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ giao căn cứ vào kếhoạch đào tạo bồi dưỡng cán bô, công chức do các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, UBNDcác huyện, thị xã lập: Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và Ban Tổ chức chính quyền Tỉnh thammưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ra quyết định giao nhiệm vụ tổ chức lớp học và chỉtiêu đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cho các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBNDcác huyện, thị xã đồng gửi Sở Tài chính Vật giá.

2-Căn cứ vào kế hoạch đào tạo hàng năm được tỉnh duyệt, Sở Tài chính Vật giá sẽlập dự toán Ngân sách chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứctrong phạm vi toàn tỉnh.

3-Các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứclập kế hoạch mở lớp gửi Ban Tổ chức chính quyền tỉnh. Hồ sơ mở lớp gồm: Côngvăn đề nghị mở lớp học, quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép mở lớphọc, kế hoạch chi tiết thực hiện mở lớp (nội dung các chuyên đề, giảng viên,thời gian, địa điểm mở lớp) dự kiến danh sách học viên, dự toán kinh phí lớphọc.

4-Ban Tổ chức chính quyền thẩm định hồ sơ mở lớp, nếu đủ điều kiện có công vănkèm theo dự toán chi tiết của lớp học đề nghị Sở Tài chính Vật Giá cấp kinh phícho lớp học.

5-Sở Tài chính Vật giá thẩm tra dự toán và cấp kinh phí để tổ chức lớp học.

B- ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 11:Lập và giao dự toán:

Trêncơ sở kế hoạch cử cán bộ, công chức đi đào tạo ở nước ngoài được tỉnh duyệt,các cơ quan Nhà nước, các cơ quan Đảng, đoàn thể quản lý cán bộ, công chức đàotạo bồi dưỡng ở nước ngoài) lập dự toán gửi Sở Tài chính Vật giá theo các nộidung:

-Số lượng cán bộ, công chức được cử đi đào tạo.

-Cơ sở đào tạo được cử đến đào tạo.

-Thời gian học tập tại nước ngoài.

-Kinh phí dự kiến cho từng người, từng đoàn.

Căncứ vào tiêu chuẩn, định mức Nhà nước quy định, Ban Tổ chức chính quyền và SởTài chính Vật giá tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt, Sở Tài chính Vật giá đảmbảo kinh phí kịp thời cho nhiệm vụ đào tạo cán bộ, công chức ở nước ngoài.

C- TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ BỐ TRÍ KINH PHÍ

Điều 12:Tổ chức thực hiện:

1-Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh có trách nhiệm:

a-Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Sở,ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã trình Tỉnh uỷ, UBND tỉnh giaonhiệm vụ tổ chức lớp học và chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chocác Sở, Ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã.

b-Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể. UBND các huyện, thị xã triển khaithực hiện kế hoạch, kiểm tra, tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức báo cáo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh.

2-Sở Tài chính Vật giá chịu trách nhiệm:

a-Thẩm tra dự toán và cấp phát kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức kịpthời để các cơ quan đơn vị thực hiện mở lớp học.

b-Kiểm tra quyết toán và tổng hợp quyết toán đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chứcbáo cáo UBND tỉnh.

3-Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm:

a-Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lýgửi Ban Tổ chức chính quyền (đối với cán bộ thuộc khối Đảng quản lý, các đơn vịlập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng gửi về Ban Tổ chức Tỉnh uỷ) đồng gửi Sở Tàichính Vật giá. Thời gian chậm nhất là ngày 31/7 hàng năm.

b-Tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo đúng quyết địnhcủa Tỉnh uỷ, UBND tỉnh.

c-Sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đúng mục đích, chế độ,định mức quy định và thực hiện quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức với cơ quan cấp phát kinh phí chậm nhất là 15 ngày sau khi lớp họckết thúc.

4-Hàng năm các cơ quan Nhà nước, các cơ quan Đảng, đoàn thể của tỉnh và UBND cáchuyện, thị xã có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước về Ban Tổ chức chính quyền và SởTài chính Vật Giá để tổng hợp báo cáo tỉnh.

Báocáo 6 tháng: Gửi trước ngày 15/7.

Báocáo cả năm: Gửi trước ngày 15/01 của năm sau.

Điều 13: Bốtrí kinh phí:

Ngânsách Nhà nước chỉ bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho cáccơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức lớp học.

CácSở, Ban, Ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã không được sử dụng kinh phíchi thường xuyên để chi cho cán bộ, công chức đi học trung cấp, cao đẳng, đạihọc và tương đương (kể cả học dài hạn, chuyên tu, tại chức), đi học ôn để thivà thi đầu vào của các cấp học, đi học ôn và thi nâng ngạch, chuyển ngạch, họcthêm, học lại để tiếp tục thi tốt nghiệp cho đạt; tự nguyện theo học ngoài kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của tỉnh; tham gia các lớp học mà chưa thituyển hoặc thi tuyển không đạt đầu vào của các cấp học.

Điều 14:Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các cơ quan đơn vịphản ánh kịp thời Sở Tài chính Vật giá và Ban Tổ chức chính quyền để nghiên cứutổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqqlsdkptbdcbcc459