AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành quy định huy động và sử dụng kinh phí phòng chống tệ nạn xã hội

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành quy định huy động và sử dụng kinh phí phòng chống tệ nạn xã hội

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH NGHỆ AN
Số: 155/1999/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 1999                          
quyết định của UBND tỉnh Nghệ An

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Về việc ban hành quy định

huy động và sử dụng kinh phí phòng chống tệ nạn xã hội

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;

Căn cứ Thông tư số 39 ngày 05/05/1999 của Liên Bộ Tài chính - Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí chương trình phòng chống tệ nạn mại dâm và Thông tư số 97, ngày 14/8/1999 của Liên bộ Tài chính - Công an hướng dẫn nội dung chi và quản lý kinh phí chương trình hành động phòng chống ma túy năm 1998 - 2000;

Xét đề nghị của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại Công văn số 595/LĐTBXH ngày 08/12/1999,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hàng kèm theo quyết định này bản quy định về huy động và sử dụng kinh phí phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Điều 2: Ban chỉ đạo phòng, chống tệ nạn xã hội của tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện quy định thống nhất trong toàn tỉnh.

Điều 3: Quyết định này có hiệu thi hành từ 01/01/2000, các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở lao động TBXH, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành thị căn cứ quyết định thi hành./.

 

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ.UB ngày 22/12/1999 của UBND tỉnh Nghệ An)

 

Điều 1: Quy định chung:

Huy động các nguồn kinh phí cho công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội (chương trình 05, 06, 87/CP và HIV/AIDS) nhằm tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phối hợp chỉ đạo việc phòng chống, chống TNXH trên địa bàn: bổ sung kinh phí phục vụ cho việc chữa trị, giáo dục tập trung các đối tượng TNXH.

Điều 2: Đối tượng huy động:

- Huy động từ ngân sách các cấp.

- Từ các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện.

- Từ quỹ lao động sản xuất của các cơ sở chữa bệnh và giáo dục đối tượng TNXH.

- Từ bản thân và gia đình các đối tượng TNXH.

Điều 3: Phương thức huy động và sử dụng kinh phí phòng, chống TNXH:

1. Nguồn phân bổ của Trung ương: Chi theo hướng dẫn của Trung ương.

2. Hàng năm tỉnh đưa vào kế hoạch chi ngân sách nguồn kinh phí để bảo đảm chi cho các yêu cầu:

- Đảm bảo hoạt động của BCĐ phóng chống TNXH của tỉnh: Hỗ trợ cho việc tổ chức phối hợp kiểm tra truy quét các hoạt động TNXH trên địa bàn.

- Hỗ trợ cho công tác tổ chức tuyên truyền về phòng chống TNXH của tỉnh.

- Hỗ trợ việc trang thiết bị cơ sở vật chất cho các trung tâm giáo dục chữa trị tập trung các đối tượng TNXH.

3. Ngân sách các cấp (huyện, xã) đảm bảo chi cho các yêu cầu:

- Hoạt động của BCĐ cùng cấp và các chi trợ cấp cho cán bộ phòng chống TNXH ở các xã, phường; Hỗ trợ cho các hoạt động phối hợp kiểm tra phát hiện bắt giữ các đối tượng TNXH trên địa bàn (trong thời gian tạm giữ, điều trị cắt cơn để chuyển cho các trung tâm quản lý tập trung).

4. Quỹ lao động sản xuất của các cơ sở chữa bệnh và giáo dục tập trung đối tượng TNXH được sử dụng để trang bị thêm cơ sở vật chất cho đơn vị, hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng trong thời gian quản lý, giáo dục tập trung.

5. Ban chỉ đạo phòng, chống TNXH các cấp, các đoàn thể quần chúng, các cơ quan tuyên truyền có trách nhiệm phối hợp tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có điều kiện hỗ trợ thêm kinh phí để tăng cường cho công tác phòng chống TNXH. Nguồn kinh phí đóng góp của các tổ chức, cá nhân thống nhất đưa vào quản lý tại kho bạc Nhà nước các cấp (đóng góp tại địa bàn nào thì được đó quản lý). Căn cứ vào nguồn kinh phí và mục đích đóng góp của các tổ chức, cá nhân Ban chỉ đạo phòng chống TNXH các cấp dự dự kiến phương án chi tiêu trình UBND cùng cấp quyết định việc sử dụng kinh phí.

6. Ngoài các nguồn kinh phí nói trên, bản thân và gia đình các đối tượng tệ nạn xã hội vào chữa trị và giáo dục tập trung tại các cơ sở cuả Nhà nước phải đóng góp một phần kinh phí bao gồm:

- Thanh toán tiền ăn trong thời gian chữa trị và giáo dục tập trung, mức đóng góp: 150.000đ/người/tháng. Trường hợp đối tượng là con liệt sỹ, thương binh hạng 1,2 và người có hoàn cảnh nghèo đặc biệt khó khăn được UBND các cấp (huyện, xã) xác nhận được xét hỗ trợ 1 phần tiền ăn, với mức tối đa là: 84.000 đồng/người/tháng và chỉ hỗ trợ trong 3 tháng đầu kể từ khi đến cơ sở chữa trị và giáo dục tập trung.

- Thanh toán tiền điều trị tại các bệnh viện của Nhà nước đối với những trường hợp bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của cơ sở chữa bệnh, giáo dục tập trung (nếu đối tượng không tham gia bảo hiểm y tế).

- Tự trang trải tiền tàu, xe, tiền ăn đường khi đến cơ sở chữa bệnh, giáo dục và khi trở về nơi cư trú.

Điều 4: Tổ chức thực hiện:

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh và Sở Tài chính căn cứ nội dung, nhiệm vụ công tác phòng chống TNXH hàng năm có trách nhiệm phối hợp xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng kinh phí cho các cấp, ngành, các cơ quan đơn vị tham gia hoạt động phòng chống TNXH, báo cáo ban chỉ đạo phòng chống TNXH và UBND tỉnh phê duyệt thực hiện. Ban chỉ đạo phòng chống TNXH các cấp (huyện, xã) có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp xây dựng và tổ chức chỉ đạo thực hiện việc huy động và sử dụng kinh phí phòng chống TNXH trên từng địa bàn theo đúng các nội dung của quy định này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqhvsdkppctnxh516