AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 08/2000/QĐ-BGD&ĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2000                          
Bộ Giáo dục và Đào tạo Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNGBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Về việcban hành Quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên

trongcác trường Đại học và cao đẳng

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nướccủa Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày30/03/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáodục và Đào tạo;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày02/12/1998;

Theo đề nghị của các Ông Vụ trưởngVụ Khoa học Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Đại học, Vụ trưởng Vụ Công tác Chính trị,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế về nghiên cứu khoahọc của sinh viên trong các trường Đại học và cao đẳng".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ trưởngVụ Đại học, Vụ trưởng Vụ Công tác Chính trị, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộcó liên quan, Giám đốc các đại học, Hiệu trưởng các trường đại học, Giám đốccác học viện và Hiệu trưởng các trường cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Quyếtđịnh này./.

QUY CHẾ VỀ NGHIÊN CỨUKHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠIHỌC VÀ CAO ĐẲNG

(Banhành kèm theo Quyết định số 08/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 30 tháng 03 năm 2000

của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích nghiên cứu khoa học:

1. Góp phần nâng cao chất lượngđào tạo.

2. Tiếp cận và vận dụng các phươngpháp nghiên cứu khoa học.

3. Giải quyết một số vấn đề củakhoa học và thực tiễn.

Điều 2. Yêu cầu về nghiên cứu khoa học:

1. Phù hợp với khả năng vànguyện vọng của sinh viên.

2. Phù hợp với nội dung của chươngtrình đào tạo và một số đòi hỏi thực tiễn của xã hội.

3. Phù hợp với định hướng hoạtđộng khoa học và công nghệ của các trường đại học và cao đẳng (sau đây gọi tắtlà cơ sở).

4. Không ảnh hưởng đến học tậpchính khóa của sinh viên.

Điều 3. Nội dung và hình thức nghiên cứu khoa học:

1. Nghiên cứu những vấn đềthuộc lĩnh vực được đào tạo.

2. Tham gia triển khai áp dụngnhững tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, đời sống và anninh quốc phòng.

3. Tham gia các hội nghị, hộithảo khoa học, hội thi sáng tạo khoa học công nghệ tuổi trẻ, thông tin khoa họccông nghệ, câu lạc bộ khoa học sinh viên.

 

CHƯƠNG II

QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCỦA SINH VIÊN

Điều 4. Kế hoạch nghiên cứu khoa học của sinh viên:

Nghiên cứu khoa học của sinhviên là một phần của kế hoạch khoa học và công nghệ của cơ sở. Việc triển khaivà quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên được thực hiện theo những quy địnhhiện hành về hoạt động khoa học và công nghệ.

Điều 5. Đề tài nghiên cứu khoa học:

1. Đề tài nghiên cứu khoa họccủa sinh viên có thể là một phần của đề tài các cấp do các giảng viên, cán bộnghiên cứu chủ trì hoặc là đề tài do sinh viên tự chọn.

2. Mỗi sinh viên hoặc một nhómsinh viên thực hiện đề tài dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, cán bộ nghiêncứu và nghiên cứu sinh.

3. Đề tài nghiên cứu khoa họccủa sinh viên được thủ trưởng các cơ sở phê duyệt và tổ chức đánh giá.

Điều 6. Kinh phí nghiên cứu khoa học:

Hàng năm, thủ trưởng các cơ sởquyết định dành một khoản kinh phí thích hợp để hỗ trợ hoạt động nghiên cứukhoa học của sinh viên. Kinh phí này được trích từ các nguồn sau:

1. Nguồn ngân sách Nhà nước cấpcho các hoạt động khoa học và công nghệ.

2. Kinh phí đào tạo thườngxuyên của cơ sở.

3. Kinh phí khác của cơ sở.

4. Nguồn tài trợ của các tổchức, đoàn thể và cá nhân trong và ngoài nước.

Điều 7. Trách nhiệm của Phòng (Ban) Khoa học của các cơ sở:

1. Đề xuất kế hoạch, nội dung,biện pháp tổ chức nghiên cứu khoa học hàng năm của sinh viên.

2. Chủ trì phối hợp với Phòng(Ban) Đào tạo, Phòng (Ban) Công tác Chính trị - Sinh viên, Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên và các tổ chức, đoàn thể khác trong công tácnghiên cứu khoa học của sinh viên.

3. Đề xuất các phương án ứngdụng kết quả công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên vào thực tiễn, phùhợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, và trong phạm vi chophép của cơ sở.

Điều 8. Trách nhiệm của thủ trưởngcơ sở:

1. Xây dựng văn bản hướng dẫnthực hiện quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên để phù hợp với mục tiêu,nội dung, chương trình đào tạo và điều kiện nghiên cứu khoa học của cơ sở.

2. Xem xét và lựa chọn các côngtrình đưa vào ứng dụng, các biện pháp triển khai và quy định cụ thể chế độ đãingộ đối với các tác giả cũng như những người đã đóng góp trong việc ứng dụngthành công kết quả công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên vào thực tiễn.

 

CHƯƠNG III

TRÁCH NHIỆM, QUYỀN LỢICỦA SINH VIÊN THAM GIA

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Điều 9. Trách nhiệm của sinh viên:

1. Thực hiện đề tài nghiên cứukhoa học được giao theo kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của cơ sở.

2. Chấp hành các quy định hiệnhành về hoạt động khoa học và công nghệ.

Điều 10. Quyền lợi của sinh viên:

1. Được tạo điều kiện sử dụngcác thiết bị sẵn có của cơ sở để tiến hành nghiên cứu khoa học.

2. Kết quả nghiên cứu khoa họccủa sinh viên có thể được công bố trên các kỷ yếu, tập san, tạp chí, thông báokhoa học và các phương tiện thông tin khác.

Điều 11. Khuyến khích nghiên cứu khoa học của sinh viên:

1. Khuyến khích sinh viên (đặcbiệt là sinh viên đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên) tham gia nghiên cứukhoa học theo kế hoạch khoa học và công nghệ của cơ sở.

2. Các cơ sở tổ chức hội nghịnghiên cứu khoa học của sinh viên hàng năm ở các cấp để tổng kết và đánh giákết quả các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, khen thưởng sinh viênvà cán bộ hướng dẫn có thành tích.

3. Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đàotạo tổ chức đánh giá, xét khen thưởng các công trình tham gia dự thi Giải thưởng"Sinh viên nghiên cứu khoa học" và khen thưởng các cơ sở có thànhtích cao trong phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo phâncấp cho thủ trưởng các cơ sở xem xét quyết định cộng thêm điểm vào điểm trungbình chung học tập của năm đang học cho các sinh viên có công trình đạt Giải thưởng"Sinh viên nghiên cứu khoa học" do Bộ tổ chức (trừ những sinh viên đãtốt nghiệp).

Tổng số điểm tối đa cho 01 côngtrình:

Giải Nhất:                                 0,4 điểm

Giải Nhì:                                   0,3 điểm

Giải Ba:                                    0,2 điểm

Giải Khuyến khích:                  0,1 điểm

Điểm trung bình chung học tậpsẽ là căn cứ để xét cấp học bổng, xét chuyển tiếp vào bậc cao học và các quyềnlợi khác.

Điều 12. Trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ hướng dẫn:

1. Giảng viên, cán bộ nghiêncứu có trách nhiệm tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học (hướng dẫnxây dựng mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu).

2. Thủ trưởng các cơ sở căn cứvào kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên để tính thêm giờ nghiên cứu khoahọc cho cán bộ hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học (số giờ tối đa cho 01công trình là 20 giờ).

Điều 13. Xử lý vi phạm:

Trường hợp phát hiện thấy côngtrình nghiên cứu khoa học của sinh viên thiếu tính trung thực, thủ trưởng cáccơ sở tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm để thi hành các hình thức kỷ luật khác nhauđối với tác giả của công trình.

CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Điều khoản thi hành:

Bản Quy chế này được áp dụngcho các trường đại học, kể cả các học viện, các Đại học Quốc gia, Đại học TháiNguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và các trường cao đẳng trong cả nước./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqcvnckhcsvtcthvc583