AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy chế tạm thời xử lý các vụ thư, bưu phẩm, bưu kiện có chứa chất lạ, vật lạ nghi liên quan đến vũ khí sinh học, hoá học

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy chế tạm thời xử lý các vụ thư, bưu phẩm, bưu kiện có chứa chất lạ, vật lạ nghi liên quan đến vũ khí sinh học, hoá học

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 158/2003/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2003                          
chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦATHỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc banhành Quy chế tạm thời xử lý các vụ thư,

bưu phẩm, bưukiện có chứa chất lạ, vật lạ nghi liên quan đến vũ khí sinh học, hoá học

 

THỦ TƯỚNGCHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày25 tháng 12 năm 2001;

Nhằm bảo vệ an toàn tính mạng, sứckhoẻ của con người, tài sản, môi trường và hoạt động bình thường của cơ quan,tổ chức và công dân;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Côngan và Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tạm thời xử lý các vụthư, bưu phẩm, bưu kiện có chứa chất lạ, vật lạ nghi liên quan đến vũ khí sinhhọc, hoá học.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngàyđăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ, Chủ tịch y bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này./.

QUY CHẾ TẠMTHỜI

Xử lý các vụ thư,bưu phẩm, bưu kiện có

chứa chất lạ,vật lạ nghi liên quan đến vũ khí sinh học, hoá học

(Ban hành kèmtheo Quyết định số 158/2003/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chínhphủ)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Các chất lạ, vật lạ nghi liên quan đến vũ khí sinh học, hoá học(trong Quy chế này viết tắt là chất lạ, vật lạ) là những chất, những vật nghilà có thể gây cháy, nổ, độc hại, gây phóng xạ; nghi có chứa các tác nhân sinhhọc (chất có chứa vi trùng, vi rút, vi khuẩn...) làm ảnh hưởng đến tính mạng,sức khoẻ của con người hoặc môi trường sống.

Đối tượng cần được phát hiện xử lýtrong Quy chế này là những thư, bưu phẩm, bưu kiện có chứa chất lạ, vật lạ nghiliên quan đến vũ khí sinh học, hoá học (trong Quy chế này viết tắt là vật gửi):

Được gửi đi, gửi đến các cơ quan,tổ chức, cá nhân có trụ sở trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam hoặc đang vận chuyển trên máy bay, tàu thuỷ và các phương tiện giao thôngvận tải khác của Việt Nam hoặc có treo quốc kỳ Việt Nam hoặc các phương tiệncủa nước ngoài đang neo đậu, quá cảnh qua Việt Nam; các cơ quan đại diện ngoạigiao nước ngoài, tổ chức, cá nhân có thân phận ngoại giao của cơ quan đại diệnnước ngoài có trụ sở trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Được gửi từ các cơ quan, tổ chức,cá nhân có trụ sở trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra nướcngoài.

Điều 2. Quá trình thu giữ, giám định xử lý các vật gửi phải đảm bảonhanh chóng, an toàn về tính mạng, sức khoẻ của công dân, tài sản nhà nước vàcông dân, bảo vệ môi trường theo đúng quy định của Quy chế này. Đồng thời phảiđảm bảo bí mật nội dung thư tín, bưu phẩm, bưu kiện và quyền hợp pháp của côngdân.

Điều 3. Cơ quan Công an có trách nhiệm tiếp nhận tin báo và xử lý vềcác vật gửi có chứa chất lạ, vật lạ nghi liên quan đến vũ khí sinh học, hoáhọc.

Các cơ quan Y tế, Khoa học và Côngnghệ, Quân đội có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an trong việc giám địnhnhằm xác định và có kết luận nổ về các chất lạ, vật lạ nghi liên quan đến vũkhí sinh học, hoá học.

Điều 4. Các kết luận giám định, kết quả sự việc chỉ được công bố côngkhai khi được phép của Bộ trưởng Bộ Công an.

Việc đưa tin trên các phương tiệnthông tin đại chúng phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Báo chí và Pháplệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước.

Chương II

TRÁCH NHIỆMCỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

TRONG VIỆCPHÁT HIỆN, THÔNG BÁO VỀ CÁC VỤ VIỆC

Điều 5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi vận chuyển vật gửi hoặc khi nhậnvật gửi nếu có nghi vấn vật gửi có chứa chất lạ, vật lạ liên quan đến vũ khísinh học, hoá học cần kịp thời báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc Cảnhsát 113. Đồng thời phải có văn bản tường trình với cơ quan Công an về nhữngthông tin ban đầu về vụ việc xẩy ra và đề nghị của mình về việc được giám định,giải quyết.

Nếu vụ việc xảy ra và được pháthiện tại các đơn vị quân đội thì thực hiện theo chỉ thị, quy định, mệnh lệnhcủa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Cơ quan chức năng của Quân đội có trách nhiệm giảiquyết hoặc đề nghị cơ quan Công an phối hợp giải quyết, nhưng phải thông báokịp thời tình hình, thống kê vụ việc xẩy ra cho Công an địa phương nơi đóngquân biết để theo dõi và xử lý các vụ việc liên quan có hệ thống.

Điều 6. Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng đường bưu chính để gửi các vậtgửi hoặc tung tin không đúng sự thật về các vật gửi có chứa chất lạ, vật lạnghi liên quan đến vũ khí sinh học, hoá học nhằm gây hoang mang dư luận.

Chương III

TRÁCH NHIỆMCỦA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC

TIẾP NHẬN TINBÁO VÀ XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC

Mục A

TIẾP NHẬN VÀXỬ LÝ TIN BÁO

Điều 7. Cơ quan Công an khi nhận được tin báo phải nhanh chóng thẩmtra, xác minh tin báo và có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhântrình báo áp dụng các biện pháp tự phòng hộ, cách ly, bảo vệ mẫu vật và hiện trường;tiến hành các biện pháp bảo đảm an toàn cho người xung quanh; hướng dẫn và quảnlý thông tin, ngăn chặn hậu quả và những ảnh hưởng xấu có thể xẩy ra.

Trường hợp các cơ quan, tổ chức,cá nhân mang vật gửi trực tiếp trình báo, thì cơ quan, đơn vị Công an đượctrình báo phải khẩn trương kiểm tra, tiếp nhận hiện vật và yêu cầu tổ chức, cánhân có báo cáo tường trình bằng văn bản; đồng thời phải chuyển ngay vật gửivào khu vực, phòng cách ly để đảm bảo an toàn về độc hại, phóng xạ, cháy, nổhoặc vi trùng. Nếu đơn vị công an không có trách nhiệm trực tiếp giải quyết,phải báo cáo ngay với cấp trên có chức năng và thẩm quyền để có biện pháp xử lýtiếp theo.

Điều 8. Trường hợp những vật gửi được phát hiện, tiếp nhận từ cơ quan,tổ chức, cá nhân có thân phận ngoại giao hoặc trong cơ quan đại diện ngoạigiao, tổ chức quốc tế... tại Việt Nam, thì cơ quan Công an phải chủ trì, phốihợp với Bộ Ngoại giao giải quyết.

Cơ quan chức năng khi xử lý vụviệc, thu lượm, bảo quản mẫu vật phải lập biên bản cụ thể, có sự chứng kiến củađại diện cơ quan Ngoại giao, tổ chức quốc tế có vụ, việc xảy ra; phải làm đúngthủ tục pháp luật quy định.

Mục B

BẢO VỆ VÀ KHÁMNGHIỆM HIỆN TRƯỜNG; KIỂM TRA XỬ LÝ

CÁC NGUY HIỂMVỀ ĐỘC HẠI, PHÓNG XẠ, CHÁY, NỔ; THU GIỮ,

BẢO QUẢN MẪUVẬT, DẤU VẾT

Điều 9. Khi nhận được tin báo, lực lượng Công an phải nhanh chóng đếnhiện trường, tổ chức nắm tình hình và triển khai ngay các biện pháp bảo vệ hiệntrường; cấp cứu nạn nhân (nếu có); kiểm tra và xử lý về độc hại, phóng xạ, vậtnổ, chất cháy trong vật gửi; thu giữ mẫu vật sau khi đã xử lý nguy hiểm phóngxạ, nổ; thu thập các thông tin liên quan đến vụ việc; ghi lời khai của các nhânchứng và tiến hành khám nghiệm hiện trường nhằm phát hiện, thu lượm các dấu vếttội phạm để phục vụ cho công tác điều tra truy xét làm rõ vụ việc. Nếu cần thiếtthì đề xuất biện pháp cách ly hiện trường với môi trường xung quanh.

Điều 10. Trường hợp cần thiết, cơ quan Công an tiếp nhận vật gửi có thểyêu cầu lực lượng chuyên môn của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Khoa học và Công nghệ hỗtrợ giám định, tham gia giải quyết. Các cơ quan được yêu cầu phải đáp ứng cácđề nghị của cơ quan Công an.

Điều 11. Đối với những hiện trường nơi đã thu giữ được vật gửi có chứachất lạ, vật lạ nhưng cần phải khai thác ngay như trên máy bay, tầu thuyền hoặcở các cơ sở của ngành bưu chính thì cơ quan y tế phải phối hợp với cơ quan quảnlý máy bay, tàu thuyền, cơ sở bưu chính tiến hành tiêu độc, tẩy trùng, xử lýmôi trường để giải phóng nhanh hiện trường.

Đối với các vật gửi phát hiện khiđang làm thủ tục thông quan, cơ quan Hải quan phải có trách nhiệm đề nghị cơquan chức năng thu giữ, giám định và phải thông báo cho chủ vật gửi đó biết.Khi đã được các cơ quan chuyên môn xác định chính xác không liên quan đến vũkhí sinh học, hoá học thì cơ quan Hải quan làm thủ tục hải quan để thông quanhoặc chuyển cho chủ sở hữu.

Trong mọi trường hợp khi mở vậtgửi phải báo cho chủ sở hữu chứng kiến (trừ trường hợp vật vô chủ).

Điều 12. Trong thời gian kiểm tra, xác minh, nếu cơ quan, tổ chức, cánhân nhận vật gửi muốn biết nội dung trong vật gửi thì có đơn yêu cầu gửi đếncơ quan Công an có thẩm quyền. Cơ quan Công an có trách nhiệm thông báo chínhxác nội dung trong vật gửi khi có đơn yêu cầu.

Điều 13. Các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương nơi phát hiện vậtgửi chứa chất lạ, vật lạ nghi liên quan đến vũ khí sinh học, hoá học phải bốtrí lực lượng phối hợp tham gia bảo vệ hiện trường và tạo mọi điều kiện để lựclượng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ.

Mục C

KIỂM TRA, GIÁMĐỊNH VÀ XỬ LÝ CÁC TÁC

NHÂN SINH,HOÁ; KHÁM NGHIỆM, GIẢI PHÓNG HIỆN TRƯỜNG; XÁC ĐỊNH ĐỘC TỐ

HOẶC THÀNHPHẦN HOÁ HỌC; ĐIỀU TRA XỬ LÝ VỤ VIỆC

Điều 14. Sau khi tiếp nhận, kiểm tra, xử lý ban đầu các vật gửi có chấtlạ, vật lạ, cơ quan Công an phải khẩn trương đóng gói mẫu vật, làm thủ tục trưngcầu và chuyển mẫu vật tới Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương hoặc các Viện Pasteur, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để kiểm tra,phân tích, xác định các tác nhân sinh, hoá.

Điều 15. Các Trung tâm Y tế dự phòng, Viện Pasteur và Viện Vệ sinh dịchtễ Trung ương khi nhận được yêu cầu kiểm tra, phân tích, xử lý các tác nhânsinh, hoá cần nhanh chóng tiếp nhận, tiến hành ngay việc kiểm tra và thông báosớm nhất kết quả cho cơ quan yêu cầu.

Nếu nghi vấn có vi trùng hoặc kếtquả kiểm tra dương tính, cơ quan y tế triển khai ngay biện pháp xử lý tẩytrùng, đảm bảo an toàn đối với mẫu vật cũng như đối với hiện trường; tổ chứckiểm tra sức khoẻ những người có liên quan.

Điều 16. Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, các doanh nghiệp vậntải, các doanh nghiệp dịch vụ bưu chính có trách nhiệm ưu tiên vận chuyển mẫuvật nhanh chóng và an toàn.

Khi mẫu vật và hiện trường đã đượccác cơ quan chuyên môn, xử lý tẩy trùng hoặc kết quả kiểm tra kết luận là khôngliên quan đến vũ khí sinh học, hoá học lực lượng Công an khẩn trương hoàn thànhcông tác khám nghiệm, giám định giải phóng hiện trường, trả lại vật gửi (nếukhông liên quan đến vụ việc phải tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ) cho chủ sởhữu.

Việc kiểm tra vật gửi, giám địnhmẫu vật phải được lập biên bản và đưa vào hồ sơ phục vụ công tác điều tra, giảiquyết vụ việc.

Điều 17. Sau khi có kết quả kiểm tra, giám định các tác nhân sinh, hoávà hoàn thành việc xử lý tẩy trùng của cơ quan chuyên môn, cơ quan Công an cótrách nhiệm tiến hành giám định để xác định độc tố hoặc thành phần hoá học;tiến hành hoặc hướng dẫn cách khử độc nếu có độc tố nguy hiểm.

Điều 18. Cơ quan Công an có trách nhiệm hướng dẫn các lực lượng thamgia, tiến hành xử lý, kiểm tra mẫu vật tránh những tác động có ảnh hưởng xấu tớiviệc phát hiện và thu lượm các dấu vết trên vật gửi. Cùng với việc giám định,cơ quan công an có trách nhiệm nghiên cứu, thu lượm các dấu vết trên vật gửi,mẫu vật và phải tổ chức ngay các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động tố tụng hình sựđể điều tra, kết luận vụ việc xẩy ra theo quy định của pháp luật.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰCHIỆN

Điều 19. Các Bộ, ngành, địa phương chủ động lập dự trù kinh phí từ nguồnkinh phí của Bộ, ngành, địa phương để phục vụ thực hiện việc xử lý vụ việc cácvật gửi có chứa chất lạ, vật lạ. Đối với trường hợp xảy ra vụ việc phức tạp,yêu cầu kinh phí để xử lý vượt quá khả năng kinh phí đã cấp phải có báo cáo,trình Thủ tướng Chính phủ.

Hàng năm Bộ Tài chính có tráchnhiệm tập hợp đề nghị của các Bộ, ngành báo cáo Chính phủ duyệt cấp kinh phí.

Điều 20. Các Bộ, ngành, y bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm được giao có hướng dẫn cụ thể thực hiện Quy chế này.

Điều 21. Cơ quan Công an các cấp phải thông báo địa chỉ liên lạc, sốđiện thoại cơ quan thường trực có trách nhiệm giải quyết công việc quy định tạiQuy chế này cho nhân dân và các cơ quan, đơn vị đóng tại địa bàn để thuận tiệncho việc liên hệ.

Bộ Công an có trách nhiệm hướngdẫn cụ thể và kiểm tra, theo dõi, đôn đốc thực hiện Quy chế.

Điều 22. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các Bộ,ngành, y ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải kịp thời báo cáo Thủ tướng Chínhphủ (qua Bộ Công an). Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm tập hợp báo cáo Thủ tướngChính phủ để xem xét, quyết định./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqcttxlcvtbpbkccclvlnlqvkshhh771