AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy chế tạm thời về bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm cán bộ, công chức Lãnh đạo cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy chế tạm thời về bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm cán bộ, công chức Lãnh đạo cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH HÀ TÂY
Số: 779/2002/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2002                          

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TÂY

Về việc ban hành Quy chế tạm thời về bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại,

miễn nhiệm cán bộ, công chức Lãnh đạo cơ quan hành chính Nhà nước,

đơn vị sự nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TÂY

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân do Quốc hội khoá IX thông qua ngày 21/6/1994;

Căn cứ Nghị định 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Căn cứ Quyết định 133/QĐ-TU ngày 18/8/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tây về việc phân cấp quản lý cán bộ; Chỉ thị số 15/CT - TU ngày 05/01/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bãi miễn và thời hạn bổ nhiệm đối với cán bộ;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Hà Tây,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản Quy chế tạm thời về bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm các chức danh cán bộ, công chức Lãnh đạo cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước.

Điều 2: Trường Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy chế này.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 4: Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

QUY CHẾ TẠM THỜI

Về bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm cán bộ Lãnh đạo cơ quan hành chính

Nhà nước đơn vị sự nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước

(Ban hành kèm theo Quyết định số 779/QĐ-UB ngày 14 tháng 6 năm 2002

của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1:

Việc bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thực hiện các nguyên tắc:

1. Bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định tại Quyết định số 133/QĐ-TU-ngày 18/8/2001 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ và quyết định số 1641/2001/QĐ-UB ngày 15/10/2001 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tây về phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ, công chức.

2. Tập thể lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên, nhất là của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

3. Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan, đơn vị; phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, phẩm chất, đạo đức, năng lực và sở trường của cán bộ.

4. Đảm bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ theo quy hoạch, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức, cơ quan, đơn vị.

Điều 2:

Trách nhiệm và thẩm quyền bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý:

1. Người đứng đầu và các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự và nhận xét, đánh giá cán bộ mà mình đề xuất.

2. Tập thể cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, nhận xét đánh giá cán bộ, quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên xem xét, quyết định bổ nhiệm cán bộ.

3. Cá nhân, tập thể cấp uỷ, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề nghị bổ nhiệm cán bộ phải chịu trách nhiệm về đề nghị của mình.

4. Những cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh uỷ hoặc Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh quyết định, trước khi trình Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ phải lấy ý kiến Ban cán sự Đảng Uỷ ban Nhân dân tỉnh về việc bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm.

Điều 3:

Quy trình, thủ tục tiến hành việc bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và quy định tại quy chế này.

Chương II

BỔ NHIỆM CÓ THỜI HẠN CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

Điều 4:

Đối tượng cán bộ được bổ nhiệm có thời hạn bao gồm:

Cán bộ cấp trưởng, cấp Phó các cơ quan thuộc bộ máy hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp từ cấp huyện trở lên; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng các doanh nghiệp Nhà nước cụ thể như sau:

Cán bộ lãnh đạo cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước do Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm.

Cán bộ lãnh đạo cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, Ban, ngành do Giám đốc Sở, thủ trưởng các Ban, Ngành ở tỉnh và tương đương quyết định bổ nhiệm.

Cán bộ lãnh đạo cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện, thị xã do Uỷ ban Nhân dân huyện, thị xã quyết định bổ nhiệm.

Điều 5:

Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm chức vụ cán bộ lãnh đạo, quản lý là 5 năm. Thời gian giữ quyền cấp Trưởng không tính vào thời gian bổ nhiệm.

Đối với một số chức vụ đặc thù bổ nhiệm trước 5 năm thì báo cáo uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể.

Không quy định thời hạn bổ nhiệm vào các ngạch đối với cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ.

Điều 6: Điều kiện bổ nhiệm có thời hạn cán bộ lãnh đạo, quản lý:

1. Đảm bảo tiêu chuẩn chung của cán bộ quy định tại Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh cán bộ bổ nhiệm.

2. Có hồ sơ lý lịch rõ ràng không vi phạm quyết định 75/TW được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận.

3. Tuổi đời khi bổ nhiệm:

Cán bộ, công chức bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ (bao gồm cả chức danh cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước).

Cán bộ bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc Uỷ ban nhân dân do huyện, thị xã và tương đương, tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (cả nam và nữ). Tuổi của cán bộ tính theo tuổi ghi trong giấy khai sinh, nếu không có giấy khai sinh thì theo tuổi ghi trong lý lịch đảng viên hoặc lý lịch gốc do cán bộ tự khai khi được tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước.

4. Có đủ sức khoẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao (căn cứ vào hồ sơ quản lý sức khoẻ cán bộ của cơ quan y tế và thực trạng sức khoẻ hiện tại của cán bộ để kết luận).

5. Cán bộ bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì không dược bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn trong thời gian ít nhất 1 năm kể từ khi có quyết định kỷ luật.

(Theo quy định tại điều 43 của pháp lệnh cán bộ, công chức do Quốc hội khoá X thông qua ngày 26/02/1998).

Điều 7:

Trình tự thủ tục bổ nhiệm cán bộ:

1. Căn cứ vào nhu cầu công tác, lãnh đạo cơ quan, đơn vị làm tờ trình báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với chức vụ cán bộ, công chức sẽ được bổ nhiệm.

2. Sau khi được cấp trên đồng ý, lãnh đạo đơn vị đề xuất nhân sự cụ thể qua các bước sau:

Đối với nguồn nhân sự tại chỗ:

a. Thủ trưởng và các thành viên lãnh dạo cơ quan, đơn vị xây dựng đề án nhân sự căn cứ vào: Nguồn cán bộ trong quy hoạch, ý kiến giới thiệu của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị; ý kiến giới thiệu của người đứng đầu, các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất và nhận xét, đánh giá nhân sự. .

b. Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận lựa chọn để giới thiệu nhân sự trên cơ sở nhận xét, đánh giá tín nhiệm của cán bộ của cán bộ công chức trong cơ quan, để thống nhất danh sách (bao gồm cả cán bộ trong quy hoạch và ngoài quy hoạch đủ tiêu chuẩn) khi bổ nhiệm 1 chức vụ có thể giới thiệu một người hoặc nhiều hơn để lựa chọn nhưng không quá 3 người cho một chức vụ.

c. Tổ chức Hội nghị cán bộ lãnh đạo chủ chốt của cơ quan, đơn vị để lấy ý kiến giới thiệu tín nhiệm về nhân sự theo trình tự.

Trao đổi thảo luận về yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ.

Thông báo danh sách cán bộ, công chức được lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển, dự kiến phân công công tác.

Giới thiệu bổ sung (ngoài danh sách nhân sự do lãnh đạo giới thiệu), người giới thiệu phải báo cáo rõ và chịu trách nhiệm về lý lịch cũng như nhận xét, đánh giá về người mình giới thiệu. Tổ chức có thẩm quyền của cơ quan, đơn vị giới thiệu nhân sự bổ sung phải thẩm định trước khi đưa vào danh sách đề nghị bổ nhiệm.

Cán bộ, công chức được giới thiệu có thể được trình bày ý kiến về thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời những vấn đề có liên quan.

Lấy phiếu tín nhiệm để tham khảo trong quá trình xét bổ nhiệm (phiếu tín nhiệm không phải ký tên).

Thành phần tham gia bỏ phiếu tín nhiệm

Lãnh đạo cơ quan, đơn vị; Ban chi uỷ hoặc Đảng uỷ cơ quan; Trưởng các đoàn thể (thường vụ công đoàn ngành đối với những nơi có công đoàn ngành); Trưởng và phó Phòng, Ban, đơn vị trực thuộc tương đương; Trưởng các Phòng, Ban, đơn vị ngành dọc ở cấp huyện, thị xã (đối với các ngành ở tỉnh quản lý theo ngành dọc).

Những cơ quan, đơn vị không có đầu mối trực thuộc có số cán bộ dưới 80 người thì họp toàn thể cán bộ,

Tránh nhiệm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm

Đối với chức vụ cán bộ lãnh đạo Sở, Ban, ngành và tương đương ở tỉnh, do Ban Tổ chức tỉnh uỷ phối hợp với Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh và lãnh đạo cơ quan (đối với cơ quan do ngành dọc Trung ương trực tiếp quản lý thì phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Phòng tổ chức cán bộ thuộc Bộ, ngành Trung ương).

Đối với chức vụ trưởng, phó phòng, ban; đơn vị tương đương trực thuộc Sở, Ban, Ngành ở tỉnh do Phòng tổ chức - hành chính tổng hợp Sở, Ban, Ngành phối hợp với Lãnh đạo cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ.

Đối với chức vụ trưởng, phó phòng ban trực thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện, thị xã do Ban tổ chức huyện, thị uỷ phối hợp với Phòng Tổ chức - Lao động huyện, thị xã và Lãnh đạo cơ quan đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ.

Cơ quan chủ trì việc bỏ phiêu tín nhiệm tiến hành thu phiếu, kiểm phiếu và thông báo bằng văn bản kết quả kiểm phiếu cho cấp uỷ và lãnh đạo cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ.

d. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cùng với tập thể lãnh đạo:

Phân tích kết quả tổng hợp phiếu lấy ý kiến

Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có).

Ban chấp bành Đảng bộ hoặc Thường vụ Đảng uỷ, Ban chi uỷ cơ quan, đơn vị có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.

Tập thể Lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, nhận xét đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành .

Ban hành quyết định bổ nhiệm cán bộ hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm cán bộ.

e. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cán bộ:

Thực hiện theo mẫu thống nhất do Ban Tổ chức Trung ương quy định, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Hà Tây hướng dẫn tại Văn bản số 01/HD - TC ngày 25/12/2001 về quy chế đánh giá, bổ nhiệm cán bộ.

Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:

a. Thủ trưởng và các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự hoặc cấp trên có thẩm quyền giới thiệu.

b. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vị thảo luận thống nhất về chủ trương và tiến hành một số công việc sau:

Gặp cán bộ, công chức được đề nghị bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu, nhiệm vụ công tác.

Làm việc với thường vụ Đảng uỷ hoặc Ban Chi uỷ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức đang công tác để trao đổi ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, tìm hiểu và xác minh lý lịch của cán bộ, công chức.

Thông báo kết quả làm việc với cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công chức đề nghị bổ nhiệm đang công tác và chủ trương của cơ quan có thẩm quyền xét bổ nhiệm cán bộ tới Ban thường vụ Đảng uỷ hoặc Ban Chi uỷ và Lãnh đạo cơ quan, đơn vị mới cán bộ được bổ nhiệm đến công tác để trao đổi, thảo luận và thống nhất với chủ trương điều động, bổ nhiệm cán bộ của cơ quan có thẩm quyền.

Trong trường hợp cán bộ đảm bảo tiêu chuẩn bổ nhiệm nhưng chưa được cơ quan nơi cán bộ, công chức đang công tác nhất trí điều động, thì cơ quan có yêu cầu bổ nhiệm cán bộ có thể báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét. quyết định.

Làm tờ trình đề nghị cấp trên bổ nhiệm cán bộ.

Điều 8:

Thẩm định, xét duyệt đối với cán bộ dược bổ nhiệm:

1. Cơ quan, đơn vị làm tờ trình bổ nhiệm cán bộ gửi lên cấp trên có thẩm quyền quyết định, đồng gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cán bộ cho các cơ quan được giao trách nhiệm thẩm định, xét duyệt. Cụ thể như sau:

a. Đối với cán bộ thuộc quyền hạn Ban thường vụ Tỉnh uỷ trực tiếp quyết định

Ban Tổ chức Tỉnh uỷ chủ trì thẩm định, tổng hợp ý kiến của các cơ quan có liên quan, các Ban Đảng uỷ Dân chính Đảng tỉnh, Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh. Sau khi thẩm định, Ban tổ chức Tỉnh uỷ thông báo lấy ý kiến Ban cán sự Đảng uỷ Ban nhân dân tỉnh.

Ban cán sự Đảng Uỷ Ban nhân dân tỉnh thảo luận, đề nghị Ban thường vụ Tỉnh uỷ xem xét quyết định (qua Ban tổ chức Tỉnh uỷ tổng hợp để báo cáo Ban thường vụ Tỉnh uỷ).

Ban thường vụ Tỉnh uỷ xét, quyết định việc bổ nhiệm cán bộ.

Căn cứ thông báo nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh uỷ. Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định bổ nhiệm cán bộ (Ban tổ chức Chính quyền tỉnh chịu trách nhiệm soạn thảo văn bản trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định).

b. Đối với cán bộ thuộc quyền Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết đinh bổ nhiệm:

Ban tổ chức chính quyền tỉnh chịu trách nhiệm thẩm định, báo cáo Ban cán sự Uỷ ban nhân dân tỉnh. Sau khi Ban cán sự Đảng uỷ ban nhân dân tỉnh nhất trí bổ nhiệm cán bộ. Ban tổ chức Chính quyền tỉnh soạn thảo văn bản trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm cán bộ.

c. Đối với cán bộ thuộc quyền Giám đốc Sở, Ban Ngành ở tỉnh và tương đương quyết định bổ nhiệm:

Phòng tổ chức hành chính các Sở, Ban, Ngành chịu trách nhiệm thẩm định, báo cáo cấp uỷ Đảng và trình Lãnh đạo cơ quan, đơn vị xét quyết định bổ nhiệm cán bộ theo quy định phân cấp quảm lý cán bộ, công chức của Uỷ ban Nhân dân tỉnh.

d. Đối với cán bộ thuộc quyền Ban thường vụ huyện, thị uỷ trực tiếp quyết định hoặc thuộc quyền uỷ ban Nhân dân huyện, thị xã quyết định bổ nhiệm, thực hiện việc thẩm định, xét duyệt tương tự như cấp tỉnh.

Chương III.

BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

Điều 9:

1. Khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định 5 năm (60 tháng) phải xem xét để bổ nhiệm hoặc không bổ nhiệm lại:

2. Những cán bộ sau khi được bồ nhiệm vì những lý do cụ thể như sức khoẻ không bảo đảm, không phù hợp với diều kiện làm việc, sinh hoạt, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước v.v... thì cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, thay thế kịp thời không chờ hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm.

3. Việc bổ nhiệm lại được tiến hành từng bước phù hợp với yên cầu của từng lĩnh vực, từng cơ quan, đơn vị, địa phương, bảo đảm ổn định và hiệu quả thiết thực.

4. Đối với các chức vụ bổ nhiệm trước đây không quy định thời hạn bổ nhiệm, nay đã quá 5 năm giữ chức vụ thì sẽ được bổ nhiệm lại, thời hạn bổ nhiệm tính từ ngày ký quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ hiện tại.

Điều 10: Điều kiện bổ nhiệm lại:

1. Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ và vẫn đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.

2. Cơ quan, đơn vị có yêu cầu.

3. Đủ sức khoẻ.

Điều 11:

Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại.

1. Cấp nào ra quyết định bổ nhiệm cán bộ có thời hạn thì cấp đó thực hiện việc bổ nhiệm lại theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của Ban thường vụ Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh.

2. Những cán bộ tuổi đời còn dưới 5 năm công tác (không đủ một thời hạn bổ nhiệm lại), nếu vẫn đáp ứng được yêu cầu thì được kéo dài thời hạn giữ chức vụ cho đến tuổi nghỉ hưu.

Điều 12:

Cán bộ, công chức không được bổ nhiệm lại sẽ được bố trí công tác khác theo yêu cầu công tác của cơ quan, đơn vị do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Điều 13:

Quy trình bổ nhiệm lại:

1. Cán bộ lãnh đạo, quản lý làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ theo quy định tại điều 7 và điều 8 của Quy chế đánh giá cán bộ.

2. Tập thể cán bộ, công chức trong đơn vị tham gia ý kiến

3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến có bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại. Sau khi trao đổi trong tập thể lãnh đạo, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

Đối với người được xem xét, bổ nhiệm lại Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thì do cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.

Chương IV

TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM

Điều 14: Từ chức:

1. Trong thời gian giữ chức vụ, nếu cán bộ, công chức có nguyện vọng xin từ chức làm đơn báo cáo Lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng xem xét.

Lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp, quản lý sử dụng cán bộ xem xét, quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Cán bộ, công chức sau khi từ chức được bố trí công tác khác

Điều 15: Miễn nhiệm:

Trong thời gian giữ chức vụ, cán bộ công chức xin từ chức, cán bộ có sai phạm chưa đến mức phải kỷ luật cách chức, nhưng không còn đủ uy tín, điều kiện để giữ chức vụ thì cơ quan trực tiếp sử dụng cán bộ quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ của cán bộ và bố trí công tác khác.

Cán bộ, công chức được điều động đến đơn vị khác, phân công sang công tác khác hoặc giữ chức vụ khác thì đương nhiên được miễn nhiệm chức vụ đang giữ.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16: Ban tổ chức Chính quyền tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn các Sở, Ban, Ngành ở tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã thực hiện việc bổ nhiệm có thời hạn và bổ nhiệm lại cán bộ theo quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức của Ban thường vụ Tỉnh uỷ, của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định tại quy chế này.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc các Sở, Ban Ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã cần phản ánh kịp thời để Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

UBND TỈNH HÀ TÂY
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
 
Đỗ Văn Toan


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqcttvbncthbnlmncbcclcqhcnnvsncbqldnnn1011