AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 08/2003/QĐ-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2003                          
No tile

QUYẾT ĐỊNH CỦABỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Về việc ban hànhQuy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.

 

BỘ TRƯỞNG BỘGIÁO DỤC VÀ ĐĂO TẠO

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ vềnhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CPngày 05/01/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchúc của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đạihọc,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cảo đẳng hệ chính quy.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báovà thay thế các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số05/1999/QĐ-BGDĐT ngày 28/02/1999, số 20/2000/QĐ-BGDĐT ngày 08/6/2000, số16/2002/QĐ-BGDĐT ngày 05/4/2002.

Điều 3. Các Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra giáo dục, Vụ trưởng Vụ Đạihọc, Vụ trưởng các vụ có liên quan, Giám đốc Đại học Quốc gia, Giám đốc Đại họcThái Nguyên, Giám đốc Đại học Đà Nẵng, Giám đốc Đại học Huế, Giám đốc các Họcviện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đàotạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

QUY CHẾ tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy

(ban hành kèm theo Quyết định số08/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Thi tuyển sinh và tuyển sinh

1. Hàng năm, các trường đại học, họcviện, trường cao đẳng, sau đây gọi chung là trường, được Nhà nước giao chỉ tiêutuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy tổ chức một lần tuyển sinh.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chứcbiên soạn đề thi tuyển sinh dùng chung cho các trường đại học.

Giám đốc các đại học, học viện, Hiệutrưởng các trường đại học (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) sử dụng đề thichung của Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức sao in, đóng gói đềthi (nếu được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ), bảo quản, phân phối, sửdụng đề thi; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thísinh trúng tuyển theo đúng các quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, caođẳng hệ chính quy (sau đây gọi chung là Quy chế tuyển sinh).

3. Một số ngành hoặc trường đại họckhối năng khiếu và một số trường cao đẳng tổ chức thi tuyển sinh theo đề thiriêng của trường. Hiệu trưởng các trường này chịu trách nhiệm tổ chức thực hiệncác khâu: ra đề thi, tổ chức kỳ thi, chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệutập thí sinh trúng tuyển theo đúng các quy định của Quy chế tuyển sinh.

4. Những trường đại học, cao đẳngkhông tổ chức thi tuyển sinh được lấy kết quả thi tuyển sinh đại học theo đềthi chung của thí sinh cùng khối thi, trong vùng tuyển quy định của trường đểxét tuyển. Hiệu trưởng các trường này chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việcxét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển theo đúng các quy định của Quy chếtuyển sinh.

5. Các trường đại học có chỉ tiêutuyển sinh đào tạo cao đẳng không tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng vào các hệnày mà lấy kết quả thi tuyển sinh đại học cùng khối thi theo đề thi chung củathí sinh trong vùng tuyển của trường để xét tuyển. Hiệu trưởng các trường nàychịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xét tuyển và triệu tập thí sinh trúngtuyển theo đúng các quy định của Quy chế tuyển sinh.

Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạocông bố danh sách các trường được phép tổ chức thi tuyển sinh theo đề riêng vàcác trường chỉ xét tuyển không tổ chức thi.

Điều 2. Quản lý và chỉ đạo công tác tuyển sinh Bộ Giáo dục và Đào tạo làcơ quan quản lý nhà nước và chỉ đạo thống nhất, toàn diện đối với các trườngđại học, cao đẳng trong toàn quốc về công tác tuyển sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng vàban hành các chủ trương và chính sách tuyển sinh, các văn bản quy phạm phápluật về tuyển sinh, in và phát hành các tài liệu hướng đẫn công tác tuyển sinhvà quy định thống nhất các biểu mẫu về công tác tuyển sinh.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xemxét quyết định những trường hợp đặc biệt liên quan đến phương án tổ chức kỳthi, tổ chức các cụm thi; ra đề thi; chấm thi, chấm kiểm tra kết quả phúc khảovà chấm thẩm định, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.

Hàng năm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đàotạo để giúp Bộ chỉ đạo công tác tuyển sinh của cả nước. Chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của Ban do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Chậm nhất là 3 tháng trước ngày thituyển smh, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố công khai các chỉ tiêu tuyển sinh vàocác bậc đào tạo của từng trường, vùng tuyển, khối thi, ôn thi và lịch thi.

Các Vụ chức năng và Thanh tra giáodục của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra vàthanh tra các trường theo đúng các quy định về tuyển sinh.

Điều 3. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác tuyển sinh

1. Hoạt động thanh tra tuyển sinhthực hiện theo "Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi theo Quy chế của Bộ Giáo dục vàĐào tạo, ban hành kèm theo Quyết định số 20/1998/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo.

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cácngành Trung ương, Chủ tịch y ban nhândân cấp tỉnh có trường, thành lập các đoán (hoặc cử cán bộ) để tiến hành thanhtra việc thực hiện Quy chế tuyển sinh ở các trường đại học, cao đẳng trực thuộc.

2. Các trường có trách nhiệm tự tổchức, kiểm tra, giám sát các khâu công tác tuyển sinh tại trường mình theo hướngdẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 4. Điều kiện dự thi

1. Mọi công dân không phân biệt dântộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặchoàn cảnh kinh tế, nếu có đủ các điều kiện sau đây đều được dự thi vào trườngđại học, cao đẳng:

a) Đã tốt nghiệp trung học phổthông, trung học chuyên nghiệp, trung học bổ túc, trung học nghề dưới đây gọitài là trung học phổ thông hoặc tương đương;

b) Có đủ sức khỏe để học tập vàlao động theo quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế - Đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề số 10/TT-LB ngày18/8/1989 và Công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20/8/1990 của Bộ Giáo dục vàĐào tạo;

c) Trong độ tuổi quy định đối vớinhững ngành có quy định hạn chế tuổi (các trường thuộc khối quốc phòng, côngan, kiểm sát, một số ngành năng khiếu);

d) Đạt được các yêu cầu sơ tuyển,nếu dự thi vào các trường có quy định sơ tuyển;

đ) Trước khi dự thi đang sinh sốngvà có hộ khẩu thường trú 36 tháng trở lên (tính đến ngày dự thi) thuộc vùngtuyển quy định, nếu dự thi vào các trường có quy định vùng tuyển;

e) Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúngthời hạn các giấy tờ và lệphí đăng ký dự thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

g) Có mặt tại trường đã đăng ký dựthi đúng lịch thi, địa điểm, thời gian quy định ghi trong giấy báo dự thi, nộpđầy đủ lệ phí dự thi;

h) Quân nhân hoặc công an nhân dântại ngũ chỉ được dự thi vào những trường do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quyđịnh sau khi đã được cấp có thẩm quyền cho phép đi học;

Quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩavụ quân sự theo luật định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên chophép, thì được dự thi theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập họcngay năm đó, không được thi để bảo lưu sang năm học sau.

2. Những người không đủ các điềukiện kể trên và những người thuộc diện dưới đây không được dự thi:

a) Không chấp hành Luật Nghĩa vụquân sự; có hành vi phạm pháp đang bị truy tố hoặc đang trong thời kỳ thi hànhán;

b) Những người bị tước quyền dự thihoặc bị kỷ luật buộc thôi học chưa được hai năm (tính từ năm bị tước quyền dựthi hoặc ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày dự thi);

c) Học sinh, sinh viên đang học tạicác trường đào tạo chưa được Hiệu trưởng cho phép dự thi; cán bộ, công chức, ngườilao động thuộc các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước chưa được thủ trưởng cơ quancho phép đi học.

Điều 5. Điều kiện trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong nước.

Những thí sinh đã dự thi đủ số mônquy định và đạt điểm trúng tuyển do trường quy định cho từng đối tượng, theo tưngkhu vực, không có môn nào bị điểm không (0) thì thuộc diện trúng tuyển.

Điều 6. Tuyển sinh đi học đại học ở nước ngoài

Việc tuyển sinh đi học đại học ở nước ngoài được tiến hành theo quy định riêng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 7. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

1. Chính sách ưu tiên theo đối tượng

Nhóm ưu tiên 1:

Thương binh, bệnh binh và người hưởngchính sách như thương binh; quân nhân, công an nhân dân tại ngũ được cử đi học;quân nhân, công an hoàn thành nghĩa vụ, đã chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ màtrong thời gian tại ngũ đã chiến đấu và công tác từ 12 tháng trở lên ở biêngiới, hải đảo.

Con liệt sĩ, con thương binh, conbệnh binh, con của những người hưởng chính sách như thương binh mất sức laođộng 81% trở lên, con Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con Anh hùng lực lượng vũ trang,con Anh hùng lao động.

Người có cha hoặc mẹ là người dântộc thiểu số Việt Nam.

Công nhân ưu tú trực tiếp sản xuấtđã làm việc 5 năm trở lên, trong đó có 2 năm liên tục là chiến sĩ thi đua và đượctừ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, ngành trở lên công nhận vàcấp bằng khen.

Công dân Việt Nam không phải là ngườidân tộc thiểu số (người Kinh, Hoa) có hộ khẩu thường trú 36 tháng trở lên, tạivùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng cao, vùng sâu khuvực 1.

Nhóm ưu tiên 2:

Quân nhân, công an nhân dân, thanhniên xung phong tập trung được cử đi học; quân nhân, công an phục viên xuất ngũđã có quá trình phục vụ từ 24 tháng trở lên tính đến ngày dự thi; con thươngbinh, con bệnh binh, con của những người hưởng chính sách như thương binh mấtsức lao động dưới 81%.

Người lao động ưu tú thuộc tất cảcác thành phần kinh tế được tỉnh, thành phố công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệnhân được cấp bằng và huy hiệu lao độngsáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc Trung ương Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh; giáo viên đã giảng dạy 3 năm (tính đến ngày thi) thi vàocác trường cao đẳng, đại học sư phạm; y tá, dược tá, hộ lý, kỹ thuật viên, ysĩ, dược sĩ trung cấp đã công tác 3 năm, thi vào các trường cao đẳng, đại họckhối ngành y, dược; thanh niên chữ thập đỏ xung kích ưu tú được Trung ương HộiChữ thập đỏ Việt Nam xét chọn và giới thiệu bằng văn bản chính thức với Bộ Giáodục và Đào tạo.

Công dân Việt Nam không phải là ngườidân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú 36 tháng trở lên (tính đến ngày dự thi)tại khu vực 1 nhưng không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn, vùng cao, vùng sâu.

Thời hạn tối đa được hưởng ưu tiênđối với quân nhân, công an phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành dự thi là 18 thángkể từ ngày ký quyết định xuất ngũ đến ngày dự thi.

Người thuộc nhiều diện ưu tiên theođối tượng chỉ được hưởng một tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất

2. Các đối tượng được xét tuyển vàohọc thẳng đại học, cao đẳng hệ chính quy

a) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượngvũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học phổ thônghoặc tương đương.

b) Người đã dự thi và trúng tuyểnvào các trường đại học, cao đẳng (chính thức hoặc dự bị), nhưng ngay năm đó cólệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nayđã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, đượctừ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giớithiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khỏe, có đầy đủ các giấy tờhợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại trường trước đây đã dự thi, mà khôngphải thi lại. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng đượctuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị để ôn tập trước khi vàohọc chính thức.

c) Thí sinh là thành viên trong cácđội tuyển quốc gia đã dự thi Olympic quốc tế (toán, vật lý, hóa học, tin học,nga văn...) đã tốt nghiệp trung học phổ thông được nhận vào học tại các trườngđại học trong nước (nếu chưa tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ được bảo lưu xemxét sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông).

Khối ngành học của những thí sinhnày được ưu tiên xem xét phù hợp với môn thí sinh đã dự thi quốc tế.

d) Vận động viên đã tốt nghiệp trunghọc phổ thông hoặc tương đương được tuyển thẳng vào các ngành thể dục, thể thaotương ứng của các trường đại học, cao đẳng;

Các trường đại học thể dục thể thaohoặc các ngành thể dục thể thao của các trường đại học, nếu thuộc một trong cácdiện: là thành viên đội tuyển quốc gia được y ban Thể dục Thể thao xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham giathi đấu trong các giải quốc tế chính thức, bao gồm: Thế vận hội Olympic, Đạihội Thể thao Châu Á (ASIAD), Đại hộiThể thao Đông Nam Á (SEAGAME), Giảivô địch thế giới, Cúp thế giới, Giải vô địch Châu Á, Cúp Châu Á, Giải vô địch Á Đông Nam Á, Cúp Đông Nam Á; vô địch (Huy chương vàng) các giải vôđịch hạng nhất quốc gia (các giải này được tổ chức một lần trong năm); là vậnđộng viên cấp kiện tướng quốc gia có quyết định công nhận đẳng cấp của y ban Thể dục Thể thao.

Các trường cao đẳng thể dục thể thaohoặc các ngành thể dục thể thao của các trường cao đẳng nếu thuộc một trong cácdiện: đạt giải nhì, giải ba (Huy chương bạc, Huy chương đồng) trong các giải vôđịch hạng nhất quốc gia; vô địch (Huy chương Vàng) Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc;là Vận động viên cấp 1 quốc gia có quyết định công nhận đẳng cấp của y ban Thể dục Thể thao.

Vận động viên cấp 1 quốc gia, nếu dựthi vào các trường đại học thể dục thể thao, cao đẳng thể dục thể thao hoặc các ngành thể dục thểthao của các trường đại học, cao đẳng được miễn thi môn năng khiếu và được hưởngđiểm 10 (chưa nhân hệ số) đối với môn năng khiếu đó.

Thời hạn được tính để hưởng ưu tiênlà không quá 4 năm kể từ ngày đạt giải hoặc được phong đẳng cấp đến ngày thivào các trường đại học, cao đẳng.

e) Học sinh năng khiếu nghệ thuật đãtốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương hoặc hệ trung cấp các trường năngkhiếu nghệ thuật đạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật chuyênnghiệp chính thức toàn quốc hoặc quốc tế về ca; múa, nhạc được tuyển thẳng vàohọc các ngành tương ứng trình độ đại học, cao đẳng của các trường nghệ thuật(nếu nhà trường có đào tạo môn đó). Thời hạn được tính để hưởng ưu tiên khôngquá 4 năm kể từ ngày đạt giải thưởng hoặc huy chương đến ngày thi vào đại học, caođẳng, trung học chuyên nghiệp.

g) Học sinh đạt giải nhất, nhì, batrong kỳ thi quốc gia chọn học sinh giỏi trung học phổ thông (theo chương trìnhlớp 12), nếu tốt nghiệp trung học phổ thông từ loại khá trở lên được tuyểnthẳng vào học các trường đại học, cao đẳng; tốt nghiệp trung học phổ thông loạitrung bình được tuyển thẳng vào các trường cao đẳng.

Học sinh đạt giải khuyến khích trongkỳ thi quốc gia chọn học sinh giỏi trung học phổ thông (theo chương trình lớp12), nếu tốt nghiệp trung học phổ thông từ loại khá trở lên được tuyển thẳngvào học các trường cao đẳng.

Kết quả thi quốc gia chọn học sinhgiỏi theo chương trình lớp 12 của những học sinh đang học lớp 11 được bảo lưucho kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm kế tiếp sau.

h) Việc tuyển thẳng theo điểm c, gcủa khoản này tiến hành theo những nguyên tắc sau đây:

Chỉ áp dụng một lần đúng năm họcsinh tốt nghiệp trung học phổ thông.

Học sinh đạt một hay nhiều giảitrong các kỳ thi học sinh giỏichỉ được hưởng một tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất của mình.

Học sinh đạt giải trong các kỳ thiquốc gia chọn học sinh giỏi được tuyển thẳng vào học các ngành có môn thi tuyểnsinh trùng với môn đạt giải. Riêng các ngành sư phạm chỉ tuyển thẳng họcsinh có môn đạt giải trùng với ngành đào tạo.

Đối với những ngành hoặc trường cóyêu cầu sơ tuyển (hàng hải, các trường thuộc khối quốc phòng, công an, kiểmsát...) chỉ những người đạt yêu cầu sơ tuyển mới thuộc diện xem xét để tuyểnthẳng.

Đối với các ngành hoặc trường năngkhiếu (kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao…) thí sinh thuộc diệntuyển thẳng, nếu đạt các yêu cầu sơ tuyển, được miễn thi các môn văn hoá, nhưngphải dự thi các môn năng khiếu và phải đạt điểm năng khiếu do trường quy địnhmới thuộc diện trúng tuyển.

Tổng số thí sinh được tuyển thẳngvào một trường hoặc một ngành của từng trường quy định tại mục c, g không vượtquá 30% tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy của trường hoặc ngành đó. Trongtrường hợp số thí sinh đăng ký tuyển thẳng vượt chỉ tiêu cho phép thì ưu tiênnhững người là thành viên trong các đội tuyển quốc gia đã dự thi Olympic quốctế, những người đạt giải trong kỳ thi quốc gia chọn học sinh giỏi (lấy từ giảicao trở xuống).

Học sinh thuộc diện tuyển thẳng quyđịnh tại mục g, nhưng không sử dụng quyền được tuyển thẳng và học sinh tốtnghiệp trung học phổ thông loại giỏi, khi dự thi vào các trường đại học, caođẳng được cộng thêm điểm thưởng. Trong trường hợp đó, điểm tuyển sinh đểxét tuyển vào trường là tổng điểm các môn thi tuyển sinh và điểm thưởng.

Mức điểm thưởng cho thí sinh quyđịnh như sau:

2 điểm cho các đó tượng:

Đạt giải nhất trong kỳ thi quốc giachọn học sinh giỏi nếu tốtnghiệp trung học phổ thông từ loại khá trở lên.

Tốt nghiệp trung học phổ thông loạigiỏi có điểm trung bình các bài thi tốt nghiệp đạt từ 9,0 trở lên (không tínhđiểm khuyến khích)

1,5 điểm cho các đối tượng:

Đạt giải nhì trong kỳ thi quốc giachọn học sinh giỏi nếu tốt nghiệp trung học phổ thông từ loại khá trở lên.

Tốt nghiệp trung học phổ thông loạigiỏi có điểm trung bình các bài thi tốt nghiệp đạt từ 8,5 đến cận 9,0 (khôngtính điểm khuyến khích).

1,0 điểm cho các đối tượng:

Đạt giải ba trong kỳ thi quốc giachọn học sinh giỏi nếu tốt nghiệp trung học phổ thông từ loại khá trở lên.

Tốt nghiệp trung học phổ thông loạigiỏi có điểm trung bình các bài thi tốt nghiệp đạt từ 8,0 điểm đến cận 8,5 điểm(không tính điểm khuyến khích).

0,5 điểm cho đối tượng:

Đạt giải khuyến khích trong kỳ thiquốc gia chọn học sinh giỏi nếu tốt nghiệp trung học phổ thông từ loại khá trở lên.

Những thí sinh đạt giải trong kỳ thiquốc gia chọn học sinh giỏi chỉ được cộng thêm điểm vào điểm bài thi của bộ mônđại học, cao đẳng trùng với môn đã đạt giải và trong trường hợp đạt nhiều giảicũng chỉ được hưởng một tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất.

3. Chính sách ưu tiên theo khu vực

Trước khi dự thi, thí sinh đang sinhsống và có hộ khẩu thường trú từ 36 tháng trở lên (tính đến ngày dự thi) tạikhu vực nào thì hưởng chính sách ưu tiên tuyển sinh theo khu vực đó. Họcsinh các lớp chuyên, học sinh các trường, lớp để tạo nguồn của các ngành; cáctrường phổ thông dân tộc nội trú; các trường, lớp dự bị kể cả các trường, lớpdự bị dân tộc, được hưởng điểm xét tuyển theo hộ khẩu gốc trước khi đến học tại các trường, lớp này.Riêng quân nhân, công an nhân dân được cử đi dự thi, nếu đóng quân từ 24 thángtrở lên tại khu vực nào thì được hưởng theo khu vực đó; nếu dưới 24 tháng thì đượchưởng theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ. Các khu vực ưu tiên được quyđịnh như sau:

Khu vục 1 (KVI) gồm các xã, thị trấn miền núi, vùng cao,vùng xa xôi hẻo lánh, vùng sâu, hải đảo và các thôn, bản, xã thuộc vùng có điềukiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.

Khu vực 2 (KV2) gồm các xã, thị trấn trung du và đồng bằng,ngoại thành các thành phố trực thuộc Trung ương. Khu vực này được chia thành 2nhóm:

a) Các phường, xã, thị trấn thuộcthành phố không trực thuộc Trung ương; các phường, xã, thị trấn thuộc các thịxã và các xã, thị trấn thuộc các huyện ngoại thành của các thành phố trực thuộcTrung ương thuộc nhóm KV2.

b) Các xã, thị trấn không thuộc nhóma nói trên thì thuộc nhóm khu vực 2 - nông thôn, viết tắt là KV2-NT.

Khu vực 3 (KV3) gồm các quận nội thành của các thành phốtrực thuộc Trung ương không thuộc diện xét ưu tiên theo khu vực. Các khuvực ưu tiên trong tuyển sinh, hàng năm sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bốchi tiết

Điều 8. Thủ tục và hồ sơ đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển, chuyển nhậngiấy báo thi

1. Đăng ký dự thi và đăng ký xéttuyển

a) Thí sinh dự thi vào trường đạihọc, cao đẳng nào thì làm hồ sơ đăng ký dự thi vào trường đại học, cao đẳng đó.

b) Thí sinh đã dự thi đại học theođề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu không trúng tuyển theo các nguyệnvọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi, đượcsử dụng giấy chứng nhận kết quả thi ngay năm đó do trường đã dự thi cấp, để nộphồ sơ đăng ký xét tuyển vào một trường đại học, cao đẳng (hoặc hệ cao đẳng củacác trường đại học) cũng thi theo đề thi chung hoặc không tổ chức thi tuyểnsinh nhưng có cùng khối thi, trong vùng tuyển quy định, có chỉ tiêu xét tuyển.

Thí sinh đã trúng tuyển vào một trườngđại học, cao đẳng không được xét tuyển vào trưởng đại học, cao đẳng khác.

c) Thí sinh dự thi vào các trường tổchức thi theo đề thi riêng, chỉ được tuyển vào trường đó, không được đăng kýxét tuyển vào các trường khác.

d) Thí sinh dự thi vào ngành năngkhiếu, nếu không trúng tuyền vào trường đã dự thi, được đăng ký xét tuyển vàođúng ngành đó của những trường có nhu cầu xét tuyển nếu đúng vùng tuyển quyđịnh của trường và các môn văn hóa thi theo đề chung của Bộ Giáo dục và Đàotạo.

2. Hồ sơ đăng ký dự thi và đăng kýxét tuyển

a) Hồ sơ đăng ký dự thi gồm có

Một túi hồ sơ và 2 phiếu đăng ký dựthi có đánh số 1 và 2.

Ba ảnh chụp theo kiểu chứng minh thưcỡ 4 x 6 cái có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của thí sinh ở mặt sau (1 ảnh dán trên túi đựng hồ sơ, 2ảnh nộp cho trường).

Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận làđối tượng ưu tiên (nếu có)

Hai phong bì đã dán sẵn tem và ghirõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để trường gửi giấy báo dự thi giấy chứng nhậnkết quả thi.

b) Hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm có:

Giấy chứng nhận kết quả thi tuyểnsinh do trường đã dự thi cấp (theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo có đóng dấuđỏ của trường tổ chức thi).

Một phong bì đã dán sẵn tem và ghirõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển.

3. Thủ tục nộp hồ sơ đăng ký dự thi,hồ sơ đăng ký xét tuyển, lệ phí tuyển sinh và nhận giấy báo thi

a) Thủ tục nộp hồ đăng ký dự thi, lệ phí đăng dự thi và nhận gíấy báothi

Việc nộp hồ sơ đăng ký dự thi, lệphí đăng ký dự thi và chuyển nhận giấy báo thi, tùy theo tình hình hàng năm, BộGiáo dục và Đào tạo sẽ công bố thực hiện theo một trong ba phương thức sau đây:Thí sinh nộp phiếu đăng ký dự thi, lệ phí đăng ký dự thi và nhận giấy báo thiqua hệ thống bưu điện.

Thí sinh đăng ký dự thi trên máytính dặt tại các trường trung học phổ thông, nộp lệ phí đăng ký dự thi và ảnhtại trường trung học phổ thông.

Thông qua hệ thống tuyển sinh quacác khâu: Thí sinh - Sở Giáo dục và Đào tạo - Trường - Sở Giáo dục và Đào tạo -Thí sinh.

Thí sinh chỉ cần nộp hồ sơ đăng kýdự thi, lệ phí đăng ký dự thi và cước phí vận chuyển tại nơi quy định của SởGiáo dục và Đào tạo. Sau đó các Sở sẽ chuyển hồ sơ đăng ký dự thi, lệ phí đăngký dự thi cho trường và nhận lại phiếu báo dự thi để chuyển tận tay thí sinh.

Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉđạo thực hiện thống nhất một quy trình thuận tiện, nhanh chóng và ít tốn kémnhất, đồng thời quy định cụ thể mức lệ phí đăng ký dự thi và mức cước phí vậnchuyển hợp lý.

Sau khi nộp phiếu đăng ký dự thi,nếu có sự thay đổi về gia đình hoặc bản thân, thí sinh có trách nhiệm bổ sungvà thông báo kịp thời cho các trường cước ngày thi và khi tới dự thi nộp đầy đủcác giấy tờ bổ sung hợp pháp để làm cơ sở thực hiện chính cách ưu tiên trongtuyển chọn, trong chế độ học phí, học bổng sau ngày thi, các trường không giảiquyết việc thay đổi đối tượng và khu vực ưu tiên cho thí sinh đã dự thi.

b) Thủ tục nộp hồ sơ đăng ký xéttuyển và lệ phí xét tuyển

Việc nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển,thực hiện qua đường bưu điện chuyển phát nhanh theo đúng thời hạn quy định củatrường. Các trường không trực tiếp nhận hồ sơ và lệ phí xét tuyển của thí sinh.

Lệ phí xét tuyển do thí sinh nộp chotrường khi trúng tuyển đến nhập học.

Chương II

QUYỀN HẠN VÀTRÁCH NHIỆM CỦA CÁC

TRƯỜNG ĐẠI HC, CAO ĐẲNG TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH

Điều 9. Tổ chức, quyền hạn và trách nhiệmcủa Hội đồng tuyển sinh trường,

Để điều hành mọi công việc liên quanđến công tác tuyển sinh, hàng năm tại mỗi trường đại học, cao đẳng có chỉ tiêutuyển sinh, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh.

1. Thành phần của Hội đồng tuyểnsinh trường gồm có.

Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền.

Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng.

y viên thường trực: Trưởng hoặc PhóTrưởng phòng giáo vụ (hoặc Phòng Đào tạo).

Các ủy viên: Một số Trưởng phòng, Trưởng khoa, Chủ nhiệm bộ môn và cán bộ côngnghệ thông tin. Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, emruột) dự thi vào trường trong năm đó không được tham gia Hội đồng tuyển sinh trường.

2. Quyền hạn, trách nhiệm của Hộiđồng tuyển sinh trường

Hội đồng tuyển sinh trường đại học,cao đẳng trung ương và địa phương, đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Bộ Giáodục và Đào tạo.

Hội đồng tuyển sinh trường có quyềnhạn và trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt các khâu: ra đề thi (nếu không sử dụngchung đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo); nhận đề thi từ Ban chỉ đạo tuyển sinhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu sử dụng chung đề thi của Bộ Giáo dục và Đàotạo); tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinhtrúng tuyển theo đúng quy chế, đúng lịch quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ thi tuyển sinh; thuvà sử dụng lệ phí đăng ký dự thi, lệ phí dự thi, lệ phí xét tuyển; tổng kếtcông tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật; truyền dữ liệu tuyển sinhvề Bộ Giáo dục và Đào tạo đúng thời hạn, đúng cấu trúc do Bộ Giáo dục và Đàotạo quy định; báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ Giáo dục vàĐào tạo và cơ quan chủ quản (Bộ, ngành, y ban nhân dân tỉnh, thành phố có trường).

3. Quyền hạn, trách nhiệm của Chủtịch Hội đồng tuyền sinh trường

Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thựchiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quyết định và chịu trách nhiệm toànbộ các mặt công tác liên quan đến tuyển sinh theo quy định tại Quy chế tuyểnsinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Báo cáo kịp thời với Bộ Giáo dục vàĐào tạo và cơ quan chủ quản (Bộ, ngành hoặc y ban nhân dân tỉnh, thành phố có trường) về công tác tuyển sinhcủa trường.

Ra quyết định thành lập bộ máy giúpviệc cho Hội đồng tuyển sinh trường bao gồm: Ban thư ký, Ban đề thi, Ban coithi, Ban chấm thi, Ban phúc khảo. Tùy hoàn cảnh cụ thể của từng trường, Chủtịch Hội đồng tuyển sinh trường có thể thành lập Ban cơ sở vật chất hoặc chỉđịnh một nhóm cán bộ đểphụ trách công tác cơ sở vật chất cho kỳ thi tuyển sinh của trường. Các Ban nàychịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường.

Phó Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trườnggiúp Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh thực hiện nhiệm vụ và thay thế Chủ tịch Hộiđồng tuyển sinh giải quyết công việc khi Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ủyquyền.

Điều 10. Tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm của Ban thư ký Hội đồng tuyểnsinh trường

1. Thành phần Ban thư ký Hội đồngtuyển sinh trường gồm có:

Trưởng Ban: do ủy viên thường trực Hội đồng tuyển sinh trường kiêm nhiệm. Cácủy viên: một số cán bộ Phòng Giáo vụ (Phòng Đào tạo) và giảng viên.

2. Quyền hạn, trách nhiệm của Ban thưHội đồng tuyển sinh trường

Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịchHội đồng tuyển sinh giao phó.

Nhận bài thi của Ban coi thi, bảoquản, kiểm kê bài thi.

Thực hiện việc dồn túi, đánh sốphách bài thi theo quy đinh tại Điều 22 Quy chế tuyển sinh.

Bàn giao bài thi của thí sinh choBan chấm thi và thực hiện các công tác nghiệp vụ quy định tại Điều 27 và Điều28 của Quy chế tuyển sinh.

Quản lý các giấy tờ, biên bản liênquan tới bài thi. Lập biên bản xử lý điểm bài thi.

Dự kiến phương án điểm trúng tuyển,trình Hội đồng tuyển sinh quyết định.

In và gửi giấy chứng nhận kết quảthi cho thí sinh không trúng tuyển theo đúng mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

In và gửi giấy triệu tập thí sinhtrúng tuyển, trong đó ghi rõ kết quả thi của thí sinh.

Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh trườngchỉ được tiến hành, công việc liên quan đến bài thi khi có mặt ít nhất từ 2 ủyviện của Ban trở lên.

3. Quyền hạn, trách nhiệm của TrưởngBan thư Hội đồng tuyển sinh trường

Lựa chọn những cán bộ, giảng viêntrong trường có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao, trungthực, tác phong làm việc cẩn thận, có ý thức bảo mật và không có người thân(vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào trường năm đó để trình Chủ tịchHội đồng tuyển sinh trường xem xét ra quyết định cử vào Ban thư ký.

Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hộiđồng tuyển sinh điều hành công tác của Ban.

Điều 11. Tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm của Ban đề thi tuyển sinh đạihọc, cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Thành phần Ban đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ban đề thi tuyển sinh đại học, caođẳng của Bộ Giáo dục và Đàotạo (sau đây gọi tắt là Ban đề thi) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo taquyết định thành lập, thành phần gồm có: Trưởng ban.

Các Phó trưởng Ban. Các Trưởng mônthi phụ trách từng môn thi.

Các cán bộ tham gia biên soạn vàphản biện đề thi.

Giúp việc Ban đề thi có một số cánbộ làm nhiệm vụ đánh máy, in sao, đóng gói đề thi và một số cán bộ do Bộ Côngan và. Bộ Giáo dục và Đào tạo điều động làm nhiệm vụ bảo vệ bí mật, an toàn tạinơi làm đề thi. Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột)dự thi đại học cao đẳng ngay trong năm thi tuyển sinh không được tham gia vàoBan đề thi hoặc giúp việc Ban đề thi.

Hàng năm thay đổi một số thànhviên Ban đề thi.

2. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban đềthi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Trách nhiệm và quyền hạn của Ban đề thi

Ban đề thi có trách nhiệm tổ chứcbiên soạn đề thi dùng chung trong kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng và tổ chứcchuyển giao đề thi cho Ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo để Banchỉ đạo chuyển cho các cơ sở được giao trách nhiệm sao, in đề thi.

Xác định yêu cầu cụ thể về nội dung,quy trình xây dựng đề thi, tổ chức làm đề thi, đánh máy đề thi, đóng gói, bảoquản, chuyển giao đề thi tới các cơ sở sao in đề thi.

Soạn thảo đáp án, thang điểm và vănbản hướng dẫn: chấm thi đối với từng môn thi. Bàn giao đáp án, thang điểm vàvăn bản hướng dẫn chấm thi cho Ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đàotạo để chuyển giao cho các trường.

Ban đề thi làm việc theo nguyên tắctrực tiếp lần lượt giữa Trưởng Ban đề thi với từng Trưởng môn thi

b) Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởngban đề thi

Lựa chọn người làm Trưởng môn thi,cán bộ ra đề thi và phản biện đề thi, cán bộ giúp việc Ban đề thi và cán bộ bảovệ, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.

Nêu yêu cầu chi tiết và cụ thể vềcấu trúc, nội dung, độ khó, độ dài của từng môn thi được quy định tại Điều 18của Quy chế tuyền sinh.

Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộcông tác đề thi theo đúng Quy chế tuyển sinh.

Sau khi đề thi (kể cả đáp án, thangđiểm) đã qua các vòng phản biện độc lập và được tu chỉnh, ký duyệt, mã hoá cácđề thi và trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo các mã đề thi để Bộ trưởngquyết định chọn đề thi chính thức và để thi dự bị.

Chỉ dạo xử lý các tình huống bất thườngvề đề thi chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vềchất lượng đề thi (không được phép có sai sót về nội dung, in đề đúng quy định,đủ số lượng theo yêu cầu của Ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo)và việc bảo mật đề thi tại nơi làm đề.

c) Trách nhiệm và quyền hạn của PhóTrưởng Ban đề thi

Chỉ đạo việc chuẩn bị sách giáo khoavà các tài liệu cần thiết để giúp Trưởng Ban đề thi và các Trưởng môn thi điềuhành công tác đề thi.

Giúp Trưởng ban trong việc lập kếhoạch và lịch duyệt đề thi, tổ chức phản biện, ghi biên bản xét duyệt đề thitrong các buổi làm việc giữa Trưởng Ban đề thi với từng Trưởng môn thi.

Giúp Trưởng Ban chỉ đạo việc in đề,đóng gói, bảo quản, bàn giao đề thi cho Ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo. Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho Ban đề thi.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do TrưởngBan đề thi phân công.

d) Trách nhiệm và quyền hạn củaTrưởng môn thi

Nắm vững và quán triệt đầy đủ yêucầu của việc ra đề thi của môn thi do mình phụ trách.

Chỉ đạo các cán bộ ra đề thi thuộcmôn do mình phụ trách xây dựng cấu trúc đề thi, biên soạn đề thi theo đúng Quychế tuyển sinh. Trình Trưởng Ban đề thi số đề thi đã chuẩn bị, kể cả đáp án vàthang điểm để tổ chức phản biện độc lập. Sau khi nhận được ý kiến phản biện, tổchức việc đối thoại, chỉ đạo việc tu chỉnh, tổ hợp lại đề thi, đáp án và thangđiểm trình Trưởng Ban đề thi phê duyệt.

Giúp Trưởng Ban đề thi theo dõi,giải đáp và xử lý các vấn đề liên quan đến đề thi do mình phụ trách trong thờigian sao in đề thi, trong các buổi thi và trong thời gian chấm thi.

Chịu trách nhiệm cá nhân về chất lượngđề thi của môn thi do mình phụ trách.

đ) Trách nhiệm của cán bộ làm đề thi

Chuẩn bị các tài liệu cần thiết phụcvụ việc ra đề thi và chịu trách nhiệm trước Trưởng môn thi về việc sử dụngnhững tài liệu này.

Xây dựng đề thi đáp ứng các yêu cầuvề nội dung đề thi của Quy chế tuyển sinh theo sự phân công của Trưởng môn thi.

Chấp hành nghiêm túc quy trình bảomật đề thi. Thực hiện đầy đủ cam kết về việc không được đưa vào nội dung đề thinhững phần có trong các đề thi đã được sử dụng hoặc bản thân đã dùng để phụđạo, luyện thi

Chịu trách nhiệm cá nhân về chất lượngđề thi do mình phụ trách.

e) Trách nhiệm của cán bộ phản biệnđề thi

Nắm vững yêu cầu về nội dung đề thi.

Trực tiếp giải chi tiết đề thi.

Phát hiện sai sót của đề thi.

Đề xuất ý kiến bằng văn bản với Trưởngmôn thi về nội dung đề thi, độ khó, độ dài, đáp án, thang điểm và các phương ánbổ sung sửa chữa.

g) Trách nhiệm của cán bộ giúp việc,cán bộ bảo vệ vá cán bộ công an

Thực hiện đúng những nhiệm vụ cụ thểdo Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban đề thi giao phó.

Công an bảo vệ vòng ngoài địa điểmlàm đề thi có trách nhiệm bảo vệ an toàn khu vực làm đề thi, không cho những ngườikhông có nhiệm vụ vào khu vực làm đề, không cho những người trong khu vực làmđề liên lạc với bên ngoài, nếu không được sự đồng ý của Trưởng Ban đề thi.

Công an và người bảo vệ vòng trongđịa điểm làm đề thi có trách nhiệm kiểm soát sự cách ly của những người thamgia làm đề với bên ngoài, thực thi các qui định và các biện pháp bảo đảm bí mậtan toàn khâu làm đề thi tại địa điểm làm đề.

Người được giao nhiệm vụ nào, ở vòngnào, có trách nhiệm thực biện nhiệm vụ đó, ở vòng đó, không được thamgia vào các nhiệm vụ khác hoặc sang vòng khác.

Cán bộ bảo vệ và cán bộ công ankhông được tiếp xúc với việc biên soạn, đánh máy, in, đóng gói và xử lý tìnhhuống đề thi:

Điều 12. Tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm của Ban đề thi trường

1. Thành phần Ban đề thi gồm có:

Trưởng Ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủtịch Hội đồng tuyển sinh trường kiêm nhiệm.

y viên thườngtrực do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh hoặc Trưởng Ban đề thi trường chỉ định.

Tùy theo số lượng môn thi của trường,Trưởng Ban đề thi chỉ định mỗi môn thi một Trưởng môn thi.

Giúp việc Ban đề thi có một số cánbộ làm nhiệm vụ đánh máy, in, đóng gói đề thi.

Những người có người thân (vợ,chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào trường trong năm đó không được thamgia Ban đề thi hoặc giúp việc Ban đề thi.

Hàng năm phải thay đổi cán bộ ra đềthi.

2. Quyền hạn, trách nhiệm của Ban đềthi

Giúp Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trườngxác định yêu cầu xây dựng đề thi, in, đóng gói, bảo quản, phân phối và sử dụngđề thi theo đúng quy chế.

Ban đề thi làm việc theo nguyên tắcđộc lập và trực tiếp giữa Trưởng Ban đề thi với từng Trưởng môn thi, không làmviệc tập thể toàn Ban.

Đối với những trường dùng chung đềthi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban đề thi của trường chịu trách nhiệm nhận đềthi từ Ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tổ chức sao in, đónggói đề thi (nếu được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ); bảo quản, phânphốii, sử dụng đề thi theo đúng quy chế. Không phải thực hiện quy định tại cáckhoản 3, 4, f) của Điều này.

Những trường không có điều kiện tựra đề, không được mời người tham gia làm đề với tư cách cá nhân mà phải ký hợpđồng làm đề với trường khác. Hợp đồng phải ghi rõ quyền và trách nhiệm của mỗibên. Mỗi thành viên tham gia làm đề của hai bên đều phải tuân thủ quy chế, nếuvi phạm đều phải xử lý theo đúng quy chế.

3. Quyền hạn, trách nhiệm của TrưởngBan đề thi

Lựa chọn người tham gia công tác đềthi.

Nêu yêu cầu biên soạn đề thi.

Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộcông tác đề thi theo đúng các quy trình làm đề thi do Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành.

Xét duyệt, quyết định chọn đề chínhthức và đề dự bị, xử lý các tình huống cấp bách, bất thường về đề thi trong kỳthi tuyển sinh.

Chịu trách nhiệm cá nhân trước Hộiđồng tuyển sinh trường về chất lượng chuyên môn và quy trình bảo mật đề thicùng toàn bộ các khâu công tác liên quan đến đề thi.

4. Quyền hạn, trách nhiệm của ủyviên thường trực Ban đề thi

Nghiên cứu nắm vững các quy định vềcông tác đề thi, chuẩn bị sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo cần thiết đểgiúp Trưởng Ban đề thi điều hành công tác đề thi.

Lập kế hoạch và lịch duyệt đề thi,ghi biên bản xét duyệt đề thi trong các buổi làm việc giữa Trưởng Ban đề thivới từng Trưởng môn thi.

Lập kế hoạch và trực tiếp tổ chứcin, đóng gói, bảo quản, phân phối và sử dụng đề thi cho các điểm thi, phòngthi.

5. Quyền hạn, trách nhiệm của Trưởngmôn thi

Nắm vững và quán triệt đầy đủ yêucầu của việc ra đề thi.

Nghiên cứu các đề đã được giới thiệuđể chọn lọc, chỉnh lý, tổ hợp và biên soạn đề thi mới đáp ứng các yêu cầu của đề thi tuyển sinh. Dựkiến phương án chọn đề chính thức và đề dự bị (kể cả đáp án và thang điểm) đểtrình Trưởng Ban đề thi xem xét quyết định.

Giúp Trưởng Ban đề thi trực thi đểgiải đáp và xử lý các vấn đề liên quan đến đề thi do mình phụ trách trong suốtcác buổi thi sử dụng đề thi đó.

Trưởng môn thi không tham gia quyếtđịnh chọn đề chính thức cho kỳ thi.

Điều 13. Tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm của Ban coi thi

1. Thành phần Ban coi thi gồm có:

Trưởng Ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủtịch Hội đồng tuyển sinh trường kiêm nhiệm.

y viên thườngtrực do Trưởng Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh trường kiêm nhiệm.

Các ủy viên bao gồm một số Trưởngphòng (Tổ chức cán bộ, Công tác học sinh sinh viên, Tài vụ, Đào tạo, Bảo vệ,Hành chính tổng hợp, Quản trị, Ban ký túc xá,...) một số Trưởng khoa, Chủ nhiệmbộ môn, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát, trật tự viên, cán bộ y tế, công an(nơi cần thiết có thể thêm một số kiểm soát viên quân sự).

Nếu trường có nhiều điểm thi thì ởmỗi điểm thi Trưởng Ban coi thi chỉ định một ủy viên của Ban phụ trách điểmthi.

2. Quyền hạn, trách nhiệm của Bancoi thi

Điều hành toàn bộ công tác coi thitừ việc bố trí lực lượng coi thi, bảo vệ phòng thi, tổ chức coi thi, thu bàiđến việc bàn giao bài thi theo đúng Quy chế tuyển sinh, bảo đảm an toàn cho kỳthi và bài thi của thí sinh.

3. Quyền hạn, trách nhiệm của TrưởngBan coi thi

Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộcông tác coi thi tại trường, quyết định danh sách thành viên Ban coi thi, danhsách cán bộ coi thi, cán bộ giám sát, trật tự viên, cán bộ y tế, công an, kiểmsoát quân sự, nhân viên phục vụ tại các điểm thi.

Quyết định xử lý các tình huống xảyra trong các buổi thi theo đúng Quy chế tuyển sinh.

Uỷ viên thường trực Ban coi thi cótrách nhiệm giúp Trưởng Ban coi thi thực hiện nhiệm vụ.

4. Quyền hạn, trách nhiệm của ủyviên phụ trách điểm thi

Thay mặt Trưởng Ban coi thi điềuhành toàn bộ công tác coi thi tại điểm thi được giao.

Xử lý các tình huống xảy ra trongcác buổi thi. Nếu tình huống phức tạp phải báo cáo ngay cho Trưởng Ban coi thigiải quyết.

Chọn cử một số cán bộ của trường cónăng lực và tinh thần trách nhiệm cao làm cán bộ giám sát phòng thi.

Trước mỗi buổi thi, tổ chức bốc thămđể phân công cán bộ coi thi.

5. Cán bộ coi thi, cán bộ giám sátphòng thi và các thành viên khác của Ban coi thi phải là những cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, vô tư, trungthực, không được làm nhiệm vụ tại điểm thi có người thân (vợ, chồng, con, anh,chi, em ruột) dự thi.

Nếu thiếu cán bộ coi thi, Ban coithi được phép sử dụng sinh viên các năm trên đang học tại trường mình hoặc mờigiảng viên của các trường đại học, cao đẳng khác, giáo viên trung học phổthông, trung học chuyên nghiệp, cán bộ đang công tác tại các cơ quan chủ quảncấp trên của trường làm cán bộ coi thi nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bảncủa trường hoặc cơ quan quản lý cán bộ, giáo viên.

Mọi cán bộ coi thi và các thành viênkhác của Ban coi thi, kể cả sinh viên hoặc cán bộ, giáo viên của các trườngkhác đều phải thực hiện các quy định của Quy chế tuyển sinh, nếu sai phạm đềubị xử lý theo Điều 38 của Quy chế tuyển sinh.

Điều 14. Tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng coi thi liên trường

1. Thành phần Hội đồng coi thi liên trường

Hàng năm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo ra quyết địnhthành lập Hội đồng coi thi liên trường để điều hành công tác coi thi tại cụmthi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Thành phần gồm:

Chủ tịch: Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệutrưởng) trường đại học sở tại;

Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng trườngđại học sở tại.

ủy viên thường trực: Trưởng hoặc PhóTrưởng phòng đào tạo (hoặc Phòng Giáo vụ) trường đại học sở tại.

Các ủy viên: Toàn bộ ủy viên Ban coithi của trưởng đại học sở tại, một số đại diện và cán bộ giám sát, cán bộ thưký do các trường đại học có thí sinh dự thi tại cụm thi cử.

2. Quyền hạn, trách nhiệm của Hộiđồng coi thi liên trường, của Chủ tịch Hội đồng, của ủyviên phụ trách điểm thi, của cán bộ coi thi, cán bộ giám sát và các thành viênkhác của Hội đồng coi thi liên trường thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3,4, 5 Điều 13 của Quy chế tuyển sinh.

3. Hội đồng coi thi liên trường được sử dụng con dấu của trường đại học sởtại.

Điều 15. Tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm của Ban chấm thi

1. Thành phần Ban chấm thi gồm có: Trưởng Ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủtịch Hội đồng tuyển sinh trường kiêm nhiệm.

Uỷ viên thường trực do Trưởng Ban thưký Hội đồng tuyển sinh trường kiêm nhiệm.

Các ủy viên gồm: các cán bộ phụtrách từng môn chấm thi (gọi là Trưởng môn chấm thi) và các cán bộ chấm thi.

2. Quyền hạn, trách nhiệm của Banchấm thi

Thực hiện toàn bộ công tác chấm thitheo đúng quy chế và tiến độ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy thành.

3. Quyền hạn và trách nhiệm của TrưởngBan chấm thi

Lựa chọn và đề cử các thành viên Banchấm thi để Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định.

Đối với những môn có số lượng thísinh không lớn, tối thiểu phải có 3 cán bộ chấm thi.

Điều hành công tác chấm thi. Chịutrách nhiệm trước Hội đồng tuyển sinh trường về chất lượng tiến độ và quy trìnhchấm thi.

4. Quyền hạn, trách nhiệm của ủyviên thường trực Ban chấm thi

Điều hành các ủy viên Ban thư ký Hộiđồng tuyển sinh trường thực hiện các công tác nghiệp vụ.

5. Quyền hạn, trách nhiệm của Trưởngmôn chấm thi

Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hộiđồng tuyển sinh trường và Trưởng Ban chấm thi về việc chấm các bài thi thuộcmôn mình phụ trách theo đúng quy trình chấm thi.

Lập kế hoạch chấm thi, tổ chức nhậnbài thi và phân công cán bộ chấm thi.

Thường xuyên kiểm tra chất lượngchấm từng bài ngay từ lần chấm đầu, kịp thời uốn nắn, sửa chữa các sai sót củacán bộ chấm thi. Nếu phát hiện bài thi có nghi vấn vi phạm Quy chế, cần báo cáoTrưởng Ban chấm thi biết để tổ chức kiểm tra các môn thi khác của thí sinh đó.

Trước khi chấm, tổ chức cho cán bộchấm thi thuộc bộ môn thảo luận, nắm vững đáp án, thang điểm.

Sau khi chấm xong, tổ chức họp cánbộ chấm thi thuộc bộ môn mình phụ trách để tổng kết, rút kinh nghiệm.

Kiến nghị Trưởng Ban chấm thi thayđổi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối với những cán bộ chấm thi thiếu tráchnhiệm, vi phạm Quy chế hoặc chấm sai sót nhiều.

6. Cán bộ chấm thi phảilà những người có tinh thần trách nhiệm cao, vô tư, trung thực, có trình độ chuyên môn tốt và đang trực tiếpgiảng dạy đúng môn được phân công chấm.

Những giảng viên, giáo viên đangtrong thời kỳ tập sự không được tham gia chấm thi. Những người có người thân(vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào trường nào thì không được làmcán bộ chấm thi tại trường đó, kể cả chấm phúc khảo. Thành viên Ban thư kýkhông được tham gia chấm thi.

Để đảm bảo đúng tiến độ chấm thi, TrưởngBan chấm thi được phép mời giảng viên của các trường đại học, cao đẳng kháchoặc giáo viên trung học phổ thông không có người thân (vợ, chồng, con, anh chịem ruột) dự thi tại trường để tham gia chấm thi nhưng phải tuân thủ các quyđịnh nói trên và phải được sự đồng ý bằng văn bản của trường đang quản lý cánbộ, giảng viên đó.

Trường hợp mời nhà giáo đã về hưulàm cán bộ chấm thi, phải được sự chuẩn y của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trườngtổ chức kỳ thi.

Mọi cán bộ chấm thi, kể cả cán bộcủa các trường khác tham gia chấm thi phải thực hiện các quy định của Quy chếtuyển sinh, nếu sai phạm đều bị xử lý theo Điều 38 của Quy chế tuyển sinh.

Điều 16. Tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm của Ban phúc khảo

1. Thành phần của Ban phúc khảo baogồm.

Trưởng ban do Hiệu trưởng hoặc PhóHiệu trưởng phụ trách đào tạo đảm nhiệm. Trong cùng một kỳ thi, không bố trí ngườilàm Trưởng Ban chấm thi làm Trưởng Ban phúc khảo.

Các ủy viên: Một số cán bộ giảng dạychủ chốt của các bộ môn. Danh sách các ủy viên và lịch làm việc của Ban phải đượcgiữ bí mật.

Người tham gia chấm vòng đầu tại bàithi nào thì không được chấm phúc khảo bài thi đó.

2. Quyền hạn, trách nhiệm của Banphúc khảo

Khi thí sinh có đơn đề nghị phúckhảo đúng quy định tại Quychế tuyển sinh. Ban phúc khảo có nhiệm vụ chỉ đạo:

Kiểm tra các sai sót cơ học như:cộng sai điểm, ghi nhầm điểm bài thi của người này sang người khác.

Phúc khảo các bài do thí sinh đềnghị.

Chấm bài thi thất lạc đã được tìmthấy.

Chấm bài mới thi bổ sung do sai sótcủa Hội đồng tuyển sinh.

Trình Chủ tịch Hội đồng tuyển sinhtrường quyết định điểm bài thi sau khi đã chấm phúc khảo.

Chương III

CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CÔNG TÁC TUYỂN SINH

Mục 1.

CÔNG TÁC CHUẨNBỊ CHO KỲ THI

Điều 17. Quy định về khối thi, môn thi, thời gian thi và phòng thi. Tổchức nhận hồ sơ đăng ký dự thi, lệ phí đăng ký dự thi và gửi giấy báo thi chothí sinh

1. Khối thi và môn thi của các trường,ngành không thuộc diện năng khiếu:

Khối A thi các môn: toán, lý, hoá

Khối B thi các môn: toán, sinh, hóa.

Khối C thi các môn: văn, sử, địa.

Khối D thi các môn: văn, toán, ngoại ngữ.

2. Khối thi và môn thi của các trường,ngành năng khiếu:

Khối N thi các môn: văn, kiến thức âm nhạc, năng khiếu chuyên ngành.

Khối H thi các môn: văn, hội họa, bố cục.

Khối M thi các môn: văn, toán, đọc, kể diễn cảm và hát.

Khôn T thi các môn: toán, sinh, năng khiếu thể dục thể thao.

Khối V thi các môn: toán, lý, vẽ mỹ thuật.

Khối S (điện ảnh) thi các môn: văn, 2 môn năng khiếu chuyên ngành.

Báo chí thi các môn: văn, sử, năngkhiếu báo chí.

Thời gian làm bài của mỗi môn thi doHội đồng tuyển sinh trường quyết định nếu thi theo đề thi riêng, do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định nếu thi theođề thi chung của Bộ Giáo đục và Đào tạo và được công bố công khai trước kỳ thi3 tháng.

Thí sinh phải thi đủ số môn do trườngquy định.

Thí sinh vắng không dự thi đủ bamôn, không được xét tuyển.

3. Thời gian quy định cho kỳ thituyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng là 4 ngày. Ngày đầu để làm thủ tụcdự thi. Ngày thứ hai và thứ ba làm bài thi và ngày cuối cùng dự trữ cho trườnghợp cần thiết.

Lịch thi từng ngày do Ban chỉ đạotuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với các trường sử dụng đề thi chungcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo) hoặc do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường quyếtđịnh

4. Trước kỳ thi chậm nhất là 1 tuần,Hội đồng tuyển sinh trường phải tổ chức các điểm thi và chuẩn bị đủ số phòngthi cần thiết. Mỗi phòng thi phải có đủ ánh sáng, bàn, ghế, phấn, bảng. Khoảng cách giữa hai thí sinh tiền kề nhauphải từ 1,2m trở lên. Vị trí phòng thi phải an toàn, yên tĩnh. Mỗi phòng thiphải có hai cán bộ coi thi

5. Hiệu trưởng (hoặc Chủ tịch Hộiđồng tuyển sinh) giao cho Phòng Đào tạo (hoặc Ban thư ký) tổ chức nhận hồ sơđăng ký dự thi, lệ phí đăng ký dự thi và gửi giấy báo thi cho thi sinh theo quyđịnh tại Điều 8 Quy chế tuyển sinh, đồng thời chỉ đạo bộ phận máy tính triểnkhai hoạt động theo quy định tại Điều 22 Quy chế tuyển sinh.

Điều 18. Yêu cầu về nội dung đề thi

1. Đề thi vào các trường đại học,cao đẳng phải đạt được các yêu cầu về kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thựchành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học phổ thông chủ yếu là chươngtrình lớp 12, phù hợp với quy định về điều chỉnh nội dung học tập bậc trung học(cấp trung học phổ thông). Đặc biệt lưu ý: Đề thi môn văn và môn toán phải bámsát bộ sách giáo khoa chỉnh lý hợp nhất đã ban hành trong năm 2000.

Nội dung đề thi phải bảo đảm tínhkhoa học, chính xác, chặt chẽ. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng, không có sai sót.

Đề thi phải đạt yêu cầu phân loại đượctrình độ học lực của thí sinh và phù hợp với thời gian quy định cho mỗimôn thi. Đề thi toán khối A phải khóhơn đề thi toán khối B và dề thitoán khối B phải khó hơn đềthi toán khối D. Đề thi hóa khối A phải khó hơn đề thi hóa khối B. Đề thi văn khối C phải khó hơn đề thi văn khối D.

2. Không được phép có sai sótvề nội dung đề thi. Không ra đề ngoài chương trình và vượt chương trình trunghọc phổ thông. Không ra đề vào những phần đã được giảm tải, cắt bỏ, kể cả nhữngphần đã chuyển sang phần đọc thêm (phần chữ nhỏ, các phần đã ghi trong vănbản quy định về điều chỉnh chương trình). Không ra đề vào những phần, những ýcòn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải. Không ra đề quákhó, có nhiều câu quá khó, quá phức tạp. Không ra đề lắt léo, mang tính đánh đố.

3. Bám sát chương trình, nội dungsách giáo khoa trung học phổ thông (theo từng bộ môn). nhiềucâu để kiểm tra bao quát chương trình trung học phổ thông chủ yếu là chươngtrình lớp 12, bảo đảm cân đối giữa các phần trong chương trình, đúng các quyđịnh về điều chỉnh nội dung môn học từ năm học 2000 - 2001 . Thống nhấtcác ký hiệu, thuật ngữ theo quy định hiện hành.

Điều 19. Quy trình ra đề thi

A. Đối với đề thi dùng chung do BộGiáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn

Việc biên soạn đề thi tuyển sinh đạihọc, cao đẳng được tổ chức tại một địa điểm biệt lập, được bảo vệ nghiêm ngặttheo quy trình sau dây:

1. Trưởng Ban đề thi tổ chức quántriệt các yêu cầu về nội dung đề thi, quy trình làm đề thi, yêu cầu bảo mật chocác Trưởng môn thi và các cán bộ tham gia biên soạn đề thi

2. Trưởng môn thi chỉ đạo các cán bộbộ môn độc lập biên soạn đề thi, đáp án chi tiết và thang điểm: Đối với một sốmôn khoa học xã hội, phải bốc thăm chọn chủ đề một cách ngẫu nhiên, sau đó cáccán bộ ra đề thi theo các chủ đề đã chọn.

3. Trưởng môn thi làm việc với từngcán bộ biên soạn đề thi để hoàn chỉnh đề thi, đáp án và thang điểm. Trong đềthi phát cho thí sinh có ghi điểm cho từng câu.

4. Tổ chức phản biện với 3 người làmbài độc lập. Người làm phản biện trong điều kiện không tiếp xúc với người rađề, không mang theo bất kỳ tài liệu nào, không có đáp án và thang điểm, trựctiếp giải chi tiết đề thi (có bấm giờ). Sau đó, đề xuất ý kiến bằng văn bản vớiTrưởng môn thi về nội dung đề thi, đáp án, thang điểm, độ khó, độ dài của đề.Sau khi phản biện, người ra đề và người phản biện, dưới sự chủ trì của Trưởngmôn thi, phải họp lại để thống nhất ý kiến (có ghi biên bản) về những điểm cầnsửa chữa, bổ sung, thống nhất các phương án tổ hợp đề để không dùng nguyên đềdo một cán bộ chủ trì biên soạn.

5. Sau khi tu chỉnh lần cuối đề thi,đáp án và thang điểm, với sự đóng góp ý kiến của các cán bộ biên soạn đề vàphản biện đề của từng môn, Trưởng môn thi ký tên vào bản gốc và giao cho TrưởngBan đề thi.

6. Trưởng Ban đề thi tự mã hoá cácđề thi dự kiến theo ký hiệu I, II, III... và trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đềthi chính thức và các đề thi dự bị. Toàn bộ đề chính thức và đề dự bị,các đáp án và thang điểm cùng tất cả các tài liệu liên quan trong quá trìnhsoạn thảo đề thi đều là tài liệu mật và phải nộp cho Trưởng Ban đề thi cất giữtheo chế độ bảo mật.

7. Trưởng Ban đề thi trực tiếp chỉđạo việc đánh máy vi tính, in, đóng gói bằng 3 lớp phong bì đủ đen và bền cókích cỡ từ nhỏ đến lớn, có nhãn niêm phong,bảo quản, phân phối đề thi theo quy trình bảo mật.

B. Đối với các trường tự ra đề thi Bước 1

Tùy theo tình hình cụ thể của từngtrường, đối với mỗi môn thi, Trưởng Ban đề thi chỉ định một số giảng viên cótinh thần trách nhiệm cao và trình độ chuyên môn giỏi tham gia giới thiệu đềthi.

Người giới thiệu đề thi phải căn cứvào yêu cầu, nội dung đề thi tuyển sinh, đối tượng và trình độ thí sinh dự thivà những yêu cầu cụ thể khác của Trưởng Ban đề thi để biên soạn và giới thiệuđề thi kèm theo đáp án và thang điểm chi tiết.

Trong thời hạn quy định của TrưởngBan đề thi, người giới thiệu đề thi phải nộp bản gốc viết tay cho Trưởng Ban đềthi. Không được đánh máy, sao chép thành nhiều bản, không lưu giữ riêng vàkhông đem nội dung đề đã giới thiệu để giảng dạy, phụ đạo, luyện thi hoặc lấynhững bài đã sử dụng để giảng dạy, phụ đạo, luyện thi làm đề thi.

Bước 2

Trước ngày thi môn đầu tiên, tại địađiểm cách ly với môi trường bên ngoài, Trưởng Ban đề thi làm việc trực tiếp vàđộc lập lần lượt với từng Trưởng môn thi với sự có mặt của ủy viên thường trựcBan đề thi.

Trên cơ sở những đề đã được giớithiệu, Trưởng môn thi lựa chọn các câu hỏi từ những đề khác nhau để tổ hợpthành hai, ba đề mới. Sau đó biên soạn đáp án và thang điểm chi tiết cho từngđề rồi trình Trưởng Ban đề thi xem xét.

Trưởng Ban đề thi có thể thay đổithứ tự các câu hỏi, thay câu này bằng câu khác hoặc yêu cầu Trưởng môn thi biênsoạn lại. Căn cứ ý kiến của Trưởng Ban đề thi, Trưởng môn thi hoàn chỉnh lạilần cuối đề thi dự kiến kèm theo đáp án và thang điểm chi tiết, ký tên vào bảngốc và giao cho Trưởng Ban đề thi.

Trưởng Ban đề thi tổ chức phản biệnđề thi theo quy định tại mục A khoản 4của Điều này.

Trưởng Ban đề thi tự mã hoá các đềthi dự kiến theo ký hiệu I, II, III... và tổ chức chọn một trong hai, ba đề dựkiến làm đề thi chính thức, các đề còn lại làm đề dự bị, đồng thời quyết địnhthang điểm cho từng phần của đề thi chính thức và dự bị.

Toàn bộ các đề thi do các giảng viêngiới thiệu, đề dự kiến do Trưởng môn thi biên soạn, đề chính thức và đề dự bị,các đáp án và thang điểm cùng tất cả các tài liệu liên quan, đều là tài liệumật do chính Trưởng Ban đề thi cất giữ theo chế độ bảo mật.

Bước 4.

Trưởng Ban đề thi chỉ đạo việc đánhmáy, in, đóng gói, bảo quản, phân phối, sử dụng đề thi theo quy định tại Điều20 của Quy chế tuyển sinh.

Điều 20. Quy định về bảo mật đề thi

1. Quy định đối với người tham gialàm đề và nơi làm đề

Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳngnằm trong danh mục tài liệu bí mật quốc gia. Quá trình làm đề thi, chuyển giaođề thi tới các cơ sở được giao nhiệm vụ sao in đề thi, quá trình sao in đónggói đề thi, chuyển giao tới các điểm thi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy địnhsau đây:

Danh sách những người tham gia làmđề được giữ bí mật. Người tham gia làm đề thi không được tiết lộ việc mình thamgia làm đề thi.

Nơi làm đề thi phải là một địa điểman toàn, kín đáo, biệt lập và được bảo vệ nghiêm mật suốt thời gian làm đề thi,có đầy đủ điều kiện về thông tin liên lạc, phương tiện bảo mật, phòng cháy,chữa cháy. Người làm việc trong khu vực làm đề thi phải đeo phù hiệu riêng vàchỉ hoạt động trong phạm vi cho phép.

Tất cả mọi người tham gia làm đề thitừ khi tiếp xúc với đề thi đều phải hoàn toàn cách ly với môi trường bên ngoài, không được dùng điệnthoại cố định hoặc điện thoại di động hay bất kỳ phương tiện thông tin liên lạcnào khác. Trong trường hợp cần thiết, chỉ Trưởng Ban đề thi mới được liên hệvới Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh bằng điện thoại dưới sự giám sát của cán bộbảo vệ. Cán bộ tham gia biên soạn, phản biện đề thi và những người phục vụ Banđề thi tại nơi làm đề chỉ được ra khỏi khu vực cách ly sau khi đã thi xong môncuối cùng của đợt thi thứ 2. Trưởng môn thi và các cán bộ làm đề thi phải thườngtrực trong suốt thời gian sao in đề thi và trong thời gian thí sinh làm bài thicủa môn thi do mình phụ trách để giải đáp và xử lý các vấn đề liên quan đến đềthi. Riêng Trưởng môn thi phải trực trong thời gian chấm thi.

Việc đánh máy, in, đóng gói, bảoquản, phân phối, sử dụng đề thi được tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của TrưởngBan đề thi.

2. Đánh máy và in đề thi

Trưởng môn thi trực tiếp chế bản đềthi trên máy tính và in thử hoặc giao cho cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn vàtinh thần trách nhiệm cao chế bản và in thử, sau đó kiểm tra lại trước khi inchính thức.

Đề thi phải được đánh máy và in thửrõ ràng, chính xác, sạch, đẹp, đúng quy cách. Các giấy tờ đánh máy hoặc in hỏngvà bản gốc đề thi phải nộp cho Trưởng Ban đề thi quản lý, không được cho vàosọt rác. Không đổ rác trong thời gian làm đề.

Đánh máy hoặc in dứt điểm từng đề.Chỉ tiếp tục đánh máy hoặc in đề khác sau khi đã kiểm tra khu vực đánh máy vàin, thu dọn và giao cho Trưởng Ban đề thi mọi giấy tờ liên quan đến đề vừa làmtrước đó.

Tuyệt đối không đánh máy hoặc in đápán đề thi trước khi thi xong môn đó.

Trưởng môn thi và Trưởng Ban đề thinhất thiết phải kiểm tra kỹ bản in thử rồi cả 2 người cùng ký duyệt trước khiin.

Trong quá trình in, Trưởng môn thiphải kiểm tra chất lượng bản in. Các bản in thử phải được thu lại và bảo quảntheo chế độ tài liệu mật.

3. Chuyển giao đề thi cho các trườngdùng chung đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Theo đúng kế hoạch, Ban chỉ đạotuyển sinh Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển giao đề thi cho Trưởng Ban đề thi củacác trường được giao nhiệm vụ sao in đề. Các trường được giao nhiệm vụ sao inđề có trách nhiệm sao in, đóng gói đề thi theo đúng yêu cầu của các trường nhậnđề thi.

Theo đúng kế hoạch của Ban chỉ đạotuyển sinh Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trưởng Ban đề thi của các trường sử dụngchung đề thi đến nơi sao in đề để nhận đề thi cho trường mình.

Khi đến nhận đề thi từ nơi sao inđề, các trường phải mang theo ô tô, vali hoặc hòm có khoá bảo mật, đi cùng vớiđại diện công an địa phương được ngành công an phân công giám sát việc tiếpnhận, vận chuyển, in, đóng gói và phân phối đề thi của trường.

Trong trường hợp dùng chung đề thicủa Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề thi chỉ giao cho Trưởng Ban đề thi của từng trườngvới sự chứng kiến của ủy viên thư ký Hội đồng tuyển sinh trường, cán bộ công anđịa phương được cử giám sát bảo vệ đề thi và đại diện của Bộ Giáo dục và Đàotạo được cử giám sát kỳ thi tại trường.

Việc in, đóng gói, phân phối, sửdụng và bảo quản đề thi tại trường do Hội đồng tuyển sinh các trường thực hiệntheo quy định tại Điều này.

4. Đóng gói đề thi

Uỷ viên thường trực Ban đề thi nắmvững số lượng thí sinh của từng khối, từng ngành, địa điểm thi của trường đểphân phối đề thi, ghi tên địa điểm thi, phòng thi và số lượng đề thi vào từngphong bì, sau đó giao cho người phụ trách đóng gói, hoặc tự mình trực tiếp chođề thi vào từng phong bì.

Người đóng gói đề thi phải làm đúngquy cách thủ tục, bảo đảm đúng số lượng đề thi, đúng môn thi ghi ở phong bì đề thi, đủ số lượng để thi chotừng điểm thi, từng phòng thi, không có tờ trắng, tờ hỏng.

Phong bì đề thi làm bằng giấy đủ kíntối được dán chặt, khôngbong mép có đủ nhãn và dấu niêm phong (nửa dấu in vào nhãn, nửa dấu in vàophong bì).

Sau khi đóng gói xong đề thi từngmôn, ủy viên thường trực Ban đề thi kiểm tra đủ số lượng phong bì đã đóng góivà bàn giao cho Trưởng Ban đề thi quản lý, kể cả các bản in thừa, in hỏng, mờ,xấu, rách, bẩn đã bị loại ra.

5. Bảo quản và phân phối dề thi

Đề thi phải bảo quản trong hòm, tủ,hay két sắt, có khoá chắc chắn, niêm phong kỹ và có người bảo vệ thường xuyên.Chìa khoá hòm, tủ hay két sắt do Trưởng Ban đề thi giữ.

Lịch phân phối đề thi từng buổi chocác điểm thi do Trưởng Ban đề thi chỉ đạo thực hiện theo đúng lịch quy định củaBan chỉ đạo tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (với các trường dùng chungđề) hoặc của hiệu trưởng (với các trường tự ra đề). Khi giao nhận đề thi phảicó viên bản. Khi đưa đề thi đến các điểm thi phải có công an bảo vệ, nếu điểmthi ở xa phải đi bằng ôtô riêng.

6. Sử dụng đề thi chính thức vàdự bị

Đề thi chính thức chỉ được mở để sửdụng tại phòng thi đúng ngày, giờ và môn thi do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinhquy định thống nhất cho mỗi kỳ thi và được dùng để đối chiếu, kiểm tra đề đãphát cho thí sinh.

Đề thi dự bị chỉ sử dụng trong trườnghợp đề thi chính thức bị lộ, khi có đủ bằng chứng xác thực và có kết luận chínhthức của Hội đồng tuyển sinh trường và cơ quan công an địa phương theoquy định tại Điều 21 của Quy chế tuyển sinh.

Điều 21. Những sự cố có thể xảy ra đối với đề thi và phương án xử lý,khắc phục hậu quả

1. In và phát đề thi sai lịch thi đãcông bố, hoặc không đúng mã số đề thi quy định. Đây là tình huống rất nguy hiểm coi như bị lộ đề.

Để loại trừ hoàn toàn tình huốngnày, trước khi in mỗi đề thi, Ban đề thi của từng Hội đồng tuyển sinh nhấtthiết phải đọc lại các văn bản hướng dẫn về lịchthi; đối chiếu, kiểm tra mã số đề thi cho từng môn rồi từng người ký xác nhận.

Phải chỉ đạo in từng đề theo quyđịnh tại Điều 20 Quy chế tuyển sinh.

Nếu xảy ra sự cố phải báo cáo ngayvới Bộ Giáo dục và Đào tạo để có phương án xử lý. Nếu thấy ký hiệu hoặc nộidung đề không phù hợp với văn bản hướng dẫn mật của Bộ thì báo cáo ngayvới Ban đề thi của Bộ; nếu đang in hoặc khi in xong đề nào đó mới phát hiệntình huống trên thì ngừng việc in và niêm phong lại, in tiếp đề khác theo đúngquy định.

2. Trường hợp đề thi còn có nhữngsai sót (có thể từ đề thi gốc hoặc do sao chụp, in sao) hoặc đề bị lộ

a) Nếu phát hiện được sai sót trongđề thi, các cán bộ coi thi phải báo cáo ngay với Hội đồng tuyển sinh trường vàHội đồng tuyển sinh trường báo cáo ngay với Bộ Giáo dục và Đào tạo để có phươngán xử lý thích hợp.

b) Tùy theo tính chất và mức độ sainặng hay nhẹ, tùy theo sai sót xảy ra ở một cầu hay nhiều cầu của đề thi, tùy theo thời gian phát hiện sớmhay muộn, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường, sau khi xin ý kiến của Bộ Giáođục và Đào tạo, phải cân nhắc và quyết định xử lý theo một trong các phương án:

Ra lệnh cho các Hội đồng tuyển sinhhoặc các điểm thi sửa chữa kịp thời các sai sót, thông báo cho thí sinh biết,nhưng không kéo dài thời gian làm bài.

Ra lệnh sửa chữa, thông báo cho thí sinhbiết và kéo dài thích đáng thời gian làm bài cho thí sinh.

Không sửa chữa, cứ để thí sinh làmbài, nhưng phải xử lý khi chấm thi (có thể điều chỉnh đáp án và thang điểm chothích hợp).

Tổ chức thi lại môn đó vào ngay saubuổi thi cuối cùng bằng đề thi dự bị.

Chỉ có Trưởng Ban chỉ đạo thi tuyểnsinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với đề thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạobiên soạn) hoặc Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường mới có thẩm quyền kết luậnvề tình huống lộ đề thi. Khi đề thi chính thức bị lộ, Trưởng Ban chỉ đạo tuyểnsinh của Bộ Giáo dục và Đàotạo (đối với đề thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn) hoặc Chủ tịchHội đồng tuyển sinh trường quyết định đình chỉ môn thi bị lộ, thông báocho thí sinh biết. Các buổi thi nôn khác vẫn tiếp tục bình thường theo lịch.Môn bị lộ sẽ được thi ngay sau buổi thi cuối cùng.

Sau khi thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo,Hội đồng tuyển sinh trường sẽ phối hợp với các ngành chức năng đi kiểm tra, xácminh, kết luận nguyên nhân lộ đề, người làm lộ đề và những người liên quan,tiến hành truy cứu trách nhiệm và xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp thiên tai lớn xảy rabất thường trong những ngày thi tuyển sinh ở một hay nhiều vùng.

Nếu thiên tai lớn xảy ra trên quy môtoàn quốc, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể ra lệnh lùi buổi thi.

Nếu xảy ra trên phạm vi hẹp của mộtsố địa phương, hoặc một số trường, phải huy động sự hỗ trợ của các lực lượngtrên dịa bàn dưới sự chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các địa phương, kể cảviệc phải thay đổi địa điểm thi. Nếu xảy ra tình huống hoàn toàn bất khả khángthì Hội đồng tuyển sinh báo cáo Ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đàotạo cho phép lùi một hoặc hai môn thi vào ngay sau buổi thi cuối cùng với đề dựbị; các môn còn lại vẫn thi theo lịch chung.

Điều 22. Các quy định về sử dụng công nghệ thông tin và truyền thôngtrong công tác tuyển sinh.

Các trường đại học, cao đẳng, các Sở Giáo dục và Đào tạo phải cử cán bộ đủ trìnhđộ làm chuyên trách công nghệ thông tin, chuẩn bị đủ máy vi tính, máy in, lậpđịa chỉ e-mail; thực hiện đúng phần mềm tuyển sinh đại học, cao đẳng của BộGiáo dục và Đào tạo (về cấutrúc, quy trình, thời hạn xử lý dữ liệu tuyển sinh) trong các khâu công tác sauđây:

1. Nhập dữ liệu tuyển sinh từ hồ sơđăng ký dự thi của thí sinhvà truyền dữ liệu cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho các trường.

2. Đánh số báo danh và lập danh sáchthí sinh dự thi.

3. Lập danh sách phòng thi căn cứtên thí sinh theo vần A, B, C... theo từng khối, ngành. Tuyệt đối không đượcxếp phòng thi theo cách gom học sinh từng địa phương vào các số thứ tự gầnnhau.

4. In giấy báo thi cho từng thí sính(có thể kết hợp dùng làm thẻ dự thi).

5. Lập các biểu mẫu thống kê về số lượngthí sinh dự thi theo khối ngành, theo tỉnh và đối tượng rồi truyền về Bộ Giáodục và Đào tạo trước ngày 30/5 hàng năm.

6. Công bố trên mạng internet vàtrên các phương tiện thông tin đại chúng: đề thi, đáp án, thang điểm và hướngdẫn chấm theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Lập biểu mẫu chấm thi bao gồm bảnhướng dẫn dồn túi, bản đối chiếu số báo danh - phách và biên bản chấm thi.

a) Bản hướng dẫn dồn túi là tài liệuđể Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh trường dồn các bài thi vào các túi chấm thi.Vì vậy, mỗi môn thi, mỗi ngành được dồn túi theo các quy luật khác nhau và phảituân theo nguyên tắc sau:

Trong mỗi môn thi, khối ngành, quyluật dồn túi phải do máy tính tự động thực hiện. Mỗi một túi chấm thi không đượcdồn quá 50 bài. Trong mỗi túi không dồn trọn vẹn bài của một phòng thi.

Sau khi in xong bản hướng dẫn dồntúi, mỗi môn, ngành cho vào một phong bì ghi rõ tên môn thi ở bên ngoài và niêm phong bảo mật.

b) Bản đối chiếu số báo danh - pháchlà tài liệu để Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh trường đánh số phách vào bài thicủa thí sinh.

Căn cứ vào bản hướng dẫn dồn túi,tiến hành đánh số phách của từng môn và từng ngành theo thứ tự tăng dần quatừng túi, số phách phải đánh bắt đầu từ một số ngẫu nhiên và do máy tính thực hiện tự động. Số phách phải đơn trịtrong từng môn, giữa các môn, ngành không được trùng nhau về quy luật.

Khi in xong, các bản đối chiếu sốbáo danh - phách của mỗi môn thi, ngành phải được đưa riêng vào từng phong bì,ghi rõ tên môn thi ở bên ngoàivà niêm phong bảo mật.

c) Biên bản chấm thi (biểu số 4) làtài liệu để cán bộ chấm thi ghi kết quả chấm thi từng bài sau khi đã chấm haivòng độc lập.

Điểm phải ghi cả phần chữ và số, nếucó sửa chữa, Ban chấm thi phải ký tên đóng dấu.

Bản hướng dẫn dồn túi, bản đối chiếusố báo đanh - phách, biên bản chấm thi và tất cả các tài liệu, phương tiện lưugiữ thông tin có liên quan như đĩa mềm, chương trình v.v... là những tàiliệu tuyệt mật do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường cất giữ theo chế độ bảomật.

8. Sau khi có kết quả chấm thi, lậpthống kê điểm theo đối tượng, khu vực, ngành học để làm điểm xét tuyển.

Nghiêm cấm tiết lộ điểm trước khicông bố điểm xét tuyển.

9. Truyền toàn bộ kết quả chấm thicho Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đúng cấu trúc và đúng thời hạn quy định của BộGiáo dục và Đào tạo.

10. In sổ điểm sau khi công bố điểmxét tuyển, công bố kết quả thi trên mạng Interuet. In giấy triệu tập trúngtuyển trong đó có ghi rõ kết quả thi của thí sinh.

Tiến hành kiểm tra đối chiếu xemđiểm đã nhập vào máy, đã in trên sổ điểm, trên giấy triệu tập trúng tuyển vàgiấy chứng nhận kết quả thi có khớp với điểm đã ghi ở biên bản chấm thi (biểu số 4) hay không.Nếu có sai sót phải sửa ngay.

Người thực hiện khâu kiểm tra nàyphải ký biên bản xác nhận và chịu trách nhiệm cá nhân về công tác kiểm tra.

11. In giấy chứng nhận kết quả thicho thí sinh không trúng tuyển theo đúng mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo Giấychứng nhận kết quả thi chỉ in một lần cóđóng dấu đỏ của trường, trường hợp bị mất không in cấp lại mà chi cấp giấy xácnhận điểm thi. Khi thí sinh có đơn xin xác nhận điểm thi, Trưởng Ban thư ký tựtra cứu sổ điểm và làm giấy xác nhận, trình Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ký.Thí sinh phải ký nhận vào sổ lưu.

12. Công bố danh sách thí sinh trúngtuyển trên mạng internet.

Mục 2.

CÔNG TÁC TỔ CHỨCKỲ THI

Điều 23. Làm thủ tục dự thi cho thí sinh

1. Trước ngày thi, Ban thư ký hoànthành danh sách thí sinh của từng phòng thi để dán trước mỗi phòng thi. Mỗiphòng thi có một bản danh sách bằng ảnh của thí sinh để trao cho cán bộ coi thiđối chiếu kiểm tra trong các buổi thi.

2. Theo đúng lịch thi đã công bố,trong ngày đầu tiên của kỳ thi, Ban thư ký phân công cán bộ phổ biến quy chếthi, hướng dẫn thí sinh đến phòng thi, thu lệ phí dự thi của thí sinh, bổ sung,điều chỉnh những sai sót về họ tên, đối tượng, hộ khẩu thường trú, môn thi,khối thi, mã ngành của thí sinh. Những bổ sung và điều chỉnh này, cán bộ tuyểnsinh của trường phải ghi xác nhận vào tờ phiếu đăng ký dự thi số 2 và cập nhậtngay vào máy tính.

3. Tại các cụm thi do Bộ Giáo dục vàĐào tạo tổ chức.

Các trường đại học có thí sinh dựthi tại cụm thi có trách nhiệm: Trước ngày 20 tháng 5 hàng năm, thông báo choHội đồng coi thi liên trường số lượng thí sinh dự thi vào trường mình theo từngkhối thi. Trước ngày 30 tháng 5 gửi giấy báo dự thi cho thí sinh và cử ngườithực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này.

Hội đồng coi thi liên trường cótrách nhiệm: trước ngày 25 tháng 5 hàng năm, thông báo cho trường có thí sinhdự thi tại cụm thi nơi đặt các điểm thi và số lượng thí sinh mỗi phòng thi củatrường đó.

Điều 24. Trách nhiệm của cán bộ coi thi và của các thành viên khác trongBan coi thi.

1. Cán bộ coi thi

Cán bộ coi thi không được làm nhiệmvụ tại điểm thi nơi có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi;không được giúp đỡ thí sinh làm bài dưới bất kỳ hình thức nào; không được làmviệc riêng, không được hút thuốc, uống bia, rượu, không được mang theo điệnthoại di động trong khi coi thi, phải có mặt đúng giờ và thường xuyên tại phòngthi để làm các nhiệm vụ theo trình tự sau đây:

Ghi số báo danh vào chỗ ngồi của thísinh.

Sau mỗi buổi thi thay đổi vị trí củathí sinh.

Khi có hiệu lệnh, một cán bộ coi thigọi tên thí sinh vào phòng thi, còn một người kiểm tra các thứ thí sinh mangvào phòng thi, hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quy định. Tuyệt đối không đểthí sinh mang vào phòng thi mọi tài liệu và vật dụng đã bị cấm theo quy địnhtại Điều 25 của Quy chế này. Sử dụng thẻ dự thi và danh sách bằng ảnh để đốichiếu, nhận diện thí sinh.

Ký tên vào giấy thi và giấy nháp củathí sinh.

Hướng dẫn và kiểm tra thí sinh gấpgiấy thi đúng quy cách, ghi số báo danh và điền đủ các mục cần thiết vào giấythi trước khi làm bài.

Khi có hiệu lệnh, một cán bộ coi thiđi nhận đề, còn một người nhắc nhở thí sinh những điều cần thiết về kỷ luậtphòng thi.

Khi có hiệu lệnh, cán bộ coi thinhận đề mang vào phòng thi, giơ cao phong bì đề thi để thí sinh thấy rõ cả mặttrước và mặt sau còn nguyên nhãn niêm phong.

Bóc phong bì đựng đề thi và phát đềthi đã in sẵn cho từng thí sinh (trước khi phát đề cần kiểm tra số lượng đềthi, nếu thừa, thiếu hoặc lẫn đề khác cần báo ngay cho ủy viên phụ trách điểmthi để xử lý).

Khi thí sinh bắt đầu làm bài, mộtcán bộ coi thi đối chiếu ảnh trong thẻ dự thi với ảnh trong danh sách để nhậndiện thí sinh, còn người kia bao quát chung (không thu thẻ dự thi của thísinh). Trong giờ làm bài, một người bao quát từ đầu phòng đến cuối phòng, mộtngười bao quát từ cuối phòng đến đầu phòng cho đến hết giờ thi. Cán bộ coi thi không đứng gần thí sinh khihọ làm bài.

Khi có thí sinh hỏi điều gì, cán bộcoi thi chỉ được trả lời công khai trong phạm vi quy định.

Chỉ cho thí sinh được rời phòng thisớm nhất là sau 2/3 thời gian làm bài (nhưng chỉ được ra khỏi khu vực thi saukhi đã thi xong). Nếu có thí sinh bị đau ốm bất thường hoặc có nhu cầu chínhđáng nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòng thi thì cán bộ coi thi phải báo chocán bộ giám sát phòng thi để kịp thời báo cáo để ủy viên phụ trách điểm thigiải quyết.

Nếu có thí sinh vi phạm kỷ luật thìcán bộ coi thi phải lập biên bản xử lý theo đúng quy định. Nếu có tình huốngbất thường phải báo cáo ngay ủy viên phụ trách điểm thi hoặc Trưởng Ban coi thigiải quyết.

Mười lăm phút trước khi hết giờ làmbài, thông báo thời gian còn lại cho thí sinh biết.

Khi có hiệu lệnh kết thúc buổi thiphải yêu cầu thí sinh ngừng làm bài và thu bài của tất cả thí sinh, kể cả thísinh đã bị thi hành kỷ luật. Một cán bộ coithi vừa bao quát phòng thi vừa gọi tên từng thí sinh lên nộp bài, còn người kianhận bài thi của thí sinh. Khi nhận bài phải đếm đủ số tờ giấy thi của thí sinhđã nộp, yêu cầu thí sinh tự ghi đúng số tờ và ký tên vào bản danh sách theo dõithí sinh. Khi nào thu xong toàn bộ bài thi mới cho phép thí sinh rời phòng thi.

Các cán bộ coi thi kiểm tra sắp xếpbài thi theo thứ tự số báo danh. Các biên bản xử lý kỷ luật (nếu có) phải kèmtheo bài thi của thí sinh.

Sau đó cả hai cán bộ coi thi đến bàngiao bài thi cho ủy viện Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh trường ngay sau mỗibuổi thi. Mỗi túi bài thi phải được kiểm tra công khai và đối chiếu số bài vàsố tờ của từng bài kèm theo bản theo dõi thí sinh và các biên bản xử lý kỷ luậtcùng tang vật (nếu có).

Sau khi bàn giao xong, từng túi đựngbài thi được các ủy viên Ban thư ký niêm phong tại chỗ.

Mỗi túi bài thi dán 3 nhãnniêm phong vào chính giữa 3 mép dán. Trên mỗi nhãn phải đóng dấu niêm phong vàobên phải và bên trái của nhãn (một nửa dấu in trên nhãn, một nửa dấu in trên túi bài thi). y viên Ban thư ký nhận bàn giao và hai cánbộ coi thi ghi rõ họ tên và ký trên nhãn niêm phong.

Tuyệt đối không được để nhầm lẫn,mất mát bài thi.

Sau giờ thi đầu tiên của mỗi môn,một cán bộ coi thi báo cáo tình hình phòng thi cho ủy viên phụ trách điểm thi.

Cán bộ coi thi phải bảo vệ đề thitrong khi thi, không để lọt đề thi ra ngoài phòng thi, nộp lại các đề thi thừacho ủy viên phụ trách điểm thi để niêm phong và giao cho Chủ tịch Hội đồngtuyển sinh. Cán bộ coi thi và những người làm nhiệm vụ phục vụ kỳ thi không đượcthảo luận, sao chép, giải đề, mang đề ra ngoài hoặc giải thích đề thi cho thísinh.

2. Cán bộ giám sát phòng thi

Cán bộ giám sát phòng thi thay mặtủy viên phụ trách điểm thi thường xuyên giám sát việc thực hiện Quy chế tuyểnsinh của trật tự viên, cán bộ coi thi và thí sinh; kiểm tra và nhắc nhở cán bộcoi thi triệt để thu giữ các tài liệu và phương tiện kỹ thuật do thí sinh mangtrái phép vào phòng thi; lập biên bản xử lý kỷ luật đối với cán bộ coi thi vàthí sinh vi phạm quy chế.

3. Trật tự viên, công an (và kiểm soátquân sự nếu có)

Người được phân công bảo vệ vòng nàocó trách nhiệm giữ gìn trật tự an ninh tại vòng đó, không được hoạt động sangcác vòng khác.

Không để bất kỳ người nào không cótrách nhiệm vào khu vực thi và đến gần phòng thi.

Không bỏ vị trí, không tiếp kháchtrong khi làm nhiệm vụ. Không được đi vào phòng thi, không trao đổi liên hệ vớithí sinh. Không có trách nhiệm đối với những vấn đề thuộc nội dung, tổ chức vàchỉ đạo thi.

Quản lý chặt chẽ những thí sinh rakhỏi khu vực thi.

Kịp thời báo cáo ủy viên phụ tráchđiểm thi về các tình huống xảy ra trong lúc thi để kịp thời xử lý.

Riêng cán bộ, chiến sĩ công an đượccử đến hỗ trợ các Hội đồng tuyển sinh còn có nhiệm vụ áp tải, bảo vệ an toàn đềthi và bài thi.

4. Cán bộ y tế

Có mặt thường xuyên trong suốt kỳthi tại địa điểm do Hội đồng tuyển sinh quy định để xử lý các trường hợp thísinh đau ốm.

Khi ủy viên phụ trách điểm thi thôngbáo có thí sinh đau ốm bất thường trong lúc đang thi, cán bộ y tế phải đến ngayđể kịp thời điều trị hoặc cho đi bệnh viện cấp cứu, nếu cần thiết.

Nghiêm cấm việc lợi dụng khám chữabệnh tại chỗ để có những hành động vi phạm quy chế.

Điều 26. Trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi

1. Thí sinh phải có mặt tại trườngđã đăng ký dự thi theo đúng thời gian và địa điểm ghi trong giấy báo dự thi đểlàm thủ tục dự thi:

Xuất trình giấy chứng nhận tốt nghiệptạm thời (đối với những thí sinh vừa dự kỳ thi tốt nghiệp) hoặc bản sao bằngtốt nghiệp (đối với những thí sinh đã tốt nghiệp những năm học trước)

Nộp lệ phí dự thi.

Nhận thẻ dự thi (nếu phiếu báo dựthi không kiêm thẻ dự thi).

Nhận phòng thi và nghe phổ biến quychế dự thi.

Nếu thấy có những sai sót hoặc nhầmlẫn về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng, khu vực ưu tiên,khối thi, ngành thi... thí sinh phải báo cáo Hội đồng tuyển sinh để điều chỉnhngay. Trường hợp bị mất thẻ dự thi hoặc các giấy tờ cần thiết khác, thí sinhphải báo cáo và làm cam đoan để ủy viên phụ trách điểm thi xem xét theo ủynhiệm của Trưởng Ban coi thi.

2. Thí sinh phải có mặt tại địa điểmthi đúng ngày, giờ quy định. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi đã bóc đềthi không được dự thi.

Vắng mặt một buổi thi, không đượcthi tiếp các buổi sau.

3. Khi vào phòng thi, thí sinh phảituân thủ các quy định sau đây:

Trước buổi thi đầu tiên, trình thẻdự thi cho cán bộ coi thi.

Xuất trình giấy chứng minh thư khicán bộ coi thi yêu cầu.

Chỉ được mang vào phòng thi bútviết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính điện tử cá nhân khôngcó phím chữ cái, giấy thấm chưa dùng, giấy nháp (nếu trường không bán giấynháp). Giấy nháp phải có chữ ký của cán bộ coi thi mới được quyền sử dụng.

Không được mang vào phòng thi giấythan, bút xóa, các tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, phươngtiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm và các vật dụng khác. Không đượchút thuốc trong phòng thi.

Trước khi làm bài phải ghi đầy đủ sốbáo danh (cả phần chữ và phần số) vào giấy thi và nhất thiết phải yêu cầu cảhai cán bộ coi thi ký tên vào giấy thi.

Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽkhông nhàu nát, không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Nghiêm cấm làm bài bằnghai thứ mực, mực đỏ, bút chì (trừ hình tròn vẽ bằng compa được dùng bút chì).Các phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo.

Phải bảo vệ bài làm của mình vànghiêm cấm mọi hành vi gian lận, không được xem bài của thí sinh khác, không đượctrao đổi ý kiến, trao đổi tài liệu khi làm bài.

Nếu cần hỏi cán bộ coi thi điều gìphải hỏi cộng khai. Phải giữ gìn trật tự, im lặng trong phòng thi. Trường hợpốm đau bất thường phải báo cáo để cán bộ coi thi xử lý.

Khi hết giờ thi phải ngừng làm bàivà nộp bài cho cán bộ coi thi. Không làm được bài, thí sinh cũng phải nộp giấythi. Khi nộp bài, thí sinh phải tự ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký tên xácnhận vào bản danh sách theo dõi thí sinh.

Thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thisau khi thi xong 2/3 thời gian và chỉ được ra khỏi khu vực thi sau khi thi xong môn đó, trừ trườnghợp ốm đau cần cấp cứu do người phụ trách điểm thi quyết định

Mục 3.

CÔNG TÁC CHẤMTHI

Điều 26. Khu vực chấm thi

Khu vực chấm thi bao gồm nơi chấmthi và nơi bảo quản bài thi. Nơi chấm thi và nơi bảo quản bài thi cần được bốtrí gần nhau, liên tục có người bảo vệ suốt ngày đêm, có đủ phương tiện phòngcháy, chữa cháy, bảo mật và bảo quản bài thi.

Cửa được khóa bằng 2 khóa khác nhau,Trưởng môn chấm thi giữ chìa của một khóa, chìa của một khóa khác giao cho ủyviên Ban thư ký giữ.

Cửa chỉ được mở khi có mặt cả hai ngườigiữ chìa khóa.

Tuyệt đối không được mang bất cứ tàiliệu, giấy tờ riêng nào khi vào và ra khỏi khu vực chấm thi.

Điều 27. Quy trình chấm thi

Trưởng môn chấm thi tập trung toànbộ cán bộ chấm thi tiến hành chấm thi theo quy trình chấm hai vòng độc lập.Nghiêm cấm sử dụng các loại bút xóa khi chấm thi.

a) Lần chấm thứ nhất

Trưởng Ban chấm thi duyệt phiếu chấmriêng cho từng môn được thiết kế phù hợp vôi đáp án và thang điểm chi tiết doTrưởng Ban đề thi phê duyệt. Đối với những trường sử dụng đề thi chung của BộGiáo dục và Đào tạo, phiếu chấm phải đúng mẫu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sau khi đánh số phách, rọc phách vàghép vào mỗi bài thi một phiếu chấm, Ban thư ký giao túi bài thi cho Trưởng mônchấm thi để bốc thăm nguyên túi cho cán bộ chấm. Không xé lẻ túi bài thi giaoriêng cho từng người.

Trước khi chấm, cán bộ chấm thi kiểmtra từng bài xem có đủ số tờ, đủ số phách không và gạch chéo tất cả những phầngiấy trắng còn thừa do thí sinh không viết hết. Không chấm những bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳthi đó bài làm trên giấy nháp, bài có hai thứ chữ khác nhau, bài có viết bằngmực đỏ, bút chì hoặc có viết vẽ bậy. Những bài thi nhầu nát hoặc nghi vấn cóđánh dấu thì báo cáo Trưởng môn chấm thi để tổ chức chấm tập thể rồi xử lý theoquy định tại Điều 40 Quy chế tuyển sinh.

Khi chấm lần thứ nhất, ngoài nhữngnét gạch chéo trên các phần giấy còn thừa, cán bộ chấm thi tuyệt đối không ghigì vào bài làm của thí sinh. Điểm thành phần,điểm toàn bài và các nhận xét (nếu có) được ghi vào phiếu chấm của từng bài. Trên phiếu chấm ghi rõ họ, tên và chữ kýcủa cán bộ chấm thi.

Chấm xong túi nào, cán bộ chấm thigiao túi ấy cho Trưởng môn chấm thi để bàn giao cho Ban thư ký.

b) Lần chấm thứ hai

Sau khi chấm lần thứ nhất, Ban thưký rút các phiếu chấm thi ra rồi giao túi bài thi cho Trưởng môn chấm thi bốcthăm cho người chấm lần thứ hai.

Khi bốc thăm túi bài thi cho cán bộchấm lần thứ 2, Trưởng môn chấm thi phải có biện pháp để túi bài thi không giaotrở lại người đã chấm lần thứ 1.

Người chấm thi lần thứ hai chấm trựctiếp vào bài làm của thí sinh. Điểm chấm từng ý nhỏ phải ghi tại lề bài thingay cạnh ý được chấm, sau đó ghi điểm thành phần, điểm toàn bài vào ô quy địnhvà ký tên vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.

Chấm xong túi nào, cán bộ chấm thigiao túi ấy cho Trưởng môn chấm thi để bàn giao cho Ban thư ký.

Điều 28. Chấm bài thi và làm biên bản chấm thi

1. Thang điểm và hệ số

Thang điểm chấm thi là thang điểm10. Các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm. Nếu điểm toàn bài có điểm lẻ từ0,25 đến dưới 0,5 thì quy tròn thành 0,5; có điểm lẻ từ 0,75 thì quy tròn thành1,0.

Riêng các môn năng khiếu, có thểtheo thang điểm khác, nhưng điểm toàn bài phải quy về thang điểm 10 bậc. Cán bộchấm thi chỉ chấm theo thang điểm 10. Việc tính hệ số do máy tính thực hiện.

Chỉ các môn năng khiếu và ngoại ngữmới nhân hệ số. Trong giấy chứng nhận kết quả thi, chỉ ghi điểm môn thi chưanhân hệ số. Khi thông báo điểm trúng tuyển (tổng điểm 3 môn thi), nhất thiếtphải nói rõ môn nào nhân hệ số và hệ số mấy.

Cán bộ chấm thi phải chấm bài đúngtheo thang điểm và đáp án chính thức đã được Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh phêduyệt (đối với các trường tự ra đề thi) hoặc Trưởng Ban đề thi của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo phê duyệt (đối với các trường dùng chung đề thi của Bộ Giáo dục vàĐào tạo). Khi chấm, cán bộ chấm thi không quy tròn điểm. Những bài làm đúng, cócách giải sáng tạo, độc đáo khác với đáp án có thể được thưởng điểm.

Mức điểm thưởng do cán bộ chấm thiđề xuất và do Trưởng môn chấm thi trình Trưởng Ban chấm thi quyết định, nhưngkhông vượt quá 1 điểm.

2. Xử lý kết quả chấm và làm biênbản chấm thi

Ban Thư ký so sánh kết quả hai lầnchấm và xử lý như sau:

a) Nếu kết quả hai lần chấm giốngnhau thì giao túi bài thi cho hai cán bộ chấm thi thống nhất việc quy trònđiểm, ghi điểm vào bài thi và vào biểu số 4 rồi cùng ký tên xác nhận vào bàithi và biểu số 4.

Trường hợp điểm toàn bài giống nhauhoặc lệch nhau 0,25 điểm nhưng điểm thành phần lệch nhau thì hai cán bộ chấmthi cùng kiểm tra và thống nhất lại điểm đúng theo đáp án quy định.

b) Nếu kết quả hai lần chấm lệchnhau từ 0,5 điểm trở lên đối với môn khoa học tự nhiên và ngoại ngữ hoặc 1 điểmtrở lên đối với môn khoa học xã hội thì Trưởng môn thi giao cho hai cán bộ chấmđối thoại để thống nhất điểm. Nếu không thống nhất được thì Trưởng môn chấm thitổ chức chấm lần thứ ba trực tiếp vào bài làm của thí sinh bắng mực mầu khác.

Trong trường hợp này, nếu kết quảcủa hai trong ba lần chấm giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm chínhthức. Nếu kết quả của ba lần chấm lệch nhau thì Trưởng môn chấm thi lấy điểmtrung bình cộng của ba lần chấm làm điểm cuối cùng. Trưởng môn chấm thi quytròn điểm, ghi điểm vào bài thi và vào biểu 4 rồi ký tên xác nhận vào bài thivà biểu 4.

Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau quánhiều, Trưởng môn chấm thi tổ chức đối thoại hoặc chấm lại.

Những bài cộng điểm sai phải sửa lạingay.

3. Việc ký hợp đồng chấm thi

Khi không đủ số lượng cán bộ chấmthi theo quy định, các trường ký hợp đồng chấm thi với các trường có đội ngũcán bộ khoa học cơ bản, nhưng Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh trường tổ chức kỳthi phải chịu trách nhiệm về các khâu: dồn túi, đánh số phách, rọc phách, inBiểu số 4, đáp án và thang điểm, mẫu phiếu chấm thi.

Trường nhận chấm thi phải ra quyếtđịnh thành lập Ban chấm thi và chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy địnhvề công tác chấm thi nới tại các Điều 26, 27, 28, 29 của Quy chế tuyển sinh.

Điều 29. Quản lý điểm bài thi trước khi côngbố điểm trúng tuyển

Trước khi công bố điểm trúng tuyển,tất cả các tài liệu liên quan đến điểm thi đều phải được niêm phong và do TrưởngBan thư ký trực tiếp bảo quản.

Nghiêm cấm việc hồi phách lên điểmhoặc làm lộ điểm thi trước khi công bố điểm trúng tuyển.

Mục 4.

PHÚC KHẢO VÀ KIỂMTRA VIỆC PHÚC KHẢO

Điều 30. Tổ chức phúc khảo và giải quyết khiếu nại về điểm thi

1. Thời hạn phúc khảo

Sau khi công bố điểm thi, Hội đồngtuyển sinh chỉ nhận đơn xin phúc khảo các môn văn hóa của thí sinh trong thờihạn 30 ngày kể từ ngày công bố điểm và phảitrả lời đương sự chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn. Thí sinh nộpđơn xin phúc khảo phải nộp lệ phí theo quy định của trường. Nếu sau khi phúckhảo phải sửa điểm theo quy chế thì Hội đồng tuyển sinh hoàn lại khoản lệ phínày cho thí sinh.

Không phúc khảo các môn năng khiếu.

2. Tổ chức phúc khảo

a) Việc tổ chức phúc khảo tiến hànhtheo từng môn thi dưới sự điều hành trực tiếp của Trưởng Ban phúc khảo. Địađiểm làm việc của Ban phức khảo do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quy định vàcũng được bảo vệ như khu vực chấm thi.

b) Trước khi bàn giao bài thi choBan phúc khảo, Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh tiến hành các việc sau đây:

Tra cứu biểu số 3 để từ số báo danh,tìm ra số phách bài thi. Rút bài thi, đối chiếu với danh sách theo dõi thí sinhđể kiểm tra đối chiếu số tờ giấy thi.

Kiểm tra sơ bộ tình trạng bài thi,đối chiếu những phần thí sinh xin phúc khảo trong bài và trong đơn. Cộng lạicác điểm thành phần, đối chiếu với điểm đã công bố để phát hiện xem có sai sóthoặc xô phách không. Nếu phát hiện có sự bất thường thì lập biên bản báo cáo đểChủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định.

Tập hợp các bài của một môn vào mộttúi hoặc nhiều túi, ghi rõ số bài và số tờ của từng bài hiện có trong túi vàbàn giao cho Ban phúc khảo việc giao nhận bài giữa Ban thư ký và Ban phúc khảocần theo đúng các thủ tục quy định như khi chấm đợt đầu.

Trong khi tiến hành các công việcliên quan đến việc phúc khảo phải có ít nhất từ hai người trở lên. Tuyệt đốigiữ bí mật về quan hệ giữa số báo danh và số phách, địa danh bài thi và không đượcghép đầu phách.

Việc phúc khảo mỗi bài thi do 2 cánbộ chấm thi thực hiện riêng biệt trực tiếp trên bài làm của thí sinh bằng mựccó mầu khác.

c) Các bài thi sau khi phúc khảo đượcBan thư ký xử lý như sau:

Nếu kết quả hai lần chấm giống nhauthì giao bài thi cho Trưởng Ban phúc khảo quy tròn điểm và ký xác nhận điểmchính thức.

Nếu kết quả hai lần chấm có sự chênhlệch thì rút bài thi giao cho Trưởng Ban phúc khảo tổ chức chấm lần thứ ba trựctiếp trên bài làm của thí sinh bằng mực mầu khác.

Nếu kết quả của hai trong ba lầngiống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức.

Nếu kết quả của cả ba lần chấm lệchnhau thì Trưởng Ban phức khảo lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểmchính thức. Trưởng Ban phúc khảo quy tròn điểm rồi ký tên xác nhận.

Trong trường hợp phúc khảo bài thimà thí sinh chuyển từ diện không trúng tuyển thành trúng tuyển (và ngược lại)thì Hội đồng tuyển sinh phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa cán bộ chấm thiđợt đầu và cán bộ phúc khảo (có ghi biên bản) đối với tất cả bài thi của thísinh có sự điều chỉnh điểm. Nếu Hội đồng tuyển sinh trường khẳng định chấm đợtđầu sai tới mức nói trên thì Hội đồng tuyển sinh trường công bố công khai danhsách cán bộ chấm thi đợt đầu để rút kinh nghiệm hoặc nếu thấy có biểu hiện tiêucực thì xử lý theo Điều 38 của Quy chế tuyển sinh.

Điểm phúc khảo sau khi đối thoạigiữa hai cặp chấm và được Trưởng Ban phúc khảo trình Chủ tịch Hội đồng tuyểnsinh ký duyệt là điểm chính thức của bài thi.

3. Điều chỉnh điểm bài thi

Sau khi công bố điểm thi nếu pháthiện có sự nhầm lẫn hay sai sót về điểm bài thi, Ban phúc khảo phải xem xét vàchỉ điều chỉnh lại điểm bài thi (lên hoặc xuống) trong các trường hợp sau:

a) Cộng hoặc ghi điểm vào biên bảnchấm thi không chính xác.

b) Thất lạc bài thi nay tìm thấyhoặc thiếu bài thi do lỗi của Hội đồng tuyển sinh trường nay đã được thi bổsung và chấm xong.

) Điểm phúc khảo đã được Trưởng Ban phúc khảo ký xác nhận là điểmchính thức hoặc đã được Trưởng Ban phúc khảo trình Chủ tịch Hội đồng tuyển sinhký duyệt sau khi đối thoại giữa hai cặp chấm.

Điểm được điều chỉnh do Trưởng Ban phúc khảo trình Chủ tịch Hộiđồng tuyển sinh quyết định, sau đó báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và thông báocho các Sở Giáo dục vá Đào tạo tỉnh, thành phố và thi sinh.

Điều 31. Kiểm tra kết quả phúc khảo.

Sau khi nhận được báo cáo kết quả phúc khảo của Hội đồng tuyểnsinh trường, nếu xét thấy cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng kiểmtra kết quả phúc khảo.

Đối với các trường đại học, cao đẳng, Hội đồng kiểm tra của Bộ doVụ trưởng Vụ Đại học làm Chủ tịch, Phó Vụ trưởng Vụ Đại học giúp Vụ trưởng theodõi công tác tuyển sinh làm Phó Chủ tịch và một số thành viên là những cán bộkhoa học có trình độ chuyên môn cao không công tác tại trường có bài thi cầnkiểm tra.

Hội đồng kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền quyếtđịnh cuối cùng về điểm chính thức của bài thi. Việc đối thoại giữa Hội đồngkiểm tra phúc khảo với người chấm sơ khảo, phúc khảo do Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo quyết định.

Điều 32. Tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồngchấm thẩm định

1. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo raquyết định thành lập Hội đồng chấm thẩm định để chấm thẩm định toàn bộ hoặc mộtphần số bài thi của một hoặc một số trường đại học, cao đẳng.

2. Quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng chấm thẩm định do Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo quy định.

3. Hội đồng chấm thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩmquyền quyết định cuối cùng về điểm chính thức của bài thi.

4. Hội đồng chấm thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được sử dụngcon dấu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Việc tổ chức đối thoại hay không đối thoại giữa người chấm sơkhảo, phúc khảo, thẩm định (nếu có đề nghị) do Bộ trưởng Bộ Giáo dụcVà Đào tạo quyết định.

Chương IV

XÉT TUYỂN VÀ TRIU TẬP THÍ SINH TRÚNG TUYỂN

Điều 33. Quy định về việc xây dựng điểm trúngtuyển

1. Khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyểnsinh

a) Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai đối tượng hoặc hai khuvực ưu tiên kế tiếp nhau là 1,0 (một) điểm.

b) Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênhlệch điểm trúng tuyển giữa các đối tượng được phép lớn hơn 1 nhưng không quá 3để số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ cầnthiết.

c) Đối với các trường cao đẳng hoặc các khóa đào tạo theo địa chỉsử dụng được phép định điểm trúng tuyển theo tỉnh, huyện, vùng với mức chênh.lệch điểm giữa các tỉnh, huyện (điểm chênh lệch khu vực) lớn hơn 1 nhưng khôngquá 3 để tuyển đủ chỉ tiêu đã phân bổ công khai cho địa phương trước kỳ thituyển sinh.

2. Trình tự xây dựng điểm trúng tuyển

Nguyên tắc chung

Các trường đại học, cao đẳng căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh được giao,sau khi trừ số thí sinh được tuyển thẳng (kể cả số sinh viên dự bị của trườngvà sinh viên các trường Dự bi đại học dân tộc Trung ương được phân về trường),căn cứ thống kê điểm do máy tính cung cấp đối với các đối tượng và khu vực dựthi, căn cứ quy định về khung điểm ưu tiên và vùng tuyển, Ban thư ký trình Hội đồngtuyển sinh trường xem xét quyết định phương án điểm trúng tuyển theo bảng mẫutại Phụ lục 1 của Quy chế tuyển sinh để tuyển đủ chỉ tiêu được giao.

Các trường xây dựng điểm trúng tuyển theo khối thi hoặc theo - ngànhhọc thích hợp .

Quy định cụ thể.

a) Đối với những trường đại học sử dụng chung đề thi hoặc chungkết quả thi để xét tuyển.

Căn cứ nguyên tắc chung nói trên, tùy theo kết quả thi của thísinh, các trường xác định điểm trúng tuyển đối với các nguyện vọng trên nguyêntắc: điểm trúng nguyện vọng sau phải cao hơn nguyện vọng trước là 1 điểm hoặc 2điểm hoặc 3 điểm, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa thí sinh trúng tuyển theo cácnguyện vọng.

Trước ngày 20 tháng 8 hàng năm, các trường đại học, cao đẳng phảicông bố điểm trúng tuyển đối với các nguyện vọng, gửi giấy triệu tập cho thísinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ kết quả thi của thí sinh; công bố chỉ tiêu vàđiều kiện xét tuyển (nếu còn chỉ tiêu để xét tuyển), gửi các Sở Giáo dục và Đàotạo giấy chứng nhận kết quả thi (có đóng dấu đỏ của trường) cho thí sinh khôngtrúng tuyển để các Sở chuyển cho thí sinh.

Trong trường hợp điểm trúng tuyển quá thấp hoặc chỉ tuyển được mộtnguyện vọng, Hội đồng tuyển sinh trường báo cáo để Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo xem xét quyết định.

Nếu còn chỉ tiêu để xét tuyển bổ sung thì từ ngày 25 tháng 8 đếnngày 15 tháng 9 các trường thu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh và căncứ nguyên tắc chung để quyết định phương án điểm trúng tuyển.

b) Đối với những trường đại học, cao đẳng tổ chức thi tuyển sinhtheo đề thi riêng, căn cứ nguyên tắc chung, xây dựng điểm trúng tuyển chỉ đốivới thí sinh đã dự thi vào trường mình và chỉ tuyển thí sinh đã dự thi vào trườngmình.

c) Những trường có ngành năng khiếu, nếu không tổ chức thi vàonhững ngành này, được xét tuyển thí sinh trong vùng tuyển, đã dự thi vào ngành đó tại trườngkhác nếu các môn văn hóa thi theo đề chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d) Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét chỉ đạo cụ thể một số trường vàngành đặc thù trong việc xây dựng điểm trúng tuyển và xét tuyển nhằm bảo đảmyêu cầu chất lượng và tỷ lệ trúng tuyển hợp lý giữa các nguyện vọng của thísinh.

Điếu 34. Công bố điểm trúng tuyển và chứng nhậnkết quả thi cho thí sinh

1. Căn cứ bảng điểm trúng tuyển do Ban thư ký Hội đồng tuyển sinhtrường dự kiến, Hội đồng tuyển sinh quyết định điểm trúng tuyển sao cho số thísinh trúng tuyển đến trường nhập học không vượt chỉ tiêu được giao. Nếu địnhđiểm trúng tuyển không hợp lý dẫn đến vượt chỉ tiêu, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ yêucầu Hội đồng tuyển sinh định lại diểm và sẽ xem xét xử lý theo quy định tạiĐiều 38 của Quy chế tuyển sinh. Điểm trúng tuyển phải báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và thông báocông khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Trường hợp thí sinh bị thiếu điểm môn thi do lỗi của Hội đồngtuyển sinh làm thất lạc bài thi thì Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường cótrách nhiệm thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố và thí sinhbiết quyết định tổ chức thi bổ sung, thời gian thi bổ sung. Thí sinh không dựthi bổ sung thì không được xét tuyển.

Trường hợp thí sinh bị thiếu điểm môn thi do lỗi của Hội đồngtuyển sinh trường nhưng tổng số điểm các môn thi còn lại bằng hoặc cao hơn điểmxét tuyển vào trường đã dự thi đối với đối tượng và khu vực dự thi của thí sinhđó thì Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường gọi thí sinh vào trường mà không cầntổ chức thi bổ sung.

Điều 35. Triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường

1. Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường trực tiếp xét duyệt danhsách thí sinh trúng tuyển do Ban thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinhtrúng tuyển nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ kết quả thi của thí sinh và nhữngthủ tục cần thiết thí sinh phải có khi vào học.

Các trường khai giảng năm học chậm nhất vào tháng 10. Ngày 15tháng 10 hàng năm các trường lập danh sách thí sinh trúng tuyển (theo mẫu thốngnhất) và công bố trên mạng Internet.

2. Trước khi được xét tuyển chính thức, thí sinh phải qua kiểm trasức khỏe toàn diện do các trường tổ chức. Việc khám sức khỏe phải theo đúng hướngdẫn của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế. Giấy khám sức khỏe do Hội đồng khám sứckhỏe của trường cấp và được bổ sung vào hồ sơ quản lý học sinh, sinh viên.

3. Thí sinh trúng tuyển vào trường cần nộp những giấy tờ sau đây:

a) Học bạ.

b) Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (trung học phổ thông, trunghọc chuyên nghiệp và tương đương) đối với những người trúng tuyển ngay trongnăm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp đối với những người đã tốt nghiệp các nămtrước. Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đầu năm học sauphải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp để đối chiếu kiểm tra.

c) Giấy khai sinh.

d) Các giấy tờ xác nhận đối tượng và khu vực ưu tiên (nếu có) nhưgiấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc được hưởng chính sách như thươngbinh của bản thân hoặc của bố mẹ, hộ khẩu thường trú của thí sinh.

Các giấy tờ nói ở điểm a, b, c, d của khoản này, các trường đều thu bảnphotocopy sau khi đã kiểm tra, đối chiếu với bản chính.

e) Giấy triệu tập trúng tuyển.

g) Hồ sơ trúng tuyển (theo mẫu in sẵn của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

4. Thí sinh đến trường nhập học chậm sau 30 ngày trở lên không cólý do chính đáng kể từ ngày khai giảng thì coi như bỏ học. Nếu đến chậm do ốmđau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên, các trường xemxét quyết định tiếp nhận vào học hoặc cho bảo lưu kết quả điểm thi để vào họcnăm sau không phải thi lại.

5. Những thí sinh bị địa phương giữ lại không cho đi học có quyềnkhiếu nại lên đến y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Giáodục và Đào tạo. Chỉ có Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương, mới có quyền ký quyết định giữ lại người đã trúng tuyển, nhưng phảigiải thích cho đương sự rõ lý do và căn cứ pháp luật của quyết định đó.

Những trường hợp địa phương hoặc trường giải quyết chưa đúng màhọc sinh, sinh viên có đơn khiếu nại, sau khi đã cùng các cơ quan có thẩm quyềnở Trung ương và địaphương xem xét, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ra quyết định cuối cùng về việc họctập của smh viên, học sinh.

Điều 36. Kiểm tra kết quả thi và hồ sơ của thísinh trúng tuyển

1. Sau kỳ thi tuyển sinh, Hiệu trưởng giao cho Phòng hoặc Ban chứcnăng tiến hành kiểm tra kết quả thi của tất cả số thí sinh đã trúng tuyển vàotrường mình về tính hợp pháp của tất cả các bài thi của từng thí sinh; việcthực hiện quy chế ở tất cả các khâu công tác chấm thi (dồn túi, đánh số phách,quy trình chấm hai lần độc lập, biên bản chấm thi, chấm điểm bài thi, quản lýđiểm bài thi...), so sánh điểm trên bài thi với điểm ghi ở biên bản chấm thi,ở sổ điểm và ở giấy chứng nhận kếtquả thi. Nếu phát hiện thấy các trường hợp vi phạm quy chế hoặc các trường hợpnghi vấn, cần lập biên bản kiến nghị Hiệu trưởng có biện pháp xác minh, xử lýtheo Quy chế.

2. Khi sinh viên trúng tuyển đến trường học, trường cử cán bộ thunhận hồ sơ theo quy định tại Điều 36 của Quy chế tuyển sinh. Sau khi đối chiếukiểm tra bản chính học bạ, văn bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh và các giấy tờxác nhận khu vực, đối tượng ưu tiên của thí sinh, cán bộ trường ghi vào cácgiấy tờ nói trên: ngày, tháng, năm, đã đối chiếu bản chính rồi ghi rõ họ tên vàký.

Trong quá trình thu nhận hồ sơ hoặc trong thời gian sinh viên đangtheo học tại trường, nếu phát hiện hồ sơ giả mạo thì báo cáo lãnh đạo trường xửlý theo Quy chế.

Chương V

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 37. Khen thưởng

Những người có nhiều đóng góp, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụtuyển sinh được giao, tùy theo thành tích cụ thể, được Chủ tịch Hội đồng tuyểnsinh trường, khen thưởng hoặc đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, y ban nhân dântỉnh, thành phố khen thưởng.

Quỹ khen thưởng lấy trong lệ phí tuyển sinh thu được

Điều 38. Xử lý cán bộ tuyển sinh vi phạm quy chế

1. Người tham gia công tác tuyển sinh có hành vi vi phạm quy chế(bị phát hiện trong khi làm nhiệm vụ hoặc sau kỳ thi tuyển sinh), nếu có đủchứng cứ, tùy theo mức độ nặng nhẹ, sẽ bị cơ quan quản lý cán bộ áp dụng, vậndụng quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức và Nghị định số 97/1998/NĐ-CPngày 17/11/1998 để xử lý kỷ luật thích đáng theo các hình thức sau đây:

a) Khiển trách đối với những người phạm lỗi nhẹ trong khi thi hànhnhiệm vụ.

b) Cảnh cáo đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau đây:

Để cho thí sinh tự do quay cóp, mang và sử dụng tài liệu hoặc cácphương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm… tại phòng thi, bịcán bộ giám sát phòng thi hoặc cán bộ thanh tra tuyển sinh phát hiện và lậpbiên bản.

Làm mất bài thi trong khi thu bài, vận chuyển hoặc chấm thi.

Chấm thi hoặc cộng điểm bài thi có nhiều sai sót

Để lộ điểm thi của thí sinh trước khi Hội đồng tuyển sinh trườngchính thức công bố điểm xét tuyển.

Ra đề thi vượt quá phạm vi chương trình trung học phổ thông.

Truyền dữ liệu tuyển sinh không đúng cấu trúc, không đúng thờihạn, không đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Không thực hiện đúng chế độ báo cáo quy định tại Điều 41 của Quychế tuyển sinh.

c) Tùy theo mức độ vi phạm có thể bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chứchoặc chuyển đi làm công tác khác (nếu là cán bộ công chức, viên chức trong cáccơ quan doanh nghiệp nhà nước), buộc thôi học (nếu là sinh viên đi coi thi) đốivới những người vi phạm một trong các lỗi sau đây: Ra đề thi sai.

Tham gia vào các hành động tiêu cực như: đưa đề thi ra ngoài hoặcđưa bài giải từ ngoài vào phòng thi trong lúc đang thi.

Trực tiếp giải bài rồi hướng dẫn cho thí sinh lúc đang thi.

Lấy bài thi của thí sinh làm được giao cho thí sinh khác.

Gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định vượt khunghoặc hạ điểm của thí sinh.

d) Buộc thôi việc hoặc bị truy tố trước pháp luật đối với người viphạm một trong các lỗi sau đây: trong quá trình làm đề thi, coi thi, thu bài,bảo quản, kiểm kê, rọc phách, làm sổ điểm, triệu tập thí sinh trúng tuyển đã cócác hành vi sai phạm:

Làm lộ đề thi, mua, bán đề thi.

Làm lộ số phách bài thi.

Sửa chữa, thêm, bớt vào bài làm của thí sinh.

Chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong sổ điểm.

Đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh.

Man trá trong việc xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển (kểcả những hành vi sửa chữa học bạ, gian lận trong việc tính điểm thưởng, điểmthi tốt nghiệp trung học phổ thông để đưa học sinh vào diện tuyển thẳng hoặcdiện trúng tuyển).

Đối với các sai phạm khác tùy theo tính chất, mức độ và ảnh hưởngtác hại mà xử lý theo một trong các hình thức đã nêu ở Điều này.

Trong trường hợp đề thi bị lộ hoặc xảy ra sự cố vi phạm nghiêmtrọng Quy chế tuyển sinh thì Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh và cácTrưởng Ban hữu quan sẽ bị thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo đến buộc thôiviệc hoặc bị truy tố trước pháp luật tùy hậu quả, tác hại và mức độ liên quan.

đ) Những cán bộ, sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng,trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông tuy không tham gia công tác tuyểnsinh nhưng nếu có các hành động tiêu cực như: thi hộ, tổ chức lấy đề thi ra vàđưa bài giải vào cho thí sinh, gây rối làm mất trật tự tại khu vực thi sẽ bibuộc thôi việc (nếu là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan doanhnghiệp nhà nước), đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học (nếu là họcsinh, sinh viên).

Những hình thức kỷ luật nói trên do Hiệu trưởng hoặc Chủ tịch Hộiđồng tuyển sinh trường quyết định, nếu người vi phạm thuộc quyền quản lý củanhà trường hoặc lập biên bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có biện pháp xử lý,nếu người vi phạm không thuộc quyền quản lý của nhà trường. Trong thời gian thivà chấm thi, nếu các đoàn hoặc cán bộ thanh tra tuyển sinh được thành lập, giaonhiệm vụ theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hiện thấy các trường hợpvi phạm quy chế rõ ràng thì lập biên bản tại chỗ và đề nghị Chủ tịch Hội đồngtuyển sinh trường xử lý ngay theo các quy định của Quy chế tuyển sinh.

e) Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh và các cán bộ có liên quan thuộcBan đề thi, Ban chấm thi của các trường đại học, cao đẳng hoặc giảng viên các trường đại học, caođẳng nhận làm đề thi tuyển sinh và chấm thi cho trường khác, nếu vi phạm cácquy định hiện hành về ra đề thi, chấm thi đều bị xử lý theo các hình thức tươngứng của Điều này.

g) Nếu định điểm xét tuyển không hợp lý dẫn đến vượt quá nhiều chỉtiêu được giao thì tùy theo mức độ sai phạm, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh sẽ bịxử lý từ hình thức khiển trách đến cách chức và số thí sinh tuyển vượt chỉ tiêusẽ bị khấu trừ vào chỉ tiêu tuyển sinh năm sau của trường.

2. Các hình thức xử lý kỷ luật hành chính hoặc xử lý theo phápluật nói tại khoản 1

Điều này, do cơ quan quản lý cán bộ ra quyết định theo thông báovề sai phạm của cơ quan tổ chức kỳ thi, có thể kèm theo việc cấm đảm nhiệmnhững công việc có liên quan đến thi cử từ 1 đến 5 năm.

3. Việc xử lý những cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên, cơhữu của các trường ngoài công lập không phải là công chức nhà nước vi phạm Quychế tuyển sinh do Hiệu trưởng quyết định theo mức xử lý quy định tại Điều này.

Điều 39. Xử lý thí sinh dự thi vi phạm quy chế đốivới những thí sinh vi phạm quy chế đều phải lập biên bản và tùy mức độ nặng nhẹxử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

1. Khiển trách áp dụng đối với những thí sinhphạm lỗi một lần: nhìn bài của bạn, trao đổi với hạn (hình thức này do cán bộcoi thi quyết định tại biên bản được lập). Thí sinh bị khiển trách trong khithi môn nào sẽ bị trừ 25% số điểm thi của môn đó.

2. Cảnh cáo đối với các thí sinh vi phạm mộttrong các lỗi sau đây:

Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tụcvi phạm Quy chế.

Mang vào phòng thi phương tiện thông tin liên lạc, vũ khí, chấtgây nổ, gây cháy, bia, rượu hoặc các vật dụng gây nguy hại khác.

Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp cho bạn.

Chép bài của người khác. Những bài thi đã có kết luận là giốngnhau thì xử lý như nhau. Nếu người bị xử lý có đủ bằng chứng chứng minh mình bịquay cóp thì Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường có thể xem xét giảm từ mức kỷluật cảnh cáo xuống mức khiển trách.

Người bị kỷ luật cảnh cáo trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 50% sốđiểm thi của môn đó.

Hình thức kỷ luật cảnh cáo do cán bộ coi thi lập biên bản, thutang vật và ghi rõ hình thức kỷ luật đã đề nghi trong biên bản.

3. Đình chỉ thi đối với các thísinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:

Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục viphạm Quy chế.

Sau khi đã bóc đề thi bị phát hiện vẫn còn mang theo người: tàiliệu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm.

Đưa đề thi ra ngoài hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi.

Viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi.

Có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hayđe doạ thí sinh khác.

Hình thức đình chỉ thi do cán bộ coi thi lập biên bản, thu tangvật và do ủy viên phụ trách điểm thi quyết định.

Thí sinh bị kỷ luật đình chỉ thi trong khi thi môn nào sẽ bị điểmkhông (0) môn đó; phải ra khỏi phòng thi ngay sau klù có quyết định của ủy viênphụ trách điểm thi nhưng không được ra khỏi khu vực thi cho đến khi hết giờ thimôn đó; không được thi các môn tiếp theo; không được dự các đợt thi kế tiếptrong năm đó tại các trường khác.

4. Tước quyền vào học các trường đại học,cao đẳng ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các trườngđại học, cao đẳng trong hai năm tiếp theo hoặc đề nghị các cơ quan có thẩmquyền truy tố trước pháp luật đối với những thí sinh vi phạm một trong các lỗisau đây:

Man khai hồ sơ để hưởng chính sách ưu tiên theo khu vực hoặc theođối tượng trong tuyển.

Sử dụng văn bằng tốt nghiệp không hợp pháp.

Nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức.

Có hành động phá hoại kỳ thi, hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác.

Hình thức kỷ luật này do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định.

Đối với các trường hợp vi phạm khác, tùy theo tính chất và mức độvi phạm, Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường vận dụng xử lý kỷluật theo các hình thức đã nêu ở Điều này.

Việc xử lý kỷ luật thí sinh phải được công bố cho thí sinh biết:Nếu thí sinh không chịu ký tên vào biên bản thì hai cán bộ coi thi ký vào biênbản. Nếu giữa cán bộ coi thi và ủy viên phụ trách điểm thi không nhất trí vềcách xử lý thì ghi rõ ý kiến hai bên vào biên bản để báo cáo Trưởng Ban coi thiquyết định.

Điều 40. Xử lý các trường hợp đặc biệt phát hiện đưatrong khi chấm thi

Ban thư ký, Ban chấm thi có trách nhiệm phát hiện và báo cáo TrưởngBan chấm thi nhưng bài thi có biểu hiện vi phạm Quy chế cần xử lý, ngay cả khikhông có biên bản của Ban coi thi. Sau khi Trưởng Ban chấm thi đã xem xét vàkết luận về các trường hợp vi phạm thì xử lý theo quy định dưới đây:

1. Trừ điểm đối với bài thi

Những bài thi bị nghi vấn có dấu hiệu đánh dấu thì tổ chức chấmtập thể, nếu đủ căn cứ xác đáng để các cán bộ chấm thi và Trưởng môn chấm thikết luận là lỗi cố ý của thí sinh thì bị trừ 50% điểm toàn bài.

2. Cho điểm (0) đối với những phần của bài thi hoặctoàn bộ bài thi

Chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi.

Những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quyđịnh.

Nộp hai bài cho một môn thi hoặc bài thi viết bằng hai loại chữkhác nhau.

3. Hủy bỏ kết quả thi của cả 3 môn thi đối với nhữngthí sinh

Phạm các lỗi quy định tại khoản 2 Điều này nhưng từ hai môn thitrở lên.

Viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi.

Nhờ người khác thi hộ hoặc làm bài hộ cho người khác dưới mọi hìnhthức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của ngườikhác đề nộp.

4. Đối với những bài thi nhầu nát hoặc nghi có đánh dấu (ví dụ: viết bằnghai thứ mực hoặc có nếp gấp khác thường) thì tổ chức chấm tập thể. Nếu Trưởngmôn và hai cán bộ chấm thi xem xét kết luận có bằng chứng tiêu cực thì trừ điểmtheo quy định. Nếu do thí sinh khác giằng xé làm nhầu nát thì căn cứ biên bảncoi thi, tiến hành chấm bình thường và công nhận kết quả.

Chương VI.

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ LƯU TRỮ

Điều 41. Chế độ báo cáo

Trước ngày 20 tháng 6 hàng năm, các trường đại học, cao đẳng báocáo Bộ Giáo dục và Đào tạo địa điểm, số máy điện thoại, địa chỉ e-mail và máyFax trực thi của trường.

Mỗi buổi thi, sau khi thí sinh làm bài được 2/3 thời gian, các trườngđại học, cao đẳng báo cáo nhanh bằng điện thoại hoặc Fax cho Bộ Giáo dục và Đào tạo về số lượngthí sinh dự thi, tình hình đề thi và những vấn đề liên quan.

Ngay sau buổi thi cuối cùng, báo cáo nhanh về Bộ Giáo dục và Đàotạo tình hình kỳ thi tuyển sinh (theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Những trường thitheo đề thi riêng cần gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo đề thi và đáp án, thang điểmcủa mỗi môn thi.

Ngay sau khi Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ký duyệt điểm trúngtuyển của trường, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo biên bản xác định điểm trúngtuyển của trường. Trường hợp đặc biệt, trong đó có trường hợp điểm trúng tuyểnquá thấp hoặc chỉ tuyển được một nguyện vọng, Hội đồng tuyển sinh trường báocáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.

Trước ngày 30 tháng 5 hàng năm truyền về Bộ Giáo dục và Đào tạothống kê số lượng thí sinh dự thi theo quy định tại khoản 5 Điều 22 của Quy chếtuyển sinh.

Tháng 11 hàng năm các trường báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo tìnhhình và kết quả thi tuyển sinh năm đó và dự kiến kế hoạch tuyển sinh năm sau(theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Điều 42. Chế độ lưu trữ

Tất cả các bài thi của thí sinh trúng tuyển, các tài liệu liênquan đến ký thi tuyển sinh, trường phải bảo quản vá lưu trữ trong suốt khóa đàotạo theo quy định của Pháp lệnh Lưu trữ. Hết khóa đào tạo Hiệu trưởng ra quyếtđinh thành lập Hội đồng xét hủy. Bài thi của thí sinh không trúng tuyển lưu trữmột năm kể từ ngày thi. Các tài liệu và kết quả thi (tên thí sinh, điểm các mônthi điểm trúng tuyển) phải lưu trữ lâu dài./.

Trường ………..

...............................................

...............................................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày….. tháng……..năm……..

 

BIÊN BẢN

XÁC ĐỊNH ĐIỂM TRÚNG TUYỂN (ĐTT)

KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM……

 

Năm….

Năm…

 

Đại học

Cao đẳng

Đại học

Cao đẳng

Chỉ tiêu được giao

 

 

 

 

Số được tuyển thẳng

 

 

 

 

Số từ dự bị chuyển lên

 

 

 

 

Số đạt điểm xét tuyển kỳ thi tuyển sinh

 

 

 

 

Tỷ lệ tuyển dư (%)

 

 

 

 

Số trúng tuyển bổ sung qua phúc khảo

 

 

 

 

Số thực tế đang học năm thứ nhất

 

 

 

 

Tỷ lệ giữa số học sinh đang học năm thứ nhất so với số đạt điểm xét tuyển (%)

 

 

 

 

Tỷ lệ giữa số đang học năm thứ nhất so với chỉ tiêu được giao (%)

 

 

 

 

Căn cứ Quy chế tuyển sinh hiện hành, Hội đồng tuyển sinh quyếtđịnh điểm trúng tuyển năm…. như sau:

Khối thi hoặc ngành học:…………………………………………………………

Môn nhân hệ số:……………, hệ số mấy:………………………………………..

 

 

KV3

KV2

KV2-NT

KV1

Cộng

HSTP

Điểm trúng tuyển

 

 

 

 

 

Số người đạt điểm trúng tuyển

 

 

 

 

 

UT2

Điểm xét tuyển

 

 

 

 

 

Số người đạt điểm trungs tuyển

 

 

 

 

 

UT1

Điểm xét tuyển

 

 

 

 

 

 

Số người đạt điểm trúng tuyển

 

 

 

 

 

Tổng số người đạt điểm trúng tuyển

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường

(Ký tên, đóng dấu)

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqctshchcq432