AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp đối với học sinh học nghề hệ dài hạn tập trung

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp đối với học sinh học nghề hệ dài hạn tập trung

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số: 448/2002/QĐ-BLĐTBXH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2002                          
Are You suprised ?

QUYẾTĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Vềviệc ban hành Quy chế thi , kiểm tra và công nhận tốt nghiệp đối với

họcsinh học nghề hệ dài hạn tập trung

 

BỘTRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 

Căn cứNghị định số 15 / CP ngày 02 / 03 / 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạnvà trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứNghị định 96/CP ngày 07/12/1993 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứNghị định số 33 / 1998 / NĐ - CP ngày 23 / 5/ 1998 của Chính phủ về việc thànhlập Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứNghị định số 02 / 2001 / NĐ - CP ngày 9/1/2001 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành Bộ Luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề;

Xét đềnghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,

 

QUYẾTĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thi,kiểm tra và công nhận tốt nghiệp đối với học sinh học nghề hệ dài hạn tập trungtại các trường dạy nghề, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyênnghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy nghề hệ dài hạn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từngày ký.

Các văn bảnquy định về thi, kiểm tra, xét lên lớp, xét tốt nghiệp đối với học sinh họcnghề hệ dài hạn tập trung được ban hành trước đây đều bãi bỏ.

Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương, Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủcó trường có dạy nghề hệ dài hạn tập trung; Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởngTổng cục Dạy nghề, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hiệu trưởngcác trường có dạy nghề hệ dài hạn tập trung và Thủ trưởng các đơn vị có liênquan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

QUYCHẾ THI, KIỂM TRA VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP

ĐỐIVỚI HỌC SINH HỌC NGHỀ HỆ DÀI HẠN TẬP TRUNG

(Banhành kèm theo Quyết định số: 448 / 2002 / QĐ - BLĐTBXH

ngày9 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội )

 

ChươngI

Cácquy định chung

Điều 1. Thi, kiểm tra là chế độ bắt buộc đối với họcsinh học nghề hệ dài hạn tập trung tại các Trường dạy nghề, các Trường Đại học,Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy nghềdài hạn.

Thi và kiểmtra bao gồm:

Kiểm tra thườngxuyên và kiểm tra định kỳ.

Kiểm tra,thi cuối học kỳ.

Thi tốtnghiệp.

Điều 2. Mục đích và yêu cầu của thi, kiểm tra:

1 - Thi vàkiểm tra nhằm mục đích đánh giá kết quả học tập của học sinh về các mặt kiếnthức, kỹ năng tay nghề trong quá trình học tập và toàn khoá học để nâng caotinh thần học tập rèn luyện của học sinh, đồng thời củng cố và hệ thống hoákiến thức, kỹ năng tay nghề của học sinh.

Thi và kiểmtra còn nhằm mục đích để giáo viên và nhà trường rút kinh nghiệm nhằm đề ra cácbiện pháp cải tiến phương pháp giảng dạy, để nâng cao khả năng tiếp thu của họcsinh.

2 - Yêu cầuđối với thi và kiểm tra là đánh giá đúng kết quả học tập của từng học sinh,đồng thời đánh giá được chất lượng công tác giáo dục đào tạo của nhà trường.

Điều 3. Trong kế hoạch đào tạo hiệu trưởng trường phảixác định các môn thi và các môn kiểm tra trong từng học kỳ và thông báo cho họcsinh biết từ đầu khoá học.

Nếu một mônhọc được phân bố trong nhiều học kỳ thì mỗi phần của môn học theo từng học kỳphải được xác định trước là môn thi hay môn kiểm tra. Các đợt thực tập taynghề, lao động sản xuất kết hợp với ngành nghề được tính như một môn thi haymôn kiểm tra là tuỳ thuộc vào khối lượng kiến thức, nội dung, tính chất của mônhọc.

Trường hợpđào tạo nghề theo mô đun thì việc xác định môđun là môđun thi hay môđun kiểmtra là tuỳ thuộc vào khối lượng nội dung của từng môđun.

Môn học vàmôđun dưới đây gọi chung là môn học.

Điều 4. Đánh giá kết quả thi, kiểm tra đều dùng thangđiểm 10. Đối với các môn học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành cần kiểm trahoặc thi cả lý thuyết lẫn thực hành, thì phải quy định điểm tối đa của từngphần sao cho tổng hai điểm tối đa là 10.

Điều 5. Nội quy thi, kiểm tra do nhà trường quy định vàphải được phổ biến trước kỳ thi, kiểm tra. Cán bộ, giáo viên coi thi, kiểm traphải chấp hành đúng nội quy và có trách nhiệm hướng dẫn học sinh thực hiện nộiquy để việc thi, kiểm tra được nghiêm túc và công bằng.

Học sinh viphạm nội quy, tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử lý theo một trong các hình thức sau:

a. Cảnh cáovà cho tiếp tục thi hoặc kiểm tra.

b. Đình chỉthi hoặc kiểm tra môn học và cho điểm 0.

c. Đình chỉtoàn bộ kỳ thi, kiểm tra và cho điểm 0, xử lý cho thôi học hoặc xét cho lưuban.

Các mức độvi phạm tương ứng với các hình thức xử lý trên do nhà trường quy định trong nộiquy. Các trường hợp vi phạm đều phải lập biên bản, trong đó có chữ ký của họcsinh vi phạm và cán bộ, giáo viên coi thi, kiểm tra. Trường hợp học sinh viphạm không ký thì các cán bộ, giáo viên coi thi, kiểm tra đều phải ký và ghi rõtrong biên bản là học sinh vi phạm không ký. Các trường hợp đình chỉ thi, kiểmtra phải được báo cáo kịp thời với hội đồng thi hoặc với hiệu trưởng để xem xétvà quyết định.

Điều 6. Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách xãhội theo quy định của Nhà nước được ưu tiên trong việc xét học tiếp lên năm họcsau, xét dự thi tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp.

 

ChươngII

Kiểmtra thường xuyên và định kỳ

Điều 7. Tất cả các môn học đều phải được tổ chức kiểmtra thường xuyên và kiểm tra định kỳ. Môn học có từ 30 tiết trở lên, mỗi họcsinh có ít nhất 03 điểm kiểm tra. Môn học dưới 30 tiết, mỗi học sinh có ít nhất02 điểm kiểm tra.

Điều 8. Kiểm tra thường xuyên được tiến hành vào giờlên lớp hàng ngày, bằng các hình thức kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết, hoặckiểm tra thực hành từng phần môn học. Thời gian kiểm tra không quá 30 phút.

Điều 9. Kiểm tra định kỳ bao gồm các hình thức sau:

Kiểm tra vấnđáp, trắc nghiệm hoặc viết sau mỗi chương hoặc phần chính của môn học. Thờigian kiểm tra từ 30 phút đến 60 phút.

Kiểm trathực tập môn học.

Bài tập thựchành của môn học thực hành.

Điều 10. Hệ số các điểm kiểm tra thường xuyên và kiểmtra định kỳ được quy định như sau:

Hệ số 1: Cácđiểm kiểm tra thường xuyên.

Hệ số 2: Cácđiểm kiểm tra định kỳ, kiểm tra thực tập môn học và các điểm bài tập của mônthực hành.

 

ChươngIII

Tổchức thi và kiểm tra cuối học kỳ

Điều 11. Tất cả các môn học trong học kỳ đều phải thihoặc kiểm tra cuối học kỳ, trong đó số môn thi từ 3 đến 4 môn.

Nội dung thilà toàn bộ kiến thức môn học, kỹ năng tay nghề đã được giảng dạy trong học kỳ.

Nội dungkiểm tra là những kiến thức kỹ năng tay nghề chủ yếu của chương trình đã dạytrong học kỳ đó.

Hình thứcthi, kiểm tra là viết, vấn đáp, thực hành kỹ năng tay nghề, trắc nghiệm hoặckết hợp giữa các hình thức trên.

Thời gianthi mỗi môn học không quá: 180 phút khi thi viết; 90 phút khi thi trắc nghiệm;thi vấn đáp chuẩn bị 40 phút và trả lời 20 phút; từ 8 giờ đến 16 giờ khi thithực hành kỹ năng tay nghề.

Điểm kiểmtra học kỳ: hệ số 3.

Thời giankiểm tra mỗi môn học: 120 phút khi kiểm tra viết; 60 phút khi kiểm tra trắcnghiệm; kiểm tra vấn đáp chuẩn bị 30 phút và trả lời 15 phút; từ 4 giờ đến 8giờ khi kiểm tra thực hành.

Điều 12. Cuối mỗi học kỳ, kết quả học tập từng môn họccủa học sinh phải được tính điểm tổng kết môn học.

Điểm tổngkết môn học trong một học kỳ được xác định như sau:

Đối với mônkiểm tra, điểm tổng kết môn học là trung bình cộng của tất cả các điểm kiểm tratheo hệ số của từng loại điểm.

Đối với mônthi, điểm tổng kết môn học là trung bình cộng của điểm thi học kỳ và điểm trungbình của các điểm kiểm tra theo hệ số của từng loại điểm.

Điểm tổngkết môn học được quy tròn đến số thứ nhất trong phần thập phân.

Điều 13. Học sinh được dự thi, kiểm tra môn học cuối họckỳ khi có đủ các điều kiện sau:

Có mặt ở lớpít nhất là 80% thời gian quy định của môn học đó.

Có đủ số lầnkiểm tra tối thiểu theo quy định cho môn học đó và ít nhất có 50% số lần kiểmtra đạt yêu cầu.

Trường hợphọc sinh nghỉ học từ trên 20% đến 40% số tiết theo quy định có lý do chínhđáng, đồng thời được giáo viên môn học phụ đạo và đề nghị cho thi hoặc kiểm tramôn học đó thì hiệu trưởng xem xét và quyết định.

Đối với họcsinh bỏ thi hoặc kiểm tra môn học cuối học kỳ, không có lý do chính đáng thìphải nhận điểm 0 làm điểm thi, điểm kiểm tra môn học cuối học kỳ để tính điểmtổng kết môn học và chỉ được quyền thi hoặc kiểm tra môn học cuối học kỳ lầnthứ hai.

Trường hợphọc sinh không dự thi hoặc kiểm tra môn học cuối học kỳ có lý do chính đáng sẽđược trường xem xét cho thi hoặc kiểm tra môn học vào đợt thi, kiểm tra lần thứhai do trường bố trí. Kết quả thi, kiểm tra được coi là thi, kiểm tra lần đầu.

Điều 14. Học sinh không được dự thi, dự kiểm tra cuối họckỳ theo quy định tại Điều 13, chỉ có thể được thi, kiểm tra môn học cuối học kỳnếu trong thời gian từ lúc nghỉ ôn thi đến lúc tổ chức thi và kiểm tra lại cuốihọc kỳ lần thứ hai, được giáo viên môn học phụ đạo và đề nghị. Trên cơ sở đềnghị đó, hiệu trưởng xem xét và quyết định cho thi hoặc kiểm tra môn học cuốihọc kỳ. Việc thi, kiểm tra môn học cuối học kỳ của những học sinh này được tínhlà thi, kiểm tra lần thứ hai.

Học sinhphải nộp lệ phí thi, kiểm tra theo quy định của nhà trường.

Điều 15. Kiểm tra môn học cuối học kỳ do giáo viên mônhọc soạn đề và đáp án, trưởng khoa hoặc tổ trưởng bộ môn duyệt. Việc chấm bàiphải do hai giáo viên đảm nhận và thống nhất cho điểm. Trường hợp giữa hai giáoviên không thể thống nhất cho điểm thì trưởng khoa hoặc tổ trưởng bộ môn xemxét và quyết định.

Việc kiểmtra môn học cuối học kỳ phải được tổ chức trước kỳ thi học kỳ.

Điểm kiểmtra vấn đáp và trắc nghiệm phải được công bố không quá một ngày sau khi kiểmtra; các hình thức kiểm tra khác được công bố chậm nhất là 7 ngày sau khi kiểmtra.

Điều 16. Trưởng phòng đào tạo và các trưởng khoa, tổ trưởngbộ môn chịu trách nhiệm lập kế hoạch và tổ chức thi học kỳ, phân công cán bộ,giáo viên coi thi, hỏi thi hoặc chấm thi.

Các đề thivà đáp án do các khoa, tổ bộ môn soạn và trình hiệu trưởng xét duyệt. Điểm thivấn đáp, trắc nghiệm được công bố chậm nhất là một ngày sau khi thi, các hìnhthức thi khác được công bố chậm nhất là 7 ngày sau khi thi.

Điều 17. Học sinh có điểm tổng kết môn học dưới 5 đượcthi hoặc kiểm tra lại môn học cuối học kỳ để tính lại điểm tổng kết môn học.Nếu điểm tổng kết môn học lần thứ hai đạt từ 5 điểm trở lên thì chỉ được tínhlà 5 điểm. Nếu điểm tổng kết môn học lần thứ hai dưới 5 điểm thì lấy điểm caonhất trong hai điểm tổng kết môn học để tính điểm trung bình chung.

Việc tổ chứcthi, kiểm tra lần thứ hai các môn học được thực hiện theo các quy định như thi,kiểm tra lần thứ nhất. Thời điểm tổ chức thi, kiểm tra lại do hiệu trưởng xemxét quyết định và thông báo cho học sinh biết trước ít nhất là một tuần.

Học sinhthi, kiểm tra lần thứ hai phải nộp lệ phí thi theo quy định của nhà trường.

Điều 18. Cuối mỗi học kỳ, điểm trung bình chung học tậpcủa học kỳ, được tính theo công thức sau:

n m

2 S ai Ai +S bj Bj

i =1 j =1



ĐTBCHK=

n m

2S ai + S bj

i=1 j =1

Trong đó: nlà số môn thi, m là số môn kiểm tra;

-ai là hệ sốmôn học, Ai là điểm tổng kết môn học của môn thi thứ i;

-bj là hệ sốmôn học, Bj là điểm tổng kết môn học của môn kiểm tra thứ j.

Điểm trungbình chung học kỳ được quy tròn đến số thứ nhất trong phần thập phân.

Hệ số mônhọc được xác định như sau:

Đối với mônlý thuyết thì lấy số tiết học của môn học đó trong học kỳ chia cho 15 tiết, quytròn phần thập phân để hệ số môn học là số nguyên.

Đối với mônthực hành thì lấy số giờ thực hành của môn học đó trong học kỳ chia cho 40 giờ,quy tròn phần thập phân để hệ số môn học là số nguyên.

Đối với cácmô đun và các môn học có cả lý thuyết và thực hành thì tính riêng từng phầntheo quy định trên rồi cộng lại và quy tròn phần thập phân để hệ số môn học làsố nguyên.

Các hệ sốmôn học trong tất cả các học kỳ phải được xác định khi xây dựng kế hoạch đàotạo và thông báo để học sinh biết.

 ChươngIV

Xếploại học sinh

Điều 19. Đối với các khoá học cuối mỗi năm học nhà trườngtổ chức xếp loại học sinh. Riêng đối với các khoá học từ 18 tháng trở lên, nhàtrường còn phải tổ chức xét việc học tiếp, học lại hay thôi học của học sinh.

Việc xếploại học tập của học sinh được thực hiện dựa trên điểm trung bình chung của tấtcả các môn học trong năm.

Điểm trungbình chung năm học là điểm trung bình cộng của điểm trung bình chung của haihọc kỳ.

Học sinh đượcxếp loại học tập trong năm theo quy định sau:

1 - Loại đạtyêu cầu trở lên gồm:

Loại xuấtsắc: Có điểm trung bình chung năm học từ 9 điểm trở lên và các điểm tổng kếtmôn học phải đạt từ 7 điểm trở lên.

Loại giỏi:Có điểm trung bình chung năm học từ 8 điểm đến cận 9 điểm và các điểm tổng kếtmôn học phải đạt từ 6 điểm trở lên.

Loại khá: Cóđiểm trung bình chung năm học từ 7 điểm đến cận 8 điểm và các điểm tổng kết mônhọc phải đạt từ 5 điểm trở lên.

Loại trungbình khá: Có điểm trung bình chung năm học từ 6 điểm đến cận 7 điểm và các điểmtổng kết môn học phải đạt từ 5 điểm trở lên.

Loại trungbình: Có điểm trung bình chung năm học từ 5 điểm đến cận 6 điểm và các điểmtổng kết môn học từ 5 điểm trở lên.

2 - Loạikhông đạt yêu cầu:

Loại yếu: Cóđiểm trung bình chung năm học từ 4 điểm đến cận 5 điểm.

Loại kém: Cóđiểm trung bình chung năm học dưới 4 điểm.

Điều 20. Việc xếp loại đạo đức của học sinh được thựchiện theo quy định sau:

Loại tốt:học tập chăm chỉ. Có ý thức tổ chức kỷ luật , chấp hành tốt nội quy của nhà trườngvà pháp luật của Nhà nước. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Có tinh thầnxây dựng trường, lớp vững mạnh, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn.

Loại khá:Học tập nghiêm túc. Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nội quy của nhà trườngvà pháp luật của Nhà nước. Tham gia các hoạt động xã hội, có tinh thần xây dựngtrường, lớp, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn. Có thể có một vài khuyết điểmnhưng không đến mức bị xử lý.

Loại trungbình: Có ý thức học tập, chấp hành nội quy của nhà trường, có nghỉ học nhưng dưới20% thời gian học theo quy định. Tham gia các hoạt động xã hội. Có thể phạm kỷluật một lần cảnh cáo toàn lớp trở xuống, đã qua một thời gian sửa chữa và cótiến bộ.

Loại yếu: Khôngchăm chỉ học tập, bỏ học trên 20% thời gian học theo quy định, vi phạm nội quycủa nhà trường hoặc vi phạm trật tự nơi công cộng bị xử lý. Ýthức tổ chức kỷ luật yếu. Sửa chữa khuyết điểm chậm hoặc tái phạm khuyết điểm.Đã bị hai lần cảnh cáo toàn lớp hoặc một lần cảnh cáo toàn trường.

Việc xếploại đạo đức của học sinh do giáo viên chủ nhiệm lớp đề xuất, hội đồng xếp loạihọc sinh xem xét, đề nghị và hiệu trưởng quyết định.

Điều 21. Học sinh được học tiếp lên năm học sau nếu đượcxếp loại học tập và đạo đức trong năm từ loại trung bình trở lên.

Điều 22. Học sinh được xét vớt học tiếp lên năm học saunếu có điểm điểm trung bình chung năm học từ 5 điểm trở lên và thuộc một trongba trường hợp sau:

1 - Đạo đứcloại khá trở lên, chỉ có một môn thi hoặc hai môn kiểm tra có điểm tổng kết mônhọc từ 4 điểm đến cận 5 điểm.

2 - Có điểmtổng kết môn học tất cả các môn học từ 5 điểm trở lên; bị xử lý kỷ luật nhưngđã sửa chữa, có tiến bộ và được hội đồng kỷ luật nhà trường quyết định cho tiếptục học tập.

3 - Học sinhdiện chính sách, những học sinh có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho cácphong trào, hoạt động của nhà trường trong năm học đó và các cán bộ lớp (lớp trưởng,lớp phó, bí thư chi bộ, bí thư chi đoàn của năm học đó) có các điểm tổng kếtmôn học của hai môn thi hoặc một môn thi và hai môn kiểm tra từ 4 đến cận 5điểm không vi phạm nội quy, kỷ luật của nhà trường.

Đối với họcsinh diện chính sách được xét vớt học tiếp lên năm học sau hai lần trong cảkhoá học, khi xét vớt học tiếp lên năm học sau lần thứ hai học sinh phải đạtđiều kiện Khoản 1 trong Điều 22 này.

Những họcsinh được vớt học tiếp lên năm học sau thì không phải thi, kiểm tra lại các mônchưa đạt yêu cầu.

Điều 23. Những học sinh không được học tiếp lên năm họcsau, được giải quyết như sau:

1- Cho họclại (lưu ban) theo lớp của khoá tiếp theo nhưng chỉ được lưu ban một lần trongsuốt khoá học, nếu có đủ các điều kiện sau:

a. Có điểmtrung bình chung năm học đó từ 4 điểm đến cận 5 điểm; đối với những học sinhghi trong Khoản 3 ở Điều 22, có điểm trung bình chung năm học đạt từ 3,5 trởlên đến cận 5 điểm.

b. Đạo đứctrung bình trở lên.

Học sinh họclưu ban được quyền bảo lưu kết quả những môn học đã đạt yêu cầu và chỉ phải họclại những môn chưa đạt yêu cầu.

Những họcsinh này phải tự túc và nộp các khoản kinh phí đào tạo theo quy định của nhà trường.

2 - Cho thôihọc những học sinh không đủ các điều kiện ghi ở Khoản 1 trong Điều 23 này.

Điều 24. Học sinh được học tiếp lên năm học sau nhưng vìlý do sức khoẻ mà không tiếp tục học được thì được phép nghỉ điều trị. Sau khiđã bình phục sức khoẻ học sinh được trở lại học tiếp.

Học sinhđang học nhưng vì một lý do chính đáng nào đó mà phải ngừng học, thì trongkhoảng thời gian hai năm trở lại nếu có nguyện vọng được phép học tiếp. Ngoàikhoảng thời gian đó do hiệu trưởng quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

Điều 25. Việc xếp loại học sinh và xét học tiếp lên nămhọc sau do hiệu trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của hội đồng xếp loại họcsinh. Hội đồng do hiệu trưởng quyết định thành lập.

Thành phầnhội đồng bao gồm:

Chủ tịch hộiđồng là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo.

Phó chủ tịchhội đồng là phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo hoặc trưởng phòng đào tạo.

Uỷ viên thưký là trưởng hoặc phó trưởng phòng đào tạo.

Các uỷ viên:gồm một số trưởng khoa, tổ trưởng bộ môn, xưởng trưởng xưởng thực tập tay nghề.Giáo viên chủ nhiệm là uỷ viên của hội đồng khi xét đến lớp đó.

Số lượngthành viên của hội đồng là số lẻ không quá chín người.

Điều 26. Uỷ viên thư ký của hội đồng xếp loại học sinhcó nhiệm vụ:

Lập danhsách xếp loại học sinh của năm học.

Lập danhsách học sinh được học tiếp lên năm học sau và dự kiến danh sách học sinh thuộcdiện xét vớt học tiếp lên năm học sau; học sinh lưu ban và học sinh cho thôihọc.

Lập danhsách xếp thứ tự kết quả học tập của học sinh sau lần thi, kiểm tra cuối học kỳlần thứ nhất để làm cơ sở xét cấp học bổng và các chế độ khác.

Ghi biên bảncác cuộc họp của hội đồng.

Điều 27. Hội đồng xếp loại học sinh có nhiệm vụ xem xétvà thông qua danh sách xếp loại học sinh, danh sách học sinh được học tiếp lênnăm học sau, được xét vớt học tiếp lên năm học sau, danh sách học sinh lưu banvà cho thôi học.

Hội đồng làmviệc theo nguyên tắc dân chủ tập trung và biểu quyết theo đa số. Trên cơ sở cácbiên bản và kiến nghị của hội đồng, hiệu trưởng ra quyết định và công bố cácdanh sách trên. Thời gian công bố chậm nhất là mười ngày trước khi bắt đầu nămhọc mới.

Điều 28. Các biên bản, kiến nghị của hội đồng và quyếtđịnh của hiệu trưởng được lập thành hồ sơ báo cáo kết quả năm học gửi lên cơquan trực tiếp quản lý trường (Bộ, Tổng cục, Sở Lao động - Thương binh và Xãhội...) hoặc báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với các trường dânlập và tư thục chậm nhất là mười lăm ngày sau kỳ họp cuối cùng của hội đồng.

Điều 29. Học sinh có quyền khiếu nại về việc xếp loạihọc sinh, xét học tiếp lên năm học sau, cho thôi học và các hình thức xử lý đốivới bản thân mình lên hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải trả lời cho đương sự trongthời hạn theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại tố cáo.

 

ChươngV

Tổchức thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

Điều 30. Kết quả học tập của năm học cuối khoá hoặc củahọc kỳ cuối khoá (nếu năm cuối khoá chỉ có một học kỳ) là cơ sở để xét dự thitốt nghiệp. Học sinh được dự thi tốt nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau:

a) Có điểmtrung bình chung đạt từ 5 điểm trở lên;

b) Tất cảcác môn thi đều có điểm tổng kết môn học từ 5 điểm trở lên;

c) Không bịxử lý kỷ luật của nhà trường, không vi phạm pháp luật của Nhà nước.

Điều 31. Học sinh được xét vớt dự thi tốt nghiệp nếutrong khoá học chưa được xét vớt học tiếp lên năm học sau, có điểm trung bìnhchung từ 5 điểm trở lên và thuộc một trong ba trường hợp sau:

1- Chỉ cómột môn thi có điểm tổng kết môn học từ 4 đến cận 5 điểm; không vi phạm nộiquy, kỷ luật của nhà trường và pháp luật của Nhà nước.

2- Các mônthi đều có điểm tổng kết môn học từ 5 điểm trở lên; không vi phạm pháp luật củaNhà nước, có vi phạm nội quy, kỷ luật của nhà trường nhưng được hội đồng kỷluật quyết định cho tiếp tục học tập.

3 - Học sinhdiện chính sách có điểm tổng kết môn học của hai môn thi từ 4 điểm đến cận 5điểm; không vi phạm nội quy, kỷ luật của nhà trường, pháp luật của Nhà nước.

Học sinhdiện chính sách trong khoá học đã được xét vớt học tiếp lên năm học sau một lầnthì phải đạt điều kiện quy định tại Khoản 1 trong điều này mới được xét vớt dựthi tốt nghiệp; nếu đã được xét vớt học tiếp lên năm học sau hai lần thì khôngđược vớt dự thi tốt nghiệp.

Điều 32. Đối với học sinh không đủ điều kiện dự thi tốtnghiệp thì hướng giải quyết như sau:

1- Đối vớinhững học sinh không được dự thi tốt nghiệp có tối đa 2 môn thi điểm tổng kếtmôn học từ 4 điểm đến cận 5 điểm thì cho trở lại trường thi, kiểm tra lại mộtlần nữa các môn chưa đạt yêu cầu để tính lại điểm tổng kết môn học và xét lạiđiều kiện dự thi tốt nghiệp. Thời gian thi, kiểm tra lại do nhà trường quyếtđịnh. Nếu học sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp thì được thi tốt nghiệp trongkỳ thi tiếp sau. Nếu học sinh vẫn không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp thì chohọc lưu ban lớp khoá sau (nếu trong khoá học chưa lưu ban lần nào) hoặc chothôi học.

2- Đối vớinhững học sinh không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 nói trên, cho học lưuban lớp của khoá sau, nếu trong khoá học chưa lưu ban lần nào. Học sinh lưu banđược quyền bảo lưu kết quả những môn học đã đạt yêu cầu, chỉ phải học những mônhọc chưa đạt yêu cầu. Những học sinh này phải tự túc và nộp các khoản kinh phíđào tạo theo quy định của nhà trường.

3- Đối vớinhững học sinh không được dự thi tốt nghiệp do vi phạm nội quy, kỷ luật, nếusau thời gian từ sáu tháng đến một năm, được chính quyền địa phương hoặc cơquan xác nhận đã sửa chữa khuyết điểm, thì học sinh được dự thi tốt nghiệptrong kỳ thi tiếp sau. Hết thời gian một năm, nếu học sinh vẫn không tiến bộthì cho thôi học.

4- Những họcsinh không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp mà không thuộc các đối tượng trên thìcho thôi học.

Điều 33. Học sinh đủ điều kiện được thi nhưng vì lý dochính đáng, không thể tham gia kỳ thi được thì có quyền dự thi trong các kỳ thitốt nghiệp tiếp theo như học sinh thi tốt nghiệp lần thứ nhất, nhưng phải cóđơn đề nghị.

Điều 34. Thi tốt nghiệp gồm hai phần là lý thuyết nghề vàthực hành nghề.

Đề thi tốtnghiệp phải có tính tổng hợp các kiến thức, kỹ năng nghề trong toàn bộ quátrình đào tạo và phải giữ tuyệt đối bí mật. Đề thi và đáp án do ban đề thi soạnvà trình hiệu trưởng duyệt. Hiệu trưởng trực tiếp chỉ định trưởng ban và cácthành viên của ban đề thi.

Điều 35. Thời gian ôn tập và thi tốt nghiệp được xácđịnh từ trước trong kế hoạch đào tạo.

Đối với phầnthi lý thuyết, thời gian thi viết từ 120 phút đến 180 phút; thi vấn đáp, mỗihọc sinh chỉ được rút phiếu thi một lần, thời gian chuẩn bị không quá 40 phút,trả lời không quá 20 phút; thi trắc nghiệm từ 60 phút đến 90 phút.

Đối với phầnthi thực hành thì Hiệu trưởng quyết định nội dung, hình thức và thời gian thicụ thể cho từng nghề, từ 16 giờ đến 24 giờ (mỗi ngày 8 giờ).

Trường hợpthi kết hợp giữa lý thuyết và thực hành thì thời gian thi được xác định trên cơsở các quy định trên và do hiệu trưởng quyết định.

Điều 36. Với mỗi khoá học, trước khi thi tốt nghiệp mộttháng, hiệu trưởng phải lập xong kế hoạch tổ chức thi tốt nghiệp, ra quyết địnhthành lập hội đồng thi tốt nghiệp và gửi các văn bản đó kèm theo báo cáo lên cơquan trực tiếp quản lý nhà trường và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trườngđóng trụ sở.

Hội đồng thitốt nghiệp giải thể chậm nhất là một tháng sau khi kết thúc kỳ thi. Đối với haikhoá thi gần nhau (trong vòng 3 tháng trở lại) có thể thành lập chung một hộiđồng.

Điều 37.

1 - Thànhphần hội đồng thi tốt nghiệp bao gồm:

Chủ tịch hộiđồng là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo.

Phó chủ tịchhội đồng là phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo hoặc trưởng phòng đào tạo.

Uỷ viên thưký là trưởng phòng hoặc phó trưởng phòng đào tạo.

Các uỷ viên:gồm một số trưởng, phó trưởng khoa và cán bộ của trường.

Số lượngthành viên của hội đồng là số lẻ không quá mười một người.

2 - Hội đồngthi tốt nghiệp làm việc theo nguyên tắc dân chủ tập trung và biểu quyết theo đasố. Hội đồng phải có lịch họp toàn thể trong thời gian lãnh đạo kỳ thi, quyđịnh rõ nội dung từng phiên họp, mỗi phiên họp đều phải có biên bản. Trong trườnghợp cần thiết hội đồng có thể tổ chức cuộc họp bất thường do chủ tịch hội đồngtriệu tập.

3 - Ban thườngtrực hội đồng thi tốt nghiệp gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, uỷ viên thư ký. Ban thườngtrực có các nhiệm vụ sau:

Chuẩn bị hồsơ, tài liệu cần thiết cho các cuộc họp của toàn thể hội đồng.

Giải quyếtcác công việc giữa hai phiên họp của hội đồng theo đúng quy chế, kế hoạch thivà báo cáo lại với hội đồng trong phiên họp tiếp sau.

Tập hợp vàphân loại kết quả thi tốt nghiệp trình bày trước hội đồng để xét công nhận tốtnghiệp.

Điều 38. Hội đồng thi tốt nghiệp có các nhiệm vụ sau:

Tổ chức vàlãnh đạo kỳ thi tốt nghiệp theo đúng quy chế và kế hoạch thi đã được hiệu trưởngquyết định.

Trình hiệutrưởng quyết định thành lập ban thư ký, ban coi thi, ban chấm thi và quyết địnhdanh sách các thành viên của ban đó. (Trong ban chấm thi thực hành có thể mờichuyên gia kỹ thuật của doanh nghiệp).

Phân công tổchức và theo dõi kỳ thi.

Xét và thôngqua danh sách học sinh được dự thi tốt nghiệp, danh sách học sinh không được dựthi tốt nghiệp, danh sách học sinh xét vớt dự thi tốt nghiệp, trình hiệu trưởngduyệt và công bố.

Bảo đảm việcthực hiện nội quy thi và xử lý các trường hợp vi phạm nội quy.

Xét kết quảthi tốt nghiệp. Lập danh sách học sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp chínhthức và xét vớt trình hiệu trưởng xem xét, quyết định.

Điều 39. Các quy trình hoạt động cụ thể của ban đề thi,ban thư ký, ban coi thi và ban chấm thi do hiệu trưởng quy định. Hội đồng thitốt nghiệp có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi các hoạt động đó, kịp thời pháthiện và xử lý các trường hợp vi phạm để báo cáo với hiệu trưởng.

Các trưởngkhoa (trong trường hợp không phải là thành viên của hội đồng) được mời tham dựmột số cuộc họp của hội đồng và của ban thường trực hội đồng tuỳ theo yêu cầucuả công việc, nhưng không được biểu quyết. Ý kiến phản ánh củacác trưởng khoa không phải là thành viên hội đồng được ghi vào biên bản củacuộc họp để hiệu trưởng tham khảo trước khi ra quyết định.

Điều 40. Việc tổ chức thi tốt nghiệp phải được tiến hànhnghiêm túc theo đúng quy chế và nội quy của nhà trường. Học sinh vi phạm nộiquy bị xử lý theo quy định ở Điều 5 của quy chế này. Cán bộ, giáo viên vi phạmquy chế và nội quy bị xử lý theo các hình thức kỷ luật của nhà trường, ở mức độnặng có thể bị truy tố trước pháp luật.

Điều 41. Những học sinh có đủ các điều kiện sau đây đượccông nhận tốt nghiệp:

1- Các điểmthi lý thuyết nghề và thực hành nghề đều đạt từ 5 điểm trở lên.

2- Không viphạm nội quy, kỷ luật của nhà trường, pháp luật của Nhà nước trong thời gianthi tốt nghiệp và tính đến lúc xét công nhận tốt nghiệp.

Điều 42. Học sinh diện chính sách không đạt tiêu chuẩnquy định tại Khoản 1 Điều 41, được xét vớt công nhận tốt nghiệp nếu có đủ cácđiều kiện sau:

1 - Khôngphải là học sinh được vớt dự thi tốt nghiệp.

2 - Điểm thithực hành nghề đạt từ 5 điểm trở lên.

3 - Điểm thilý thuyết phải đạt 4 điểm.

Điều 43. Học sinh không được công nhận tốt nghiệp đượcchia làm bốn loại để giải quyết như sau:

1 - Học sinhđạt tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 41 nhưng không đạt tiêu chuẩn quy địnhtại Khoản 1 Điều 41 thì được thi lại trong các kỳ thi tốt nghiệp tiếp theo. Họcsinh phải có đơn xin thi tốt nghiệp gửi về trường trước kỳ thi ít nhất là 01tháng, trong đơn có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan về tư cáchđạo đức đạt từ loại trung bình trở lên. Học sinh được bảo lưu điểm thi tốtnghiệp đã đạt yêu cầu trong vòng một năm sau khi kết thúc khoá học.

Việc tổ chứcthi lại được tiến hành theo một trong hai phương án sau:

Bố trí chohọc sinh dự thi trong các kỳ thi tốt nghiệp của các khoá tiếp theo.

Tổ chứcriêng kỳ thi tốt nghiệp cho những học sinh thi lại.

Học sinh chỉđược thi lại một lần. Khi thi lại, học sinh phải nộp lệ phí theo quy định củanhà trường.

2 - Học sinhđạt tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 41 nhưng được vớt dự thi tốt nghiệptheo trường hợp 2 Điều 31 và học sinh vi phạm nội quy kỷ luật trong thời gianthi tốt nghiệp và tính đến lúc xét công nhận tốt nghiệp thì hoãn công nhận tốtnghiệp. Thời gian hoãn từ 6 tháng đến một năm. Trong khoảng thời gian đó nếuhọc sinh không vi phạm khuyết điểm (có giấy xác nhận của chính quyền địa phươnghoặc cơ quan) thì được công nhận tốt nghiệp; nếu học sinh vẫn vi phạm khuyếtđiểm thì chỉ được cấp giấy chứng nhận học hết chương trình, không kéo dài thêmthời gian hoãn công nhận tốt nghiệp.

3 - Học sinhđủ điều kiện dự thi tốt nghiệp hoặc được xét vớt dự thi tốt nghiệp theo quyđịnh tại Khoản 1 và 3 Điều 31 mà không đạt cả hai tiêu chuẩn quy định ở Điều 41thì được thi lại ở kỳ thi sau, nếu trong khoảng thời gian đến khi thi tốtnghiệp lại học sinh đó không vi phạm khuyết điểm được chính quyền địa phươnghoặc cơ quan xác nhận. Trong trường hợp học sinh không có nguyện vọng thi lạithì được nhà trường cấp giấy chứng nhận đã học hết chương trình đào tạo.

4 - Học sinhđược xét vớt dự thi tốt nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 mà không đạtcả 2 tiêu chuẩn quy định tại Điều 41 thì cho thôi học và cấp giấy chứng nhậnhọc hết chương trình.

Điều 44. Học sinh đã học xong toàn bộ chương trình, có đủcác điều kiện dự thi tốt nghiệp, nhưng vì yêu cầu công tác đặc biệt do Nhà nướcđiều động trước khi thi thì được xét đặc cách công nhận tốt nghiệp. Hiệu trưởngquyết định miễn thi và đặc cách công nhận tốt nghiệp cho những học sinh nóitrên và báo cáo từng trường hợp cụ thể với cơ quan trực tiếp quản lý trường vàSở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đóng trụ sở.

Điều 45. Học sinh tốt nghiệp được xếp thành năm hạng:Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá và trung bình. Cơ sở để xếp hạng tốt nghiệplà điểm trung bình các năm học toàn khoá và điểm trung bình thi tốt nghiệp.

Điểm trungbình các năm học toàn khóa là trung bình cộng các điểm trung bình chung của cácnăm học. Nếu năm học cuối khoá chỉ có một học kỳ thì điểm trung bình chung củahọc kỳ cuối khoá được tính như điểm trung bình chung của một năm học.

Điểm trungbình thi tốt nghiệp là trung bình cộng các điểm thi tốt nghiệp, được làm trònđến số thứ nhất trong phần thập phân và cũng được xếp loại theo quy định tạiĐiều 19.

Các hạng tốtnghiệp được quy định theo bảng sau:

Điểm trung bình

thi tốt nghiệp

Điểm trung bình

các năm học toàn khoá

 

Xuất

sắc

 

Giỏi

 

Khá

 

Trung

bình

khá

Trung

bình

Xuất sắc

Xuất sắc

Giỏi

Khá

Khá

Khá

Giỏi

Xuất sắc

Giỏi

Khá

Khá

TB khá

Khá

Giỏi

Giỏi

Khá

TB khá

T bình

Trung bình khá

Khá

Khá

TB khá

TB khá

T bình

Trung bình

Khá

Khá

T bình

T bình

T bình

 

Điều 46. Học sinh được đặc cách công nhận tốt nghiệp thìxếp hạng tốt nghiệp theo điểm trung bình các năm học toàn khoá.

Điều 47. Sau khi kết thúc thi tốt nghiệp, chậm nhất là mườingày, hội đồng thi tốt nghiệp phải báo cáo hiệu trưởng về toàn bộ kết quả kỳthi, các kiến nghị và biên bản các cuộc họp của hội đồng. Trên cơ sở đó, hiệutrưởng ra quyết định công nhận tốt nghiệp và lập hồ sơ báo cáo kết quả thi tốtnghiệp lên cơ quan quản lý trực tiếp trường và Sở Lao động - Thương binh và Xãhội nơi trường đóng chậm nhất là 15 ngày sau khi kết thúc kỳ thi.

Điều 48. Hồ sơ báo cáo kết quả thi tốt nghiệp bao gồm:

Quyết địnhcông nhận tốt nghiệp của hiệu trưởng.

Danh sáchhọc sinh được dự thi tốt nghiệp (chính thức và xét vớt).

Danh sáchhọc sinh được công nhận tốt nghiệp (chính thức và xét vớt) trong đó có ghi cácđiểm thi tốt nghiệp, điểm trung bình các năm học toàn khoá và kết quả xếp hạngtốt nghiệp.

Danh sáchhọc sinh hoãn công nhận tốt nghiệp.

Danh sáchhọc sinh không tốt nghiệp.

Danh sáchhọc sinh không được dự thi tốt nghiệp (nêu lý do cụ thể các trường hợp).

Đối vớinhững học sinh chưa tốt nghiệp từ các khoá trước trở về trường để thi lại thìlập danh sách riêng.

Điều 49. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm toàn bộ các quyếtđịnh của mình về kết quả thi tốt nghiệp. Trong trường hợp cần thiết, hiệu trưởngcó thể triệu tập cuộc họp toàn thể hội đồng hoặc ban thường trực hội đồng đểxem xét lại toàn bộ hoặc một phần kết quả thi tốt nghiệp trước khi ra quyếtđịnh. Cơ quan trực tiếp quản lý trường, Tổng cục Dạy nghề, Sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội nơi trường đóng có quyền kiểm tra, thanh tra các công việc củahội đồng và quyết định của hiệu trưởng. Cơ quan quản lý trực tiếp trường vàTổng cục Dạy nghề có quyền huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định công nhậntốt nghiệp nếu xét thấy quy chế thi tốt nghiệp bị vi phạm.

Điều 50. Học sinh có quyền khiếu nại tố cáo về việc xétcông nhận tốt nghiệp và xếp hạng tốt nghiệp đối với bản thân mình lên hiệu trưởng.Hiệu trưởng phải trả lời cho đương sự trong thời hạn theo quy định của phápluật về giải quyết khiếu nại tố cáo.

Điều 51. Hiệu trưởng cấp bằng tốt nghiệp nghề cho cáchọc sinh được công nhận tốt nghiệp theo quy định của Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqctktvcntnvhshnhdhtt698