AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TƯ PHÁP
Số: 280/1999/QĐ-BTP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 1999                          
Bộ Tư pháp

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Về việc ban hành Quy chế thẩm định dự án, dự thảo vănbản quy phạm pháp luật

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Điều 16 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 101/CP ngày 23 tháng 9 năm 1997 của Chính phủquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm phápluật;

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ vềnhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 04 tháng 06 năm 1993 của Chính phủvề chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản quyphạm pháp luật.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3.Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của mình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

QUY CHẾ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN, DỰ THẢO

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

(Ban hành kèm theo Quyết định số 280/1999/QĐ-BTP ngày27/09/1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Thẩm định dự án, dự thảo vănbản quy phạm pháp luật

Thẩmđịnh dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi chung là dự án, dựthảo) là hoạt động nghiên cứu, xem xét, đánh giá về hình thức và nội dung củadự án, dự thảo nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộcủa dự án, dự thảo trong hệ thống pháp luật hiện hành, đồng thời có ý kiến vềtính khả thi của dự án, dự thảo.

Việcthẩm định dự án, dự thảo phải bảo đảm chất lượng và theo đúng trình tự, thủtục, thời hạn được quy định tại Nghị định số 101/CP ngày 23 tháng 09 năm 1997của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ban hành văn bảnquy phạm pháp luật và quy định của Quy chế này.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh của Quy chế

1.Quy chế này quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thẩm định dự án, dự thảosau đây:

a)Dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

b)Dự án luật, pháp lệnh do cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốchội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mà Chính phủ có trách nhiệm tham gia ý kiến bằngvăn bản;

c)Dự thảo nghị quyết, nghị định trình Chính phủ.

2.Quy chế này cũng quy định trình tự, thủ tục tham gia ý kiến về dự thảo quyếtđịnh, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Phụ trách công tác thẩm định

1.Bộ trưởng phụ trách chung và tổ chức việc thẩm định dự án, dự thảo, bảo đảmchất lượng và thời hạn thẩm định theo quy định của Luật ban hành văn bản quyphạm pháp luật, Nghị định số 101/CP ngày 23 tháng 09 năm 1997 của Chính phủ vàquy định của Quy chế này.

2.Thứ trưởng giúp Bộ trưởng trực tiếp phụ trách công tác thẩm định trong các lĩnhvực theo sự phân công của Bộ trưởng. Đối với những dự án, dự thảo có nhiều vấnđề phức tạp liên quan đến cơ chế, chính sách mà chưa được pháp luật quy định vàcác vấn đề quan trọng khác cần thể hiện quan điểm của Bộ, ngành khi thẩm định thìThứ trưởng phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng.

3.Thứ trưởng thường trực phụ trách chung công tác thẩm định khi Bộ trưởng vắngmặt; giải quyết công việc liên quan đến công tác thẩm định được phân công choThứ trưởng khác phụ trách khi Thứ trưởng đó vắng mặt.

Điều 4. Nguyên tắc phân công thẩm định

1.Bộ trưởng, Thứ trưởng (sau đây gọi là Lãnh đạo Bộ) phân công một hoặc một sốđơn vị thẩm định dự án, dự thảo. Trong trường hợp có nhiều đơn vị được phâncông thẩm định thì một đơn vị được chỉ định làm đơn vị chủ trì thẩm định, cácđơn vị khác phối hợp thẩm định. Các đơn vị được phân công phối hợp thẩm định cótrách nhiệm tham gia với đơn vị chủ trì thẩm định.

2.Trong trường hợp cần thiết, Lãnh đạo Bộ quyết định thành lập Hộiđồng thẩm định để thẩm định dự án, dự thảo.

Điều 5. Nội dung thẩm định

Nộidung thẩm định dự án, dự thảo bao gồm:

1.Sự cần thiết ban hành văn bản;

2.Đối tượng, phạm vi điều chỉnh;

3.Sự phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng;

4.Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự án, dự thảo trong hệthống pháp luật hiện hành và tính khả thi của văn bản;

5.Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kýkết hoặc tham gia;

6.Kỹ thuật soạn thảo, ngôn ngữ pháp lý của dự án, dự thảo;

7.Phương án xử lý những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

Điều 6. Bảo đảm công tác thẩm định

Trongquá trình thẩm định dự án, dự thảo, thủ trưởng đơn vị được phân công chủ trìthẩm định có trách nhiệm kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ về những vấn đề cần xin ýkiến chỉ đạo.

Thủtrưởng các đơn vị thuộc Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm bố trí cán bộ, bảo đảm các điều kiện về kinh phí, phươngtiện, thông tin và các tài liệu khác cần thiết cho việc thẩm định.

Kinhphí thẩm định được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN, DỰ THẢO

Mục 1.TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ PHÂN CÔNG THẨM ĐỊNH

Điều 7. Hồ sơ thẩm định

1.Hồ sơ dự án, dự thảo do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủtrì soạn thảo gửi để thẩm định (sau đây gọi là hồ sơ thẩm định) bao gồm:

a)Công văn yêu cầu thẩm định;

b)Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã ký và đóng dấu;

c)Dự án, dự thảo cuối cùng được cơ quan soạn thảo quyết định trình Chính phủ xemxét;

d)Bản tập hợp ý kiến của các Bộ, ngành về dự án, dự thảo đó;

đ)Bản thuyết trình chi tiết về dự án, dự thảo và dự thảo văn bản hướng dẫn thihành (nếu có).

Sốlượng tài liệu nói tại các điểm b, c, d và đ Khoản này là 10 bộ.

2.Hồ sơ thẩm định đối với dự án luật, pháp lệnh do cơ quan khác, tổ chức, đạibiểu Quốc hội soạn thảo và được Văn phòng Chính phủ gửi thẩm định bao gồm:

a)Công văn yêu cầu thẩm định;

b)Tờ trình về dự án luật, dự án pháp lệnh;

c)Dự án luật, dự án pháp lệnh;

d)Tài liệu có liên quan (nếu có).

Điều 8. Tiếp nhận hồ sơ thẩm định

1.Văn phòng Bộ có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thẩmđịnh.

2.Chánh Văn phòng Bộ thừa lệnh Bộ trưởng ký công văn đề nghị cơ quan yêu cầu thẩmđịnh bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ thẩm định thiếu một trong các tài liệu quy địnhtại Điều 7 của Quy chế này.

3.Trong thời hạn chậm nhất là 4 giờ làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Vănphòng Bộ có trách nhiệm ghi vào "Sổ theo dõi hồ sơ thẩm định" vàtrình Lãnh đạo Bộ hồ sơ cùng với Phiếu chỉ đạo thẩm định theo Mẫu số 1 được banhành kèm theo Quy chế này.

Điều 9. Phân công thẩm định

Lãnhđạo Bộ phân công đơn vị thẩm định dự án, dự thảo theo nguyên tắc đơn vị quản lý,phụ trách lĩnh vực nào thì chủ trì thẩm định dự án, dự thảo có nội dung liênquan đến lĩnh vực đó. Trong trường hợp dự án, dự thảo có nội dung liên quan đếnnhiều lĩnh vực thì Lãnh đạo Bộ giao cho một đơn vị chủ trì và các đơn vị kháccó liên quan phối hợp thẩm định.

Việcphân công thẩm định được thực hiện trong thời hạn chậm nhất là 8 giờ làm việc,kể từ khi Lãnh đạo Bộ nhận được hồ sơ thẩm định.

Điều 10. Chuyển giao hồ sơ thẩm định vàkiến nghị về việc phân công thẩm định

1.Trong thời hạn chậm nhất là 2 giờ làm việc, kể từ khi Lãnh đạo Bộ phân côngthẩm định, thư ký của Bộ trưởng hoặc chuyên viên giúp việc của Thứ trưởng phảichuyển hồ sơ và Phiếu chỉ đạo thẩm định cho Văn phòng Bộ.

2.Trong thời hạn chậm nhất là 2 giờ làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ và Phiếuchỉ đạo thẩm định, Văn phòng Bộ có trách nhiệm ghi vào Sổ theo dõi và gửi hồ sơcùng với Phiếu chỉ đạo thẩm định cho các đơn vị được phân công thẩm định. Khinhận hồ sơ, đại diện đơn vị được phân công thẩm định ký nhận vào Sổ theo dõicủa Văn phòng.

3.Trong trường hợp thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì thẩm định thấy sự phâncông thẩm định chưa phù hợp hoặc cần có sự phối hợp thẩm định thì đề đạt ý kiếnđể Lãnh đạo Bộ điều chỉnh lại việc phân công thẩm định.

Trongtrường hợp cần thiết, thủ trưởng đơn vị được phân công chủ trì thẩm định báocáo, xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ về việc mời các luật gia, các nhà khoahọc và các chuyên gia am hiểu các vấn đề chuyên môn thuộc nội dung dự án, dựthảo tham gia thẩm định.

 

Mục 2. TỔCHỨC NGHIÊN CỨU, THẨM ĐỊNH Ở CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ

Điều 11. Tổ chức nghiên cứu, tham gia soạn thảo dự án, dựthảo phục vụ cho việc thẩm định

1.Các đơn vị thuộc Bộ có chức năng nghiên cứu, xây dựng pháp luật phải tổ chứccác nhóm nghiên cứu trong đơn vị theo chuyên ngành hoặc lĩnh vực pháp luật đơnvị mình được giao quản lý, theo dõi; mỗi nhóm phải do một lãnh đạo đơn vị trựctiếp phụ trách với số lượng chuyên viên hợp lý, bảo đảm trong hoạt động nghiêncứu, soạn thảo, tham gia ý kiến và thẩm định các dự án, dự thảo có sự trao đổi,thảo luận tập thể và hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm.

2.Đối với mỗi dự án, dự thảo được Lãnh đạo Bộ phân công tham gia với cơ quan chủtrì soạn thảo, thủ trưởng đơn vị phải phân công một đồng chí trong lãnh đạo đơnvị trực tiếp phụ trách và nhóm chuyên viên từ hai người trở lên tham gia phốihợp ngay từ đầu với cơ quan chủ trì soạn thảo dự án, dự thảo.

Thủtrưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ về tất cả các dự án, dự thảo đượcphân công cho đơn vị mình nghiên cứu, chuẩn bị.

Điều 12. Hoạt động nghiên cứu tham gia soạn thảo dự án, dự thảo

1.Lãnh đạo đơn vị được phân công trực tiếp phụ trách và các chuyên viên được phâncông nghiên cứu, tham gia soạn thảo các dự án, dự thảo có trách nhiệm chủ độnglập kế hoạch nghiên cứu của mình, sưu tầm tài liệu, các văn bản pháp luật cóliên quan, tổ chức việc nghiên cứu, thường xuyên giữ mối liên hệ với cơ quanchủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan khác để nắm chương trình, tiến độsoạn thảo và các nội dung khác liên quan đến việc soạn thảo văn bản.

2.Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm nắm vững tình hình, tiến độ nghiên cứu, thamgia soạn thảo và kịp thời cho ý kiến chỉ đạo về những vấn đề vướng mắc trongquá trình nghiên cứu, tham gia soạn thảo và định kỳ ba tháng một lần báo cáoLãnh đạo Bộ về kết quả xây dựng dự án, dự thảo.

Điều 13. Chuẩn bị dự họp và báo cáo kếtquả họp tham gia ý kiến các dự án, dự thảo

1.Khi được mời dự họp tham gia ý kiến xây dựng dự án, dự thảo với cơ quan chủ trìsoạn thảo, lãnh đạo đơn vị và nhóm chuyên viên được phân công tham gia phảinghiên cứu dự án, dự thảo và trong trường hợp cần thiết, xin ý kiến chỉ đạo củaLãnh đạo Bộ trước khi dự họp. Đại diện lãnh đạo đơn vị khi dự họp, thảo luận cóthể phát biểu ý kiến nhân danh Bộ Tư pháp và phải báo cáo kết quả cuộc họp vớiBộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách.

2.Trong trường hợp lãnh đạo đơn vị phân công chuyên viên dự họp, chuyên viên đượccử dự họp phải nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo củalãnh đạo đơn vị trước khi dự họp và được phát biểu ý kiến nhân danh Bộ Tư pháp;trong trường hợp họp đột xuất, chuyên viên được cử dự họp không kịp xin ý kiếnchỉ đạo của lãnh đạo đơn vị thì chỉ được phát biểu ý kiến nhân danh cá nhân.

Saumỗi cuộc họp, chuyên viên dự họp có trách nhiệm báo cáo với lãnh đạo đơn vị vềnội dung cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại cuộc họp. Trong trường hợp cầnthiết, thủ trưởng đơn vị phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ vềnhững vấn đề lớn của dự án, dự thảo còn có nhiều ý kiến khác nhau.

Điều 14. Tổ chức thẩm định dự án, dựthảo

1.Sau khi nhận được hồ sơ thẩm định do Văn phòng Bộ chuyển, thủ trưởng đơn vị đượcphân công chủ trì thẩm định có trách nhiệm phân công một đồng chí trong lãnhđạo đơn vị và nhóm chuyên viên nghiên cứu, chuẩn bị thẩm định, trong đó mộtchuyên viên đã trực tiếp tham gia soạn thảo dự án, dự thảo được cử làm Báo cáoviên.

2.Đối với dự án, dự thảo còn có nội dung chưa rõ ràng hoặc có nhiều vấn đề còn cóý kiến khác nhau, thì thủ trưởng đơn vị được phân công chủ trì thẩm định chủđộng liên hệ với cơ quan chủ trì soạn thảo để yêu cầu thuyết trình về dự án, dựthảo hoặc cung cấp thêm thông tin và tài liệu có liên quan đến dự án, dự thảo;trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng đơn vị được phân công chủ trì thẩm địnhđề nghị Lãnh đạo Bộ tổ chức cuộc họp liên tịch với sự tham gia của đại diện cơquan chủ trì soạn thảo và đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan khác để thảoluận, trao đổi ý kiến về những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau trước khi làmbáo cáo thẩm định.

3.Thủ trưởng đơn vị được phân công phối hợp thẩm định có trách nhiệm tổ chức việcnghiên cứu dự án, dự thảo trong đơn vị mình và gửi ý kiến tham gia bằng văn bảncho đơn vị chủ trì thẩm định trong thời hạn chậm nhất là 5 ngày, kể từ khi nhậnđược hồ sơ thẩm định; đối với dự án luật, pháp lệnh quy định tại điểm b khoản 1Điều 2 của Quy chế này thì thời hạn gửi ý kiến chậm nhất là 3 ngày, kể từ khinhận được hồ sơ thẩm định.

Điều 15. Cuộc họp thẩm định

1.Lãnh đạo đơn vị được phân công chủ trì thẩm định tổ chức cuộc họp thẩm định vớisự tham gia của các chuyên viên được phân công nghiên cứu chuẩn bị thẩm định.Tuỳ theo tính chất của dự án, dự thảo đang được thẩm định, lãnh đạo đơn vị cóthể triệu tập các chuyên viên khác thuộc nhóm nghiên cứu hoặc toàn thể đơn vịđể tham gia cuộc họp thẩm định.

Trongtrường hợp có nhiều đơn vị được phân công thẩm định hoặc có các luật gia, nhàkhoa học, chuyên gia tham gia thẩm định thì đơn vị chủ trì thẩm định có thể mờiđại diện của các đơn vị phối hợp thẩm định, các luật gia, nhà khoa học vàchuyên gia tham gia cuộc họp.

2.Cuộc họp thẩm định được tiến hành theo trình tự:

a)Lãnh đạo đơn vị chủ trì thẩm định tuyên bố lý do cuộc họp;

b)Báo cáo viên cung cấp những thông tin liên quan tới dự án, dự thảo, phát biểu ýkiến của mình về những vấn đề thuộc nội dung thẩm định;

c)Các thành viên tham dự cuộc họp thảo luận và phát biểu ý kiến, tập trung vàonhững vấn đề được quy định tại Điều 5 của Quy chế này;

d)Lãnh đạo đơn vị chủ trì thẩm định kết luận.

Báocáo viên có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp thẩm định. Biên bản phải ghi đầyđủ các ý kiến phát biểu tại cuộc họp và được lãnh đạo đơn vị chủ trì thẩm địnhký. Trong trường hợp đơn vị phối hợp thẩm định có ý kiến khác với ý kiến củađơn vị chủ trì thẩm định thì ý kiến đó cũng phải được ghi rõ trong biên bản.

Điều 16. Chuẩn bị và trình dự thảo báocáo thẩm định

1.Trên cơ sở biên bản cuộc họp thẩm định, Báo cáo viên có trách nhiệm chuẩn bị dựthảo báo cáo thẩm định theo Mẫu số 2 được ban hành kèm theo Quy chế này.

Trongquá trình chuẩn bị dự thảo báo cáo thẩm định, nếu có vấn đề vướng mắc thì lãnhđạo đơn vị chủ trì thẩm định phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Lãnhđạo Bộ.

Trongthời hạn chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định, đơn vị chủtrì thẩm định có trách nhiệm hoàn thành dự thảo báo cáo thẩm định; đối với dựán luật, pháp lệnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Quy chế này thì thờihạn đơn vị chủ trì thẩm định hoàn thành dự thảo báo cáo thẩm định chậm nhất là6 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ thẩm định.

2.Khi trình dự thảo báo cáo thẩm định, thủ trưởng đơn vị được phân công chủ trìthẩm định phải ký "nháy" vào dự thảo báo cáo thẩm định và báo cáo vớiLãnh đạo Bộ về ý kiến của các đơn vị phối hợp thẩm định mà không được tiếp thu.

 

Mục 3. TỔCHỨC THẨM ĐỊNH TRONG TRƯỜNG HỢP THÀNH LẬP

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

Điều 17. Thành phần Hội đồng thẩm định

Thànhphần Hội đồng thẩm định được xác định trong Quyết định thành lập Hội đồng baogồm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên Hội đồng và Báo cáo viên là một cán bộcấp Vụ của đơn vị được phân công chủ trì hoặc tham gia soạn thảo dự án, dựthảo. Đối với dự án, dự thảo do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì thành phần Hộiđồng thẩm định phải có đại diện của Văn phòng Chính phủ và đại diện của các Bộ,ngành hữu quan.

Vănphòng Bộ có trách nhiệm sao gửi quyết định thành lập Hội đồng thẩm định cùng hồsơ gửi thẩm định tới từng thành viên của Hội đồng.

Điều 18. Cuộc họp thẩm định của Hộiđồng thẩm định

1.Cuộc họp thẩm định dự án, dự thảo do Chủ tịch Hội đồng thẩm định triệu tập vàchủ toạ. Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo được mời tham dự cuộc họp thẩm địnhcủa Hội đồng thẩm định.

2.Cuộc họp thẩm định được tiến hành theo trình tự:

a)Chủ tịch Hội đồng thẩm định tuyên bố lý do cuộc họp;

b)Báo cáo viên cung cấp những thông tin có liên quan tới dự án, dự thảo và nêunhững vấn đề còn có ý kiến khác nhau;

c)Thành viên Hội đồng thảo luận, tập trung vào những vấn đề được quy định tạiĐiều 5 của Quy chế này;

d)Hội đồng biểu quyết từng loại vấn đề được nêu trong mẫu báo cáo thẩm định.

Báocáo viên có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng thẩm định. Biên bảnphải ghi đầy đủ các ý kiến phát biểu tại cuộc họp và được Chủ tịch Hội đồngthẩm định ký. Những ý kiến được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng có mặt tánthành thì được coi là ý kiến của Hội đồng; những vấn đề chưa được Hội đồng nhấttrí cũng phải được ghi rõ trong biên bản cuộc họp.

Điều 19. Chuẩn bị và trình dự thảo báocáo thẩm định của Hội đồng thẩm định

Trêncơ sở biên bản cuộc họp của Hội đồng thẩm định, Báo cáo viên có trách nhiệmchuẩn bị dự thảo báo cáo thẩm định theo Mẫu số 2 được ban hành kèm theo Quy chếnày để trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.

Hồsơ trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định phải bao gồm cả biên bản cuộc họp củaHội đồng thẩm định.

 

Mục 4. KÝ,GỬI BÁO CÁO THẨM ĐỊNH VÀ LƯU GIỮ HỒ SƠ THẨM ĐỊNH

Điều 20. Xem xét và ký báo cáo thẩmđịnh

1.Lãnh đạo Bộ xem xét dự thảo báo cáo thẩm định quy định tại Điều 16 của Quy chếnày và cho ý kiến chỉ đạo về những vấn đề cần chỉnh lý. Trong trường hợp cầnthiết, Lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp với lãnh đạo, chuyên viên của đơn vị đượcphân công thẩm định.

Báocáo thẩm định được Lãnh đạo Bộ ký trong thời hạn chậm nhất là 3 ngày, kể từ khiđơn vị chủ trì thẩm định trình; đối với dự án luật, pháp lệnh quy định tại điểmb khoản 1 Điều 2 của Quy chế này thì thời hạn Lãnh đạo Bộ ký báo cáo thẩm địnhchậm nhất là 2 ngày, kể từ khi đơn vị chủ trì thẩm định trình.

2.Lãnh đạo Bộ xem xét dự thảo báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định quy địnhtại Điều 19 của Quy chế này và cho ý kiến chỉ đạo về những vấn đề cần chỉnh lý.

Báocáo thẩm định của Hội đồng thẩm định được Lãnh đạo Bộ ký trong thời hạn chậmnhất là 5 ngày, trước ngày Chính phủ họp.

Điều 21. Gửi báo cáo thẩm định

Đơnvị chủ trì thẩm định, Báo cáo viên của Hội đồng thẩm định có trách nhiệm chuyểnbản gốc báo cáo thẩm định cho Văn phòng Bộ Tư pháp để nhân bản và gửi đến Vănphòng Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo theo thời hạn được quy định tạiĐiều 26 Nghị định số 101/CP ngày 23 tháng 09 năm 1997 của Chính phủ.

Báocáo thẩm định phải được gửi Lãnh đạo Bộ để theo dõi, được lưu tại đơn vị chủtrì thẩm định, Văn phòng Bộ và ghi vào Sổ theo dõi hồ sơ thẩm định của Vănphòng Bộ.

Điều 22. Lưu giữ hồ sơ thẩm định

1.Hồ sơ thẩm định, biên bản cuộc họp thẩm định, báo cáo thẩm định và các tài liệucó liên quan khác được lưu giữ tại đơn vị chủ trì thẩm định.

2.Thủ trưởng đơn vị chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổ chức việc lưu giữ, bảoquản hồ sơ, tài liệu nói tại Khoản 1 Điều này tại đơn vị mình, bảo đảm thuậntiện cho công tác nghiên cứu, tra cứu hồ sơ khi cần thiết.

 

Chương III

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THAM GIA Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO QUYẾTĐỊNH,

CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Điều 23. Tiếp nhận hồ sơ dự thảo quyếtđịnh, chỉ thị

1.Văn phòng Bộ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thảo quyết định,chỉ thị (sau đây gọi chung là dự thảo) được gửi xin ý kiến. Hồ sơ bao gồm:

a)Công văn yêu cầu tham gia ý kiến;

b)Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangBộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã ký và đóng dấu;

c)Dự thảo được cơ quan soạn thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét;

d)Bản tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành về dự thảo.

Sốlượng tài liệu nói tại các điểm b, c và d Khoản này là 5 bộ.

2.Chánh Văn phòng Bộ thừa lệnh Bộ trưởng ký công văn đề nghị cơ quan chủ trì soạnthảo bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ dự thảo thiếu một trong các tài liệu quy định tạiKhoản 1 Điều này.

3.Hồ sơ hợp lệ được ghi vào Sổ theo dõi của Văn phòng Bộ và trình lên Lãnh đạo Bộcùng với Phiếu chỉ đạo tham gia ý kiến theo Mẫu số 1 được ban hành kèm theo Quychế này trong thời hạn chậm nhất là 4 giờ làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.

Điều 24. Phân công tham gia ý kiến vàchuyển giao hồ sơ

Trìnhtự, thời hạn phân công tham gia ý kiến, chuyển giao hồ sơ gửi tham gia ý kiến đượcthực hiện theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Quy chế này.

Điều 25. Tổ chức góp ý kiến

1.Thủ trưởng đơn vị được phân công chủ trì góp ý kiến có trách nhiệm tổ chức việcnghiên cứu và tham gia ý kiến đối với dự thảo về sự cần thiết, đối tượng, phạmvi điều chỉnh của văn bản, tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộcủa văn bản trong hệ thống pháp luật và đồng thời có ý kiến về tính khả thi củavăn bản.

2.Việc tổ chức nghiên cứu, tham gia ý kiến được thực hiện theo quy định tại cácđiều 11, 12, 13, 14 và 15 của Quy chế này.

3.Trong thời hạn chậm nhất là 2 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ, đơn vị được phâncông phối hợp tham gia ý kiến gửi ý kiến bằng văn bản cho đơn vị chủ trì.

4.Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng đơn vị chủ trì có thể tổ chức cuộc họpvới đại diện các đơn vị được phân công phối hợp tham gia ý kiến về dự thảo đểthảo luận những vấn đề thuộc nội dung và phạm vi tham gia ý kiến.

Điều 26. Chuẩn bị công văn góp ý

Đơnvị chủ trì tham gia ý kiến có trách nhiệm chuẩn bị công văn góp ý về dự thảotheo Mẫu số 3 được ban hành kèm theo Quy chế này và trình Lãnh đạo Bộ xem xéttrong thời hạn chậm nhất là 4 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ dự thảo.

Đơnvị chủ trì tham gia ý kiến chỉnh lý công văn theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ vàtrình lại để ký trong thời hạn chậm nhất là 1 ngày, kể từ khi có ý kiến chỉ đạocủa Lãnh đạo Bộ.

Điều 27. Gửi công văn góp ý và lưu giữhồ sơ tham gia ý kiến

1.Sau khi Lãnh đạo Bộ ký công văn tham gia ý kiến về dự thảo, đơn vị chủ trì thamgia ý kiến chuyển công văn cho Văn phòng Bộ để nhân bản và gửi đến cơ quan chủtrì soạn thảo và Văn phòng Chính phủ.

Côngvăn tham gia ý kiến phải được gửi Lãnh đạo Bộ để theo dõi, được lưu tại đơn vịchủ trì tham gia ý kiến, Văn phòng Bộ và ghi vào Sổ theo dõi của Văn phòng Bộ.

2.Hồ sơ tham gia ý kiến được lưu giữ tại đơn vị chủ trì tham gia ý kiến theo quyđịnh tại Điều 22 của Quy chế này.

 

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 28. Bảo đảm thông tin, tài liệu và điều kiện vật chấtphục vụ thẩm định

1.Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, cótrách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến dự án, dự thảo cầnthẩm định theo yêu cầu của đơn vị được phân công chủ trì thẩm định.

2.Ngoài trách nhiệm được quy định tại Khoản 1 Điều này, Viện trưởng Viện nghiêncứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp còn có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của các đơnvị được phân công thẩm định dự án, dự thảo trong việc khai thác, sử dụng tàiliệu, cơ sở dữ liệu pháp luật Việt Nam và nước ngoài phục vụ trực tiếp cho côngtác thẩm định.

3.Chánh Văn phòng Bộ có trách nhiệm:

a)Tổ chức việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án, dự thảo gửi thẩm định; chỉ đạoviệc nhân bản hồ sơ, công văn, tài liệu theo yêu cầu của đơn vị được phân côngthẩm định; tổ chức việc gửi, lưu trữ, bảo quản công văn, hồ sơ thẩm định;

b)Bảo đảm kinh phí, đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ việc thẩm định, bốtrí phòng họp, in Phiếu chỉ đạo thẩm định, cung cấp văn phòng phẩm, các phươngtiện cần thiết khác cho công việc thẩm định theo quy định của pháp luật và phùhợp với điều kiện thực tế của Bộ Tư pháp.

Điều 29. Khen thưởng, xử lý vi phạm

1.Cán bộ, công chức có thành tích trong công tác thẩm định được Bộ trưởng Bộ Tưpháp khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2.Cán bộ, công chức vi phạm quy định của Quy chế này thì tuỳ theo tính chất, mứcđộ vi phạm, bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật./.

 

Mẫu số 1

Hà Nội, ngày ......... tháng ......... năm ............

 

PHIẾU CHỈ ĐẠO THẨM ĐỊNH, THAM GIA Ý KIẾN

Bộ trưởng (Thứ trưởng) Bộ Tư pháp: ..............................................

a)Cơ quan yêu cầu thẩm định hoặc tham gia ý kiến:

b)Tên dự án (dự thảo):

c)Công văn yêu cầu thẩm định hoặc tham gia ý kiến: Số ............ ngày ..... tháng .... năm .......................

d)Đơn vị chủ trì thẩm định hoặc tham gia ý kiến:

đ)Đơn vị tham gia thẩm định hoặc tham gia ý kiến:

e)Thời gian đơn vị thẩm định hoặc đơn vị tham gia ý kiến nhận hồ sơ: ....... giờ ......... ngày ....... tháng .......năm ..........

g)Thời gian đơn vị chủ trì thẩm định hoặc tham gia ý kiến trình Lãnh đạo Bộ dựthảo báo cáo thẩm định, công văn tham gia ý kiến: ngày ........ tháng .........năm .............................................................................................................................

 

Mẫu số 2

Về việc thẩm định dự án (dựthảo) ......

Kính gửi: - Văn phòng Chính phủ

                                                        - (Têncơ quan chủ trì soạn thảo dự án, dự thảo)

Trảlời Công văn số ................... ngày ........ tháng ....... năm ............. của (tên cơ quan chủ trì soạn thảo) về việcthẩm định Dự án (Dự thảo) ............., Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:

1. Về một số vấn đề chung:

a)Sự cần thiết ban hành văn bản

b)Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản

c)Sự phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng

d)Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản trong hệ thốngpháp luật hiện hành và tính khả thi của văn bản

e)Sự phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt nam ký kết và tham gia

2. Về một số vấn đề cụ thể:

a)Hình thức, tên gọi của văn bản

b)Cơ cấu, bố cục của văn bản

c)Kỹ thuật soạn thảo và ngôn ngữ pháp lý

d)Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và phương án xử lý (nếu có)

Trênđây là ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về Dự án (Dự thảo).................., xin gửi Văn phòng Chính phủvà .............................. (tên cơ quan chủ trì soạn thảo) để trình Chínhphủ xem xét, quyết định.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ trưởng;

- Các Thứ trưởng;

- Lưu VP, Vụ ...

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

 

 

Mẫu số 3

BỘ TƯ PHÁP

Số: /BTP-Đơn vị ......

v/v góp ý kiến dự thảo Quyết định (Chỉ thị) ....... của Thủ tướng Chính phủ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày ........ tháng ...... năm ........

Kính gửi:                              -(Tên cơ quan chủ trì soạn thảo Quyết định, Chỉ thị)

- Văn phòng Chính phủ

Trảlời Công văn số ..................... ngày ......... tháng ........ năm ............. của .......................... (tên cơ quan chủ trì soạnthảo) về việc góp ý kiến Dự thảo Quyết định (Chỉ thị) ................., Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:

1. Về một số vấn đề chung:

a)Sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh văn bản

b)Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản trong hệ thốngpháp luật hiện hành

2. Về một số nội dung cụ thể của văn bản

a)....................

b)....................

Trênđây là ý kiến của Bộ Tư pháp về Dự thảo Quyết định (Chỉ thị)................của Thủ tướngChính phủ, xin gửi ............................ (tên cơ quan chủ trì soạnthảo) và Văn phòng Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh.

 

Nơi nhận:

- Như trên);

- Bộ Trưởng;

- Các Thứ trưởng;

- Lưu VP, Vụ...

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

 

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqctddtvbqppl508