AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy chế Tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy chế Tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước

Thuộc tính

Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: 653/2001/QĐ-NHNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2001                          
No tile

QUYT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế Tổ chức thực hiện những nhiệm vụvề quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày12/12/1997,

Căn cứ nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyềnhạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ

Căn cứNghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 của Chính phủ về quản lý dự trữngoại hối nhà nước;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế cácQuyết định sau đây của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Quyết định số 208/QĐ-NH7ngày 26/7/1995 ban hành quy định về quản lý Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước;Quyết định số 216/QĐ-NH7 ngày 07/8/1995 ban hành Quy chế Quản lý và điều hànhQuỹ vàng của Ngân hàng Nhà nước; và các quy định liên quan đến việc quản lý dựtrữ ngoại hối nhà nước (Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng)trong Quy chế Quản lý ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài ban hành kèm theoQuyết định số 373/1999/QĐ-NHNN13 ngày 20/10/1999.

Điều 3.Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiềntệ, Giám đốc Sở Giao dịch, Vụ trưởng Vụ Kế toántài chính, Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, Thủ trưởngcác đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này./.

 

QUY CHẾ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

NHỮNG NHIỆM VỤ VỀ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Quyết định

số 653/2001/QĐ-NHNN ngày 17/5/2001 cửa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Phạm vi điều chỉnh.

Quychế này quy định:

1.Nhiệm vụ của Ban điều hành quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước (dưới đây gọi làBan điều hành), nhiệm vụ của các Vụ chức năng có liên quan với Sở Giao dịch tại Ngân hàng Nhà nướctrong việc tổ chức thực hiện những nhiệm vụ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vềquản lý dự trữ ngoại hối nhà nước được quy định tại Nghị định số 86/1999/NĐ-CPngày 30/8/1999 của Chính phủ;

2.Một số nội dung cụ thể của Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 của Chínhphủ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

Điều 2.Nguyên tắc quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước:

1.Bảo đảm an toàn dự trữ ngoại hối nhà nước theo nguyên tệ hoặc hiện kim, hạchtoán theo năm tài chính;

2.Bảo đảm tính thanh khoản cao để sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ngoại hối khi cầnthiết;

3.Sinh lời thông qua các nghiệp vụ đầu tư.

Điều 3.Quỹ dự trữ ngoại hối, Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng.

Dựtrữ ngoại hối nhà nước được lập thành hai Quỹ: Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bìnhổn tỷ giá và giá vàng.

1.Quỹ dự trữ ngoại hối được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, điềuhòa nguồn ngoại hối với Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng khi cần thiết, thực hiệncác nghiệp vụ đầu tư; tạm ứng cho ngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầungoại hối đột xuất cấp bách của Nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chínhphủ.

2.Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng được sử dụng để can thiệp thị trường ngoại tệ vàthị trường vàng trong nước nhằm ổn định tỷ giá và giá vàng theo mục tiêu củachính sách tiền tệ, điều hòa nguồn ngoại hối với Quỹ dự trữ ngoại hối khi cầnthiết và thực hiện các nghiệp vụ đầu tư ngắn hạn.

Điều 4.Xây dựng, phê duyệt mức dự trữ ngoại hối nhà nước hàng năm.

Việcxây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mức dự trữ ngoại hối nhà nướcdự kiến hàng năm được thực hiện theo quy định sau đây:

1.Căn cứ xây dựng mức dự trữ ngoại hối nhà nước dự kiến hàng năm:

a)Tình hình thực hiện cán cân thanh toán và dự kiến cho năm kế hoạch;

b)Mục tiêu chính sách tiền tệ năm kế hoạch;

c)Mức dự trữ ngoại hối nhà nước tối thiểu cần thiết để đảm bảo an toàn thanh toánquốc tế theo thông lệ quốc tế;

d)Dự báo tỷ giá và giá vàng trong nước năm kế hoạch và số ngoại hối cần thiết đểcan thiệp thị trường ngoại hối trong nước.

2.Vụ Quản lý ngoại hối chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ dự kiến mức dựtrữ ngoại hối nhà nước cho năm kế hoạch trình Thống đốc theo quy trình nêu tạikhoản 1 Điều 19 Quy chế này để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Chương II

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC

Điều 5.Nghiệp vụ đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước.

1.Dự trữ ngoại hối nhà nước được đầu tư thông qua các nghiệp vụ:

a)Gửi ngoại tệ và vàng ởtrong và ngoài nước;

b)Mua, bán ngoại tệ và vàng ở nướcngoài;

c)Mua, bán hối phiếu, giấy nhận nợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ do Chính phủ cácnước, ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ hoặc ngân hàng quốc tế phát hànhhoặc bảo lãnh.

2.Các nghiệp vụ đầu tư khác ngoài các nghiệp vụ nêu tại khoản 1 Điều này do Sở Giao dịch đề xuất và trìnhThống đốc phê duyệt theo quy trình nêu tại khoản 1 Điều 19 Quy chế này để trìnhThủ tướng Chính phủ.

Điều 6.Xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước.

1.Định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cần thiết, Vụ Quản lý ngoại hối chủ tri, phốihợp với Sở Giao dịch đánh giá lại tiêuchuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước của kỳ trước, xây dựng tiêuchuẩn và hạn mức mới và trình Thống đốc quyết định theo quy trình nêu tại khoản1 Điều 19 Quy chế này những nội dung sau đây:

a)Tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức đối tác để đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước;

b)Hạn mức ngoại tệ và vàng để đầu tư tại một tổ chức đối tác;

c)Tiêu chuẩn lựa chọn hối phiếu, giấy nhận nợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ đểđầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước;

d)Tỷ lệ đầu tư vào hối phiếu, giấy nhận nợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ trêntổng dự trữ ngoại hối nhà nước.

2.Trưởng Ban điều hành chỉ đạo các Vụ chức năng có liên quan và Sở Giao dịch tổchức thực hiện tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước theo quyếtđịnh của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 7.Xây dựng phương án, quyết định, thực hiện đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước.

1.Phương án đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước được xây dựng trên cơ sở:

a)Cơ cấu Quỹ dự trữ ngoại hồi và cơcấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng đã được quyết định;

b)Tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức đối tác để đầu tư; hạn mức đầu tư tại một tổ chứcđối tác; tiêu chuẩn lựa chọn hối phiếu, giấy nhận nợ, chứng khoán nợ bằng ngoạitệ để đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước; tỷ lệ đầu tư vào hối phiếu, giấy nhậnnợ, chứng khoán nợ bằng ngoại tệ trên tổng dự trữ ngoại hối nhà nước đã đượcThống đốc quyết định.

2.Định kỳ 3 tháng 1 lần hoặc khi cần thiết, Sở Giao dịch chịu trách nhiệmxây dựng phương án đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước trên cơ sở nêu tại khoản 1Điều này trình Trưởng ban điều hành quyết định.

3.Thẩm quyền quyết định đầu tư.

Giámđốc Sở Giao dịch được phép quyết địnhthực hiện các khoản đầu tư có giá trị tương đương dưới 20.000.000 USD (hai mươitriệu Đô la Mỹ);

b)Trưởng ban điều hành quyết định các khoản đầu tư có giá trị tương đương từ20.000.000 USD (hai mươi triệu Đô la Mỹ) trở lên.

4.Sở Giao dịch chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các phương án đầu tư; theo dõidiễn biến hoạt động đầu tư để hàng tháng hoặc đột xuất khi thị trường có biếnđộng báo cáo Thống đốc, Trưởng ban điều hành và đề xuất phương án đầu tư mớiphù hợp.

5.Định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cần thiết, Sở Giao dịch chịu trách nhiệm đánhgiá tình hình thực hiện các tiêu chuẩn, hạn mức, tỷ lệ đầu tư đã nêu tại Điều 6Quy chế này. Phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối xây dựng và điều chỉnh các tiêuchuẩn, hạn mức, tỷ lệ đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế đảm bảo an toànvà hiệu quả trong quá trình đầu tư.

 

Chương III

QUẢN LÝ QUỸ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI

Điều 8.Xây dựng, quyết định cơ cấu Quỹ dự trữ ngoại hối.

1.Cơ sở xây dựng cơ cấu Quỹ dự trữ ngoại hối:

a)Tỷ trọng các loại ngoại tệ sử dụng trong thanh toán xuất, nhập khẩu hàng hóa vàdịch vụ của Việt Nam;

b)Tỷ trọng các loại ngoại tệ sử dụng trong hoạt động vay trả nợ nước ngoài củaViệt Nam;

c)Dự báo xu hướng biến động tỷ giá các loại ngoại tệ dự trữ, giá vàng trong vàngoài nước

d)Xu hướng biến động tỷ trọng của một số loại ngoại tệ trong dự trữ quốc tế vàthanh toán quốc tế của các nước trên thế giới.

2.Cơ cấu Quỹ dự trữ ngoại hối baogồm: Tỷ lệ dự trữ bằng ngoại tệ và bằng vàng; loại ngoại tệ và tỷ lệ của cácloại ngoại tệ, tỷ lệ của đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

3.Định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cần thiết, Vụ Quản lý ngoại hối chủ trì, phốihợp với Sở Giao dịch để đánh giá cơ cấu dựtrữ hiện có và xây dựng cơ cấu Quỹ dự trữ ngoại hối cho phù hợp với tình hìnhmới trình Thống đốc quyết định theo quy trình nêu tại khoản 1 Điều 19 Quy chếnày.

4.Trong trường hợp có biến động trên thị trường ngoại hối trong và ngoài nước, Sở Giao dịch có nhiệm vụ báo cáoTrưởng ban điều hành, có thông báo gửi Vụ Quản lý ngoại hối để xem xét, đề xuấtphương án điều chỉnh cơ cấu Quỹ dự trữ ngoại hối trình Thống đốc quyết địnhtheo quy trình nêu tại khoản 1 Điều 19 Quy chế này.

5.Thống đốc quyết định hoặc ủy quyền cho Trưởng ban điều hành quyết định cơ cấuQuỹ dự trữ ngoại hối trong từng thời kỳ.

Điều 9.Nguyên tắc điều chuyển ngoại hối.

Việcđiều chuyển ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giávàng được thực hiện theo quy định sau đây:

1.Trong trường hợp số ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng không đủđáp ứng yêu cầu can thiệp, Vụ Quản lý ngoại hối đề xuất việc điều chuyển ngoạihối từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng và trình Thốngđốc theo quy trình nêu tại khoản 1 Điều 19 Quy chế này để trình Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt.

2.Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Sở Giao dịch thực hiện việc điều chuyển ngoại hối từ Quỹdự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng theo quyết định của Thống đốcNgân hàng Nhà nước.

Điều 10.Tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho ngân sách nhà nước.

Việctạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho ngân sách nhà nước, theo dõi và thu hồi tạmứng được thực hiện như sau:

1.Vụ Quản lý ngoại hối dự thảo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vềviệc trích tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho ngân sách nhà nước trình Thốngđốc ký ban hành khi có đầy đủ các căn cứ pháp lý sau đây:

a)Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối chongân sách nhà nước;

b)Công văn của Bộ Tài chính gửi Ngân hàng Nhà nướcđề nghị tạm ứng cho ngân sách nhà nước.

2.Sở Giao dịch trích tạm ứng từ Quỹdự trữ ngoại hối cho ngân sách nhà nước theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàngNhà nước.

3.Sở Giao dịch hạch toán, theo dõivà thu hồi các khoản đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước.

 

Chương IV

QUẢN LÝ QUỸ BÌNH ỔN TỶ GIÁ VÀGIÁ VÀNG

Điều 11.Xây dựng, quyết định cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng

1.Cơ sở để xây dựng cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng:

a)Dự báo biến động tỷ giá trong và ngoài nước của các loại ngoại tệ dự trữ

b)Dự báo biến động giá vàng trong và ngoài nước;

c)Loại ngoại tệ sử dụng để can thiệp.

2.Nội dung của cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng bao gồm: Tỷ lệ dự trữ bằngngoại tệ và bằng vàng, tỷ lệ vàng vật chất cất trữ trong nước và gửi ở nước ngoài, loại ngoại tệ và tỷlệ của các loại ngoại tệ, tỷ lệ gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn (dưới 1 năm).

3.Định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cần thiết, Vụ Quản lý ngoại hối xây dựng cơcấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng trình Trưởng ban điều hành quyết định.

Điều 12.Xuất, nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế

1.Căn cứ vào nhu cầu can thiệp thị trường vàng trong nước, yêu cầu an ninh quốcgia, cơ cấu Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng, Vụ Quản lý ngoại hối xác định khốilượng vàng tiêu chuẩn quốc tế cần xuất, nhập khẩu trình Thống đốc quyết địnhtheo quy trình nêu tại khoản 1 Điều 19 Quy chế này.

2.Sở Giao dịch thực hiện việc xuất,nhập khẩu vàng theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và báo cáo tìnhhình thực hiện với Thống đốc đồng gửi Trưởng ban và các thành viên Ban điềuhành.

Điều 13.Xây dựng, thực hiện phương án can thiệp thị trường ngoại hối.

1.Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp thị trường ngoại hối trong nước thôngqua các nghiệp vụ:

a)Mua ngoại hối bằng Đồng Việt Nam;

b)Bán ngoại hối thu Đồng Việt Nam.

2.Căn cứ biến động tỷ giá và giá vàng trong nước, mục tiêu của chính sách tiềntệ, chính sách tỷ giá từng thời kỳ, Vụ Quản lý ngoại hối đề xuất phương án canthiệp mua hoặc bán ngoại hối trình Trưởng ban điều hành.

3.Nội dung của phương án can thiệp mua hoặc bán ngoại hối gồm: Thời điểm canthiệp, loại ngoại tệ can thiệp, tỷ giá hoặc giá vàng can thiệp, số lượng ngoạitệ hoặc vàng can thiệp, hình thức can thiệp (spot, swap, forward và các hìnhthức giao dịch ngoại hối khác) và đối tác thực hiện can thiệp.

4.Trưởng ban điều hành thông qua phương án can thiệp để trình Thống đốc phêduyệt.

5.Sở Giao dịch thực hiện phương áncan thiệp và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Trưởng ban điều hành.

6.Khi có biến động trên thị trường ngoại hối trong và ngoài nước, Sở Giao dịch thông báo kịp thờivới Trưởng ban điều hành đồng gửi Vụ Quản lý ngoại hối tình hình cung cầu ngoạitệ hoặc vàng, diễn biến hoạt động trên thị trường để làm căn cứ điều hành và đềxuất phương án can thiệp kịp thời.

Điều 14.Vận hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

1.Sở Giao dịch có trách nhiệm vậnhành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; theo dõi các diễn biến về tỷ giá vàquan hệ cung cầu trên thị trường để đề xuất việc mua bán ngoại tệ hàng ngày củaNgân hàng Nhà nước trình Trưởng ban điều hành quyết định.

2.Sở Giao dịch có trách nhiệm thôngbáo cho Vụ Quản lý ngoại hối doanh số ngoại tệ đã mua hoặc đã bán của Ngân hàngNhà nước hàng ngày trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để Vụ Quản lý ngoạihối soạn thảo báo cáo trình Thống đốc ký trình Thủ tướng Chính phủ.

Điều 15.Điều chuyển ngoại hối từ Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng sang Quỹ dự trữ ngoạihối.

Muộnnhất là ngày 10 của tháng đầu mỗi quý, khi Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng vượtquá hạn mức của Quỹ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Sở Giao dịch đề xuất việc điềuchuyển phần dự trữ ngoại hối vượt mức sang Quỹ dự trữ ngoại hối và thực hiệnviệc điều chuyển ngoại hối sau khi được Trưởng ban điều hành phê duyệt.

 

Chương V

THẨM QUYỀN QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC

Điều 16.Nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

1.Mức dự trữ ngoại hối nhà nước dự kiến hàng năm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nướctrình;

2.Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng;

3.Điều chuyển từ Quỹ dự trữ ngoại hối sang Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng theo đềnghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

4.Tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho ngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầuđột xuất, cấp bách của Nhà nước do Bộ trưởng BộTài chính trình;

5.Các hình thức, nghiệp vụ đầu tư dự trữ ngoại hối mới.

Điều 17.Nội dung thuộc thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

1.Ban hành Quyết định thực hiện việc trích tạm ứng từ Quỹ dự trữ ngoại hối chongân sách nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

2.Quyết định việc xuất, nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế thuộc dự trữ ngoại hốinhà nước;

3.Quyết định phương án can thiệp thị trường ngoại hối trong nước;

4.Quyết định cơ cấu của Quỹ dự trữ ngoại hối;

5.Quyết định tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước;

6.Duyệt và ký trình các cấp có thẩm quyền các báo cáo nêu tại khoản 2 Điều 21 Quychế này.

Điều 18.Nội dung thuộc thẩm quyền của Trưởng ban điều hành.

1.Quyết định cơ cấu của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng

2.Quyết định cơ cấu của Quỹ dự trữ ngoại hối trong từng thời kỳ theo ủy quyền củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước;

3.Quyết định phương án đầu tư, các khoản đầu tư có giá trị tương đương từ20.000.000 USD (Hai mươi triệu Đô la Mỹ) trở lên;

4.Quyết định việc mua bán ngoại tệ hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước trên thị trườngngoại tệ liên ngân hàng như quy định tại Điều 14 Quy chế này;

5.Chỉ đạo các Vụ chức năng có liên quan và Sở Giao dịch tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoạihối nhà nước theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

6.Quyết định điều chuyển ngoại hối từ Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng sang Quỹ dựtrữ ngoại hối trong trường hợp mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàngvượt hạn mức đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 19.Quyết định về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

1.Đối với những nội dung thuộc thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định của Thốngđốc: Các Vụ chức năng có liên quan và Sở Giao dịch chuẩn bị nội dung theo nhiệm vụ được giao theo quy địnhtrong Quy chế này thông qua Ban điều hành để trình Thống đốc phê duyệt hoặcquyết định.

2.Đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của Trưởng ban điều hành:

CácVụ chức năng có liên quan và Sở Giaodịch chuẩn bị nội dung theo nhiệm vụ được giao trình Trưởng ban điều hành quyếtđịnh.

 

Chương VI

CHẾ ĐỘ CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ BÁO CÁO

Điều 20.Cung cấp thông tin.

Việccung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước được thựchiện như sau:

1.Vụ Chính sách tiền tệ cung cấp cho Vụ Quản lý ngoại hối:

a)Muộn nhất ngày 25 tháng cuối mỗi quý: Số liệu ước tính về thực hiện cán cân thanh toán trong quý và dự kiếncho quý tiếp theo;

b)Muộn nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng đầu mỗi quý: Số liệu và tình hình thực hiện cáncân thanh toán thực tế của quý trước, số liệu tiền tệ toàn ngành và của Ngânhàng Nhà nước của quý trước;

c)Muộn nhất ngày 20 tháng 11 hàng năm: Số liệu ước tính về thực hiện cán cân thanh toán trong nămvà dự kiến cho năm kế hoạch;

d)Muộn nhất ngày 10 tháng 2 hàng năm: Số liệu và tình hình thực hiện cán cân thanh toán thực tế của năm trước,số liệu tiền tệ toàn ngành và của Ngân hàng Nhà nước của năm trước.

2.Sở Giao dịch cung cấp cho Vụ Quảnlý ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ và Vụ Tổng kiểm soát:

a)Muộn nhất ngày 5 hàng tháng: Số liệuvề Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng của tháng trước;

b)Hàng ngày, cung cấp cho Vụ Quản lý ngoại hối số liệu về tình hình hoạt độngtrên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày hôm trước và đánh giá cung -cầu ngoại tệ trên thị trường.

3.Muộn nhất vào ngày 20 tháng đầu mỗi quý hoặc khi cần thiết, Sở Giao dịch cung cấp cho Vụ Quảnlý ngoại hối tài liệu đánh giá xếp hạng các ngân hàng đại lý quý trước bao gồm:Tài liệu đánh giá của SởGiao dịch (căn cứtheo tiêu chuẩn đánh giá của các công ty xếp hạng tín dụng quốc tế như: Moody'sInvestors, Standard ang Poor's hoặc International Bank Credit Agency - IBCA) vàtài liệu của các tổ chức xếp hạng quốc tế nêu trên.

4.Vụ Quản lý ngoại hối và Sở Giaodịch cung cấp cho Vụ Tổng kiểm soát các thông tin cần thiết về dự trữ ngoại hốinhà nước theo yêu cầu về kiểm soát nội bộ.

Điều 21.Chế độ báo cáo.

1.Vụ Quản lý ngoại hối báo cáo Thống đốc và Trưởng ban điều hành về tình hìnhquản lý dự trữ ngoại hối nhà nước hàng tháng, quý, năm và dự kiến cho năm kếhoạch (đồng gửi Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tổng kiểm soát) theo thời hạn sau:

a)Muộn nhất ngày 10 tháng sau đối với báo cáo tháng;

b)Muộn nhất ngày 15 tháng đầu quý sau đối với báo cáo quý;

c)Muộn nhất ngày 25 tháng 1 của năm sau đối với báo cáo năm.

2.Hàng năm hoặc khi cần thiết, Vụ Quản lý ngoại hối chủ trì, phối hợp với VụChính sách tiền tệ, SởGiao dịch, Vụ Kếtoán tài chính xây dựng và trình Thống đốc phê duyệt trình các cấp có thẩmquyền theo quy trình tại khoản 1 Điều 19 Quy chế này các báo cáo sau:

a)"Báo cáo tình hình thực hiện việc quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước; tìnhhình thực tế sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước" trình Thủ tướng Chính phủ(đồng gửi Bộ Tài chính);

b)"Báo cáo tình hình biến động dự trữ ngoại hối nhà nước" trình Chínhphủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

3.Muộn nhất ngày 15 tháng 2 hàng năm hoặc khi có yêu cầu, Ngân hàng Nhà nước phảitrình Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội các báo cáo nêu tạikhoản 2 Điều này.

 

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 22.Ban điều hành quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

1.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thành lập Ban điều hành quản lý dự trữ ngoại hốinhà nước gồm. 5 thành viên: 1 Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước làm Trưởng ban, Vụ trưởngVụ Quản lý ngoại hối, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Giám đốc Sở Giao dịch và 1 Thư ký Ban.

2.Ban điều hành có chức năng:

a)Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các nội dung quy định tại Điều 16,Điều 17 Quy chế này;

b)Điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ về quản lý dự trữ ngoại hố nhà nước theoquy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

3.Nhiệm vụ và quy chế hoạt động của Ban điều hành do Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcquy định.

Điều 23.Trách nhiệm của các Vụ và Sở Giaodịch:

1.Vụ Chính sách tiền tệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thốngđốc lượng tiền cung ứng từng thời kỳ cho mục tiêu tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.

2.Vụ Kế toán tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc hạch toán kế toándự trữ ngoại hối nhà nước theo hai quỹ trình Thống đốc quyết định.

3.Sở Giao dịch chịu trách nhiệm:

a)Xây dựng các nguyên tắc quản lý nội bộ để tổ chức thực hiện quản lý dự trữngoại hối nhà nước theo các quy định tại Quy chế này;

b)Tổ chức thực hiện việc hạch toáncác nghiệp vụ phát sinh liên quan đến dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy địnhcủa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

4.Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo chủ trì,phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối dự thảo Quyết định thành lập Ban điều hành dựtrữ ngoại hối nhà nước và Quy chế hoạt động của Ban điều hành trình Thống đốcNgân hàng Nhà nước ban hành.

5.Vụ Tổng kiểm soát chịu trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thựchiện quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước của các Vụ, Sở Giao dịch theo các nhiệm vụ đượcgiao và việc chấp hành các quy định tại Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày30/8/1999 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và tại Quy chếnày.

Điều 24.Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqctcthnnvvqldtnhnn559