AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy chế tổ chức thực hiện dự án Trồng rừng trên đất cát ven biển Nam Trung bộ Việt Nam (PACSA)

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy chế tổ chức thực hiện dự án Trồng rừng trên đất cát ven biển Nam Trung bộ Việt Nam (PACSA)

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 09/2002/QĐ-BNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2002                          
C sở dữ liệu văn bn quy phạm pháp luật

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG

 Bộ Nông nghiệpvà Phát triển Nông thôn

Về việc ban hành Quy chế tổ chức thực hiện dự án

Trồng rừng trên đất cát ven biển Nam Trung bộ Việt Nam(PACSA)

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủquy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 562/QĐ/BNN/HTQT ngày 20/02/2001 của Bộ trưởngBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt dự án Trồng rừng trênđất cát ven biển Nam Trung bộ Việt Nam;

Xét đề nghị của Trưởng ban Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp tại Tờtrình số 1130 DALN/PACSA ngày 22/11/2001 về việc xin phê duyệt quy chế tổ chứcthực hiện dự án Trồng rừng trên đất cát ven biển Nam Trung bộ Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Banhành "Quy chế tổ chức thực hiện dự án Trồng rừng trên đất cát ven biển NamTrung bộ Việt Nam"(viết tắt là PACSA).

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3.Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị cóliên quan thuộc Bộ, Ban điều hành dự án Trung ương và Tỉnh, Trưởng ban Ban quảnlý các dự án Lâm nghiệp, Giám đốc dự án Trung ương và Giám đốc dự án các tỉnhchịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

                                                                                               

QUY CHẾ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ

 án trồng rừngtrên đất cát ven biển nam trung bộ việt nam (pacsa)

(Ban hành theo Quyết định số 09/2002/QĐ/BNN-TCCB, ngày17 tháng 01

năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn)

 

Chương I

Những quy định chung

Điều 1.Dự án Trồng rừng trên đất cát ven biển Nam Trung bộ Việt Nam (Viết tắt làPACSA) - là dự án đầu tư trong lĩnh vực trồng rừng do Chính phủ Nhật Bản việntrợ không hoàn lại cho Chính phủ Việt Nam. Việc thực hiện PACSA phải tuân thủtheo các quy định của Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam trong việc tiếpnhận, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại.

Điều 2. Trongquy chế này, các từ viết tắt được hiểu như sau:

PACSA:Dự án trồng rừng trên đất cát ven biển Nam Trung bộ Việt Nam (chữ đầu của cáctừ tiếng Anh)

JICA:Tổ chức Hợp tác Phát triển Nhật Bản

JFEC:Công ty Tư vấn kỹ thuật lâm nghiệp Nhật Bản

BĐHDATU:Ban điều hành dự án Trung ương

BĐHDAT:Ban điều hành dự án Tỉnh

BQLDATU:Ban quản lý dự án Trung ương

BQLDAT:Ban quản lý dự án Tỉnh

UBND:Uỷ ban nhân dân

BQLCDALN:Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp

BộNông nghiệp &PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SởNông nghiệp &PTNT: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

KHvà ĐT: Kế hoạch và Đầu tư

TC:Tài chính

HTQT:Hợp tác Quốc tế

PTLN:Phát triển Lâm nghiệp

TCKT:Tài chính Kế toán

KHQH:Kế hoạch Quy hoạch

KH-KT:Kế hoạch, kỹ thuật

Điều 3.Toàn bộ kinh phí của PACSA gồm nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ NhậtBản và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, là nguồn thu của ngân sách Nhànước để đầu tư cho mục tiêu "Trồng rừng trên vùng đất cát ven biển NamTrung Bộ " tại 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên và Khánh Hoà. Không đượcdùng nguồn kinh phí này để đầu tư cho các mục đích khác .

Điều 4.Dự án PACSA được tổ chức, điều hành và quản lý thống nhất từ Trung ương đến địaphương (Bộ Nông nghiệp & PTNT đến các tỉnh tham gia dự án) theo hướng phâncấp quản lý và tổ chức thực hiện dự án cho cấp tỉnh.

Điều 5. Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyềnvề việc quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm toàn diện về PACSA theo các quyđịnh của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4305/VPCP-QHQT, ngày 06/10/2000 củaVăn phòng Chính phủ.

Điều 6.Chủ tịch UBND các tỉnh có dự án quyết định thành lập: Ban điều hành và Ban quảnlý dự án cấp tỉnh, Ban quản lý dự án cấp huyện để tổ chức triển khai những côngviệc cụ thể của dự án tại hiện trường theo thỏa thuận của hai Chính phủ ViệtNam và Nhật Bản, và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn về việc phê duyệt dự án PACSA.

Chương II

Chức năng và nhiệm vụ quản lý dự án của các cấp

Mục 1: Tổ chức quản lý cấp Trung ương.

Điều 7.Ban điều hành dự án Trung ương.

1-Ban điều hành dự án Trung ương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn quyết định thành lập, gồm các thành viên đại diện các Bộ: KH và ĐT, TC;các Cục, Vụ liên quan của Bộ Nông nghiệp & PTNT; Ban quản lý các dự án Lâmnghiệp; đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh và các Sở Nông nghiệp và PTNT có dự án.

2-Ban Điều hành dự án Trung ương là tổ chức chịu trách nhiệm trước Bộ Nông nghiệpvà PTNT về mọi hoạt động của PACSA, có nhiệm vụ:

a)Điều hành và chỉ đạo việc thực hiện, quản lý dự án theo đúng mục tiêu, nội dungđã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.

b)Thông qua kế hoạch hàng năm của dự án để trình Bộ phê duyệt và giao kế hoạchcho BĐHDAT thực hiện.

c)Hướng dẫn các nguyên tắc, chính sách và quy định của Nhà nước, của Ngành về thựchiện dự án.

d)Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước cũng nhưmối quan hệ với đối tác là Chính phủ và các tổ chức đại diện cho Chính phủ NhậtBản.

đ)Báo cáo định kỳ với Bộ Nông nghiệp & PTNT và các Bộ, Ngành có liên quan theoquy định.

Điều 8.Ban quản lý dự án Trung ương.

1-Ban quản lý dự án Trung ương là cơ quan thường trực của BĐHDATU. Văn phòng Banquản lý PACSA Trung ương là thành viên Ban QLCDALN do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn quyết định thành lập.

Vănphòng Ban quản lý dự án có Giám đốc Dự án, Điều phối viên, KH-KT, Kế toán vàcác cán bộ dự án. Giám đốc và Điều phối viên dự án do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn quyết định. Các cán bộ khác do Giám đốc PACSA đề nghị,Trưởng ban Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp quyết định. Văn phòng Ban quản lýdự án đặt tại số 1 A Nguyễn Công Trứ - Hà Nội, địa chỉ liên lạc hiện tại: Phòng308, Điện thoại:(84 4) 8210176 ; Fax (84 4) 9710972.

2-Ban quản lý dự án Trung ương có nhiệm vụ:

a)Phối hợp với các Công ty Tư vấn và Nhà thầu Nhật Bản tiếp nhận nguồn viện trợcủa Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam để thực hiện dựán.

b)Quản lý và điều hành việc thực hiện dự án theo sự chỉ đạo của BĐHDATU.

c)Lập kế hoạch hoạt động và trình duyệt kế hoạch hàng năm của dự án.

d)Phối hợp thường xuyên với các Công ty Tư vấn và Nhà thầu Nhật Bản trong việcthiết kế dự án, chuẩn bị các tài liệu hợp đồng và tài liệu thầu cho dự án.

đ)Theo dõi tiến độ và chất lượng các công trình của dự án.

e)Chứng nhận thanh toán cho công ty Tư vấn và Nhà thầu Nhật Bản theo tiến độ đãthoả thuận giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với các Công ty nêu trên.

g)Tổ chức việc triển khai thực thi dự án và thiết lập mối quan hệ giữa các Côngty Tư vấn, Nhà thầu Nhật Bản với các đơn vị liên quan phía đối tác Việt Nam.

h)Tiếp nhận và phân phối các thiết bị của dự án tới các địa chỉ theo quy định củavăn kiện dự án đã được ký kết.

i)Hướng dẫn Ban quản lý dự án các tỉnh chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triểnkhai dự án, giúp Ban quản lý dự án các tỉnh phối hợp với các Công ty Tư vấn vàNhà thầu tổ chức thực hiện tốt dự án theo Công hàm trao đổi giữa hai Chính phủNhật Bản và Việt Nam.

k)Thay mặt Ban điều hành dự án Trung ương trong việc quản lý, giám sát mọi hoạtđộng của các Công ty Tư vấn, Nhà thầu Nhật Bản, Ban quản lý dự án các tỉnh vàcác Nhà thầu phụ Việt Nam.

Mục 2: Tổ chức quản lý cấp địa phương.

Điều 9. Banđiều hành dự án Tỉnh.

1-Ban điều hành dự án Tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, dophó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Thành phần BĐHDAT gồm đại diện của cácSở, Ban, Ngành có liên quan của tỉnh (Địa chính, KH&ĐT, TC và NN&PTNT);lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT làm thường trực.

2-Ban Điều hành dự án Tỉnh là tổ chức thay mặt UBND tỉnh quản lý và điều hành mọihoạt động của dự án trên địa bàn tỉnh và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBNDtỉnh và BĐHDATU theo đúng mục tiêu, nội dung của dự án đã được hai Chính phủNhật Bản và Việt Nam ký Công hàm trao đổi và nội dung PACSA đã được Bộ Nôngnghiệp và PTNT thay mặt Chính phủ phê duyệt.

Điều 10. Banquản lý dự án Tỉnh.

1-Ban quản lý dự án Tỉnh (thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT) là cơ quan thường trựcgiúp việc cho BĐHDAT.

Banquản lý dự án Tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, lãnh đạo Sở Nôngnghiệp &PTNT làm Giám đốc dự án. Các cán bộ KHKT, kế toán và cán bộ khác doGiám đốc dự án đề nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT quyết định.

2-Ban quản lý dự án Tỉnh có nhiệm vụ:

a)Tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủNhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam để thực thi dự án.

b)Lập kế hoạch hàng năm ở địa phương, báo cáo BQLDATU

c)Phối hợp với các Công ty Tư vấn, Nhà thầu Nhật Bản trong việc giám sát, kiểmtra tiến độ việc thực hiện các nội dung của PACSA, chất lượng các công trìnhcủa các Nhà thầu phụ Việt Nam tại hiện trường.

d)Tiếp nhận, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các thiết bị của PACSA đượcgiao.

Điều 11. BanQuản lý dự án Huyện

1-Ban Quản lý dự án huyện có dự án do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập,gồm phó Chủ tịch UBND huyện làm Giám đốc, lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn làm thường trực. Thành viên khác do Giám đốc dự án Huyện đềnghị, Chủ tịch UBND huyện quyết định.

2-Ban quản lý dự án Huyện có nhiệm vụ:

a) Phốihợp với các Nhà thầu tổ chức triển khai thực hiện các công việc của dự án đúngtiến độ và chất lượng tại hiện trường.

b)Chỉ đạo các xã có dự án huy động tối đa lực lượng quần chúng tham gia vào việctriển khai các công việc cụ thể tại hiện trường của từng xã có dự án.

c)Tiếp nhận những công trình hoàn thành đã được nghiệm thu và tổ chức bảo quản,bảo vệ và khai thác theo quy định hiện hành.

Chương III

Mối quan hệ giữa các cấp quản lý dự án,

các nhà tư vấn, nhà thầu và chế độ hội họp, báo cáo

Điều11.Chế độ làm việc và trách nhiệm của các cấp quản lý dự án.

1.Ban điều hành dự án Trung ương:

a)Là tổ chức cao nhất thay mặt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều hành,chỉ đạo việc tổ chức thực hiện PACSA như nội dung các Công hàm đã ký giữa haiChính phủ Nhật Bản và Việt Nam.

b)Ban điều hành dự án Trung ương làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhânphụ trách. Các thành viên của Ban có trách nhiệm giải quyết các công việc thuộclĩnh vực phụ trách do Trưởng ban phân công.

c)BĐHDATU họp thường kỳ mỗi năm 02 lần và có thể họp đột xuất do Trưởng ban triệutập.

2.Ban quản lý dự án Trung ương:

a)Là đơn vị thường trực của BĐHDATU, chịu trách nhiệm toàn diện trước Ban điềuhành dự án Trung ương và Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp trong việc quản lý,tổ chức thực hiện dự án.

b)Ban quản lý dự án Trung ương thường xuyên liên hệ với các Ban quản lý dự ánTỉnh, các Công ty Tư vấn và Nhà thầu Nhật Bản để tổ chức thực hiện và giảiquyết những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện các công việc củaPACSA;

c)Chỉ đạo BQLDA Tỉnh trong việc theo dõi, giám sát tiến độ và chất lượng các côngtrình của PACSA.

d)Báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm lên Trưởng Ban điều hành dự án Trung ươngvà Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện dựán theo quy định hiện hành.

đ)Tổ chức họp thường kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm và đột xuất theo yêu cầucủa Giám đốc dự án.

3.Ban điều hành dự án Tỉnh:

a)Là tổ chức thay mặt UBND tỉnh điều hành và chỉ đạo việc tiếp nhận nguồn viện trợcủa Chính phủ Nhật Bản và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam để tổ chứcthực hiện dự án trên địa bàn tỉnh.

b)Phối hợp với BĐHDATU và BQLDATU để nắm chủ trương chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn trong việc tổ chức thực hiện PACSA từng thời kỳ theo nộidung của các Công hàm được ký giữa hai Chính phủ.

c)Hàng năm họp thường kỳ 02 lần và có thể họp đột xuất do Trưởng ban BĐHDAT triệutập.

4.Ban quản lý dự án Tỉnh:

a)Chịu trách nhiệm toàn diện trước BĐHDAT và BQLDATU trong việc phối hợp với cácCông ty Tư vấn và Nhà thầu Nhật Bản; trong việc chỉ đạo các Nhà thầu phụ ViệtNam tổ chức triển khai tất cả các hoạt động của PACSA tại hiện trường.

b)Báo cáo kịp thời lên Trưởng ban BĐHDAT và BQLDATU khi có những vướng mắc trongviệc thực hiện PACSA tại địa phương hoặc giữa các đơn vị thực hiện dự án đểgiải quyết sớm, tránh kéo dài gây thiệt hại chung cho PACSA.

c)Báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và hàng năm về tình hình, tiến độvà kết quả thực hiện PACSA tại địa phương cho BQLDATU và Trưởng Ban BĐHDAT tỉnhtheo quy định.

d)Tổ chức họp thường kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm và đột xuất theo yêu cầucủa Trưởng Ban BQLDAT.

Điều13. Đốivới Công ty Tư vấn và các Nhà thầu.

1.Công ty Tư vấn Nhật Bản:

ĐượcTổ chức JICA Nhật Bản lựa chọn, được ký hợp đồng với Bộ Nông nghiệp và PTNT đểtư vấn dịch vụ liên quan tới thiết kế, đấu thầu và giám sát việc mua sắm cho dựán; tư vấn cho Ban quản lý dự án Trung ương và Tỉnh phía Việt Nam triển khai dựán; phối hợp với Ban quản lý dự án Trung ương để kiểm tra, giám sát các Nhàthầu trong việc thực hiện kế hoạch, các biện pháp kỹ thuật cũng như tiến độthực hiện và kết quả hoạt động của dự án tại hiện trường.

2.Nhà thầu chính Nhật Bản:

a)Tổ chức thực hiện các hoạt động của PACSA theo hợp đồng đã ký với Bộ Nôngnghiệp và PTNT; chịu trách nhiệm trước JICA, Công ty Tư vấn Nhật Bản và các Banquản lý dự án phía Việt Nam về tổ chức thực hiện các hoạt động nêu trên.

b)Phải báo cáo cho Công ty Tư vấn Nhật Bản và BQLDATU tiến độ và kết quả thực hiệncác hạng mục công trình theo quy định của các hợp đồng đã ký giữa các bên.

3.Nhà thầu phụ Việt Nam:

Chịusự chỉ đạo, giám sát của Nhà thầu chính Nhật Bản và các Ban quản lý dự án ViệtNam trong việc thực hiện các hợp đồng đã ký với Nhà thầu.

Chương IV

Nội dung Quản lý Dự án PACSA

Điều 14.Quản lý kế hoạch và kỹ thuật.

Nộidung quản lý kế hoạch và kỹ thuật gồm các chỉ tiêu kế hoạch và biện pháp kỹthuật được xác định trong tài liệu thiết kế cơ bản và được xác định lại bằngcác thiết kế chi tiết của tư vấn Nhật Bản và Bộ Nông nghiệp và PTNT theo từnggiai đoạn cụ thể. Theo nội dung các Công hàm trao đổi giữa hai Chính phủ Nhậtbản và Việt Nam, việc tổ chức thực thi dự án cụ thể do các Nhà thầu Nhật Bản đãtrúng thầu thực hiện, có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các bên để quảnlý các kế hoạch và chỉ tiêu kỹ thuật đã đề ra.

Nguyêntắc chung về quản lý kế hoạch và kỹ thuật của dự án:

1-Căn cứ vào chỉ tiêu đã ghi trong tài liệu thiết kế cơ bản của PACSA, các địa phươngcó dự án phải chuẩn bị đủ diện tích đất đai và hoàn tất các thủ tục pháp lý vềquyền sử dụng đất để đảm bảo tiến độ thực hiện PACSA tại địa phương (khôngtăng, giảm diện tích ra ngoài các Huyện mà dự án đã thiết kế). Việc đo đạc xácđịnh chi tiết diện tích, ranh giới vùng PACSA do Công ty Tư vấn Nhật Bản đảmnhiệm. Ban QLDA các tỉnh giúp Công ty Tư vấn Nhật Bản chọn lựa các Nhà thầuViệt Nam đủ khả năng để thực hiện tốt công việc nêu trên.

2-Công ty Tư vấn Nhật Bản đảm nhiệm việc thiết kế chi tiết PACSA. Căn cứ Công hàmtrao đổi giữa hai Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam, dựa vào kết quả của thiết kếcơ bản, Bộ Nông nghiệp và PTNT ký các thoả thuận với Công ty Tư vấn Nhật Bản đểtổ chức thiết kế chi tiết cho từng hạng mục công việc. BQLDATU phối hợp vớiBQLDAT giám sát việc thực hiện những thoả thuận trên. Trường hợp có vướng mắcvề thủ tục hành chính, phía Việt Nam có nhiệm vụ giải quyết với địa phương đểtạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Tư vấn Nhật Bản hoàn thành công việc.

3-Công ty Tư vấn Nhật Bản giúp Bộ Nông nghiệp và PTNT chuẩn bị các tài liệu đấuthầu cho từng giai đoạn của PACSA; phối hợp với Bộ Nông nghiệp &PTNT(đạidiện là Ban điều hành dự án Trung ương) tổ chức đấu thầu có sự chứng kiến củaJICA để chọn Nhà thầu chính Nhật Bản cho việc thực thi PACSA để báo cáo Chínhphủ hai nước. Sau khi chọn được Nhà thầu chính Nhật Bản (được Chính phủ hai nướcphê duyệt), Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam ký kết hợp đồng thực hiện theo từnggiai đoạn của PACSA.

4-Nhà thầu chính Nhật Bản tham khảo ý kiến của các Ban quản lý dự án phía ViệtNam trước khi chọn các Nhà thầu phụ Việt Nam để tổ chức thi công thực hiện cácphần việc cụ thể.

CácNhà thầu phụ Việt Nam được chọn phải là những đơn vị có đủ năng lực thực hiệncác hạng mục công trình do phía Nhà thầu chính Nhật Bản yêu cầu.

5-Ban quản lý dự án PACSA các cấp có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thựchiện tiến độ, chất lượng công trình, tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trìnhhoàn thành.

Kếtthúc mỗi hạng mục công trình, BQLDAT báo cáo BQLDATU để cùng tiến hành (hoặc đượcuỷ quyền) nghiệm thu, làm cơ sở cho việc thanh quyết toán cho các đơn vị thicông (Tư vấn, Nhà thầu chính, Nhà thầu phụ...)

Điều 15.Quản lý tài chính và tổ chức kế toán dự án.

Nguồnviện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản và nguồn vốn đối ứng của Chínhphủ Việt Nam cho PACSA là nguồn thu của Ngân sách Nhà nước đầu tư cho công việctrồng rừng trên vùng đất cát ven biển Nam Trung Bộ với mục đích phòng hộ venbiển, bảo vệ các công trình và mùa màng trong vùng. Nguồn vốn này phải đượcquản lý chặt chẽ và sử dụng theo kế hoạch, định mức, đúng mục tiêu của PACSA.

Ngoàiviệc tổ chức theo dõi và báo cáo tài chính phải thực hiện nghiêm túc theo yêucầu của Nhà tài trợ; công tác quản lý tài chính và tổ chức kế toán phải chấphành đúng các quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam. Nguyên tắc chung là:

1)Việc quản lý tài chính của PACSA thực hiện theo Thông tư số 70/2001/TT-BTC ngày24/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính Nhà nước đối vớinguồn viện trợ không hoàn lại.

2)Kế toán dự án thực hiện theo Quyết định số 999/TC-QĐ/BTC ngày 02/11/ 1996 củaBộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán Hành chính sựnghiệp.                 

3)Kinh phí hoạt động của các Ban quản lý dự án các cấp được sử dụng nguồn kinhphí đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Việc quản lý nguồn vốn này được quy định cụthể như sau:

A- Đối với Ban quản lý dự án Trung ương.

1.Nội dung chi, bao gồm:                 

a)Phí chuyển tiền trả cho Ngân hàng: Được thực hiện theo văn bản số 1551 TC/TCĐNngày 19/12/2000 và văn bản số 01/VCB-TC/TCĐN ngày 18/7/2001 của Bộ Tài chính.

b)Chi thường xuyên cho hoạt động văn phòng của PACSA, gồm :

1-Chi lương và phụ cấp lương.

2-Chi cho hoạt động xe cộ

3-Chi văn phòng phẩm, biên dịch, phiên dịch, phúc lợi tập thể, dịch vụ công cộng,thông tin liên lạc, sửa chữa bảo dưỡng v.v...

4-Chi phí bảo hiểm ô tô, thuế, phí nhận xe

5-Chi phí tiếp khách

6-Chi hội nghị, hội thảo

7-Chi công tác phí, phụ cấp hiện trường

8-Chi khác

2.Định mức chi: Chi theo quy định hiện hành của Nhà nước.

B- Đối với Ban quản lý dự án Tỉnh:

Kinhphí hoạt động hàng năm của BQLDAT được cấp từ ngân sách của địa phương.

1.Nội dung chi tiêu:

Căncứ nội dung chi tiêu của BQLDATU trên đây, Ban điều hành dự án Tỉnh quyết địnhcác nội dung chi tiêu phù hợp, bao gồm:

a)Chi phí cho hoạt động thường xuyên của Ban quản lý dự án Tỉnh.

b)Chi phí cho các công việc khác do phía Việt Nam phải đảm nhận theo văn bản đãthoả thuận với Chính phủ Nhật Bản, như xác định ranh giới, đóng cột mốc tạm chovùng dự án, làm đường vào vùng dự án...

Đốivới chi phí này, hàng năm Ban quản lý dự án Tỉnh lập dự toán trình UBND tỉnhphê duyệt để chi vào nguồn vốn đối ứng do Chính phủ Việt Nam đóng góp. Mọi đónggóp của phía Việt Nam phải được thực hiện đầy đủ và kịp thời.

2.Định mức chi: Chi theo chế độ hiện hành của Nhà nước và các quy định riêng củađịa phương.

Toànbộ kinh phí đối ứng hoạt động hàng năm theo kế hoạch được duyệt, cuối năm BQLDATỉnh tổng hợp quyết toán với Sở Tài chính Vật giá và báo cáo về Ban quản lý dựán Trung ương để tập hợp chung theo quy định của Nhà nước.

Điều 16.Quản lý thiết bị, vật tư, tài sản rừng trồng của PACSA.

1.Đối với thiết bị gồm ôtô, xe máy, do BQLDATU tiếp nhận và phân phối theo kếhoạch của PACSA. Các BQLDAT có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và sử dụng theoquy định hiện hành của Nhà nước, tuyệt đối không được dùng những thiết bị nàyđể bán, trao đổi, chuyển nhượng hoặc cho thuê trong thời gian thực hiện dự án.

2.Các công trình xây dựng (Vườn ươm, Nhà kho, Văn phòng làm việc, đường sá...) đượcđầu tư trong thời gian thực hiện PACSA do Nhà thầu Nhật Bản chịu trách nhiệmxây dựng và được bàn giao ngay cho Ban quản lý dự án Tỉnh (giao tay ba) để phụcvụ duy nhất cho các công việc thực hiện PACSA. Trường hợp sử dụng vào việc khácphải được sự đồng ý bằng văn bản của Nhà thầu chính Nhật Bản và Ban quản lý dựán Trung ương. Khi các công việc của PACSA kết thúc, các công trình nêu trên sẽđược bàn giao cho UBND tỉnh để tiếp tục quản lý và sử dụng cho các mục đíchchăm sóc và bảo vệ diện tích rừng đã được trồng trong thời gian thực hiệnPACSA.

3.Đối với các loại tài sản khác:

Tàisản của văn phòng BQLDA các cấp được tiếp nhận từ nguồn PACSA hoặc được mua sắmtừ nguồn vốn đối ứng là tài sản của Nhà nước, thuộc quyền quản lý của các Banquản lý dự án. Việc kiểm kê đánh giá tài sản hàng năm phải tuân thủ theo chế độquản lý tài sản hiện hành do Bộ Tài chính ban hành.

4.Tài sản dự án là Rừng trồng được quản lý theo quy định hiện hành của Nhà nướcvà hướng dẫn cụ thể của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5.Khi kết thúc dự án, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phê duyệt tổng quyết toán dự ánhoàn thành, xác định kinh phí kết dư và quyết định việc bàn giao tài sản, thànhquả dự án PACSA cho UBND các tỉnh vùng dự án theo quy định hiện hành.

 

Chương V

Điều khoản thi hành

Điều 17. Trongquá trình thực hiện quy chế này, nếu có khó khăn vướng mắc và phát sinh nhữngvấn đề mới, yêu cầu các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về BQLDATU để báo cáoBộ Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqctcthdtrtcvbntbvn713