AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng phương tiện đi lại tại các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng phương tiện đi lại tại các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
Số: 101/1999/QĐ-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 1999                          
bộ tài chính

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng phương tiệnđi lại

tại các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệpNhà nước

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày26/02/1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06/3/1998 của Chính phủ vềquản lý tài sản nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệmvụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 122/1999/QĐ-TTg ngày 10/5/1999 của Thủ tướngChính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô trongcác cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước;

Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với tài sản nhà nước làphương tiện đi lại của các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, sử dụng phương tiện đi lạitại các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước.

Điều 2:Quy chế này áp dụng thống nhất cho các phương tiện đi lại của Nhà nước phục vụcông tác của các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan sự nghiệp, cơ quan quốcphòng, an ninh, Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội,Tổ chức xã hội- nghề nghiệp có thụ hưởng kinh phí của Ngân sách Nhà nước (gọichung là cơ quan hành chính sự nghiệp) và xe ô tô con phục vụ nhu cầu công táccho các chức danh lãnh đạo, xe ô tô phục vụ công tác chung của doanh nghiệp Nhànước quy định tại Quyết định số 122/1999/QĐ-TTg ngày 10/5/1999 của Thủ tướngChính phủ (sau đây gọi chung là Quy định của Thủ tướng Chính phủ) .

Phươngtiện đi lại phục vụ chiến đấu của cơ quan quốc phòng, an ninh và phục vụ lễ tânđối ngoại của Nhà nước thực hiện quản lý theo quy định riêng.

Điều 3:Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/5/1999. Bộ trưởng các Bộ, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị, Tổ chứcchính trị - xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội- nghề nghiệp, Chủ tịch Uỷban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơquan liên quan khác tổ chức thực hiện Quy chế này./.

 

QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI

TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 101 /1999/QĐ-BTC

ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1:Phương tiện đi lại phục vụ nhu cầu công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước,cơ quan sự nghiệp, cơ quan quốc phòng, an ninh, Tổ chức chính trị, Tổ chứcchính trị- xã hội, Tổ chức xã hội và Tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi chung làcơ quan hành chính sự nghiệp) được hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nước hoặccó nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước hoặc được xác lập sở hữu Nhà nước theo quyđịnh của pháp luật và phương tiện mua sắm từ nguồn vốn của doanh nghiệp Nhà nướcđược quản lý, sử dụng theo Quy chế này gồm:

Cácloại xe ô tô con phục vụ các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô theo Quyđịnh của Thủ tướng Chính phủ và các chức danh tương đương với các chức danh nàycủa tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định của cơ quan Nhànước có thẩm quyền;

Cácloại xe ô tô từ 15 chỗ ngồi trở xuống sử dụng chung phục vụ công tác của các cơquan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước;

Cácloại xe ô tô chuyên dùng với tính năng, tác dụng riêng để sử dụng cho nhữngcông việc đặc thù hoặc mục đích nhất định của các cơ quan hành chính sự nghiệpnhư: xe chở thuốc chữa bệnh; xe phòng cháy chữa cháy; xe phục vụ cho phátthanh, truyền hình; xe chở tiền, kim khí quý, đá quý, ấn chỉ đặc biệt; xe chởthương bệnh binh; xe chở phạm nhân; xe cần cẩu phục vụ cho giao thông côngchính và các loại xe ô tô chuyên dùng khác;

Xeô tô từ 16 chỗ ngồi trở lên, xe ô tô tải;

Cácloại phương tiện đi lại khác: tàu, thuyền các loại, xe mô tô 3 bánh của các cơquan hành chính sự nghiệp.

Điều 2:Phương tiện đi lại của Nhà nước tại các đơn vị lực lượng vũ trang thuộc Bộ Quốcphòng, Bộ Công an; phương tiện đi lại phục vụ lễ tân đối ngoại của Nhà nước,phục vụ công tác ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại nướcngoài thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính.

Điều 3:Bộ Tài chính thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với mọi phương tiện đi lạithuộc sở hữu Nhà nước phục vụ công tác tại các cơ quan hành chính sự nghiệp(HCSN) và doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).

 

Chương II

TRANG CẤP PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI

Điều 4:Các cơ quan HCSN có tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện đi lại phục vụ nhucầu công tác được Bộ Tài chính (đối với các cơ quan HCSN thuộc Trung ương quảnlý), UBND cấp tỉnh (đối với các cơ quan HCSN thuộc địa phương quản lý) từng bướcthực hiện trang cấp hoặc mua đủ phương tiện đi lại theo các hình thức sau:

Điềuchuyển phương tiện đi lại từ cơ quan quản lý, sử dụng vượt tiêu chuẩn, định mứchoặc không có nhu cầu sử dụng sang các cơ quan có nhu cầu sử dụng và còn thiếuso với tiêu chuẩn, định mức quy định;

Trangcấp từ các nguồn phương tiện đi lại tịch thu sung quĩ Nhà nước hoặc được xáclập quyền sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; phương tiện đi lại củacác chương trình, dự án đã kết thúc; phương tiện đi lại được viện trợ, biếu,tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc Nhà nước quản lý;

Muasắm mới phương tiện đi lại bằng nguồn thu hợp pháp của cơ quan, đơn vị đượcphép sử dụng theo quy định của pháp luật;

Muasắm mới phương tiện đi lại bằng nguồn kinh phí được bố trí trong dự toán ngânsách Nhà nước hàng năm được duyệt.

Điều 5: Muasắm phương tiện đi lại cho các cơ quan HCSN được thực hiện như sau :

1-Hàng năm, cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước căn cứ vào thực trạng phươngtiện đi lại và tiêu chuẩn, định mức theo Quy định của Thủ tướng Chính phủ đểxác định nhu cầu mua sắm phương tiện đi lại, lập dự toán báo cáo cơ quan quảnlý cấp trên trực tiếp để :

a)Bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính;

b)Sở, ban, ngành, cơ quan ở địa phương và UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo Sở Tàichính- Vật giá.

2-Thẩm quyền quyết định trang cấp, mua sắm phương tiện đi lại phục vụ công táchàng năm của các cơ quan HCSN được quy định như sau:

Bộtrưởng Bộ Tài chính thẩm định nhu cầu trang bị phương tiện đi lại của các cơquan, đơn vị HCSN thuộc Trung ương quản lý và tổng hợp vào dự toán chi ngânsách Trung ương hàng năm về trang bị, mua sắm phương tiện đi lại cho các cơquan HCSN thuộc Trung ương trình cấp có thẩm quyền quyết định theo đúng quyđịnh của phát luật về Ngân sách Nhà nước;

Giámđốc Sở Tài chính-Vật giá thẩm định nhu cầu trang bị phương tiện đi lại của cáccơ quan, đơn vị HCSN thuộc địa phương quản lý trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xemxét, quyết định đưa vào dự toán chi ngân sách địa phương hàng năm về trang bị,mua sắm phương tiện đi lại cho các cơ quan HCSN thuộc địa phương và trình cấpcó thẩm quyền quyết định theo đúng quy định của pháp luật về Ngân sách Nhà nước.

3-Kho bạc Nhà nước chỉ thực hiện việc thanh toán cấp phát kinh phí mua sắm phươngtiện đi lại đối với các cơ quan đơn vị HCSN khi có văn bản thông báo mua sắm phươngtiện đi lại của Bộ Tài chính (đối với cơ quan HCSN thuộc trung ương quản lý)hoặc UBND cấp tỉnh (đối với các cơ quan HCSN thuộc địa phương quản lý). Kếtthúc năm ngân sách cơ quan Tài chính các cấp không chấp nhận quyết toán kinhphí mua phương tiện đối với những cơ quan, đơn vị không thực hiện theo quy địnhnày.

Điều 6:Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô trong các cơ quan HCSN thuộc đối tượng đượctrang bị xe ô tô được thực hiện như sau:

1-Xe ô tô con phục vụ các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn sử dụng xe theo đúngchức danh, loại xe theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

2-Xe ô tô sử dụng chung cho từng cơ quan, đơn vị HCSN do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức đoàn thể trung ương, Chủtịch UBND cấp tỉnh quy định căn cứ vào cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, quy môhoạt động và tính chất công việc trong phạm vi tiêu chuẩn, định mức theo Quyđịnh của Thủ tướng Chính phủ.

Đốivới một số ngành có điều kiện và tính chất hoạt động đặc thù, các Bộ, ngànhtrung ương và địa phương thống nhất với Bộ Tài chính việc quy định định mức sửdụng xe ô tô và các phương tiện đi lại khác cho phù hợp.

3-Mức giá mua mới xe ô tô thực hiện theo đúng Quy định của Thủ tướng Chính phủ.Mức giá mua này không bao gồm các khoản tiền lệ phí trước bạ và bảo hiểm phươngtiện. Trong trường hợp giá xe ô tô trên thị trường có biến động tăng, giảm từ20% trở lên Bộ Tài chính sẽ thông báo điều chỉnh mức giá mua mới.

 

CHƯƠNG III

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI

 Điều 7: Phương tiện đi lại phục vụcông tác của các cơ HCSN tuyệt đối không được:

1-Bán, trao đổi, tặng cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào, nếu không được phép củacủa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2-Sử dụng để cho thuê.

3-Sử dụng vào mục đích cá nhân.

Điều 8:Phương tiện đi lại phục vụ nhu cầu công tác của các cơ quan HCSN phải được bảodưỡng, sửa chữa theo đúng quy định về quản lý kỹ thuật của Nhà nước đối vớitừng loại phương tiện. Nguồn kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện đi lại đượcbố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Điều 9:Việc điều chuyển, thu hồi, thanh lý phương tiện đi lại của các cơ quan HCSNtrong trường hợp dưới đây phải theo đúng quyết định của cơ quan có thẩm quyền :

-Dôi thừa so với tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định;

-Không có nhu cầu sử dụng;

-Cần phải thanh lý.

Riêngđối với xe ô tô con phục vụ các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng thường xuyên vàđưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc hàng ngày đã sử dụng từ 10 vạn km trở lên vàtỷ lệ hao mòn từ 70% trở lên hoặc không đảm bảo an toàn khi vận hành; Thủ trưởngcơ quan lập báo cáo gửi cơ quan có thẩm quyền để được trang bị xe mới, đồngthời quyết định xử lý xe cũ theo quy định hiện hành.

Trìnhtự, thủ tục, thẩm quyền điều chuyển, thu hồi, thanh lý phương tiện đi lại đượcthực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 10:Sau một năm, chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 năm sau các cơ quan, đơn vị HCSNphải lập báo cáo tình hình quản lý, sử dụng phương tiện đi lại đến ngày 31/12năm trước theo quy định sau :

1-Đối với cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng phương tiện đi lại thuộctrung ương quản lý thì lập báo cáo gửi cho cơ quan quản lý trực tiếp cấp trênđể các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị, Tổchức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp tổng hợp,báo cáo số phương tiện đi lại hiện có của toàn ngành mình gửi Bộ Tài chính.

2-Đối với cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng phương tiện đi lại thuộc địaphương quản lý thì lập báo cáo gửi cho cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên đểcác Sở, Ban, ngành, tổ chức ở địa phương và UBND cấp quận, huyện, thị xã, thànhphố trực thuộc tỉnh tổng hợp số phương tiện đi lại hiện có của tất cả các đơnvị trực thuộc gửi Sở Tài chính-Vật giá để tổng hợp báo cáo UBND cấp tỉnh và BộTài chính.

3-Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp số phương tiện đi lại hiện có hàng năm củacác cơ quan HCSN trong cả nước báo cáo Chính phủ.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11: Thủ trưởng các cơ quan HCSN được Nhà nước giao quản lý và sử dụngphương tiện đi lại có trách nhiệm:

1-Bố trí sử dụng phương tiện đi lại của cơ quan mình theo đúng tiêu chuẩn, địnhmức do Nhà nước quy định.

2-Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng phương tiện đi lại theo quy định tại Điều 10Quy chế này.

3-Căn cứ vào Quy chế này, xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy quản lý, sử dụngphương tiện đi lại của cơ quan, đơn vị được Nhà nước giao.

4-Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo đúng quy định về quản lý kỹthuật của Nhà nước đối với từng loại phương tiện đi lại.

5-Trongtrường hợp cán bộ, công chức cơ quan có nhu cầu sử dụng phương tiện đi lạithuộc sở hữu Nhà nước vào việc riêng phải được Thủ trưởng cơ quan đồng ý và ngườisử dụng phương tiện đi lại phải chịu mọi chi phí vận hành phương tiện theo đơngiá cho thuê phương tiện cùng loại của doanh nghiệp vận tải hành khách tại địaphương.

Điều 12: Bộtrưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chínhtrị, Tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương và Chủ tịch UBND cấp tỉnh cótrách nhiệm:

1-Dừng việc bố trí sử dụng xe ô tô đối với các đối tượng không thuộc diện được bốtrí xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc hàng ngày.

2-Thu hồi và điều chuyển số xe ô tô của các cơ quan HCSN vượt số lượng và mức giáso với tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định.

Đốivới các trường hợp xe ô tô trong cơ quan HCSN đang sử dụng, nếu giá trị còn lạicủa xe ô tô này so với mức giá theo tiêu chuẩn quy định của Thủ tướng Chính phủbằng 1,5 lần trở lên thì thu hồi; nếu giá trị còn lại dưới 1,5 lần thì đơn vị đượctiếp tục sử dụng nhưng phải bố trí điều chuyển trong nội bộ cho hợp lý.

3-Thực hiện điều chuyển các xe ô tô đã được xử lý theo quy định tại Khoản 1 và 2Điều này để trang cấp cho các đối tượng được sử dụng xe ô tô trong nội bộ Bộ,ngành, địa phương mình theo đúng tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô theo Quyđịnh của Thủ tướng Chính phủ và quy định cụ thể của Bộ, ngành, địa phương. Trườnghợp không sử dụng hết số xe ô tô thu hồi thì báo cho Bộ Tài chính để sắp xếp bốtrí sử dụng.

4-Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng xe ô tô và các phươngtiện đi lại khác trong các cơ quan HCSN của Bộ, ngành và địa phương quản lýtheo quy định tại Điều 10 Quy chế này.

5-Kịp thời phản ánh những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện về Bộ Tàichính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và xử lý.

Điều 13:Tổng giám đốc, Giám đốc DNNN căn cứ quy định tại Quy chế này thực hiện việc muasắm, quản lý, sử dụng, sắp xếp, điều chuyển số xe ô tô con phục vụ nhu cầu côngtác cho các chức danh lãnh đạo và xe ô tô phục vụ công tác chung của doanhnghiệp theo các quy định sau :

1-Tuỳ theo phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của mình đượcmua xe ô tô phục vụ nhu cầu công tác cho các chức danh lãnh đạo và xe ô tô phụcvụ công tác chung theo đúng tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô theo Quy địnhcủa Thủ tướng Chính phủ.

2-Dừng việc bố trí xe ô tô đưa đón từ nơi ở tới nơi làm việc hàng ngày và xe phụcvụ công tác chung đối với các chức danh lãnh đạo và DNNN không có tiêu chuẩn sửdụng xe.

3-Đối với xe ô tô hiện đang phục vụ các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn được sửdụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở tới nơi làm việc hàng ngày và phục vụ công tácchung, nếu giá trị còn lại của xe này so với mức giá theo tiêu chuẩn quy địnhcủa Thủ tướng Chính phủ bằng 1,5 lần trở lên thì thực hiện việc sắp xếp, điềuchuyển trong phạm vi doanh nghiệp. Sau khi sắp xếp, điều chuyển còn thừa thì xửlý bán đấu giá để thu hồi vốn cho sản xuất kinh doanh.

4-Đối với những xe ô tô thừa do vượt tiêu chuẩn, định mức quy định mà doanhnghiệp không tự xử lý được thì báo cáo Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh để xửlý. Các Bộ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm cân đối số xe ô tô này và xử lý điềuđộng cho các đơn vị trong nội bộ Bộ, ngành, địa phương theo nguyên tắc mua bán;Trường hợp đơn vị nhận tài sản điều động không đủ khả năng thanh toán thì cácBộ, UBND cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài chính giải quyết ghi tăng giảm vốncho các đơn vị.

5-Nghiêm cấm sử dụng các loại xe ô tô phục vụ các chức danh có tiêu chuẩn sửdụng, xe ô tô phục vụ công tác chung của DNNN vào mục đích cá nhân. Trường hợpcó nhu cầu sử dụng xe ô tô vào việc riêng thì thực hiện theo quy định tại Khoản5 Điều 11 Quy chế này.

6-Việc nhượng bán, cho thuê, điều chuyển, thanh lý xe ô tô thuộc quyền quản lý,sử dụng của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của chế độ quản lý tài chínhhiện hành đối với DNNN ( Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 và Nghị định số27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các cơquan chức năng).

Điều 14:Cơ quan Tài chính nhà nước các cấp thực hiện việc xuất toán mọi khoản chi phívận hành hoặc đề nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi phươngtiện đi lại đối với các trường hợp cơ quan HCSN và DNNN quản lý, sử dụng khôngđúng tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định và Quy chế này.

Điều 15:Cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịchUBND cấp tỉnh :

1-Hướng dẫn, theo dõi giám sát các cơ quan HCSN và DNNN thực hiện trang cấp, quảnlý, sử dụng, xử lý phương tiện đi lại tại các cơ quan HCSN và DNNN.

2-Tổ chức thực hiện kiểm tra việc trang bị, mua sắm, bố trí sử dụng và xử lý sốxe ô tô hiện có trong các cơ quan HCSN và DNNN tại các Bộ, ngành, địa phươngtheo đúng Quy định của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế này.

3-Thực hiện thẩm định nhu cầu trang cấp phương tiện của cơ quan HCSN để trình Bộtrưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định trang cấp, thu hồi, điềuchuyển, thanh lý phương tiện đi lại tại các cơ quan HCSN và tổng hợp tình hìnhtrang cấp, quản lý, sử dụng và xử lý phương tiện đi lại tại các cơ quan HCSNtheo quy định tại Quy chế này.

Điều 16:Những quy định trước đây về quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong các cơquan HCSN và xe ô tô con phục vụ công tác cho các chức danh lãnh đạo, xe ô tôphục vụ công tác chung của DNNN trái với Quy chế này đều bãi bỏ.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqcqlsdptltccqhcsnvdnnn717