AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh Lâm Đồng Khoá VI

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh Lâm Đồng Khoá VI

Thuộc tính

Lược đồ

HĐND TỈNH LÂM ĐỒNG
Số: 11/2000/NQ-HĐND-KVI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2000                          
Hội đồng nhân dân

NGHỊ QUYẾT HĐND TỈNH LÂM ĐỒNG KHOÁ VI

KỲ HỌP THỨ HAI

(Từ ngày 24 /01 / 2000 đến ngày 26/01/2000)

Về việc ban hành Quy chế hoạtđộng của HĐND tỉnh Lâm Đồng Khoá VI

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chứcHĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

Căncứ Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội Đồng Nhân Dân và Uỷ Ban NhânDân ở mỗi cấp ngày 25/6/1996;

Căncứ Quy chế hoạt động của HĐND các cấp ban hành kèm theo Nghị quyết số301/NQ/UBTVQH.K9 ngày 25/6/1996 của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội;

Saukhi xem xét Tờ trình số 07/TT ngày 21/01/2000 của Thường trực HĐND tỉnh và ýkiến thảo luận của các đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp;

 

QUYẾT NGHỊ:

1. HĐND tỉnh Lâm ĐồngKhoá VI, kỳ họp thứ 2 nhất trí ban hành Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh LâmĐồng Khoá VI.

2.Giao Thường trực HĐND tỉnh căn cứ những nội dung đã được đại biểu HĐND tỉnhbiểu quyết thông qua và nghiên cứu tiếp thu ý kiến góp ý của đại biểu dự kỳ họpđể hoàn chỉnh Quy chế trước khi ban hành.

Nghịquyết này đã được các đại biểu HĐND tỉnh dự kỳ họp biểu quyết thông qua ngày26/01/2000./.

 

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG

CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG KHOÁ VI

NHIỆM KỲ 1999-2004

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số11/2000/NQ-HĐNDK-VI

ngày 28/01/2000 của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng )

Căn cứ Luật tổ chứcHĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

Căncứ Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội Đồng Nhân Dân và Uỷ Ban NhânDân ở mỗi cấp ngày 25/6/1996;

Đểthi hành Quy chế hoạt động của HĐND các cấp ban hành kèm theo Nghị quyết số301/NQ/UBTVQH.K9 ngày 25/6/1996 của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội, Quy chế này quyđịnh chi tiết một số vấn đề về phương thức hoạt động của Hội Đồng Nhân Dân tỉnhLâm Đồng Khoá VI, nhiệm kỳ 1999-2004.

 

CHƯƠNG I

Kỳ họp hội đồng nhân dân tỉnh

Mục I : Chuẩn bị kỳ họp

Điều1: Nhiệm vụ của Thường trực HĐND tỉnh

Phốihợp với UBND tỉnh chuẩn bị dự kiến chương trình kỳ họp và thống nhất giao chocác cơ quan hữu quan chuẩn bị nội dung kỳ họp.

Thôngbáo việc triệu tập kỳ họp và chương trình, nội dung, địa điểm kỳ họp đã dựkiến.

Hướngdẫn việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND; tổng hợp ý kiến, kiến nghịcủa cử tri để trình ra kỳ họp.

Tổnghợp ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND, yêu cầu cơ quan hoặc người bị chất vấnchuẩn bị nội dung trả lời chất vấn tại kỳ họp.

Chuẩnbị nội dung các báo cáo trình ra kỳ họp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thườngtrực HĐND tỉnh.

Điều2: Nhiệm vụ của UBND tỉnh

Phốihợp với Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo các cơ quan hữu quan chuẩn bị các báocáo, đề án liên quan đến kỳ họp, chỉ đạo Văn phòng UBND tỉnh về công tác tham mưuvà phục vụ kỳ họp.

Chuẩnbị nội dung, kiểm tra tính chính xác các báo cáo, đề án trình ra kỳ họp; chuẩnbị nội dung báo cáo trước kỳ họp việc tiếp thu, khắc phục và thực hiện các ýkiến kiến nghị của đại biểu HĐND tỉnh và của cử tri.

Đônđốc các cơ quan hoặc người bị chất vấn chuẩn bị nội dung trả lời chất vấn tạikỳ họp đảm bảo đúng thực tế, chính xác, đầy đủ và trách nhiệm.

Điều3: Nhiệm vụ của các Ban HĐND tỉnh

Thamgia ý kiến với Thường trực HĐND tỉnh về dự kiến nội dung kỳ họp và các yêu cầuđối với các báo cáo, đề án trình ra kỳ họp; tham dự cuộc họp do Thường trựcHĐND tỉnh tổ chức để thống nhất dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp.

Phâncông thành viên thẩm tra các báo cáo, đề án về những lĩnh vực thuộc hoạt độngmỗi Ban hoặc thẩm tra các báo cáo, đề án khác theo sự phân công của Thường trựcHĐND tỉnh.

Tổchức các hoạt động thẩm tra các báo cáo, đề án trình ra kỳ họp bằng các hìnhthức thích hợp do pháp luật quy định. Báo cáo thẩm tra của Ban trình ra kỳ họpphải đảm bảo tính khách quan, có cơ sở khoa học và thực tiễn; tập thể thànhviên phải tham gia thảo luận và thông qua báo cáo thẩm tra trước ngày khai mạckỳ họp.

Điều4: Nhiệm vụ của Tổ đại biểu HĐND

Chậmnhất là 5 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, Tổ đại biểu HĐND tổ chức sinh hoạtđại biểu trong Tổ để nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đóng góp ý kiến cho kỳ họp.

Tổđại biểu HĐND tỉnh tổ chức tiếp xúc cử tri theo hướng dẫn của Thường trực HĐNDtỉnh, tổng hợp ý kiến cử tri và báo cáo kết quả về Thường trực HĐND tỉnh chậmnhất là 3 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

Tổtrưởng Tổ đại biểu nắm danh sách đại biểu HĐND trong Tổ không tham dự được kỳhọp để báo cáo Thường trực HĐND tỉnh trước kỳ họp.

Điều5: Nhiệm vụ của đại biểu HĐND tỉnh

Nghiêncứu trước tài liệu kỳ họp, chuẩn bị ý kiến tham gia với kỳ họp, chuẩn bị nộidung chất vấn tại kỳ họp.

Thamgia các hoạt động chuẩn bị cho kỳ họp của Tổ đại biểu HĐND.

Điều6: Nhiệm vụ của Văn phòng UBND tỉnh

Thammưu cho Thường trực HĐND tỉnh và UBND tỉnh để chuẩn bị dự kiến nội dung kỳ họp,chương trình làm việc của kỳ họp, phân công các cơ quan hữu quan chuẩn bị cácbáo cáo, đề án, các dự thảo nghị quyết trình ra kỳ họp.

Phốihợp với các cơ quan hữu quan chuẩn bị các báo cáo, đề án, các dự thảo nghịquyết trình ra kỳ họp.

Thựchiện các yêu cầu phục vụ để bảo đảm cho kết quả kỳ họp, tổ chức in ấn kịp thờitài liệu kỳ họp để gửi đến Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh và đại biểuHĐND tỉnh đúng thời hạn quy định.

Điều7: Nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và cơ quan Nhà nướckhác

Căncứ thông báo nội dung kỳ họp của Thường trực HĐND tỉnh và phân công của UBNDtỉnh, thủ trưởng các cơ quan hữu quan chịu trách nhiệm chuẩn bị chu đáo các báocáo, đề án, dự thảo nghị quyết kỳ họp để trình ra kỳ họp.

Chuẩnbị báo cáo trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp khi có yêu cầu.

Cungcấp đầy đủ các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác chuyên môn nghiệp vụ và côngtác chỉ đạo, điều hành của ngành mình, cấp mình cho đại biểu HĐND tỉnh khi cóyêu cầu.

Điều8: Nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổchức kinh tế

Cótrách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu của Thường trực HĐNDtỉnh và các Ban HĐND tỉnh khi tiến hành các hoạt động thẩm tra, thu thập thôngtin phục vụ chuẩn bị kỳ họp.

Chuẩnbị nội dung báo cáo trình ra kỳ họp và các báo cáo khác cung cấp cho đại biểuHĐND tỉnh khi có yêu cầu.

Phảnảnh kịp thời các ý kiến, kiến nghị có liên quan đến quyền tự do dân chủ, lợiích chính đáng và nguyện vọng của đoàn viên, hội viên do tổ chức mình quản lýđể Thường trực HĐND tỉnh tổng hợp trình HĐND tỉnh.

Mục II: Một số quy định cụthể về hoạt động trong kỳ họp

Điều9: Chương trình làm việc của kỳ họp

Chươngtrình làm việc của kỳ họp do Thường trực HĐND tỉnh dự kiến và trình HĐND tỉnhquyết định tại phiên khai mạc.

Trongkỳ họp, nếu xét thấy cần thiết đại biểu HĐND có quyền đề nghị Chủ tọa kỳ họp đểsửa đổi, bổ sung chương trình làm việc.

Chươngtrình làm việc, việc sửa đổi, bổ sung chương trình làm việc của kỳ họp phải đượcquá nửa tổng số đại biểu HĐND dự kỳ họp biểu quyết tán thành.

Điều10: Chủ tọa và điều hành kỳ họp

Thườngtrực HĐND tỉnh Chủ tọa kỳ họp, bảo đảm để kỳ họp được tiến hành dân chủ, đúngpháp luật, phát huy được trí tuệ tập thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ kỳ họp.

Chủtịch HĐND tỉnh chủ trì phân công trong Chủ tọa để điều hành kỳ họp, bảo đảmthực hiện chương trình làm việc của kỳ họp.

Chủtọa kỳ họp quyết định thời gian dành cho từng nội dung làm việc theo chươngtrình làm việc của kỳ họp, dành thời gian thoả đáng cho việc thảo luận và chấtvấn, trả lời chất vấn.

Chủtọa kỳ họp quyết định những tài liệu được lưu hành trong kỳ họp; có thể mời cácTổ trưởng Tổ đại biểu, Trưởng các Ban HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh vàthủ trưởng cơ quan hữu quan để trao đổi những vấn đề cần thiết trình HĐND trongkỳ họp.

Điều11: Thảo luận ở Tổ và tại phiên họp toàn thể

Trướckhi HĐND tỉnh thảo luận tại phiên họp toàn thể, đại biểu HĐND tỉnh có thể đượcbố trí thảo luận ở Tổ. Thường trực HĐND tỉnh quyết định danh sách đại biểu HĐNDcủa các Tổ thảo luận, chỉ định Tổ trưởng và Thư ký Tổ thảo luận.

Chủtọa kỳ họp chỉ đạo nội dung trọng tâm để đại biểu tập trung thảo luận ở Tổ.

Điều12 : Trách nhiệm của đại biểu HĐND tại kỳ họp

Đạibiểu HĐND có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp toàn thể, các buổi thảoluận ở Tổ; trong trường hợp không thể tham gia được phải xin phép và được sựđồng ý của Chủ tọa kỳ họp.

Tạiphiên họp toàn thể ở Hội trường, đại biểu HĐND phải ngồi đúng ghế quy định,không làm việc riêng hoặc tự ý ra vào Hội trường, không được nghe hoặc gọi điệnthoại.

Trongquá trình làm việc tại kỳ họp, đại biểu HĐND phải chấp hành đầy đủ nội quy kỳhọp và giờ giấc làm việc; có trách nhiệm tham gia thảo luận tại phiên họp toànthể và thảo luận ở Tổ đại biểu về các vấn đề thuộc nội dung, chương trình kỳhọp, tham gia biểu quyết những vấn đề thuộc nội dung chương trình kỳ họp.

Khitham gia thảo luận đại biểu HĐND tỉnh phải nghiên cứu đầy đủ các tài liệu vàtình hình thực tế của địa phương hoặc lĩnh vực công tác của mình để phát biểu,thẳng thắn nêu rõ chính kiến với tinh thần xây dựng, vì lợi ích chung.

Điều13: Thực hiện quyền chất vấn của đại biểu HĐND tại kỳ họp

Tạikỳ họp, khi có yêu cầu chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh, Chủ tọa kỳ họp quyếtđịnh cơ quan hoặc người bị chất vấn phải trả lời chất vấn ngay tại kỳ họp hoặctrình HĐND tỉnh quyết định cho trả lời sau kỳ họp.

Cơquan hoặc người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời trực tiếp nội dung chất vấnvà nộp lại văn bản trả lời chất vấn cho Chủ tọa kỳ họp; đại biểu HĐND tỉnh chưathỏa mãn với nội dung trả lời có quyền tiếp tục chất vấn, cơ quan hoặc người bịchất vấn phải tiếp tục trả lời trực tiếp nội dung chất vấn hoặc xin phép trảlời sau nếu được sự đồng ý của Chủ tọa kỳ họp; trường hợp được trả lời sau kỳhọp thì văn bản trả lời phải gửi trực tiếp đến đại biểu HĐND có ý kiến chất vấnvà gửi cho Thường trực HĐND tỉnh.

Cơquan báo chí được quyền thu và phát toàn văn nội dung chất vấn và trả lời chấtvấn tại kỳ họp trên phương tiện thông tin đại chúng.

CHƯƠNG II

Hoạt động của hội đồng nhândân tỉnh giữa 2 kỳ họp

Mục I: Đại biểu HĐND tỉnh vàtổ đại biểu HĐND

Điều14: Liên hệ với cử tri

Đạibiểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình bằng các hìnhthức thích hợp, chịu sự giám sát của cử tri, phải thu thập và phản ánh trungthực ý kiến, nguyện vọng của cử tri.

Đạibiểu HĐND phải thực hiện đầy đủ chế độ tiếp xúc cử tri, báo cáo với cử tri vềhoạt động của mình và của HĐND, báo cáo kết quả kỳ họp, trả lời những yêu cầu,kiến nghị của cử tri theo quy định.

Đạibiểu HĐND tỉnh có trách nhiệm tham dự các buổi tiếp dân định kỳ của lãnh đạođịa phương hoặc cơ quan, đơn vị nơi đại biểu HĐND tỉnh công tác hoặc cư trútheo phân công của Tổ đại biểu HĐND.

Điều15: Tiếp nhận, xử lý đơn kiến nghị, đơn khiếu nại, đơn tốcáo của công dân

Khinhận được kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, đại biểu HĐND tỉnh phảinghiên cứu, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và theo dõi, đôn đốcviệc giải quyết cho đến khi giải quyết xong; trường hợp cần thiết thì thông quaThường trực HĐND tỉnh để có ý kiến với cơ quan thẩm quyền.

Địnhkỳ 6 tháng, 1 năm, đại biểu HĐND tỉnh báo cáo kết quả hoạt động của mình tronglĩnh vực này cho Thường trực HĐND tỉnh để tổng hợp báo cáo HĐND tỉnh.

Điều16: Thực hiện quyền chất vấn, quyền yêu cầu, kiến nghịcủa đại biểu HĐND giữa 2 kỳ họp

Đạibiểu HĐND tỉnh căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND, Quy chế hoạt động của HĐND cáccấp và Quy chế này, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giám sát việc thi hànhpháp luật và Nghị quyết của HĐND tỉnh bằng các hình thức, biện pháp phù hợp cươngvị công tác và vị trí xã hội trong cộng đồng dân cư, nhằm kịp thời phát hiện vàkiến nghị cơ quan thẩm quyền giải quyết những vấn đề liên quan quyền và lợi íchhợp pháp của cử tri, thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước vàNghị quyết HĐND tỉnh.

Trongquá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát và tiếp nhận, nghiên cứu ý kiến góp ý củacử tri, đại biểu HĐND tỉnh có quyền:

Yêucầu cơ quan thẩm quyền cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến nộidung giám sát để nghiên cứu.

Thôngqua Thường trực HĐND tỉnh để chất vấn, yêu cầu cơ quan thẩm quyền trả lời chấtvấn; kiến nghị cơ quan thẩm quyền xem xét, xử lý các sai phạm phát hiện được.

Cơquan, người có thẩm quyền khi nhận được chất vấn hoặc kiến nghị của đại biểuHĐND tỉnh có trách nhiệm trả lời chất vấn hoặc kiến nghị theo quy định của phápluật; trong trường hợp yêu cầu, kiến nghị của đại biểu HĐND tỉnh không được đápứng, đại biểu HĐND tỉnh có quyền đề nghị Thường trực HĐND tỉnh trình ra kỳ họpđể HĐND tỉnh xem xét.

Điều17: Tổ đại biểu HĐND

ítnhất 3 tháng 1 lần, Tổ đại biểu HĐND tỉnh họp để nghe các đại biểu báo cáo kếtquả thực hiện nhiệm vụ đại biểu, trao đổi thông tin và chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, bàn kế hoạch công tác của Tổ; phân công đại biểu HĐND tham gia tiếpdân, tham dự kỳ họp HĐND địa phương ở đơn vị bầu cử ra đại biểu.

Tổtrưởng Tổ đại biểu HĐND có trách nhiệm đôn đốc đại biểu HĐND thực hiện nhiệmvụ; triệu tập, chuẩn bị nội dung sinh hoạt Tổ; báo cáo Thường trực HĐND tỉnh vềtình hình và kết quả thực hiện chế độ sinh hoạt Tổ.

Mục II: Thường trực HĐNDtỉnh, các ban HĐND tỉnh

Điều18: Thường trực HĐND tỉnh

Thườngtrực HĐND tỉnh thực hiện chế độ sinh hoạt hàng tháng để kiểm điểm việc thựchiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, kiểm điểm hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh vàcông tác chuẩn bị kỳ họp HĐND; đề ra nhiệm vụ công tác tháng sau. Chủ tịch HĐNDtỉnh chủ trì sinh hoạt thường kỳ của Thường trực HĐND tỉnh.

Đạidiện UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh và Trưởng các Ban HĐND tỉnh được mời dự sinh hoạtcủa Thường trực HĐND tỉnh.

Thườngtrực HĐND tỉnh phân công tham dự sinh hoạt định kỳ của Thường trực 3 bên, sinhhoạt định kỳ và các phiên họp toàn thể của UBND tỉnh, của các Ban HĐND tỉnh.

Sáutháng 1 lần, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức sinh hoạt với các Ban HĐND tỉnh,UBMTTQVN tỉnh và Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đểthông báo tình hình hoạt động, rút kinh nghiệm chung về hoạt động HĐND trongđịa phương.

Đạidiện UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh được mời dự sinh hoạt.

Điều19: CácBan HĐND tỉnh

Hàngtháng các Ban HĐND tỉnh họp kiểm điểm việc thực hiện chương trình công tác củaBan, đề ra nhiệm vụ tháng sau và phân công thành viên tham gia các hoạt độngthẩm tra, giám sát, chuẩn bị kỳ họp HĐND.

Đạidiện Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh được mời dự sinh hoạt Ban. Khi cần thiết,các Ban có thể mời thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh hoặc đạidiện các cơ quan Nhà nước khác và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xãhội cấp tỉnh dự sinh hoạt Ban.

-Sáu tháng 1 lần, các Ban HĐND tỉnh tổ chức sinh hoạt với Ban HĐND cấp huyện đểthông báo tình hình, trao đổi kinh nghiệm hoạt động về những vấn đề có liênquan, thống nhất phương hướng phối hợp công tác.

Điều20 : Điều hoà, phối hợp hoạt động các Ban HĐND tỉnh

Thườngtrực HĐND tỉnh điều hoà, chỉ đạo phối hợp chương trình hoạt động của các Ban.

Địnhkỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm các Ban báo cáo kết quả hoạt động với Thườngtrực HĐND tỉnh để tổng hợp trình HĐND tỉnh.

Tronghoạt động giám sát của các Ban HĐND, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức sự phối hợpgiữa các Ban HĐND tỉnh theo đề nghị của Trưởng Ban.

Thườngtrực HĐND tỉnh chủ trì phân công các Ban tham gia các hoạt động đôn đốc, kiểmtra việc thực hiện Nghị quyết HĐND; thẩm tra các báo cáo, đề án trình ra kỳ họpHĐND.

Điều21: Những bảo đảm cho hoạt động của Thường trực HĐND tỉnhvà các Ban HĐND tỉnh

UBNDtỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hộivà tổ chức xã hội cấp tỉnh, Chánh án TAND tỉnh, Viện trưởng Viện KSND tỉnh,phải thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo thường xuyên cho Thường trựcHĐND tỉnh và các Ban HĐND tỉnh; cung cấp kịp thời tài liệu, thông tin, báo cáophục vụ hoạt động kiểm tra, giám sát, thẩm tra của Thường trực HĐND tỉnh và cácBan HĐND tỉnh; tham gia các đoàn công tác kiểm tra, giám sát của HĐND tỉnh khiđược yêu cầu.

Vănphòng UBND tỉnh đảm bảo các phương tiện, điều kiện phục vụ hoạt động của Thườngtrực HĐND tỉnh và các Ban HĐND tỉnh; xây dựng, củng cố bộ máy giúp việc củaHĐND tỉnh, bố trí đủ chuyên viên có năng lực và kinh nghiệm giúp việc Thườngtrực HĐND tỉnh và các Ban HĐND tỉnh.

CHƯƠNG III

Tổ chức thực hiện quy chế

Điều22: Khen thưởng

Đạibiểu HĐND tỉnh, Tổ đại biểu HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnhthực hiện tốt Quy chế hoạt động của HĐND các cấp ban hành kèm theo Nghị quyếtsố 301/NQ/UBTVQH.K9 ngày 25/6/1996 của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội và Quy chếnày, tích cực hoạt động và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được xét khen thưởnghàng năm hoặc khen thưởng đột xuất theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều23: Xem xét tư cách đại biểu HĐND không hoàn thành nhiệmvụ

Theođề nghị của Thường trực HĐND tỉnh và Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, HĐND tỉnh xem xéttư cách đại biểu đối với đại biểu HĐND tỉnh không thực hiện nhiệm vụ đại biểu.

Điều24: Điều khoản thi hành

Thườngtrực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh, các cơ quanNhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, lực lượngvũ trang nhân dân trong tỉnh có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.

Quátrình thực hiện có khó khăn vướng mắc đại biểu HĐND tỉnh và các cơ quan hữuquan cần phản ánh kịp thời với Thường trực HĐND tỉnh để tổng hợp trình HĐNDtỉnh xem xét, quyết định.

BảnQuy chế này được HĐND tỉnh Lâm Đồng Khoá VI, nhiệm kỳ 1999-2004 biểu quyếtthông qua tại kỳ họp thứ hai, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqchchtlkv387