AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội

Thuộc tính

Lược đồ

QUỐC HỘI
Số: 27/2004/QH11
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2004                          
NGHỊ QUYẾT

NGHỊQUYẾT

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠTĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC VÀ
CÁC UỶ BAN CỦA QUỐC HỘI

 

QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘICHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đãđược sửa đổi, bổ sung theo Nghịquyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốchội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Căn cứ vào Luật tổ chức Quốchội;

Căn cứ vào Tờ trình củaUỷ ban thường vụ Quốc hội và ý kiến củađại biểu Quốc hội;

QUYẾTNGHỊ:

 

1. Ban hành kèm theo NghịQuyết này Quy chế hoạt động của Hộiđồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội.

Quy chế này thay thế Quy chếhoạt động của Hội đồng dân tộc,Quy chế hoạt động của các Uỷ ban củaQuốc hội đã được Quốc hội khoá IX,kỳ họp thứ ba thông qua ngày 7 tháng 7 năm 1993.

2. Giao Uỷ ban thường vụ Quốchội hướng dẫn và bảo đảm thực hiệnQuy chế này.


QUYCHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘIĐỒNG DÂN TỘC VÀ
CÁC UỶ BAN CỦA QUỐC HỘI

(Ban hành kèm theo Nghị quyếtsố 27/2004/QH11
của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 5)

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1

Hội đồng dân tộc và các Uỷ bancủa Quốc hội là những cơ quan của Quốchội, do Quốc hội thành lập.

Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban củaQuốc hội làm việc theo chếđộ tập thể và quyết định theo đa số.

Nhiệm kỳ của Hội đồngdân tộc, Uỷ ban của Quốc hội theo nhiệm kỳcủa Quốc hội, bắt đầu từ khiđược Quốc hội bầu ra tại kỳ họpthứ nhất cho đến khi Quốc hội khóa mớibầu ra Hội đồng, Uỷ ban mới.

 

Điều 2

Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban củaQuốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạntheo quy định của Luật tổchức Quốc hội và các quy định khác của phápluật.

 

Điều 3

Hội đồng dân tộc,các Uỷ ban của Quốc hội chịu trách nhiệm vàbáo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gianQuốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Uỷban thường vụ Quốc hội.

Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban củaQuốc hội chịu sự chỉ đạo, điềuhoà, phối hợp hoạt động của Uỷ banthường vụ Quốc hội trong việc thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn của mình.

 

Điều 4

Hiệu quả hoạt động của Hộiđồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hộiđược bảo đảm bằng hiệu quả củacác phiên họp toàn thể của Hội đồng, Uỷban, hoạt động của Thường trực Hộiđồng, Thường trực Uỷ ban, các tiểu ban,Đoàn giám sát, Đoàn công tác và của các thành viên Hộiđồng, thành viên Uỷ ban.

 

Điều 5

Cơ quan nhà nước, tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chứcxã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổchức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sauđây gọi chung là cơ quan, tổ chức) trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệmtạo điều kiện để Hội đồngdân tộc, Uỷ ban của Quốc hội thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn theo quy định củapháp luật.

 

CHƯƠNG II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNGDÂN TỘC
VÀ CÁC UỶ BAN CỦA QUỐC HỘI

 

MỤC 1
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠTĐỘNG CỦA
HỘI ĐỒNG DÂN TỘC VÀ CÁC UỶ BAN CỦA QUỐCHỘI

 

Điều 6

Hội đồng dân tộc gồmcó Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên. Số Phó Chủ tịch và số Uỷviên của Hội đồng dân tộc do Quốc hộiquyết định.

Uỷ ban của Quốc hội gồm có Chủnhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Uỷ viên. Số PhóChủ nhiệm và số Uỷ viên của mỗi Uỷban do Quốc hội quyết định.

Thành viên của Hội đồng dân tộc,các Uỷ ban của Quốc hội không thể đồngthời là thành viên Chính phủ, Chánh án Toàán nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân tối cao.

Tại kỳ họp thứ nhất củamỗi khoá Quốc hội, Quốc hội bầu Chủ tịch,các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên Hội đồng dântộc; Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Uỷviên của mỗi Uỷ ban trong số các đại biểuQuốc hội theo danh sách đề cử chức vụtừng người do Chủ tịch Quốc hội giớithiệu.

Khi cần thiết, Quốc hội có thểbầu bổ sung, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên củaHội đồng dân tộc, Uỷ ban theođề nghị của Chủ tịch Quốc hội.

Hội đồng dân tộc, Uỷ ban có mộtsố Uỷ viên hoạt động chuyên trách do Uỷ banthường vụ Quốc hội quyết định.

 

Điều 7

1. Thường trực Hộiđồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủtịch và một số Uỷ viên thường trực làUỷ viên hoạt động chuyên trách tại Hộiđồng do Uỷ ban thường vụ Quốc hộiquyết định theo đề nghị của Chủ tịchHội đồng dân tộc.

Thường trực Uỷ ban của Quốchội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm vàmột số Uỷ viên thường trực là Uỷ viênhoạt động chuyên trách tại Uỷ ban do Uỷ banthường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chủ nhiệmUỷ ban.

Thường trực Hội đồng, Thườngtrực Uỷ ban làm việc theo chếđộ tập thể và quyết định theo đa số.

2. Thường trực Hội đồngdân tộc, Thường trực Uỷ ban của Quốc hộicó những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Dự kiến chương trình, kế hoạchhoạt động của Hội đồng, Uỷ bantrình Hội đồng, Uỷ ban xem xét, quyết định;

b) Tổ chức thực hiệnchương trình, kế hoạch hoạt động và quyếtđịnh, kết luận của Hội đồng, Uỷban;

c) Chuẩn bị nội dung và tài liệu phụcvụ hoạt động của Hội đồng, Uỷban; cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết cho cácthành viên của Hội đồng, Uỷ ban; căn cứvào kết quả phiên họp của Hội đồng, Uỷban, chuẩn bị báo cáo thẩm tra, các báo cáo khác của Hộiđồng, Uỷ ban trình Quốc hội, Uỷ ban thườngvụ Quốc hội;

d) Thẩm tra sơ bộ dự án luật,dự thảo nghị quyết, báo cáo, dự án khác đểtrình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xéttrước khi trình Quốc hội;

đ) Chuẩn bị ý kiến củaThường trực Hội đồng, Thường trựcUỷ ban về những nội dung trong chương trìnhphiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hộikhi được mời tham dự; tham gia các hoạtđộng của Hội đồng, Uỷ ban khác và củacác cơ quan, tổ chức hữu quan; tổ chức cácĐoàn giám sát, Đoàn công tác của Hội đồng, Uỷban; xử lý khiếu nại, tố cáo của công dân thuộclĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách;

e) Tổ chức thực hiện sự chỉđạo, điều hoà, phối hợp của Uỷban thường vụ Quốc hội đối với hoạtđộng của Hội đồng, Uỷ ban; địnhkỳ báo cáo với Hội đồng, Uỷ ban về hoạtđộng của Thường trực Hội đồng,Thường trực Uỷ ban;

g) Phối hợp với Chủ nhiệmVăn phòng Quốc hội quy định chức năng,nhiệm vụ của đơn vị chuyên môn trực tiếpgiúp việc Hội đồng, Uỷ ban, quyết địnhviệc tuyển dụng cán bộ, công chức, bổ nhiệm,cách chức Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng vàcác chức vụ tương đương, Trưởngphòng, Phó Trưởng phòng và các chức vụ tươngđương; quản lý và thực hiện các chếđộ, chính sách đối với cán bộ, công chứcthuộc đơn vị chuyên môn trực tiếp giúp việcHội đồng, Uỷ ban;

h) Chỉ đạo công tác chuyên môn củađơn vị chuyên môn trực tiếp giúp việc Hộiđồng, Uỷ ban; quyết định việc sửdụng kinh phí mà Hội đồng, Uỷ ban đượcphân bổ;

i) Trước khi hết nhiệm kỳ củaHội đồng, Uỷ ban dự kiến cơ cấuthành phần, số lượng thành viên Hội đồng,Uỷ ban nhiệm kỳ sau và báo cáo Uỷ ban thườngvụ Quốc hội;

k) Giải quyết các công việc khác củaHội đồng, Uỷ ban và báo cáo Hội đồng, Uỷban tại phiên họp gần nhất.

 

Điều 8

1. Chủ tịch Hội đồng dân tộc,Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội có nhữngnhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Điều hành công việc của Hộiđồng, Uỷ ban, Thường trực Hội đồng,Thường trực Uỷ ban;

b) Triệu tập và chủ trì các phiên họpcủa Hội đồng, Uỷ ban, Thường trựcHội đồng, Thường trực Uỷ ban;

c) Giữ mối liên hệ thườngxuyên với các thành viên của Hội đồng, Uỷban;

d) Thay mặt Hội đồng, Uỷ bangiữ mối quan hệ với Uỷ ban thường vụQuốc hội, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốchội, với các cơ quan, tổ chức hữu quan;

đ) Báo cáo hoạt động của Hộiđồng, Uỷ ban với Quốc hội, Uỷ banthường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốchội;

e) Tham gia hội nghị Chủ tịch Hộiđồng dân tộc, Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốchội do Chủ tịch Quốc hội triệu tậpđể bàn chương trình hoạt động củaQuốc hội, Hội đồng, Uỷ ban;

g) Thay mặt Hội đồng, Uỷ bantrong quan hệ đối ngoại của Hội đồng,Uỷ ban;

h) Thực hiện một số nhiệm vụkhác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao.

2. Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạnquy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịchHội đồng dân tộc được tham dự cácphiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;được mời tham dự các phiên họp củaChính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc.

3. Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc,Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội giúp Chủtịch Hội đồng, Chủ nhiệm Uỷ ban thựchiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịchHội đồng, Chủ nhiệm Uỷ ban; đượcphân công phụ trách công tác nhất định của Hộiđồng, Uỷ ban và ký văn bản của Hộiđồng, Uỷ ban khi được uỷ quyền.Trong thời gian Chủ tịch Hội đồng, Chủnhiệm Uỷ ban vắng mặt thì một Phó Chủ tịchHội đồng, một Phó Chủ nhiệm Uỷ banđược Chủ tịch Hội đồng, Chủnhiệm Uỷ ban ủy nhiệm thực hiện nhiệmvụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng,Chủ nhiệm Uỷ ban.

 

Điều 9

1. Uỷ viên Hội đồng dân tộc, Uỷviên Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm tham giacác hoạt động của Hội đồng, Uỷban; giữ mối liên hệ công tác thường xuyên vớiChủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Uỷban; tham gia ý kiến và gửi báo cáo về những vấnđề mà Hội đồng, Uỷ ban yêu cầu.

2. Uỷ viên thường trực Hộiđồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội thựchiện nhiệm vụ của Uỷ viên Hội đồng,Uỷ ban; của Thường trực Hội đồng,Thường trực Uỷ ban; có trách nhiệm tham dựphiên họp của Thường trực Hội đồng,Thường trực Uỷ ban và có quyền biểu quyếtnhững vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyềnhạn của Thường trực Hội đồng,Thường trực Uỷ ban; thực hiện nhiệm vụkhác theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng,Chủ nhiệm Uỷ ban.

Uỷ viên hoạt động chuyên trách khôngthuộc Thường trực Hội đồng, Thườngtrực Uỷ ban thực hiện nhiệm vụ của Uỷviên Hội đồng, Uỷ ban; được mờitham dự phiên họp của Thường trực Hộiđồng, Thường trực Uỷ ban và phát biểu ýkiến nhưng không có quyền biểu quyết; thựchiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủtịch Hội đồng, Chủ nhiệm Uỷ ban.

Uỷ viên hoạt động kiêm nhiệm củaHội đồng, Uỷ ban thực hiện nhiệm vụcủa Uỷ viên Hội đồng, Uỷ ban; có thểđược mời tham dự phiên họp của Thườngtrực Hội đồng, Thường trực Uỷ banvà phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết;thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công củaChủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Uỷban.

 

Điều 10

Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội tổ chức phiên họp toàn thể đểthẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảonghị quyết, báo cáo, dự án khác trình Quốc hội, Uỷban thường vụ Quốc hội; xem xét, quyếtđịnh những vấn đề khác thuộc nhiệmvụ, quyền hạn của Hội đồng, Uỷban.

Thành viên của Hội đồng dân tộc,Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm tham dựphiên họp Hội đồng, Uỷ ban theo giấy triệutập của Chủ tịch Hội đồng, Chủnhiệm Uỷ ban; thảo luận và biểu quyết các vấnđề xem xét tại phiên họp; trường hợpkhông tham dự phiên họp thì phải báo cáo lý do với Chủtịch Hội đồng, Chủ nhiệm Uỷ ban.

Chủ tịch Quốc hội,Phó Chủ tịch Quốc hội có quyền tham dự vàphát biểu ý kiến tại phiên họp của Hộiđồng, Uỷ ban.

 

Điều 11

Hội đồng dân tộc,Uỷ ban của Quốc hội thành lập các tiểu banđể nghiên cứu, chuẩn bị các vấn đềthuộc lĩnh vực hoạt động của Hộiđồng, Uỷ ban. Trưởngtiểu ban phải là thành viên của Hội đồng, Uỷban, các thành viên khác có thể không phải là thành viên củaHội đồng, Uỷ ban hoặc không phải là đạibiểu Quốc hội. Số thành viên và chế độlàm việc của tiểu ban do Hội đồng, Uỷban quyết định theo đề nghịcủa Thường trực Hội đồng, Thườngtrực Uỷ ban.

Kết quả nghiên cứu củatiểu ban được báo cáo với Hội đồng,Uỷ ban, Thường trực Hội đồng, Thườngtrực Uỷ ban.

 

Điều 12

Thường trực Hộiđồng dân tộc, Thường trực Uỷ ban củaQuốc hội có thể thành lập Đoàn giám sát đểgiám sát việc thi hành pháp luật hoặc thành lậpĐoàn công tác để nghiên cứu, xem xét về vấnđề thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷban phụ trách.

Đoàn giám sát do Chủ tịch hoặc PhóChủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm hoặcPhó Chủ nhiệm Uỷ ban làm trưởng đoàn.Đoàn công tác do Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặcUỷ viên thường trực Hội đồng, Chủnhiệm, Phó Chủ nhiệm hoặc Uỷ viên thườngtrực Uỷ ban làm trưởng đoàn. Đoàn giám sát,Đoàn công tác gồm ít nhất ba thành viên Hội đồng,thành viên Uỷ ban tham gia và có thể có đại diệnĐoàn đại biểu Quốc hội nơi Đoàn tiếnhành giám sát hoặc nghiên cứu, đại diện cơquan, tổ chức hữu quan và các chuyên gia.

Trưởng đoàn tổ chức các hoạtđộng của Đoàn, chịu trách nhiệm và báo cáo kếtquả công tác của Đoàn với Hội đồng, Uỷban, Thường trực Hội đồng, Thườngtrực Uỷ ban.

 

Điều 13

Khi cần thiết, Hội đồng dân tộc,Uỷ ban của Quốc hội cử thành viên của mình,cán bộ, công chức thuộc đơn vị chuyên môn trựctiếp giúp việc đến cơ quan, tổ chức hữuquan để xem xét, xác minh về vấn đề thuộclĩnh vực Hội đồng, Uỷban quan tâm. Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệmtạo điều kiện để ngườiđược Hội đồng, Uỷ ban cử đếnthực hiện nhiệm vụ.

 

Điều 14

Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội có thể mời đại biểu Quốchội không phải là thành viên của Hội đồng, Uỷban mình, đại diện cơ quan, tổ chức hữuquan và chuyên gia tham gia hoạt động của Hộiđồng, Uỷ ban. Cơ quan, tổ chứchữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện chongười được mời tham gia hoạt độngcủa Hội đồng, Uỷ ban.

 

Điều 15

Hoạt động của Hội đồngdân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Thườngtrực Hội đồng dân tộc, Thường trựcUỷ ban của Quốc hội được ghi thànhvăn bản, lập thành hồ sơ và lưu trữ theoquy định của pháp luật về lưu trữ.

 

Điều 16

Hoạt động của Hội đồngdân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có thểđược phát tin, đăng báo. Nội dung phát tin,đăng báo do Chủ tịch Hội đồng, Chủnhiệm Uỷ ban quyết định.

 

MỤC 2
HOẠT ĐỘNG THẨM TRA CỦA HỘI ĐỒNG DÂNTỘC VÀ
CÁC UỶ BAN CỦA QUỐC HỘI

 

Điều 17

Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội tổ chức phiên họp để thẩmtra dự án luật, kiến nghị về luật, dựán pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, báo cáo, dựán khác thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ banphụ trách hoặc theo sự phân công của Uỷ banthường vụ Quốc hội và trình Quốc hội,Uỷ ban thường vụ Quốc hội báo cáo thẩmtra về dự án, dự thảo, báo cáo đó.

 

Điều 18

Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban củaQuốc hội có trách nhiệm tham gia với Uỷ ban kinhtế và ngân sách thẩm tra các dự án, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội, các báo cáo của Chính phủvề việc thực hiện kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội, về dự toán ngân sách nhà nướcvà phương án phân bổ ngân sách trung ương, tổngquyết toán ngân sách nhà nước.

 

Điều 19

Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban củaQuốc hội có trách nhiệm tham gia với Uỷ ban phápluật thẩm tra dự kiến của Chính phủ vềchương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đềnghị của cơ quan khác, tổ chức, đại biểuQuốc hội về xây dựng luật, pháp lệnh, kiếnnghị của đại biểu Quốc hội về luật,pháp lệnh; thẩm tra đề án về thành lập, bãibỏ các bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập mới,nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương.

 

Điều 20

Đối với các dự án luật, dựán pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, báo cáo, dựán khác được giao cho Hội đồng dân tộcvà nhiều Uỷ ban của Quốc hội phối hợpthẩm tra thì cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chứcphiên họp với Thường trực hoặc đạidiện Thường trực Hội đồng, Thườngtrực Uỷ ban tham gia thẩm tra. Khi tham gia phiên họp,đại diện Thường trực Hội đồng,Thường trực Uỷ ban có trách nhiệm báo cáo ý kiếncủa Thường trực Hội đồng, Thườngtrực Uỷ ban hoặc của Hội đồng, Uỷban tham gia thẩm tra và có quyền trình bày ý kiến củamình.

Trong trường hợp cần thiết, Hộiđồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội thamgia thẩm tra tổ chức phiên họp riêng để thẩmtra và gửi ý kiến bằng văn bản đến Hộiđồng, Uỷ ban chủ trì thẩm tra hoặc có thểtrình bày ý kiến của mình trước Quốc hội, Uỷban thường vụ Quốc hội về dự án, dựthảo, báo cáo đó.

 

Điều 21

Để chuẩn bị cho việc thẩmtra dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảonghị quyết, báo cáo, dự án khác, Thường trựcHội đồng dân tộc, Thường trực Uỷban của Quốc hội thực hiện các công việcsau đây:

1. Giao cho tiểu ban hoặc thành viên Hộiđồng, Uỷ ban nghiên cứu và chuẩn bị ý kiến;

2. Yêu cầu cơ quan soạn thảo, cáccơ quan hữu quan trình bày những vấn đề liênquan;

3. Tổ chức việc lấy ý kiến củachuyên gia;

4. Tự mình hoặc phối hợp vớicơ quan trình dự án tổ chức khảosát thực tế.

 

Điều 22

1. Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội tổ chức phiên họp thẩm tra dựán luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết,báo cáo, dự án khác sau khi cơ quan, tổ chức, đạibiểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, báo cáogửi văn bản đến Quốc hội, Uỷ banthường vụ Quốc hội.

2. Việc thẩm tra được tiếnhành theo trình tự sau đây:

a) Đại diện cơ quan, tổ chức,đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo,báo cáo trình bày về dự án, dự thảo, báo cáo.

Các đại biểu tham dự phiên họpnêu câu hỏi và đại diện cơ quan, tổ chức,đại biểu Quốc hội trình dựán trình bày bổ sung;

b) Đại diện Thường trực Hộiđồng, Thường trực Uỷ ban phát biểu ý kiến;

c) Đại diện Thường trực Hộiđồng, Thường trực Uỷ ban tham gia thẩmtra và đại diện cơ quan, tổ chức hữuquan tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;

d) Thành viên Hội đồng, Uỷ ban thảoluận.

Trong quá trình thẩm tra, đại diệncơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hộitrình dự án, dự thảo, báo cáo có thể giải trình,trình bày bổ sung ý kiến để làm rõ vấn đềmà Hội đồng, Uỷ ban, đại biểu tham dựphiên họp thẩm tra nêu ra hoặc yêu cầu;

đ) Chủ toạ phiên họp kết luận;đối với những vấn đề quan trọngvà cần thiết thì chủ toạ phiên họp lấy biểuquyết.

Báo cáo thẩm tra của Hội đồng,Uỷ ban được gửi đến Quốc hội,Uỷ ban thường vụ Quốc hội theothời hạn do pháp luật quy định.

3. Thường trực Hội đồngdân tộc, Thường trực Uỷ ban của Quốc hộicó thể tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộdự án luật, dự thảo nghị quyết, báo cáo, dựán khác để trình Uỷ ban thường vụ Quốchội xem xét trước khi trình Quốc hội.

Phiên họp thẩm tra sơ bộđược tiến hành theo trình tựquy định tại khoản 2 Điều này.

 

Điều 23

Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban củaQuốc hội tiến hành thẩm tra về tất cảcác mặt của dự án luật, dự án pháp lệnh, dựthảo nghị quyết, báo cáo, dự án khác, trong đó tậptrung vào những vấn đề chủ yếu sau đây:

1. Sự cần thiết ban hành dự án;đối tượng, phạm vi điềuchỉnh;

2. Sự phù hợp của nội dung dựán với đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp vàtính thống nhất của văn bản với hệ thốngpháp luật;

3. Việc tuân thủ thủ tục và trình tựsoạn thảo;

4. Tính khả thi của dự án;

5. Các nội dung cụ thể của dựán;

6. Những vấn đề còn có ý kiếnkhác nhau;

7. Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản.

 

Điều 24

Căn cứ vào ý kiến tại phiên họpthẩm tra, Thường trực Hội đồng dân tộc,Thường trực Uỷ ban của Quốc hội chuẩnbị báo cáo thẩm tra trình Quốc hội, Uỷ banthường vụ Quốc hội.

Báo cáo thẩm tra phải phảnánh đầy đủ ý kiến của thành viên Hộiđồng, Uỷ ban.

Báo cáo thẩm tra của Hội đồng,Uỷ ban được trình bày trước Quốc hội,Uỷ ban thường vụ Quốc hội bằngvăn bản do Chủ tịch Hội đồng, Chủnhiệm Uỷ ban hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng,Phó Chủ nhiệm Uỷ ban được Chủ tịchHội đồng, Chủ nhiệm Uỷ ban uỷ nhiệmthực hiện.

Trong trường hợp Hội đồng,các Uỷ ban khác được phân công tham gia thẩm trathì Báo cáo thẩm tra còn phải phản ánh ý kiến củacác cơ quan này; nếu không nhất trí với báo cáo củacơ quan chủ trì thẩm tra thì cơ quan tham gia thẩmtra có quyền trình bày ý kiến của mình.

 

Điều 25

Sau khi Quốc hội thảo luận, cho ýkiến về dự án luật, Uỷ ban thường vụQuốc hội chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩmtra, cơ quan trình dự án, Uỷ ban pháp luật, BộTư pháp và cơ quan hữu quan căn cứ vào ý kiếncủa đại biểu Quốc hội để tiếpthu, chỉnh lý dự thảo luật. Uỷ ban thườngvụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việctiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.

Trong trường hợp dự án pháp lệnhđã được Uỷ ban thường vụ Quốchội cho ý kiến, Uỷ ban thường vụ Quốchội chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra,cơ quan trình dự án, Uỷ ban pháp luật, Bộ Tưpháp và cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý dự thảopháp lệnh. Tại phiên họp sau, cơ quan chủ trì thẩmtra có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốchội về việc tiếp thu, chỉnhlý dự thảo pháp lệnh để Uỷ ban thườngvụ Quốc hội xem xét, thông qua.

Điều 26

Khi tiến hành xem xét, thẩmtra dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảonghị quyết, báo cáo, dự án khác thuộc lĩnh vựcmình phụ trách thì cơ quan chủ trì thẩm tra có thểtham khảo ý kiến của Hội đồng dân tộc,Uỷ ban khác của Quốc hội.

 

Điều 27

Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ,Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan khác hoặc tổ chức,cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu hoặc đếntrình bày những vấn đề mà Hội đồng, Uỷban đang xem xét, thẩm tra. Người nhậnđược yêu cầu có trách nhiệm thực hiện.

 

Điều 28

Uỷ ban pháp luật có trách nhiệm bảođảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhấtcủa hệ thống pháp luật đối với dựán luật, dự án pháp lệnh, dựthảo nghị quyết trước khi trình Quốc hội,Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông quabằng các hoạt động sau đây:

1. Tham gia thẩm tra dự án luật, dựán pháp lệnh, dự thảo nghị quyếtdo Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban khác củaQuốc hội chủ trì thẩm tra.

Trong trường hợp có ý kiến khác vớicơ quan chủ trì thẩm tra về tính hợp hiến, hợppháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luậtđối với dự án luật, dự án pháp lệnh, dựthảo nghị quyết thì Uỷ ban pháp luật báo cáo Quốchội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội vềý kiến của mình;

2. Tham gia chỉnh lý dự thảo luật,dự thảo pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

 

MỤC 3
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC
VÀ CÁC UỶ BAN CỦA QUỐC HỘI

 

Điều 29

Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội tổ chức hoạt động giám sát theo nhiệm vụ, quyền hạn củamình quy định tại Luật tổ chức Quốc hộivà theo sự phân công của Uỷ ban thường vụ Quốchội.

Hội đồng, Uỷ ban thông báo trướcnội dung và kế hoạch giám sát cho cơ quan, tổ chức,cá nhân chịu sự giám sát, Đoàn đại biểu Quốchội, chính quyền địa phương nơi tiếnhành giám sát. Hội đồng, Uỷ ban yêu cầu cơquan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát cung cấptài liệu, báo cáo về vấn đề thuộc nộidung giám sát và các tài liệu khác có liên quan cho Đoàn giám sát.

Hội đồng, Uỷ ban tổ chứcnghiên cứu, xem xét và kết luận vấn đềđã giám sát; kết quả giám sát và kiến nghịđược báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốchội, Quốc hội và thông báo cho các cơ quan, tổ chức,cá nhân chịu sự giám sát.

 

Điều 30

1. Trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình, Hội đồng dân tộc,Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm:

a) Giám sát việc thực hiện luật,nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghịquyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

b) Giám sát hoạt động của Chính phủ,bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Việnkiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiệnchương trình, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, ngân sách nhà nước, hoạt động tưpháp và những hoạt động khác;

c) Giám sát văn bản quy phạm pháp luậtcủa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toàán nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữacác cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trungương hoặc giữa các cơ quan nhà nước có thẩmquyền với cơ quan trung ương của tổ chứcchính trị - xã hội.

2. Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội thực hiện quyền giám sát bằng cáchoạt động sau đây:

a) Thẩm tra báo cáo công tác của Chính phủ,Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểmsát nhân dân tối cao;

b) Giám sát tính hợp hiến, hợp pháp, tínhcó căn cứ pháp luật của các văn bản quy phạmpháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tốicao, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữacác cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trungương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩmquyền với cơ quan trung ương của tổ chứcchính trị - xã hội có dấu hiệu trái với Hiếnpháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốchội và văn bản quy phạm pháp luật củacơ quan nhà nước cấp trên;

c) Trong trường hợp cần thiết,yêu cầu Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa ánnhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao báocáo về vấn đề mà Hội đồng, Uỷ banquan tâm;

d) Tổ chức Đoàn giám sát;

đ) Cử thành viên đến cơ quan, tổchức hữu quan để xem xét, xác minh về vấnđề mà Hội đồng, Uỷ ban quan tâm;

e) Tổ chức tiếp nhận, nghiên cứu,xử lý và xem xét, đôn đốc việc giải quyếtkhiếu nại, tố cáo của công dân.

 

Điều 31

1. Khi tiến hành giám sát văn bản quy phạmpháp luật của các cơ quan, cá nhân quy định tạiđiểm c khoản 1 Điều 30 của Quy chế nàymà phát hiện văn bản đó trái với Hiến pháp,luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốchội thì Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, cá nhân đãban hành văn bản đó xem xét, sửa đổi, bổsung, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ mộtphần hoặc toàn bộ văn bản. Trong thời hạndo pháp luật quy định, cơ quan, cá nhân phải thôngbáo cho Hội đồng, Uỷ ban biết việc giảiquyết; quá thời hạn này mà không trả lời hoặcgiải quyết không đáp ứng với yêu cầu thì Hộiđồng, Uỷ ban có quyền đề nghị Uỷban thường vụ Quốc hội, kiến nghị Thủtướng Chính phủ, cơ quan, cá nhân khác có thẩm quyềnxem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

2. Trình tự, thủ tục kiến nghịcủa Hội đồng, Uỷ ban được thựchiện theo quy định của pháp luật.

 

Điều 32

Trong quá trình giám sát hoạt động củaChính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tốicao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao mà phát hiện cóhành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đếnlợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân thì Hội đồng dân tộc,Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu, kiếnnghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biệnpháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạmpháp luật, khôi phục lợi ích của Nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân bị vi phạm; xử lý, xem xét trách nhiệm đốivới người có hành vi vi phạm. Trong thời hạndo pháp luật quy định, các cơ quan, cá nhân có thẩmquyền phải xem xét, giải quyết; trong trườnghợp không giải quyết hoặc giải quyết khôngthoả đáng thì Hội đồng, Uỷ ban kiến nghịChính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷban thường vụ Quốc hội, Quốc hội xemxét, quyết định.

 

Điều 33

Trong quá trình giám sát, nếu phát hiệnngười giữ chức vụ do Quốc hội bầuhoặc phê chuẩn có hành vi vi phạm pháp luật hoặckhông thực hiện đúng và đầy đủ nhiệmvụ, quyền hạn được giao, gây thiệt hạinghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân hoặc khi có kiến nghị bằng văn bản củaít nhất hai mươi phần trăm tổng số thànhviên Hội đồng dân tộc, thành viên Uỷ ban củaQuốc hội về việc xem xét bỏ phiếu tín nhiệmđối với người giữ chức vụ do Quốchội bầu hoặc phê chuẩn thì Thường trựcHội đồng, Thường trực Uỷ ban có trách nhiệmbáo cáo Hội đồng, Uỷ ban quyết định.Trong trường hợp có ít nhất hai phần ba tổngsố thành viên Hội đồng, thành viên Uỷ ban bỏphiếu tán thành đề nghị đó thì Hội đồng,Uỷ ban kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốchội xem xét trình Quốc hội quyết định việcbỏ phiếu tín nhiệm.

 

Điều 34

Khi có thông tin về vụ việc vi phạmpháp luật trong lĩnh vực do Hội đồng dân tộc,Uỷ ban của Quốc hội phụ trách thì Hộiđồng, Uỷ ban có quyền yêu cầu cơ quan, tổchức, cá nhân có liên quan giải trình. Trong trường hợpcần thiết, Hội đồng, Uỷ ban có thểthành lập Đoàn giám sát để làm rõ vụ việcđó.

Trình tự, thủ tục tiến hành giámsát của Đoàn giám sát được thực hiện theo quy định của Luật hoạtđộng giám sát của Quốc hội.

Căn cứ vào tính chất, nội dung củavấn đề được giám sát, Thường trựcHội đồng, Thường trực Uỷ ban có thểtổ chức phiên họp của Hội đồng, Uỷban hoặc Thường trực Hội đồng, Thườngtrực Uỷ ban để xem xét, thảo luận vềbáo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát; trongtrường hợp cần thiết, Hội đồng, Uỷban hoặc Thường trực Hội đồng, Thườngtrực Uỷ ban có thể biểu quyết về báo cáo kếtquả giám sát của Đoàn giám sát.

 

Điều 35

Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp công dân;tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý khiếu nại, tốcáo của công dân; giám sát việc giải quyết khiếunại, tố cáo của công dân thuộc lĩnh vực Hộiđồng, Uỷ ban phụ trách.

Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nướccó thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tốcáo theo quy định của pháp luật.Cơ quan được yêu cầu phải trả lờibằng văn bản cho Hội đồng, Uỷ ban vềkết quả giải quyết. Trong trường hợpkhông nhất trí với kết quả giải quyết khiếunại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền thì Hộiđồng, Uỷ ban có quyền yêu cầu ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trêntrực tiếp xem xét, giải quyết.

Trong trường hợp cần thiết, Hộiđồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội cóquyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan hoặc người khiếu nại, tố cáo đếntrình bày và cung cấp thông tin, tài liệu mà Hội đồnghoặc Uỷ ban quan tâm; tổ chức Đoàn giám sát đểxem xét, xác minh về những vấn đề mà Hộiđồng, Uỷ ban quan tâm hoặc theo yêu cầu củaUỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịchQuốc hội.

 

Điều 36

Kết quả giám sát, kiến nghị củaHội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hộiđược báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốchội, Quốc hội dưới hình thức báo cáo kếtquả giám sát.

Báo cáo kết quả giám sát phải phảnánh đầy đủ ý kiến của thành viên Hộiđồng, Uỷ ban.

 

MỤC 4
CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC
VÀ CÁC UỶ BAN CỦA QUỐC HỘI

 

Điều 37

Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội có quyền đề nghị Quốc hội,Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việclấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp, đại biểuQuốc hội về dự án luật, dự án pháp lệnh,dự thảo nghị quyết hoặc về vấn đềquan trọng khác; đề nghị đưa vấn đềthuộc lĩnh vực mình phụ trách ra thảo luận tạiphiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hộihoặc kỳ họp Quốc hội.

 

Điều 38

1. Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội quyết định và tổ chức thựchiện chương trình hoạt động đối ngoạivà hợp tác quốc tế hàng năm của mình; kiếnnghị với cơ quan hữu quan về các vấn đềtổ chức và hoạt động đối ngoạithuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụtrách.

Hội đồng, Uỷ ban có trách nhiệmbáo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hộichương trình hoạt động đối ngoại vàhợp tác quốc tế của mình.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội tiến hành hợp tác với cơ quan hữuquan của Quốc hội các nước, cơ quan hữuquan khác của nước ngoài, tổ chức quốc tế.Việc hợp tác quốc tế này phảibáo cáo Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.

3. Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban thườngvụ Quốc hội về kết quả hoạt độngđối ngoại, đồng thời gửi báo cáo nàycho Uỷ ban đối ngoại; báo cáo Uỷ ban thườngvụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội vềkế hoạch và kết quả thực hiện dự án hợptác quốc tế.

 

CHƯƠNG III
TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA
HỘI ĐỒNG DÂN TỘC VÀ CÁC UỶ BAN CỦA QUỐCHỘI

 

Điều 39

Tại kỳ họp giữa năm và cuốinăm của Quốc hội, Hội đồng dân tộc,Uỷ ban của Quốc hội gửi báo cáo công tác củamình đến đại biểu Quốc hội. Tại kỳhọp cuối của mỗi khoá Quốc hội, Hộiđồng, Uỷ ban gửi báo cáo tổng kết hoạtđộng nhiệm kỳ của mình đến đạibiểu Quốc hội.

Khi xét thấy cần thiết,Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo công tác củaHội đồng, Uỷ ban.

 

Điều 40

Hội đồng dân tộc,Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm gửi báocáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội vềchương trình và kết quả hoạt động hàngquý của mình.

Hội đồng, Uỷ ban có trách nhiệmcử thành viên tham gia Đoàn giám sát, Đoàn công tác của Uỷban thường vụ Quốc hội khi Uỷ ban thườngvụ Quốc hội yêu cầu.

 

Điều 41

Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội có quyền kiến nghị với Thủtướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ,Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vềnhững vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyềnhạn của Hội đồng, Uỷ ban. Ngườinhận được kiến nghị có trách nhiệm xemxét và trả lời trong thời hạn do pháp luật quyđịnh; nếu người nhận được kiếnnghị không trả lời hoặc Hội đồng, Uỷban không tán thành với nội dung trả lời thì Hộiđồng, Uỷ ban có quyền kiến nghị với Chủtịch Quốc hội yêu cầu trả lời tạiphiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặctại kỳ họp Quốc hội gần nhất.

 

Điều 42

Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội phối hợp với Uỷ ban trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổchức thành viên của Mặt trận trong việc thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có liênquan đến các tổ chức này.

 

Điều 43

Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội giữ mối liên hệ thường xuyênvới Hội đồng nhân dân và các ban tương ứngcủa Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương; thực hiện việc giám sát vàhướng dẫn hoạt động đối vớiHội đồng nhân dân theo sự phân công của Uỷban thường vụ Quốc hội.

Khi tiến hành các hoạt động tạiđịa phương, Hội đồng dân tộc, Uỷban của Quốc hội thông báo cho Hội đồng nhândân, Uỷ ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hộitỉnh, thành phố trực thuộc trung ương biếtđể phối hợp hoạt động.

Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân,Đoàn đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm tham gia các hoạt động của Hộiđồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tạiđịa phương khi được yêu cầu.

 

CHƯƠNG IV
BỘ MÁY GIÚP VIỆC VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI ĐỒNG DÂN TỘC VÀ CÁC UỶ BAN CỦA QUỐCHỘI

 

Điều 44

Hội đồng dân tộc, Uỷ ban củaQuốc hội có đơn vị chuyên môn trực tiếpgiúp việc theo quy định của Uỷban thường vụ Quốc hội.

Kinh phí hoạt động củaHội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hộilà một khoản trong kinh phí hoạt động của Quốchội.

 

Quy chế nàyđã được Quốc hội nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họpthứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqchchdtvcubcqh408