AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Lâm Đồng

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Lâm Đồng

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
Số: 111/2002/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2002                          
ủy ban nhân dân

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂMĐỒNG

Về việc ban hành quy chế hoạt động

của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Lâm Đồng

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chứcHĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

Căn cứ quyết định số92/2001/QĐTTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Uỷ banQuốc giá vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam;

Căn cứ chỉ thị số646/TTg-CT ngày 7/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức hoạt động vì sựtiến bộ của phụ nữ ở các Bộ, ngành và địa phương;

Theo đề nghị của Trưởngban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Lâm Đồng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết địnhnày bản "quy chế hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ LâmĐồng".

Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòngHĐND và UBND tỉnh; thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành liên quan; chủ tịch UBND cáchuyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt; Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh chịutrách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệulực từ ngày ký./.

 

 

QUY CHẾ

Hoạt động của ban vì sự tiến của phụ nữ tỉnh lâm đồng

(Ban hành kèm theo quyết định số 111/2002/QĐ-UB

ngày 29 tháng 8 năm 2002 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

 

Chương I

Những quy định chung

Điều 1. Ban vì sự tiến bộ của phụ nữtỉnh Lâm Đồng (viết tắt là Ban VSTBCPN) hoạt động với mục tiêu: đảm bảo, duytrì, phát huy sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Lâm Đồng, cải thiện đời sống vật chấtvà đời sống xã hội; đảm bảo để phụ nữ trong tỉnh thực hiện đúng chức năng củamình và được tham gia đầy đủ, bình đẳng vào tất cả các lĩnh vực hoạt động củaxã hội; xóa bỏ mọi hình thức phân biệt, đối xử, bạo hành, ngược đãi đối với phụnữ.

Điều 2. Ban VSTBCPN tỉnh làm việc theochế độ kiêm nhiệm và theo nguyên tắc tập trung, dân chủ; đề cao tinh thần chủđộng, sáng tạo của từng thành viên và sự phối hợp của các Sở, ban, ngành vàchính quyền các cấp, các tổ chức chính trị-xã hội trong tỉnh.

Thông qua các kỳ họpBan VSTBCPN tỉnh đề ra những nhiệm vụ trọng tâm cho từng thời gian hoạt động vàtriển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách theo sự chỉ đạo của UBND TỉNH,Uỷ ban quốc gia VSTBCPN Việt Nam.

Điều 3. Ban VSTBCPN tỉnh có chức năngtham mưu, tư vấn cho chính quyền các cấp về chủ trương, chính sách đối với phụnữ, đồng thời đề xuất kiến nghị UBND tỉnh, UBQG vì sự tiến bộ của phụ nữ ViệtNam ban hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, chính sách không còn phùhợp đối với sự tiến bộ của phụ nữ.

Ban VSTBCPN tỉnh cónhiệm vụ phổ biến, tuyên tuyền, triển khai, thực hiện các chủ trương chínhsách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ trong cộng đồng dân cư, cơquan, đơn vị trong tỉnh; phối hợp với UBND các cấp, các sở, ban, ngành triểnkhai thực hiện chương trình hành động vì sự tiến bộ phụ nữ của UBND tỉnh cũngnhư kiểm tra giám sát việc thực hiện chương trình và các kế hoạch công tác củaBan. Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện chương trình hành động vì sự tiến bộcủa phụ nữ; báo cáo định kỳ với UBND tỉnh và Uỷ ban quốc VSTBCPN Việt Nam vềtình hình công tác và hoạt động..

Chương II

Cơ cấu tổ chức, chức năng,nhiệm vụ của thành viên

Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Ban (đượckiện toàn theo quyết định số 98/2002/QĐ-UB ngày 10/7/2002 của UBND tỉnh) baogồm:

01 trưởng ban

02 Phó ban và các thànhviên. Hội Liên hiệp phụ nữ là cơ quan thường trực của Ban.

Điều 5. Nhiệm vụ quyền hạn của Trưởng,phó Ban

1. Trưởng Ban:

Phụ trách chung

Có nhiệm vụ điều hành,lãnh đạo mọi hoạt động của Ban; chỉ đạo UBND cấp huyện và các Sở, Ban,Ngành...trong tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai, thực hiện các chương trình,mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ tại cơ quan, đơn vị hoặc địa phương mình theotừng giai đoạn.

Tham gia các cuộc họpcủa tỉnh và Trung ương về vấn đề phụ nữ khi được mời.

2. Các Phó Ban:

Phó Ban trực: Cùng cácPhó Ban khác chịu trách nhiệm về phần công việc được phân công và thay mặt TrưởngBan điều hành, giải quyết công việc thường xuyên của Ban hoặc khi được TrưởngBan uỷ quyền.

Các Phó Ban chịu sựphân công công việc của Trưởng Ban, có nhiệm vụ duy trì các hoạt động của Ban;xử lý kịp thời những vấn đề có liên quan đến hoạt động vì sự tiến bộ của phụnữ. Tham gia các cuộc họp của Ban.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơquan thường trực

Có trách nhiệm tổnghợp báo cáo của các thành viên; cung cấp thông tin cho các thành viên; duy trìmối quan hệ giữa các thành viên, giữa các cấp chính quyền, sở, ban, ngành..trong tỉnh với Ban, giữa Ban với UBQG vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Kiếnnghị với Trưởng Ban về thực hiện chủ trương, kế hoạch của các thành viên, cáccấp chính quyền, sở, ban, ngành... về sự tiến bộ của phụ nữ. Chuẩn bị nội dungvà điều kiện khác cho các cuộc họp của Ban, bố trí thời gian, địa điểm các ngàyhọp, gửi giấy mời cho các thành viên các cơ quan, đơn vị có liên quan, tổngkết, đánh giá, kiểm tra hoạt động của chính quyền các cấp, sở, ban, ngành...trong việc thực hiện các mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ theo từng giai đoạn.

Xây dựng chương trình,kế hoạch công tác của Ban.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của thànhviên.

Chịu sự chỉ đạo, phân công công việc của TrưởngBan; tham gia đầy đủ các kỳ họp, duy trì hoạt động và quan hệ giữa các thànhviên khác; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên với trưởng ban vàcơ quan thường trực.

Tham gia, xây dựng cácchương trình, kế hoạch công tác của Ban, các báo cáo, kiểm tra, kiến nghị thựchiện chủ trương, chính sách vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp, ngành.

Chương III

Lề lối làm việc của Ban

Điều8. Công tác kiểm tra, giám sát

Địnhkỳ Ban tổ chức kiểm tra các sở, ngành, địa phương về thực hiện các chủ trương,chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến phụ nữ.

Kếhoạch kiểm tra sẽ được thông báo trước cho các thành viên, cơ quan, đơn vị cóliên quan; kết quả kiểm tra phải được thống nhất giữa các thành viên trong đoànvà đơn vị được kiểm tra. Sau đợt kiểm tra, cơ quan thường trực tổng hợp tìnhhình, báo cáo, đề xuất, kiến nghị để trình UBND tỉnh và các ngành hữu quan cùngnghiên cứu, giải quyết.

Điều 9. Kỳ họp

Định kỳ 3 tháng 1 lần- Trưởng ban và các Phó Ban họp để xác định công tác cụ thể trong quý sau.

6 tháng 1 lần Ban tổchức họp toàn thể để đánh giá hoạt động và đề ra chương trình công tác cho thờigian tiếp theo. Báo cáo, đánh giá việc triển khai, tổ chức thực hiện các chươngtrình hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tỉnh với UBND tỉnh và Uỷ banQuốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.

Định kỳ 1 năm, Ban sẽtổ chức tổng kết các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh trong năm, đề rachương trình hành động cho năm tiếp theo.

Khi cần thiết Ban cóthể triệu tập cuộc họp bất thường để thảo luận các nội dung, chương trình mangtính cấp bách.

Điều 10. Chế độ thông tin, báo cáo

Ban VSTBCPN tỉnh thườngxuyên cung cấp thông tin, chương trình hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ chocác sở, ban, ngành, địa phương; thường xuyên phối hợp với các ngành, các cấptrong việc triển khai công tác chung và trao đổi thông tin báo cáo. Định kỳ báocáo kết quả triển khai các chương trình hoạt động của Ban với UBND tỉnh vàUBQGVSTBCPN.

Chương IV

Tổ chức thực hiện

Điều 11. Các ông (bà) Trưởng, Phó Ban,các thành viên và cơ quan thường trực VSTBCPN tỉnh có trách nhiệm thực hiện quychế này. Quy chế này có thể được sửa đổi, bổ sung khi cần thiết./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqchcbvstbcpnl396