AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh.

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH NGHỆ AN
Số: 14/1999/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 1999                          
quyết định

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN

Về việc ban hành Quy chế hoạt động của

Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh.

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND các cấp (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994.

Căn cứ Nghị định số 29/1999/NĐ.CP của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.

Căn cứ thông tri số 17/TT.TU ngày 18/10/1998 của Ban thường vụ tỉnh uỷ về xây dựng và thực hiện Qui chế dân chủ ở cơ sở và Quyết định số 992/QĐ.TU ngày 21/12/1998 về việc thành lập Ban chỉ đạo tực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Xét đề nghị của ông Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Bàn hành kèm theo Quyết định này bản quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành cấp tỉnh có liên quan và các vthành viên Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở căn cứ Quyết định thi hành.

QUY CHẾ

Hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An.

(Kèm theo Quyết định số 14/1999 /QĐ-UBngaỳ 3/2/1999 của UBND tỉnh).

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Vị trí, chức năng và phương thức hoạt động:

1 - Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh, được UBND tỉnh thành lập tại Quyết định số 11/1999 /QĐ.UB ngày 29/01/1999. Ban chịu sự lãnh đao, chỉ đại toàn diện của Ban thường vụ Tỉnh uỷ, trực tiếp do đồng chí Phó Bí thư - Chủ tịch UBND tỉnh, làm trưởng Ban.

2 - Ban chỉ đạo có chức năng tham mưu giúp Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, chỉ đạo có tổ chức triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Ban hành kèm theo Nghị định số 29/1998/NĐ.CP ngày 11/05/1998 của Chính phủ trên địa bàn các huyện, thành, thị xã trong tỉnh. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ban chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan các tổ chức Chính trị - xã hội, các đơn vị trong tỉnh để tiến hành triển khai nội dung Quy chế theo kế hoạch đề ra. Thường xuyên liên hệ với Ban chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện) để nắm bắt thông tin, kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh uỷ; đồng thời tổng hợp những vướng mắc cần xử lý để đề nghị Chính phủ bổ sung, sửa đổi.

3 - Các thành viên Ban chỉ đạo hoạt động theo phương thức phối hợp, chịu trách nhiệm trước trưởng ban và trước Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh về lĩnh vực được phân công đảm nhận.

 

Chương II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN CHỈ ĐẠO

Điều 2: Nhiệm vụ của ban chỉ đạo.

Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, thường xuyên phối hợp các cơ quan, các tổ chức, chính trị - xã hội, các đơn vị trong tỉnh để tuyên truyền, quán triệt nội dung Chỉ thị số 30/CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về "Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở"; Triển khai thực hiện Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/05/1998 của Chính phủ về việc "Ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở các xã" Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ và kế hoạch triển khai của UBND tỉnh khoá XIII, thông qua ngày 19/12/1998.

Mỗi thành viên Ban chỉ đạo, được phân công theo dõi huyện có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra hướng dẫn Ban chỉ đạo cấp huyện để triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, trước hết tập trung chọn đơn vị điểm chỉ đạo. Công tác triển khai thực hiện quy chế tại điểm chỉ đạo được tiến hành đồng thời với các xã trong huyện, thông qua điểm chỉ đạo, rút kinh nghiệm, bổ sung cho các xã khác trong huyện, tỉnh và ngược lại từ các xã khác bổ cứu nội dung cho điểm chỉ đạo.

Quá trình chỉ đạo, phải bám sát chủ trương của Đảng, nội dung Quy chế của Chính phủ, kế hoạch triển khai của UBND tỉnh, Nghiên cứu tỷ mỉ tình hình thực tế ở cơ sở, để chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền sở tại, cách làm, phương pháp triển khai áp dụng các nội dung Qui chế cụ thể theo thứ tự, trước sau, hợp lý, phù hợp với từng địa bàn ở các địa phương.

Từ điểm chỉ đạo, tập hợp kinh nghiệm, phương pháp, cách làm hay, hợp lý, để phổ biến áp dụng diện rộng ; Đồng thời đề xuất với Chính phủ các nội dung cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở.

Điều 3: Quyền hạn của ban chỉ đạo:

Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của Tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, hoạt động của Ban chỉ đạo (và UBND) Cấp huyện trong việc, triển khai thực hiện Qui chế của Chính phủ và kế hoạch triển khai của UBND tỉnh; Được yêu cầu Ban chỉ đạo cấp huyện báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Quy chế ở địa phương mình, để nắm bắt thông tin kịp thời và uốn nắn những thiếu sót, nhắm đảm bảo việc triển khai kế hoạch có hiệu quả cao.

Điều 4 Nhiệm vụ quyền hạn của thành viên Ban chỉ đạo.

+ Đồng chí trưởng Ban chịu trách nhiệm trước Chính phủ , Ban thường trực tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh điều hành chung công việc của Ban chỉ đạo, tiến hành việc phối hợp với tổ chức, Chính trị - xã hội , các cơ quan trong tỉnh để thực hiện tổ chủ trương của Đảng và Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở của Chính phủ, kế hoạch triển khai của UBND tỉnh đúng tiến độ, có hiệu quả.

+ Đồng chí phó Ban thường trực thực hiện các công việc được giao theo phần hành có nhiệm vụ tổng hợp, theo dõi , xây dựng văn bản, chương trình hội họp, báo cáo theo định ký.

+ Đồng chí Phó Ban chịu trách nhiệm đôn đốc, tổng hợp ý kiến phản ảnh từ các đồng chí thành viên ở các tổ chức, chính trị xã hội, đồng thời chỉ đạo, các tổ chức Chính trị xã hội ở cấp dưới triển khai qui chế một cách có hiệu quả.

+ Các thành viên Ban chỉ đạo (đại diện tổ chức Đảng, tổ chức Chính trị - xã hội, đại diện các cơ quan Nhà nước) thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, đồng thời có trách nhiệm theo chức năng, thẩm quyền, qui định của ngành dọc, để hướng dẫn, động viên nhân dân tham gia thực hiện tốt Qui chế dân chủ cơ sở ở địa phương. Thu thập ý kiến từ cơ sở, báo cáo đầy đủ với Ban chỉ đạo tỉnh để có căn cứ tổng hợp xử lý, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo cấp uỷ và báo cáo cấp trên.

Điều 5: Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ thư ký.

Tổ thư ký có nhiệm vụ giúp Ban chỉ đạo tỉnh trực tiếp là đồng chí Phó Ban thường trực, tổng hợp số tài liệu báo cáo từ các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, phản ảnh từ các cơ quan, tổ chức, đơn vị và Ban chỉ đạo cấp dưới. Dự thảo thành nội dung văn bản phục vụ cho các kỳ họp của Ban chỉ đạo và báo cáo cấp trên theo quy định. Được trực tiếp các cơ quan, tổ chức và đơn vị trong tỉnh để xin số liệu, nắm bắt thêm thông tin báo cáo cho Ban chỉ đạo xử lý .

Điều 6: Chế độ báo cáo, họp định kỳ.

Chế độ báo cáo về Ban chỉ đạo được quy định 1 tháng 1 lần vào cuối tháng, các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo, Ban chỉ đạo cấp dưới, các tổ chức, cơ quan v.v... báo cáo về Ban chỉ đạo tỉnh với các nội dung : Tiến độ kế hoạch triển khai, kết quả, những điểm vướng mắc đã giải quyết ở cơ sở, điểm còn tại, kiến nghị, đề xuất với cấp trên .v.v...

Mỗi thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm duy trì chế độ báo cáo theo quy định, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc đơn vị mình được phân công theo dõi chỉ đạo để thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo . Các nội dung báo cáo cần ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng, có chất lượng và gửi qua Ban tổ chức Chính quyền Tỉnh Nghệ An .

Thời gian 2 tháng 1 lần vào ngày đầu tháng (có giấy triệu tập riêng) Ban chỉ đạo họp giao ban để kiểm điểm công tác thời gian qua và đề ra kế hoạch thời gian tới. Trên cơ sở số liệu tổng hợp tổ thư ký, đồng chí Phó ban thường trực, chuẩn bị nội dung cho kỳ họp, sau đó làm báo cáo với cấp uỷ, cấp trên về tình hình, kết quả thực hiện được và đề xuất hướng giải quyết.

Điều 7: Điều kiện hoạt động của Ban chỉ đạo.

Các thành viên Ban chỉ đạo được sử dụng bộ máy, phương tiện của cơ quan để phục vụ công tác chỉ đạo, kiểm tra cơ sở, triển khai thực hiện qui chế.

UBND tỉnh trích một phần kinh phí để hỗ trợ xăng xe hoạt động. Giao Ban tổ chức Chính quyền (dự toán) báo cáo Chủ tịch xem xét, Quyết định.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 8: Quy chế này được áp dụng cho Ban chỉ đạo các thành viên của Ban chỉ đạo triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: đồng thời quy định mối quan hệ chỉ đạo của các thành viên đối với Ban chỉ đạo cấp dưới và cơ sở. Từng thành viên Ban chỉ đạo theo nhiệm vụ được phân công theo dõi, chỉ đạo huyện, gắn với trách nhiệm của cơ quan, tổ chức ngành dọc, phối hợp chặt chẽ với ban chỉ đạo tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 9: đề nghị các cơ quan tổ chức Đảng, tổ chức Chính trị xã hội, các đơn vị tạo điều kiện để các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ được qui định trong qui chế này.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqchcbcthqcdccsct471