AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH NGHỆ AN
Số: 59/1999/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 1999                          
Quyết định

QUYẾT ĐỊNH

SỐ 59/1999/QĐ.UB NGÀY 9 THÁNG 6 NĂM 1999 CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN

" về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa"

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

 

- Căn cứ Luật tổ chức HDND và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21.6.1994;

- Căn cú Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn mièen núi và vùng sâu vùng xa.

- Căn cứ Quyết định số 521/QĐ.UB ngày 29/1/1999 và QĐ số 1520 QĐ/UB-TM ngày 14 tháng 5 năm 1999 về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa tỉnh Nghệ An.

- Xét đề nghị của ông Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện chương trình 135.

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này, quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa tỉnh Nghệ An.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, các thành viên Ban chỉ đạo, Giám đốc các Sở, Ban ngành, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện; Kỳ Sơn; Tương Dương; Quế Phong căn cứ Quyết định thi hành.

 

TM.UBND TỈNH NGHỆ AN

KT. Chủ tịch

Phó Chủ tịch

HOÀNG TẤT THẮNG

QUY CHẾ

Hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa tỉnh Nghệ An.

(Ban hành kèm theo QĐ số: 59/1999/QĐ-UB ngày 9/6/1999)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1: Ban chỉ đạo chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa tỉnh Nghệ An (gọi tắt là Ban chỉ đạo chương trình 135) được thành lập theo Quyết định số: 521/QĐ.UB ngày 29 tháng 1 năm 1999 và QĐ bổ sung số: 1520/QĐ/UB-TM ngày 14 tháng 5 năm 1999. Là tổ chức kiêm nhiệm, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBND tỉnh.

Điều 2: Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo.

1. Ban chỉ đạo chương trình 135 chịu trách nhiệm tập thể trước Chủ tịch UBND tỉnh về hiệu quả đầu tư của chương trình.

2. Là đầu mối tổ chức, tổng hợp, lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn để xây dựng kế hoạch tổng thể, từng giai đoạn, kế hoạch hàng năm trình UBND Tỉnh và các Bộ ngành Trung ương phê duyệt, đồng thơi tổ chức chỉ đạo chính quyền địa phương thực hiện đúng mục tiêu kế hoạch đã phê duyệt.

3. Tổng hợp nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách cho miền núi và vùng đặc biệt khó khăn trong phạm vi pháp luật, đồng thời chỉ đạo mô hình điểm, tổng kết rút kinh nghiệp phát triển mô hình.

4. Định kỳ báo cáo UBND Tỉnh, Ban chỉ đạo chương trình 135 Chính phủ về tình hình thực hiện chương trình.

 

Chương II

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG

 

Điều 3: Nguyên tắc hoạt động.

1. Ban chỉ đạo hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Gắn chức năng nhiệm vụ của ngành, đặc điểm của huyện, xã để phát huy vai trò của từng thành viên trong Ban chỉ đạo.

3. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các ngành các cấp trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ.

Điều 4: Phân công trách nhiệm

1. Trách nhiệm của các thành viên thường trực Ban chỉ đạo:

+ Phó chủ tịch Tỉnh - Trưởng Ban chỉ đạo chương trình 135 chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về toàn bộ kế hoạch, tổ chức thực hiện tiến độ, hiệu quả đầu tư, phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của chương trình.

+ Trưởng Ban Dân tộc và miền núi - Phó Ban chỉ đạo giúp Trưởng Ban trực tiếp điều hành giải quyết các công việc thường xuyên của chương trình và được uỷ quyền thay mặt Trưởng Ban khi đi vắng.

+ Phó trưởng Ban Dân tộc và Miền núi và Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư - Uỷ viên trực; phối hợp với các sở ngành liên quan thực hiện lồng ghép các chương trình dự án, kể cả các dự án đầu tư nước ngoài, viện trợ các tổ chức quốc tế và vốn tự có trên địa bàn để bố trí kế hoạch hàng năm và điều hành tổ chuyên viên giúp việc thực hiện chương trình.

2. Trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo.

Thực hiện nhiệm vụ mà Trưởng ban giao:

Là đầu mối tổ chức tăng cường phối hợp giữa Ban chỉ đạo và các Sở, Ngành, chính quyền địa phương trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tổng hợp đề xuất cơ chế chính sách theo chuyên ngành.

3. Trách nhiệm của các Sở ngành có thành viên Ban chỉ đạo, các Sở chuyên ngành và các huyện có chương trình.

+ Ban Dân tộc và Miền núi: Là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo, là đầu mối giúp Ban chỉ đạo tổng hợp, tham gia xây dựng kế hoạch chương trình 135 trình UBND Tỉnh, phối hợp với các sở ngành và địa phương đề xuất cơ chế chính sách cho miền núi và vùng đặc biệt khó khăn. Tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo tiến độ và tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tổng hợp xây dựng kế hoạch hàng năm chương trình 135 nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh, phối hợp với các Sở chuyên ngành tiến hành lồng ghép các chương trình dự án thực hiện trên phạm vi các xã đặc biệt khó khăn trước khi phân bổ kế hoạch cho các đơn vị thực hiện cung cấp đầy đủ kế hoạch đầu tư hàng năm của các chương trình khác để Ban chỉ đạo lồng ghép, bố trí kế hoạch chương trình 135 cho phù hợp. Đề xuất các phương án phân bổ chỉ tiêu kế hoạch hàng năm sao cho đạt được mục tiêu chương trình; tham gia cùng Ban chỉ đạo tỉnh về việc điều chỉnh bổ sung kế hoạch trong quá trình thực hiện kế hoạch hàng năm của chương trình.

+ Sở Tài chính - Vật giá: Đề xuất phương thức quản lý, cấp phát, thanh quyết toán nguồn vốn trên cơ sở quy định của Bộ Tài chính và theo chế độ quản lý tài chính hiệnh hành, các chính sách thuế và đơn giá xây dựng cho phù hợp với các xã đặc biệt khó khăn, giúp Ban chỉ đạo trong việc thẩm tra quyết toán vốn đầu tư thực hiện chương trình.

+ Kho bạc Nhà nước: Hướng dẫn cơ sở hoàn thành các thủ tục , hồ sơ thực hiện cấp phát, thanh quyết toán theo Thông tư 47/1999/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý cấp phát vốn đầu tư cho dự án hạ tầng cơ sở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa để đơn vị sử dụng đúng mục đích có hiệu quả, tổng hợp báo cáo các nguồn vốn cấp phát sử dụng của các dự án trình UBND tỉnh duyệt và gửi Kho bạc Trung ương, phối hợp thẩm tra quyết toán vốn đầu tư chương trình 135.

+ Sở Xây dựng: Hướng dẫn cơ sở hoàn thành thủ tục hồ sơ xây dựng; tổng hợp đề xuất phương thức quản lý, tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng, kiến nghị bổ sung chính sách thi công, đơn giá xây dựng phù hợp điều kiện các xã đặc biệt khó khăn.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp lồng ghép các chương trình, dự án thuộc ngành dọc quản lý thực hiện trên phạm vi chương trình, hướng dẫn cơ sở làm công tác khuyến nông - khuyến lâm gắn với sản xuất hàng hoá; quy hoạch đất đai, các chương trình nước sạch, vệ sinh lôi trường và cụ thể hoá; chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng thuộc phạm vi chương trình. Đề xuất ưu tiên các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, viện trợ các tổ chức quốc tế thuộc ngành quản lý, tập trung đầu tư cho các xã thuộc phạm vi chương trình.

+ Sở Lao động - TBXH: Phối hợp lồng ghép các chương trình dự án nhánh của chương trình xoá đói, giảm nghèo với chương trình 135; Đề xuất ưu tiên các nguồn vốn thuộc ngành quản lý, hướng dẫn cơ sở thực hiện các chương trình, dự án chuyên ngành. Nghiên cứu đề xuất các chính sách xã hội cho vùng thuộc phạm vi chương trình.

+ Sở Giao thông vận tải: Phối hợp lồng ghép các chương trình, dự án kể cả các dự án đầu tư nước ngoài các tổ chức quốc tế; vốn tự có của địa phương; đề xuất ưu tiên các nguồn vốn thuộc ngành quản lý tập trung đầu tư cho các xã thuộc chương trình. Nghiên cứu đề xuất chính sách, quản lý đầu tư xây dựng sao cho phù hợp với điều kiện các xã đặc biệt khó khăn của Tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở, đảm bảo đúng quy định của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của chương trình.

+ Bộ dội biên phòng: Lồng ghép các dự án phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng, phối hợp chủ đầu tư của cán bộ biên phòng giúp xã quản lý chỉ đạo thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo tại các xã có đồn biên phòng.

+ Chi cục Định canh định cư - Kinh tế mới: Phối hợp lồng ghép các dự án ĐCĐC với chương trình 135 trong vùng dự án, kiểm tra chỉ đạo tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo tiến độ, tình hình thực hiện kế hoạch năm của các dự án đã được lồng ghép.

+ Các sở ngành có liên quan: Có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Ban chỉ đạo trong việc xây dựng kế hoạch, quá trình triển khai lồng ghép và tổ chức thực hiện đồng thời tham gia quyết toán kinh phí các chương trình dự án do ngành quản lý.

+ Các huyện có chương trình: Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Trung ương, tỉnh đến các xã, bản về công tác tổ chức, thực hiện Quyết định 135 TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Xây dựng dự án Tổng quan chương trình 135 của huyện, lập đề án xây dựng cụ thể cho từng xã. Trước mắt tổ chức hướng dẫn cơ sở đăng ký hạng mục xây dựng theo hướng dẫn của Trung ương để lập kế hoạch đầu tư năm 1999 trình UBND tỉnh. Trực tiếp tổ chức thực hiện và làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng thuộc chương trình đồng thời nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách, sơ tổng kết mô hình phát triển trong huyện.

Điều 5: Hoạt động và triển khai thực hiện quy chế của Ban chỉ đạo.

1. Trưởng Ban chỉ đạo chương trình 135 triệu tập và chủ toạ các phiên họp thường kỳ và các phiên họp bất thường theo yêu cầu của tình hình thực tế do các thành viên đề nghị, giải quyết các vấn đề quan trọng, Trưởng ban có thể uỷ nhiệm cho Phó trưởng Ban chủ toạ các phiên họp, nội dung các cuộc họp do thường trực Ban chỉ đạo chuẩn bị và thông báo bằng văn bản cho các thành viên gửi kèm theo giấy mời họp, các thành viên có trách nhiệm bố trí thời gian tham gia đầy đủ.

- Nội dung các phiên họp thường kỳ của Ban chỉ đạo nhằm đánh giá các mặt hoạt động của Ban chỉ đạo, tình hình thực hiện chương trình, phối hợp tháo gỡ những khó khăn, có giải pháp huy động nguồn lực, phân bổ sử dụng các nguồn vốn, giải quyết những yêu cầu cần thiết bảo đảm cho chương trình thực hiện có hiệu quả. Những vấn đề vượt quá quyền hạn của Ban chỉ đạo thì trình lên cấp trên quyết định.

Tuỳ theo nội dung cuộc họp có thể mời đại diện các ban ngành liên quan, các tổ chức đoàn thể cùng tham dự.

2. Ban chỉ đạo phân công từng thành viên phối hợp với các sở ngành liên quan và chính quyền địa phương tổng hợp ý kiến đề xuất, bổ sung, sửa đổi cơ chế chính sách, các giải pháp thực hiện; Huy động mọi nguồn lực, bố trí sử dụng các nguồn vốn, lồng ghép các chương trình, dự án, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện chương trình đạt hiệu quả cao nhất.

3. Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo theo quy định cụ thể của UBND tỉnh.

 

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 6: Quy chế này được áp dụng cho Ban chỉ đạo thực hiện chương trình 135 tỉnh Nghệ An và các Sở, Ban, ngành địa phương liên quan trong quá trình thực hiện.

Điều 7: Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, Thường trực Ban chỉ đạo tổng hợp ý kiến đề xuất nội dung cần bổ sung, sửa đổi, trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

TM.UBND TỈNH NGHỆ AN

KT Chủ tịch

Phó Chủ tịch

HOÀNG TẤT THẮNG


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqchcbcthctptktxhcxbkkmnvvsvx913