AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 14/2001/QĐ-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2001                          
Bộ giáo dục và đào tạo

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNGBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Về việcban hành Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nướccủa Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáodục và Đào tạo;

Căn cứ Pháp lệnh thể dục, thểthao ngày 25/9/2000;

Căn cứ Nghị định số43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật Giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng VụGiáo dục Thể chất,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Giáo dục Thể chất và Y tế trườnghọc.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Quyết định nàythay thế Quyết định số 931/RLTC ngày 29/4/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo về việc ban hành Qui chế về công tác giáo dục thể chất trong nhà trường cáccấp.

Điều 3: Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ChánhVăn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Thủ trưởng các đơn vị có liên quanthuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Giámđốc các Đại học Quốc gia, Hiệu trưởng các trường Đại học, Cao đẳng, Trung họcchuyên nghiệp, Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non chịutrách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

QUY CHẾ

GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ YTẾ TRƯỜNG HỌC

(Banhành theo Quyết định số 14/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày

03tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Qui chế này qui định về côngtác giáo dục thể chất và y tế trường học trong các nhà trường thuộc hệ thốnggiáo dục quốc dân.

Điều 2. Vị trí của công tácgiáo dục thể chất và y tế trường học.

Giáo dục thể chất và y tế trongtrường học là hoạt động giáo dục bắt buộc nhằm giáo dục, bảo vệ và tăng cườngsức khoẻ, phát triển thể chất góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đápứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên.

Điều 3. Các hình thức hoạt độnggiáo dục thể chất và y tế trường học.

Giáo dục thể chất được thựchiện trong giờ học môn thể dục, sức khoẻ và các hoạt động thể dục, thể thao, ytế trong trường học; bao gồm:

1. Giờ học nội khoá: Giờ họcmôn thể dục, sức khoẻ theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đốivới các bậc học, cấp học.

2. Hoạt động thể dục, thể thaongoại khoá theo kế hoạch của nhà trường và các cấp quản lý giáo dục:

a) Tự luyện tập, luyện tập có hướngdẫn, luyện tập theo nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể áp dụng cho từng lứatuổi, luyện tập các môn thể thao có trong chương trình thi đấu của Hội khoẻ PhùĐổng, Đại hội Thể dục Thể thao, sinh viên, học sinh chuyên nghiệp trong vàngoài nước;

b) Luyện tập trong các câu lạcbộ thể dục, thể thao hoặc các trung tâm thể dục, thể thao trong và ngoài nhà trường;

c) Luyện tập và thi đấu trongcác đội tuyển thể dục, thể thao của trường, địa phương, ngành và quốc gia.

3. Hoạt động y tế trường học:

a) Thông tin, truyền thông,giáo dục về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ học sinh, sinh viên;

b) Các hoạt động chăm sóc sứckhoẻ ban đầu cho học sinh, sinh viên.

c) Phòng chống các bệnh học đường,các bệnh truyền nhiễm, các tai nạn và thương tích, phòng chống HIV/AIDS, ma tuývà các tệ nạn xã hội khác;

d) Tổ chức cho học sinh, sinhviên tham gia các hoạt động cứu trợ, bảo vệ môi trường, an toàn cuộc sống vàcông tác từ thiện, nhân đạo.

 

CHƯƠNG II

QUI ĐỊNH ĐỐI VỚI HỌCSINH, SINH VIÊN

Điều 4. Trách nhiệm của họcsinh, sinh viên.

1. Học sinh, sinh viên có tráchnhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập môn thể dục và môn sức khoẻ. Sinh viêncác trường cao đẳng và đại học phải có chứng chỉ giáo dục thể chất mới đủ điềukiện thi tốt nghiệp.

2. Học sinh, sinh viên phải thườngxuyên tham gia luyện tập và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (đối với họcsinh phổ thông) và tiêu chuẩn đánh giá thể lực (đối với sinh viên, học sinh đạihọc và chuyên nghiệp). Học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn được cấp giấy chứngnhận.

3. Học sinh, sinh viên có nhiệmvụ tham gia các hoạt động thể dục, thể thao theo kế hoạch của nhà trường, củangành. Nếu tham gia các hoạt động thi đấu thể thao do các tổ chức khác đề nghịthì phải được nhà trường cho phép.

4. Học sinh, sinh viên phải tựrèn luyện để có nếp sống lành mạnh, tham gia phòng chống AIDS và các tệ nạn xãhội. Học sinh, sinh viên tuyệt đối không sử dụng ma tuý, không hút thuốc lá,không uống rượu, không đánh bạc, không tham gia hoạt động mại dâm, đồng thời cótrách nhiệm phát hiện người tham gia các tệ nạn trên với nhà trường hoặc cơquan chức năng để xử lý.

5. Học sinh, sinh viên tựnguyện tham gia các hoạt động vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường, hoạt độngtừ thiện, nhân đạo, hội Chữ thập đỏ trong nhà trường và trong cộng đồng do nhàtrường, hoặc các cơ quan, đoàn thể trong trường và địa phương tổ chức. Khuyếnkhích học sinh, sinh viên tự nguyện tham gia các loại hình bảo hiểm.

Điều 5. Quyền lợi của học sinh,sinh viên.

1. Học sinh, sinh viên có thànhtích thể thao được tuyển chọn và cử tham gia thi đấu tại các cuộc thi từ cơ sởđến toàn quốc và quốc tế;

2. Học sinh có năng khiếu thểdục thể thao được ưu tiên tuyển chọn đào tạo tại các trường, lớp năng khiếu thểdục thể thao;

3. Học sinh có thành tích xuấtsắc trong các cuộc thi học sinh giỏi thể dục thể thao hàng năm và các giải thểthao do ngành Giáo dục và Đào tạo chủ trì hoặc phối hợp với ngành Thể dục Thểthao tổ chức được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong các kỳ thi tốtnghiệp và thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệptheo quy chế thi tốt nghiệp và quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

4. Học sinh, sinh viên đượcphép của các cấp quản lý giáo dục tham gia các giải thi đấu thể thao mà phảinghỉ học quá 45 ngày thì được nhà trường bồi dưỡng phụ đạo thêm để đảm bảo kiếnthức và vẫn được thi tốt nghiệp.

5. Học sinh là vận động viênxuất sắc tập trung tập luyện ở đội tuyển hoặc trong các Trung tâm huấn luyệnthể dục thể thao tỉnh, thành và quốc gia được các cơ quan quản lý thể dục thểthao và giáo dục đào tạo các cấp tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục được họctập thường xuyên nhằm đảm bảo trình độ học vấn phổ thông và chuyên nghiệp theođộ tuổi với hình thức phù hợp;

6. Học sinh, sinh viên đượcchăm sóc sức khoẻ ban đầu:

a) Được khám và kiểm tra địnhkỳ sức khoẻ;

b) Được giáo dục sức khoẻ vàđảm bảo các dịch vụ y tế như sơ cấp cứu khi bị tai nạn, thương tích, ốm đau;

c) Được tiêm chủng phòng bệnhvà đảm bảo an toàn vệ sinh ăn uống, vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch.

 

CHƯƠNG III

QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI GIẢNGVIÊN, GIÁO VIÊN THỂ DỤC

THỂ THAO VÀ CÁN BỘ Y TẾTRƯỜNG HỌC

Điều 6. Nhiệm vụ chung.

Giáo viên, giảng viên là ngườilàm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường theo qui định của Pháp lệnhcông chức và Điều lệ nhà trường của các bậc học.

Điều 7: Tiêu chuẩn giảng viên,giáo viên thể dục thể thao và cán bộ y tế trường học.

Ngoài các tiêu chuẩn giảngviên, giáo viên qui định trong các điều lệ nhà trường, giảng viên, giáo viênthể dục thể thao, cán bộ y tế phải qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ theoqui định về trình độ chuẩn của giáo viên đối với từng bậc học và có đủ sức khoẻtheo yêu cầu nghề nghiệp.

Điều 8: Nhiệm vụ của giảngviên, giáo viên thể dục thể thao.

1. Giáo dục, giảng dạy nghiêmtúc theo nội dung, chương trình môn học đã được Bộ trưởng phê duyệt;

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụcông dân, các qui định của pháp luật và Điều lệ nhà trường;

3. Giữ gìn phẩm chất, uy tíndanh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách và đối xử công bằng với học sinh,sinh viên; bảo vệ các quyền lợi, lợi ích chính đáng của học sinh, sinh viên;

4. Không ngừng học tập, rènluyện để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ, trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, nêu gương tốt cho học sinh, sinh viên;

5. Chuẩn bị chu đáo nội dung,phương pháp, hình thức, các điều kiện để đảm bảo thực hiện giảng dạy môn Thểdục và môn Sức khoẻ có chất lượng;

6. Đề xuất kế hoạch, tổ chức hướngdẫn học sinh, sinh viên tập luyện thể dục, thể thao ngoại khoá và tham gia cáccuộc thi đấu, Hội khoẻ Phủ Đổng và các Đại hội thể thao học sinh, sinh viên;

7. Triển khai các biện pháp đảmbảo an toàn, giữ gìn sức khoẻ cho học sinh, sinh viên trong quá trình tập luyệnvà thi đấu thể dục thể thao;

8. Phát hiện và bồi dưỡng tàinăng thể thao trong học sinh, sinh viên. Có các biện pháp giúp đỡ các học sinh,sinh viên thể lực yếu, có khuyết tật được tham gia tập luyện với nội dung vàhình thức phù hợp;

9. Đánh giá kết quả học tập mônThể dục. Hướng dẫn tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứatuổi.

Điều 9: Quyền lợi của giảngviên, giáo viên thể dục thể thao.

1. Được hưởng các chế độ đãingộ theo chính sách hiện hành qui định cho cán bộ, giáo viên nói chung và đốivới giáo viên thể dục thể thao nói riêng;

2. Được tham gia các đề tàinghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến để cải tiến nâng cao chất lượng, hiệuquả giảng dạy;

3. Được tập luyện, bồi dưỡng,đào tạo chuyên môn để nâng cao trình độ nghiệp vụ theo trình độ chuẩn giáo viêncác cấp học, bậc học;

4. Được tham gia hội giảng thichọn giáo viên giỏi như giáo viên các môn học khác;

5. Được tạo điều kiện làm huấnluyện viên, trọng tài các cuộc thi đấu thể dục thể thao trong và ngoài ngànhnếu được mời, nhưng phải sắp xếp kế hoạch giảng dạy hợp lý, không để ảnh hưởngđến nhiệm vụ và phải được bộ môn và lãnh đạo nhà trường đồng ý;

6. Được xét khen thưởng theoquy định hiện hành của ngành Giáo dục Đào tạo và ngành Thể dục thể thao.

Điều 10: Nhiệm vụ của cán bộ ytế trường học.

1. Tham mưu cho Hiệu trưởng nhàtrường trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác y tếtrường học hàng năm;

2. Theo dõi và khám sức khoẻđịnh kỳ cho học sinh, sinh viên;

3. Sơ cấp cứu và sử lý các trườnghợp tai nạn, thương tích và bệnh tật khi xảy ra ở trường học;

4. Tổ chức các biện pháp giữgìn vệ sinh, góp phần bảo vệ môi trường trường học xanh-sạch-đẹp.

5. Kiểm tra vệ sinh, an toàncác cơ sở học tập, phương tiện đồ dùng dạy học, nhà ăn, ký túc xá, các côngtrình vệ sinh, nước sạch...;

6. Triển khai các chương trìnhdự án về giáo dục chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh môi trường ở trong nhàtrường;

7. Quản lý sổ y bạ và các tàisản của phòng, trạm y tế;

8. Tham gia đánh giá tình trạngsức khoẻ của học sinh, sinh viên.

Điều 11: Quyền lợi của cán bộ ytế trường học.

1. Được hưởng chế độ đãi ngộtheo chính sách hiện hành quy định cho cán bộ y tế cơ sở hoặc hưởng chế độ hợpđồng thoả thuận giữa nhà trường với bản thân;

2. Được tham dự các lớp huấnluyện, bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao trình độ nghiệp vụ;

3. Được tham gia các đề tàinghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến để cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệuquả công tác;

4. Được tham gia các buổi sinhhoạt và các hoạt động khác như cán bộ, giáo viên nhà trường;

5. Được mời giảng môn sức khoẻ,tham gia tuyên truyền phòng dịch bệnh cho học sinh, sinh viên và cán bộ giáoviên toàn trường về các chủ đề chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.

6. Được xét khen thưởng theoqui định hiện hành của ngành Giáo dục-Đào tạo và ngành Y tế.

 

CHƯƠNG IV

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CHỈĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT

VÀ Y TẾ TRƯỜNG HỌC

Điều 12: Hệ thống quản lý giáodục thể chất và y tế trường học.

1. Các cấp quản lý giáo dục từBộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đến Phòng Giáo dục có các tổchức chuyên trách giúp thủ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về côngtác giáo dục thể chất và y tế trường học.

2. Các trường đại học và caođẳng sư phạm có Khoa Giáo dục Thể chất. Các trường đại học, cao đẳng, trung họcchuyên nghiệp và các trường phổ thông có bộ môn, tổ giáo viên giáo dục thể chấttrực thuộc Ban giám hiệu.

Điều 13: Nhiệm vụ của tổ chứcchuyên trách công tác giáo dục thể chất và y tế trường học của Bộ Giáo dục vàĐào tạo.

Tổ chức chuyên trách công tácgiáo dục thể chất và y tế trường học có nhiệm vụ:

1. Tham mưu giúp Bộ trưởng cókế hoạch phối hợp với các cơ quan của Uỷ ban Thể dục thể thao, Bộ Y tế và cácBộ, Ngành liên quan tạo điều kiện để học sinh, sinh viên được rèn luyện nângcao sức khoẻ, thể lực, thông qua các hoạt động giáo dục thể chất, sức khoẻ, thểthao và y tế trường học phù hợp với đặc điểm sinh lý, tâm lý, lứa tuổi và giớitính;

2. Tham mưu giúp Bộ trưởng xâydựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách, qui hoạch, kế hoạch, đẩy mạnhcông tác giáo dục thể chất, sức khoẻ phát triển thể thao và y tế trường họctrong nhà trường các cấp;

3. Chỉ đạo và tổ chức thực hiệncác văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và hoạtđộng bảo vệ tăng cường sức khoẻ cho học sinh, sinh viên;

4. Phối hợp với các cơ quanliên quan trình Bộ trưởng các quy định về mục tiêu nội dung chương trình và phươngpháp môn học Thể dục, Sức khoẻ, các hoạt động thể dục thể thao và y tế trườnghọc; xây dựng tiêu chuẩn, chế độ chính sách đối với giáo viên, cán bộ thể dụcthể thao và y tế trường học. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất và trang thiếtbị, dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và y tế trường học;

5. Trình Bộ trưởng ban hànhchứng chỉ rèn luyện thân thể cho học sinh phổ thông, chứng chỉ giáo dục thểchất cho sinh viên, cho học sinh đại học và chuyên nghiệp toàn quốc;

6. Chỉ đạo và tổ chức thi họcsinh giỏi thể dục thể thao hàng năm; chỉ đạo và tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng chohọc sinh phổ thông và Đại hội Thể dục Thể thao sinh viên, học sinh theo định kỳ4 năm một lần;

7. Đề nghị Bộ khen thưởng cácđơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc về công tác giáo dục thể chất và y tế trườnghọc.

8. Chỉ đạo triển khai các chươngtrình dự án quốc gia và quốc tế về vệ sinh, môi trường, giáo dục thể chất vàsức khoẻ cho học sinh, sinh viên các cấp;

9. Tổng kết đánh giá công tácgiáo dục thể chất và y tế trường học theo tiêu chí thi đua của Bộ ban hành.

10. Kiểm tra việc thực hiệncông tác giáo dục thể chất và y tế trường học tại các cơ sở giáo dục, nhà trườngtrong toàn ngành;

11. Triển khai thực hiện việcbảo trợ nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các tổ chức xã hội và quầnchúng về thể dục thể thao của sinh viên, học sinh chuyên nghiệp và học sinh phổthông Việt Nam.

12. Phối hợp với các cơ quanliên quan đề xuất trình Bộ trưởng kế hoạch mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnhvực thể dục thể thao và y tế trường học phục vụ mục tiêu giáo dục toàn diện.

Điều 14: Nhiệm vụ của tổ chứcchuyên trách giáo dục thể chất và y tế trường học của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Tổ chức chuyên trách giáo dụcthể chất và y tế trường học tham mưu cho lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thựchiện các công việc sau:

1. Triển khai thực các chủ trương,chính sách, các văn bản pháp qui của Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo banhành;

2. Xây dựng kế hoạch, quyhoạch, kiểm tra việc thực hiện giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, y tế trườnghọc trong các cơ sở giáo dục, nhà trường các cấp ở địa phương;

3. Tham gia các chương trình,dự án quốc gia và quốc tế về vệ sinh, môi trường, giáo dục thể chất, sức khoẻcho học sinh, sinh viên khi được phân công;

4. Tạo các điều kiện đảm bảo đểcác cơ sở giáo dục triển khai có hiệu quả và chất lượng công tác giáo dục thểchất, hoạt động thể thao và y tế trường học;

5. Báo cáo Bộ Giáo dục và Đàotạo về việc thực hiện công tác giáo dục thể chất và y tế trường học theo yêucầu và vào dịp tổng kết năm học.

6. Chỉ đạo, kiểm tra, tổ chứcHội khoẻ Phù Đổng theo định kỳ:

a) Cấp trường: hàng năm tổ chứcvào dịp kỷ niệm các ngày lễ;

b) Cấp quận, huyện, tỉnh, thànhphố: tổ chức 2 năm/một lần.

c) Chuẩn bị lực lượng tham giavà Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc: tổ chức 4 năm/một lần.

Điều 15: Nhiệm vụ của tổ chứcchuyên trách công tác giáo dục thể chất và y tế trường học của Phòng Giáo dụcvà đào tạo

Tổ chức chuyên trách công tácgiáo dục thể chất và y tế trường học tham mưu cho lãnh dạo Phòng Giáo dục vàđào tạo thực hiện:

1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiệncông tác giáo dục thể chất, y tế trường học thuộc phạm vi quản lý;

2. Tạo các điều kiện đảm bảo(cơ sở vật chất, tài chính, cán bộ, giáo viên) để nhà trường thực hiện có hiệuquả và chất lượng công tác giáo dục thể chất và y tế trường học;

3. Có kế hoạch triển khai cáchoạt động giáo dục thể chất và y tế trường học trong các trường học do PhòngGiáo dục và đào tạo quản lý theo chủ trương, kế hoạch của Bộ, Sở và chính quyềnđịa phương;

4. Tổ chức Hội khoẻ Phù Đồngcấp quận, huyện theo định kỳ 2 năm một lần, chỉ đạo tổ chức Hội khoẻ Phù Đổngcấp trường học mỗi năm 1 lần;

5. Hướng dẫn kiểm tra, sơ kết,tổng kết và báo cáo công tác giáo dục thể chất mỗi học kỳ và cả năm học.

Điều 16: Nhiệm vụ của nhà trường.

Ngoài các nhiệm vụ quy địnhtrong Điều lệ nhà trường các bậc học; về công tác giáo dục thể chất và y tế trườnghọc. Nhà trường còn có nhiệm vụ:

1. Tổ chức dạy và học đủ chươngtrình môn thể dục và môn sức khoẻ;

2. Có kế hoạch triển khai cáchoạt động thể dục, thể thao ngoại khoá và rèn luyện thân thể, tổ chức cho họcsinh, sinh viên tham gia các cuộc thi đấu thể thao, các hoạt động bảo vệ tăng cườngsức khoẻ cho học sinh, sinh viên, hoạt động hội Chữ thập đỏ trong nhà trường;

3. Nhà trường phải có đủ giáoviên thể dục để thực hiện chương trình giảng dạy môn thể dục và các hoạt độngthể thao;

4. Hàng năm tổ chức Hội khoẻPhù Đổng trong toàn trường, tham gia các cuộc thi học sinh giỏi thể dục thểthao, hội giảng giáo viên thể dục giỏi các cấp;

5. Các nhà trường có phòng y tếvà cán bộ y tế trường học chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để làm công tác y tế trườnghọc;

6. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ làm công tác giáo dục thể chất và ytế trường học;

7. Xây dựng chỉ tiêu cụ thể vềviệc phấn đấu trong học tập, rèn luyện, để chăm sóc bảo vệ và nâng cao sứckhoẻ, thể lực và thành tích thể thao học sinh sinh viên của toàn trường;

8. Hàng năm có kế hoạch xâydựng, tu sửa, bảo quản và sử dụng các cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiếtbị dạy và học thể dục, thể thao, y tế trường học, trồng cây bóng mát và pháttriển hệ thống vườn sinh vật, sinh vật cảnh, xây dựng trường học xanh, sạch,đẹp và an toàn;

9. Bảo vệ và sử dụng có hiệuquả, đúng chế độ quy định của Nhà nước, nội quy của nhà trường về những tàisản, cơ sở vật chất của trường học nói chung và của giáo dục thể chất, y tế trườnghọc nói riêng.

 

CHƯƠNG V

ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CÔNGTÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ Y TẾ TRƯỜNG HỌC

Điều 17: Cơ sở vật chất.

Các trường học phải đảm bảo cácđiều kiện phục vụ cho việc dạy và học:

1. Có sân tập, nhà tập, trangthiết bị, dụng cụ thể dục thể thao để phục vụ cho việc dạy và học môn thể dụcvà các hoạt động thể thao học sinh, sinh viên ở các cấp học, bậc học.

2. Có phòng riêng để chăm sócsức khoẻ và y tế trường học; có một số dụng cụ y tế, một số thuốc men thiết yếuvà một số giường bệnh để sơ cứu ban đầu trước khi đưa người bệnh lên tuyếntrên. Đối với trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có trạm y tếriêng;

3. Có công trình vệ sinh sạchsẽ hợp vệ sinh (hố tiêu, hố tiểu...), có hệ thống nước sạch và nước uống antoàn cho học sinh, sinh viên. Đảm bảo cảnh quan môi trường nhà trường mang tínhsư phạm và sạch, đẹp.

Điều 18: Kinh phí.

1. Ngành Giáo dục và Đào tạophối hợp với ngành Tài chính và các ngành hữu quan để thống nhất có nội dungchi hợp lý cho các hoạt động giáo dục thể chất và y tế trường học từ nguồn ngânsách được cấp, học phí và nguồn bảo hiểm học sinh...

2. Tranh thủ nguồn tài trợ củacác tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho giáo dục thể chất và y tế trườnghọc.

 

CHƯƠNG VI

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VIPHẠM

Điều 19: Khen thưởng

1. Các tập thể và cá nhân cóthành tích xuất sắc trong công tác giáo dục thể chất và y tế trường học đượcxét khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo xétvà đề nghị Uỷ ban Thể dục thể thao, Bộ Y tế tặng huy chương "Vì sự nghiệpthể dục thể thao", "Vì sức khoẻ nhân dân" cho các cá nhân cónhiều công lao cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển thể dục thể thao,y tế trường học theo quy chế hiện hành của Uỷ ban Thể dục thể thao và Bộ Y tế;

3. Các cấp quản lý giáo dục xétkhen thưởng đối với đơn vị và cá nhân có thành tích về giáo dục thể chất và ytế trường học theo quy chế khen thưởng hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

4. Học sinh, sinh viên đạtthành tích cao trong các giải thi đấu thể dục thể thao của học sinh, sinh viênquốc tế và quốc gia, được xét khen thưởng và được hưởng các chế độ ưu tiên,khuyến khích theo các quy định hiện hành.

Điều 20: Xử lý vi phạm

Các cá nhân, đơn vị vi phạm quychế này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt viphạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chấtthì phải bồi thường theo quy định của pháp luật./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqcgdtcvytth377