AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy chế Dạy âm nhạc

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy chế Dạy âm nhạc

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN
Số: 07/2003/QĐ-BVHTT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2003                          
Bộ Văn hoá - Thông tin

 QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN

Về việc ban hành Quy chế Dạy âm nhạc 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12/11/1996;

Căn cứ Nghị định số 81/CP ngày 08/11/1993 của Chính phủ về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hoá - Thông tin;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đào tạo;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Banhành kèm theo Quyết định này Quy chế Dạy âm nhạc.

Điều 2.Quy chế Dạy âm nhạc ban hành kèm theo Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kểtừ ngày ký.

Điều 3.Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Giám đốc các SởVăn hoá-Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn thi hành và kiểm tra thực hiện Quychế ban hành kèm theo Quyết định này./.

 

Quy chế dạy âm nhạc

(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BVHTT

ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thôngtin)

 

I. Những quy địnhchung

Điều 1.

Âmnhạc là loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượngcó sức biểu cảm của âm thanh. Âm nhạc tác động vào tâm tư, tình cảm, ý chí vàhành động của con người, góp phần vào việc hình thành và hoàn thiện nhân cáchcho mỗi con người trong xã hội.

Điều 2.

Nhànước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tổ chức dạy âm nhạc nhằm phát huy giátrị âm nhạc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa âm nhạc thế giới, nângcao thẩm mỹ âm nhạc trong quần chúng, góp phần xây dựng đời sống văn hoá lànhmạnh trong nhân dân.

Điều 3.

1.Phạm vi dạy âm nhạc quy định trong Quy chế này bao gồm: việc tổ chức dạy âmnhạc, việc dạy nhạc lý, thanh nhạc, các nhạc cụ của Việt Nam và nước ngoài.

2.Đối tượng áp dụng của Quy chế này là tổ chức, cá nhân Việt Nam tổ chức dạy âmnhạc và cá nhân dạy âm nhạc trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm dạy có mục đích thulợi nhuận và không có mục đích thu lợi nhuận, trừ trường hợp tổ chức dạy âmnhạc trong các trường theo quy định của Luật Giáo dục.

3.Việc tổ chức dạy âm nhạc của tổ chức, cá nhân nước ngoài không thu lợi nhuận đượcthực hiện theo quy định của Nghị định 18/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 quy định vềlập và hoạt động của các cơ sở văn hoá, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

4.Việc tổ chức dạy âm nhạc của tổ chức, cá nhân nước ngoài thu lợi nhuận đượcthực hiện theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 4.

Nghiêmcấm việc dạy các bản nhạc, lời các bài hát phản động, đồi truỵ, kích động bạolực trái với truyền thống văn hoá, đạo đức Việt Nam, gây hận thù giữa các dântộc và nhân dân các nước.

Điều 5.

Việctổ chức dạy âm nhạc phải tuân theo các quy định của Quy chế này và các quy địnhpháp luật khác có liên quan.

 

II. Quy định cụ thể

Điều 6.

Tổchức, cá nhân Việt Nam tổ chức dạy âm nhạc phải có các điều kiện sau:

1.Người đứng tên đăng ký tổ chức dạy âm nhạc phải là công dân Việt Nam, từ đủ 18tuổi trở lên, không có tiền án, tiền sự về hành vi truyền bá văn hoá phẩm độchại, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

2.Tổ chức đứng tên đăng ký tổ chức dạy âm nhạc phải là tổ chức được thành lập hợppháp;

3.Có địa điểm phù hợp, thuận lợi cho việc dạy và học âm nhạc;

4.Có trang thiết bị, nhạc cụ đáp ứng yêu cầu việc dạy và học;

5.Đảm bảo âm lượng không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn "mứcồn tối đa cho phép" (tiêu chuẩn Việt Nam số 5949-1995) và không gây ảnh hưởngđến trật tự công cộng;

6.Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật vềphòng cháy và chữa cháy.

Điều 7.

Tổchức, cá nhân đăng ký tổ chức dạy âm nhạc phải tuân thủ các quy định sau:

1.Đối với việc tổ chức dạy âm nhạc nhằm mục đích thu lợi nhuận:

Khiđáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 Quy chế này, tổ chức, cá nhâncó nhu cầu tổ chức dạy âm nhạc phải gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quanđăng ký kinh doanh sở tại. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽgửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ quan văn hoá-thông tincùng cấp theo quy định tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp.

2.Đối với việc tổ chức dạy âm nhạc không nhằm mục đích thu lợi nhuận:

Khiđáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 Quy chế này, tổ chức, cá nhâncó nhu cầu tổ chức dạy âm nhạc gửi văn bản thông báo cho Sở Văn hoá-Thông tinsở tại. Nội dung thông báo phải nêu rõ:

Têntổ chức, cá nhân tổ chức dạy âm nhạc, địa chỉ cư trú;

Địađiểm dạy;

Ngườidạy;

Nộidung dạy và thời gian của các lớp học;

Điều 8.

Tổchức, cá nhân tổ chức dạy âm nhạc có các quyền và nghĩa vụ sau:

1.Quyền được hưởng các thu nhập hợp pháp từ việc dạy âm nhạc

2.Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân dạy âm nhạc:

a.Người tổ chức dạy âm nhạc chỉ được ký hợp đồng dạy âm nhạc với những người cóđủ điều kiện quy định tại Điều 9 Quy chế này;

b.Phải có nội quy hoạt động trong đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợicủa người tổ chức, người dạy, nội dung phải được phổ biến cho người dạy, ngườihọc biết;

c.Phải liên đới chịu trách nhiệm về những vi phạm nội dung và các hành vi tráipháp luật khác của người dạy, người học trong thời gian có mặt tại cơ sở mình;

d.Trong quá trình tổ chức dạy âm nhạc phải tuân thủ các quy định tại khoản 2, 4,5, 6, 7 Điều 20 của Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày12/12/1995 của Chính phủ.

Điều 9.

Cánhân dạy âm nhạc phải có các điều kiện sau:

1.Về nhân thân:

Làcông dân từ đủ 18 tuổi trở lên;

Cósức khoẻ tốt đáp ứng việc dạy, không mắc các bệnh truyền nhiễm;

Khôngcó tiền án, tiền sự về những hành vi truyền bá văn hoá phẩm độc hại, khôngtrong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.Về chuyên môn:

Phảicó văn bằng, chứng chỉ âm nhạc đáp ứng yêu cầu giảng dạy do cơ sở đào tạo hợppháp trong nước hoặc nước ngoài cấp. Trường hợp là nghệ nhân không có văn bằnghoặc chứng chỉ âm nhạc phải được Sở Văn hoá-Thông tin nơi đăng ký thẩm địnhtrình độ chuyên môn.

Điều 10.

Cánhân dạy âm nhạc có các quyền và nghĩa vụ sau:

Đượcquyền hưởng thu nhập hợp pháp từ việc dạy của mình;

Dạytheo chương trình đã được Sở Văn hoá-Thông tin sở tại thông qua.

Điều 11.

1.Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy âm nhạc, cá nhân dạy âm nhạc không đủ điều kiệnquy định tại Quy chế này sẽ bị đình chỉ hoạt động;

2.Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy âm nhạc hoặc cá nhân dạy âm nhạc vi phạm các quyđịnh tại Quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan khác, tuỳ theo mứcđộ vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật;

3.Tổ chức, cá nhân khi bị xử phạt có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luậtvề khiếu nại và tố cáo.

III. Điều khoản thi hành

Điều 12.

1.Sở Văn hóa-Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệmtheo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.

2.Các Sở Văn hoá-Thông tin có trách nhiệm xác định trình độ chuyên môn cho nghệnhân quy định tại Điều 9 Quy chế này (có Mẫu ban hành kèm theo).

Điều 13.

Thanhtra chuyên ngành Văn hoá-Thông tin thực hiện chức năng thanh tra, xử lý vi phạmđối với hoạt động dạy âm nhạc theo thẩm quyền.

Điều 14.

Quychế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái vớiQuy chế này đều bãi bỏ.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqcdn223