AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy chế cho vay áp dụng đối với học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy chế cho vay áp dụng đối với học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

Thuộc tính

Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: 1134/2001/QĐ-NHNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2001                          
Ngân hàng nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế cho vay áp dụng đối với họcsinh, sinh viên các

trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp vàdạy nghề

 

 

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tíndụng ngày 12/12/1997;          

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệmvụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;          

Căn cứ Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg ngày 02/03/1998 của Thủ tướngChính phủ về việc lập Quỹ Tín dụng đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế cho vay áp dụng đối với học sinh, sinhviên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2001, thay thế Quyết định số219/1998/QĐ-NHNN1 ngày 01/07/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc banhành Thể lệ tín dụng đối với học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng,trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Điều 3.Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị vàTổng giám đốc ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng chính sách được giao nhiệm vụcho vay đối với học sinh, sinh viên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

QUY CHẾ CHO VAY

ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠIHỌC,

CAO ĐẲNG, TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ     

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1234/2001/QĐ-NHNN

ngày 26/9/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

                                               

Điều 1.Phạm vi áp dụng

Quychế này quy định việc cho vay bằng Đồng Việt Nam của ngân hàng thương mại hoặcngân hàng chính sách được giao nhiệm vụ cho vay đối với học sinh, sinh viên cáctrường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề từ Quỹ Tín dụngđào tạo được lập theo Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg ngày 02/03/1998 của Thủ tướngChính phủ.

Điều 2.Giải thích từ ngữ

1.Các cụm từ gọi tắt trong Quy chế này:

-Học sinh, sinh viên gọi tắt là học sinh.

-Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề gọi tắt làcác trường.

-Ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng chính sách được giao nhiệm vụ cho vay đốivới học sinh gọi tắt là Ngân hàng.

-Đại diện gia đình học sinh hoặc người đỡ đầu hợp pháp của học sinh, sinh viên ởViệt Nam cam kết trong Giấy đề nghị vay vốn gọi tắt là người cam kết trả nợthay.

2.Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi học sinh nhận món vay đầutiên cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã được ghi trong hợpđồng tín dụng.

3.Kỳ hạn trả nợ là những khoảng thời gian trong thời hạn trả nợ đã được ghi tronghợp đồng tín dụng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó học sinh phải trả mộtphần hoặc toàn bộ tiền vay.

4.Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc Ngân hàng chấp thuận cho học sinh thay đổi cáckỳ hạn trả nợ đã ghi trước đó trong hợp đồng tín dụng.

5.Gia hạn nợ vay là việc Ngân hàng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gianngoài thời hạn cho vay đã ghi trong hợp đồng tín dụng.

6.Ngày kết thúc khoá học là thời điểm học sinh kết thúc kỳ thi tốt nghiệp hoặcbảo vệ luận văn tốt nghiệp.

Điều 3.Đối tượng học sinh vay vốn

1.Học sinh đang theo học hệ chính quy tập trung tại các trường đại học, cao đẳng,trung học chuyên nghiệp và dạy nghề công lập, bán công lập hoặc dân lập có thờigian đào tạo từ 01 năm trở lên và việc vay vốn trong năm học thứ nhất căn cứvào điểm học tập của học kỳ 1 và từ năm học thứ hai trở đi căn cứ điểm học tậpcủa năm liền kề trước đó mà học sinh đạt được như sau:

a.Đối với học sinh thuộc diện chính sách theo quy định tại Điểm 1 Mục I Thông tưliên tịch số 26/1999/TTLT-LĐTBXH-BGDĐT ngày 02/11/1999 và học sinh là ngườinghèo hoặc thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn do quy định tại Quyết định số1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 10/11/2000 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; họcsinh không thuộc diện chính sách có hộ khẩu thường trú trước khi nhập trườngthuộc khu vực 1: Đạt điểm trung bình chung mở rộng từ điểm 5,0 trở lên:

b.Đối với học sinh không thuộc diện chính sách có hộ khẩu thường trú thuộc khuvực 2 trước khi nhập trường: Đạt điểm trung bình chung mở rộng từ điểm 6,0 trởlên.           

c.Đối với học sinh không thuộc diện chính sách có hộ khẩu thường trú thuộc khuvực 3 trước khi nhập trường: Đạt điểm trung bình chung mở rộng từ điểm 7,0 trởlên.

Quyđịnh về học sinh thuộc khu vực 1, 2, 3 thực hiện theo Quy chế tuyển sinh do Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 05/1999/QĐ -BGD&ĐT ngày 23/02/1999.

2.Đối với học sinh đang theo học tại các trường và đã được vay vốn của Quỹ Tíndụng đào tạo nhưng có hoàn cảnh khó khăn, không thể tiếp tục theo học, được Bangiám hiệu các trường chấp thuận cho nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kếtqủa học tập để có thể tiếp tục theo học sau này, thì thời gian học tại các trườngcủa học sinh bao gồm cả thời gian nghỉ học được các trường chấp thuận. Khi họcsinh trở lại tiếp tục theo học thì việc vay vốn được căn cứ vào kết quả học tậpcủa năm học liền kề trước khi nghỉ học.

Điều 4.Điều kiện vay vốn

Họcsinh phải có đủ các điều kiện sau:

1.Thuộc đối tượng quy định tại Điều 3 của Quy chế này.

2.Mục đích sử dụng vốn vay để chi phí học tập trong thời gian theo học tại các trường.

3.Đại diện gia đình học sinh hoặc người đỡ đầu hợp pháp của học sinh ở Việt Namcam kết trong Giấy đề nghị vay vốn của học sinh về trách nhiệm trả nợ thay chohọc sinh trong trường hợp học sinh chuyển trường, bỏ học, bị xoá tên khỏi danhsách học sinh, hoặc sau khi kết thúc khoá học tại các trường mà học sinh khôngtrả nợ gốc và lãi tiền vay đúng kỳ hạn hoặc không trả hết nợ khi đến kỳ hạn trảnợ cuối cùng.

Điều 5.Đối tượng cho vay

Làchi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, nghiên cứu, các chi phí khác phụcvụ cho học tập của học sinh trong thời gian học tại trường.

Điều 6.Mức tiền cho vay

Mứctiền cho vay đối với học sinh do Ngân hàng cho vay quyết định phù hợp với nhucầu vay tiền của mỗi học sinh, nhưng tối đa là 200.000 đồng cho mỗi học sinhmột tháng.

Điều 7.Thời hạn cho vay

Thờihạn cho vay bao gồm thời hạn ân hạn và thời hạn trả nợ:

1.Thời hạn ân hạn là khoảng thời gian tính từ ngày học sinh nhận món vay đầu tiêncho đến khi kết thúc khoá học, kể cả thời gian học sinh được các trường chophép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có).

2.Thời hạn trả nợ được tính bằng số năm học sinh được Ngân hàng cho vay vốn trongthời gian học tại trường.

Điều 8.Lãi suất cho vay

1.Lãi suất cho vay đối với học sinh thấp hơn lãi suất cho vay thông thường củacác ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ. Mức lãi suất cụ thể do Thống đốcNgân hàng Nhà nước công bố trên cơ sở thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo.

2.Lãi suất nợ quá hạn bằng 120% lãi suất cho vay ghi trong hợp đồng tín dụng.      

Điều 9.Hồ sơ vay vốn

1.Học sinh làm Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu in sẵn của Ngân hàng. Giấy này chỉlàm 01 lần, sử dụng cho cả khoá học và gửi đến Ngân hàng khi vay lần đầu, trongđó có các yếu tố:

-Cam kết của đại diện gia đình học sinh hoặc người đỡ đầu hợp pháp của học sinhở Việt Nam về trách nhiệm trả nợ thay cho học sinh trong trường hợp học sinhchuyển trường, bỏ học, bị xoá tên khỏi danh sách học sinh, hoặc sau khi kếtthúc khoá học tại các trường mà học sinh không trả nợ gốc và lãi tiền vay đúngkỳ hạn hoặc không trả hết nợ khi đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng.

-Xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đại diện gia đình họcsinh hoặc người đỡ đầu hợp pháp của học sinh tại Việt Nam có hộ khẩu thường trúvề địa chỉ, chữ ký của đại diện gia đình học sinh hoặc người đỡ đầu hợp phápcủa học sinh trong Giấy đề nghị vay vốn là đúng và hoàn cảnh gia đình học sinhkhông đủ khả năng tài chính trang trải chi phí học tập của học sinh nên họcsinh có nhu cầu vay vốn.

-Xác nhận của Ban giám hiệu các trường hoặc người được Ban giám hiệu uỷ quyền vềhọc sinh thuộc đối tượng được Ngân hàng xem xét cho vay theo quy định tại Điều3 Quy chế này.

2.Trường hợp học sinh thuộc diện chính sách thì phải có bản sao Giấy xác nhận củacơ quan nhà nước có thẩm quyền, do các trường xác nhận, được lấy từ hồ sơ họcsinh đang lưu tại trường.

3.Học sinh và Ngân hàng ký kết hợp đồng tín dụng ở lần vay vốn đầu tiên, sử dụngcho cả khoá học.

4.Học sinh làm Giấy cam kết trả nợ gốc và lãi tiền vay sau khi hoàn thành khoáhọc.

Điều 10.Trình tự xem xét, cho vay

Việccho vay vốn đối với học sinh thực hiện theo trình tự sau:

1.Đầu các năm học mới, học sinh thuộc diện vay vốn đăng ký vay vốn với các trường.

2.Các trường kiểm tra và lập danh sách học sinh thuộc diện vay vốn gửi cho Ngânhàng; đồng thời, phát mẫu in sẵn Giấy đề nghị vay vốn do Ngân hàng cung cấp đểhọc sinh thực hiện đầy đủ các nội dung, yếu tố quy định tại Khoản 1 Điều 9 Quychế này.

3.Học sinh gửi Giấy đề nghị vay vốn đến Ngân hàng, trường hợp học sinh thuộc diệnchính sách thì phải kèm theo Giấy xác nhận của cơ quan Nhà nước quy định tạiKhoản 2 Điều 9 Quy chế này.

4.Ngân hàng cho vay vốn thì ký kết hợp đồng tín dụng với học sinh; trường hợpkhông cho vay, Ngân hàng phải thông báo bằng văn bản cho các trường và học sinhbiết, trong đó nêu rõ lý do từ chối cho vay.

Điều 11.Trả nợ gốc và lãi tiền vay

1.Trong thời gian theo học tại các trường, học sinh chưa phải trả nợ gốc và lãitiền vay; lãi tiền vay được tính kể từ ngay sau ngày học sinh kết thúc khoá họccho đến khi trả hết nợ gốc.

2.Học sinh phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên trong thời hạn 6 tháng,kể từ ngày kết thúc khoá học.

3.Trường hợp học sinh chuyển trường, bỏ học, bị xoá tên khỏi danh sách học sinh,hoặc sau khi kết thúc khoá học tại các trường mà học sinh không trả nợ đúng kỳhạn hoặc không trả hết nợ khi đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, thì người cam kếttrả nợ thay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.           

4.Lãi tiền vay được tính theo phương pháp tính lãi theo món quy định tại Khoản 2Điều 10 Quy định phương pháp tính lãi và hạch toán thu, trả lãi của Ngân hàngNhà nước và các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số652/2001/QĐ-NHNN ngày17/05/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 12.Gia hạn nợ vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ    

1.Khi đến kỳ hạn trả nợ đã ghi trong hợp đồng tín dụng, học sinh hoặc người camkết trả nợ thay không có khả năng trả hết nợ gốc và lãi tiền vay do nguyên nhânkhách quan, thì học sinh hoặc người cam kết trả nợ thay phải gửi Giấy đề nghịđiều chỉnh kỳ hạn trả nợ đến Ngân hàng để xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; nếukhông được điều chỉnh kỳ hạn nợ, thì Ngân hàng chuyển số nợ vay đó sang nợ quáhạn.

2.Khi đến thời điểm trả nợ cuối cùng đã ghi trong hợp đồng tín dụng, nếu học sinhkhông có khả năng trả nợ đầy đủ do nguyên nhân khách quan và người cam kết trảnợ thay cũng không có khả năng để trả nợ, thì học sinh hoặc người cam kết trảnợ thay phải gửi Giấy đề nghị gia hạn nợ đến Ngân hàng; Ngân hàng xem xét chogia hạn nợ với thời hạn tối đa là 2 năm, tính từ thời điểm trả nợ cuối cùng;nếu không được gia hạn nợ, thì Ngân hàng chuyển số nợ vay đó sang nợ quá hạn.           

3.Việc đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ của học sinh hoặc người camkết trả nợ thay và việc giải quyết của Ngân hàng phải thực hiện trước khi đếnhạn trả nợ.                 

Điều 13.Giảm lãi suất tiền vay

1.Học sinh trả hết nợ gốc và lãi tiền vay trước thời điểm trả nợ cuối cùng ghitrên hợp đồng tín dụng được giảm lãi tiền vay còn phải trả tính đến thời điểmtrả hết nợ:

a.Trả nợ trước hạn từ 4 năm trở lên được giảm 30%.

b.Trả nợ trước hạn từ 3 năm đến dưới 4 năm được giảm 20%.

c.Trả nợ trước hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm được giảm 15%.    

d.Trả nợ trước hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm được giảm 10%.    

đ.Trả nợ trước hạn dưới 1 năm được giảm 5%.    

2.Đối với học sinh bị tổn thất về tài sản do nguyên nhân khách quan và hoàn cảnhkinh tế gia đình khó khăn được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi họcsinh cư trú sau khi kết thúc khoá học hoặc nơi gia đình học sinh đang cư trúxác nhận chỉ có khả năng hoàn trả nợ gốc và một phần lãi, thì Ngân hàng xem xétgiảm lãi tiền vay đối với học sinh này, mức giảm tối đa là 50% số lãi tiền vaycòn phải trả.

3.Ngân hàng miễn lãi tiền vay đối với các trường hợp học sinh gặp rủi ro donguyên nhân khách quan theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý tàichính đối với Quỹ Tín dụng đào tạo.

Điều 14.Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng

1.Ngân hàng có quyền:

a.Yêu cầu học sinh và người cam kết trả nợ thay cung cấp đầy đủ các thông tinliên quan đến việc vay vốn, trả nợ của học sinh.

b.Từ chối yêu cầu vay vốn của học sinh, nếu học sinh không đủ điều kiện vay vốnhoặc Quỹ Tín dụng đào tạo không có đủ vốn để cho vay.

c.Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn trong các trường hợp: pháthiện học sinh cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng; họcsinh chuyển trường, bỏ học, bị các trường xoá tên khỏi danh sách học sinh. d.Khởi kiện học sinh vay vốn vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người cam kết trả nợthay vi phạm nghĩa vụ trả nợ thay theo quy định của pháp luật.

đ.Giảm lãi tiền vay, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ thực hiện theo quy định củaQuy chế này.

e.Gửi thông báo đến người cam kết trả nợ thay, đơn vị nơi học sinh làm việc saukhi kết thúc khoá học để đôn đốc việc trả nợ.

2.Ngân hàng có nghĩa vụ:

a.Thực hiện đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;

b.Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 15.Quyền và nghĩa vụ của học sinh

1.Học sinh có quyền:

a.Từ chối các yêu cầu của Ngân hàng không đúng quy định của Quy chế này và cáccam kết trong hợp đồng tín dụng;

b.Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của phápluật.

2.Học sinh có nghĩa vụ:

a.Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốnvà thông báo kịp thời sự thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc sau khi kết thúckhoá học cho Ngân hàng; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin,tài liệu đã cung cấp.

b.Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tíndụng và Giấy cam kết trả nợ.

c.Sau khi hoàn thành khoá học không quá 10 ngày, học sinh còn nợ vay phải đếnNgân hàng làm Giấy cam kết trả nợ gốc và lãi tiền vay, trong đó ghi rõ địa chỉliên hệ, phương thức chuyển tiền trả nợ, học sinh nộp Giấy cam kết này cho cáctrường để làm thủ tục nhận bằng tốt nghiệp.

d.Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những cam kết về việctrả nợ gốc và lãi tiền vay.

Điều 16.Trách nhiệm của người cam kết trả nợ thay

1.Cam kết trả nợ thay trong Giấy đề nghị vay vốn của học sinh theo quy định tạiKhoản 1 Điều 9 Quy chế này.    

2.Trả nợ gốc và lãi tiền vay thay cho học sinh trong các trường hợp: học sinhkhông trả nợ đúng kỳ hạn; học sinh chuyển trường, bỏ học, bị các trường xoá tênkhỏi danh sách học sinh phải trả nợ trước hạn nhưng không có khả năng trả nợ.   

3.Cung cấp thông tin chính xác về hoàn cảnh, nơi cư trú và làm việc sau khi kếtthúc khoá học của học sinh cho Ngân hàng.  

4.Gửi giấy đề nghị gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ đến Ngân hàng thay cho họcsinh trong trường hợp đến kỳ hạn trả nợ học sinh không trả được do nguyên nhânkhách quan và không gửi Giấy đề nghị đến Ngân hàng.

Điều 17.Trách nhiệm của các trường

1.Xác nhận trong Giấy đề nghị vay vốn của học sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều9 Quy chế này.        

2.Lập danh sách học sinh có đủ điều kiện vay vốn gửi đến Ngân hàng và chịu tráchnhiệm về tính chính xác, đúng đắn của danh sách này.

3.Thông báo kịp thời, chính xác và đầy đủ cho Ngân hàng danh sách học sinh chuyểntrường, bỏ học, bị kỷ luật, bị xoá tên, bị đình chỉ và buộc thôi học.

4.Phối hợp với Ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay và sử dụngtiền vay của học sinh.     

5.Thông báo cho Ngân hàng thời điểm kết thúc kỳ thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ luậnvăn tốt nghiệp của học sinh để làm mốc cho Ngân hàng tính lãi tiền vay theo quyđịnh tại Khoản 6 Điều 2 và Khoản 1 Điều 11 Quy chế này.

6.Yêu cầu học sinh nộp Giấy cam kết trả nợ có xác nhận của Ngân hàng trước khiphát bằng tốt nghiệp và trả hồ sơ cho học sinh.

7.Yêu cầu học sinh còn nợ vay Ngân hàng trả hết nợ vay trong trường hợp chuyển trường,bỏ học, bị xoá tên khỏi danh sách học sinh.

Điều 18.Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn        

1.Xác nhận trong Giấy đề nghị vay vốn của học sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều9 Quy chế này.        

2.Đôn đốc trả nợ và thực hiện các biện pháp hành chính đối với học sinh, ngườicam kết trả nợ thay, khi nhận văn bản đề nghị của Ngân hàng về việc học sinhkhông trả nợ đúng hạn.

3.Thông báo cho Ngân hàng biết về sự thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc mới củahọc sinh và người cam kết trả nợ thay.

Điều 19.Tổ chức thực hiện    

1.Ngân hàng được giao nhiệm vụ cho vay đối với học sinh căn cứ quy định của BộLuật dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng và Quy chế này làm mẫu in sẵn Giấy đềnghị vay vốn, Hợp đồng tín dụng, Giấy cam kết trả nợ của học sinh để phát chohọc sinh làm thủ tục vay vốn.

2.Ngân hàng được giao nhiệm vụ cho vay đối với học sinh, học sinh vay vốn, ngườicam kết trả nợ thay học sinh, các trường, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấncó trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quy chế này.

3.Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàngNhà nước tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sát cácNgân hàng được giao nhiệm vụ cho vay đối với học sinh theo chức năng, nhiệm vụđược giao.

4.Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqccvdvhssvcthcthcnvdn831