AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành quy định cơ chế, chính sách khuyến khích người học và thủ tục cấp phát kinh phí cho việc mở các lớp, đào tạo bồi dưỡng cán bộ

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành quy định cơ chế, chính sách khuyến khích người học và thủ tục cấp phát kinh phí cho việc mở các lớp, đào tạo bồi dưỡng cán bộ

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH NGHỆ AN
Số: 1684/1997/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 1997                          
quyết định của UBND tỉnh Nghệ An

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Về việc ban hành quy định cơ chế,

chính sách khuyến khích người học và thủ tục cấp phát kinh phí cho việc mở các lớp, đào tạo bồi dưỡng cán bộ

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;

Thực hiện Nghị quyết 02 ngày 05/01/1997 của Ban chỉ huy Đảng bộ tỉnh Nghệ An (khóa XIV) về công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ;

Để động viên, khuyến khích mọi cán bộ, công chức Nhà nước không ngừng phấn đấu học tập nâng cao kiến thức, trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong giai đoạn cách mạng mới;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về cơ chế chính sách khuyến khích người học và thủ tục cấp phát kinh phí cho việc mở các lớp, đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

Điều 2: Giao Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh phối hợp với thủ trưởng các ngành có liên quan tổ chức hướng dẫn thi hành quyết định này.

Điều 3: Quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1997. Các văn bản trước đây của UBND tỉnh quy định về chế độ chính sách khuyến khích cán bộ được cử đi học, trái với quyết định này đều không có giá trị.

Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã cùng thủ trưởng các ngành, các cấp, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH

NGƯỜI HỌC VÀ THỦ TỤC CẤP PHÁT KINH PHÍ CHO VIỆC

MỞ CÁC LỚP, ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ

(Ban hành kèm theo Quyết định 1684 ngày 05/5/1997)

 

Thực hiện Nghị quyết 02 ngày 05/01/1997 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An (khóa XIV) về công tác ddào tạo bồi dưỡng sử dụng cán bộ phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 1996-2000 và sau năm 2000. Để khuyến khích, động viên mọi cán bộ, lãnh đạo các cấp, các ngành các doanh nghiệp và công chức Nhà nước không ngừng phấn đấu học tập, nâng cao kiến thức trình độ về mọi mặt nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong giai đoạn cách mạng mới. Đồng thời để quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước đầu tư cho công tác, đào tạo lại bồi dưỡng cán bộ quản lý Nhà nước và công chức; UBND tỉnh Nghệ An quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích người học và thủ tục câp phát kinh phí cho việc mở các lớp, đào tạo bồi dưỡng cán bộ như sau:

1. Phạm vi và đối tượng đào tạo.

Các đối tượng được chi từ nguồn kinh phí đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ:

- Cán bộ lãnh đạo Đảng, đoàn thể, tổ chức quần chúng.

- Cán bộ quản lý Nhà nước các cấp, các ngành và công chức.

- Đại biểu HĐND các cấp.

- Cán bộ chuyên trách cấp chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn).

- Chánh, phó giám đốc và trưởng phòng ban các doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện đã được phân hạng.

- Cán bộ tạo nguồn cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp; cán bộ khoa học kỹ thuật đầu đàn; Công nhân kỹ thuật bậc cao.

Riêng bộ đội, TNXP là người dân tộc thiểu số là người giáo dân sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ có sự đồng ý của chính quyền địa phương (phường, xã) được ưu tiên xét chọn đào tạo để nguồn cán bộ cho các xã vùng sâu, vùng cao, vùng giáo.

Các đối tượng trên được cử đi đào tạo lại hoặc bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, công chức hành chính của các cơ quan, quản lý Nhà nước và cán bộ lãnh đạo cấp xã, phường (kể cả đối tượng nâng cao trình độ văn hóa của năm chức danh chủ chốt ở xã, phờng, thị trấn) theo quy hoạch của đơn vị và chỉ tiêu thông báo.

2. Quyền lợi và chế độ được hưởng.

Các đối tượng nêu ở điểm 1 trên đây trong thời gian được cử đi học các lớp do tỉnh hoặc huyện triệu tập và học ở các trường trung ương, tỉnh hoạch các trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các huyện (không kể đối tượng đi đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp thuộc hệ chính quy hoặc tại chức tự do). Được hưởng các chế độ như sau:

- Trong thời gian đi học vẫn được tính thời gian công tác liên tục.

- Được hưởng nguyên lương.

- Được thanh toán các khoản chi phí liên quan đến quá trình học tập, bao gồm:

+ Tiền giáo trình phục vụ trực tiếp cho chương trình học tập.

+ Tiền thuê giáo viên về trực tiếp giảng dạy theo hợp đồng (được bố trí trong các trường của tỉnh).

+ Chi phí tổ chức lớp học (nước uống cho giáo viên, học sinh, phấn, bút...)

- Ngoài những khoản chi phí được đài thọ trên, các đối tượng thuộc diện được cử đi học, thuộc diện ở nội trú và khoảng cách từ cơ quan, đơn vị đến nơi tập trung học tập từ 30km trở lên (đối với vùng đồng bằng) và từ 10km (đối với vùng miền núi) còn được thanh toán tiền tàu xe cả lượt đi và về cho 1 kỳ học từ cơ quan đến nơi học tập theo chế độ công tác phí hiện hành và được hỗ trợ tiền ăn theo các mức sau: (Trừ cáclớp trung ương đã có hướng dẫn trong thông báo).

+ Học tại các trường, trung tâm ở huyện mức hỗ trợ là 5.000đ/ngày/người đối với học viên ngoài biên chế và 4.000đ/ngày/người đối với học viên trong biên chế.

+ Học tại các trường ở tỉnh mức hỗ trợ là 10.000đ/ngày/người đối với học viên ngoài biên chế và 6.000đ/ngày/người đối với học viên trong biên chế.

+ Học tại các trường trung ước mức độ hỗ trợ là 10.000đ/ngày/người đối với học viên ngoài biên chế và 6.000đ/ngày/người đối với học viên trong biên chế.

- Đối với cán bộ nữ và cán bộ nữ có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được cử đi học có thời gian từ 30 ngày trở lên (ăn ở, sinh hoạt tại nơi học tập và cách cơ quan đơn vị từ 30km trở lên đối với vùng đồng bằng và 10km trở lên đối với vùng miền núi) còn được phụ cấp thêm một khoản theo mức sau:

a. Học ở các trường trung ương:

+ Đối với cán bộ nữ: 30.000đ/tháng

+ Đối với cán bộ nữ có con nhỏ mang theo 60.000đ/tháng.

b. Học tại các trường trong tỉnh.

- Do tỉnh triệu tập:

+ Đối với cán bộ nữ 30.000đ/tháng.

+ Đối với cán bộ nữ có con nhỏ mang theo: 60.000đ/tháng.

- Do huyện triêu tập (theo kế hoạch tỉnh giao).

+ Đối với cán bộ nữ ngoài biên chế (phường, xã): 30.00đ/tháng.

+ Nữ trong biên chế: 20.000đ/tháng.

(không phân biệt giữa cán bộ nữ và cán bộ nữ có con nhỏ).

c. Học bổ túc văn hóa đối với cán bộ, xã, phường, thị trấn:

Học viên học bổ túc văn hóa tập trung tại các trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học hoặc trung tâm chính trị ở các huyện là cán bộ đương chức xã, phường, thị trấn được hưởng mức tiền ăn hàng tháng 120.000đ cho các tháng thực học.

Riêng khoản tiền chi cho giáo viên dạy bổ túc văn hóa cán bộ phường, xã đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tính toán phân bổ hỗ trợ trong nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục đã được bố trí hàng năm.

Những học viên được cơ quan, đơn vị cử đi học thì trong thời gian học tập đã được Nhà nước thanh toán các khoản chi phí liên quan đến quá trình học tập, được hỗ trợ tiền ăn và tiền phụ cấp (đối với cán bộ nữ), được cơ quan thanh toán tiền tàu xe, tiền tài liệu phục vụ trực tiếp cho học tập. Do đó không được thanh toán tiền lưu trú cho những ngày đi học.

Đơn vị tổ chức lớp học phải đảm bảo nơi ăn ở học tập do học viên.

3. Nguồn kinh phí đảm bảo cho đối tượng đi học.

Kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ quản lý Nhà nước, cán bộ Đảng và công chức... (như quy định tại điểm 1) được cân đối trong dự toán chi ngân sách năm của các cấp ngân sách. Vì vậy đối tượng đi học thuộc diện tỉnh triệu tập thì kinh phí do ngân sách tỉnh đài thọ, huyện triệu tập thì kinh phí do ngân sách huyện đài thọ. Trường hợp những huyện trong quá trình thực hiện, nguồn kinh phí được cân đối không đáp ứng cho yêu cầu đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ trên địa bàn thì UBND tỉnh sẽ xem xét, hỗ trợ thêm trong phạm vi nguồn kinh phí đào tạo được HĐND tỉnh đã duyệt (sau khi có ý kiến của ban tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tổ chức chính quyền):

Nguồn kinh phí này được chi cho các nội dung phục vụ lớp học trong quá trình học tập, bao gồm: Chi mua giáo trình, tài liệu phục vụ trực tiếp cho giáo viên, thù lao bài giảng, chấm bài của giáo viên, hỗ trợ tiền ăn... và sẽ được cấp trọn gói cho các trung tâm dồi dưỡng chính trị, huyện, trường chính trị tỉnh, trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh theo tiến độ học tập (khi có đủ thủ tục mở lớp, được Ban tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tổ chức chính quyền kiểm tra xét duyệt danh sách).

Riêng phần hỗ trợ tiền tàu xe lượt đi về từ cơ quan, đơn vị đến nơi học tập tiền tài liệu liên quan đến quá trình học tập sẽ do cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi học chi trả chế độ theo chế độ công tác chi phí hiện hành. Các đơn vị hành chính sự nghiệp chi theo dự toán được duyệt bằng nguồn kinh phí ngân sách cấp theo định mức các doanh nghiệp được hạch toán vào giá thành và chi phí lưu thông.

Trên cơ sở kế hoạch đào tạo được tỉnh hoặc huyện thông báo và quy hoạch cán bộ đã xây dựng các ngành, các đơn vị phải sắp xếp, bố trí cán bộ đi học một cách hợp lý để vừa hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, mặt khác không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình.

4. Điều kiện và thủ tục cấp phát kinh phí cho việc mở lớp:

A. Điều kiện để cấp phát kinh phí.

Trên cơ sở chi tiêu, nhiệm vụ được giao về công tác đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ quản lý Nhà nước và công chức..., đồng thời căn cứ vào mức kinh phí đã được UBND tỉnh thông báo cho các đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, trường và các trung tâm đào tạo các cấp (đơn vị cấp huyện chỉ được tổ chức mở các lớp có trình độ trung cấp và CNKT đến bậc 2).

Khi các huyện, thành, thị, các đơn vị cấp tỉnh (các trường, các trung tâm) có thủ tục mở lớp được Ban tổ chức Tỉnh ủy và Ban Tổ chức chính quyền tỉnh kiểm tra, trình UBND tỉnh xét duyệt và thông báo, Sở Tài chính mới cấp phát cho trường và trung tâm thuộc tỉnh quản lý; phòng tài chính huyện cấp phát cho các trung tâm thuộc huyện quản lý.

- Hồ sơ mở các lớp gồm có:

a. các trường thuộc tỉnh: Phải có thông báo hoặc quyết định mở lớp của tỉnh ủy hay UBND tỉnh.

Hợp đồng giữa trường chính trị tỉnh và trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh với các trường trung ương (đối với những lớp mà trường của tỉnh không đảm nhận được nhiệm vụ đào tạo).

Cụ thể:

+ Quyết định mở lớp học do UBND tỉnh ra quyết định.

+ Dự toán kinh phí.

+ Kế hoạch chi đào tạo được duyệt.

+ Hợp đồng đào tạo giữa trường chính trị tỉnh và trung tâm giáo dục thường xuyên với các trường ở Trung ương.

b. huyện:

- Có kế hoạch và chương trình xin mở lớp của huyện, dự toán ngân sách gửi phòng tài chính huyện va kèm theo thông báo làm việc của UBND tỉnh; Qua ý kiến đề xuất của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Ban tổ chức Tỉnh ủy.

Cụ thể:

+ Quyết định mở lớp của UBND huyện.

+ Dự toán kinh phí được duyệt.

+ Kế hoạch chi đào tạo.

+ Hợp đồng đào tạo giữa trường trung tâm chính trị huyện với các trường và trung tâm của tỉnh.

B. Thủ tục cấp phát.

a. Đối với cấp tỉnh.

Đối tượng thuộc tỉnh mở lớp tại trường chính trị tỉnh và trung tâm giáo dục thường xuyên cho tỉnh ủy và UBND tỉnh giao nhiệm vụ thì do ngân sách tỉnh đảm nhiệm. Sở Tài chính sẽ căn cứ vào chế độ đã được hướng dẫn, số lượng học viên của từng lớp học để cấp kinh phí cho trường và trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm phục vụ tốt cho việc dạy và học.

b. Đối với các huyện, thành phố và thị xã:

Đối tượng học tại các trung tâm chính trị huyện, thành phố và thị xã do huyện quyết định mở lớp thì do ngân sách huyện đảm nhiệm. Phòng tài chính các huyện, thành phố và thị xã căn cứ vào các chế độ đã được hướng dẫn, số lượng học viên của từng lớp học để cấp kinh phí cho trung tâm đảm bảo tốt cho việc dạy và học.

5. Thủ tục thanh quyết toán:

Các đơn vị được ngân sách cấp kinh phí để làm nhiệm vụ đào tạo lại và bồi dưỡng đồi ngũ cán bộ cho các đối tượng như nêu ở phần 1 phải thanh quyết toán nguồn kinh phí được cấp theo đúng chế độ tài chính hiện hành.

Hồ sơ thanh quyết toán gồm có:

- Quyết định mở lớp của tỉnh, huyện.

- Hợp đồng mở lớp.

- Công văn chiếu sinh.

- Danh sách trích ngang học viên của lớp.

- Danh sách những người được hưởng phụ cấp (có chữ ký của người nhận).

- Bản quyết toán tiền ăn của học viên trong những thời gian học và ăn tại trường hoặc danh sách học viên nhận tiền ăn (có chữ ký của học viên).

- Quyết định cấp chứng chỉ của các trường, trung tâm có thẩm quyền theo quy định.

Hồ sơ lập thành 3 bộ để gửi Sở Tài chính - Vật giá, Ban tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, lưu tại huyện hoặc các Trường trung tâm thuộc tỉnh, huyện. Trong thời gian thanh quyết toán chậm nhất là 15 ngày sau khi lớp học kết thúc hoặc kết thúc năm kế hoạch ngân sách.

Đối với các khoản tiền tàu xe đi về hoặc các khoản phụ cấp khác cho học viên do các cơ quan đơn vị cử cán bộ đi học đài thọ thì được hạch toán theo chế độ tài chính hiện hành và quyết toán chung trong báo cáo quyết toán của cơ quan, đơn vị.

Thực hiện đúng Thông tư số 37/TTLB ngày 22/4/1994 của Liên bộ Tài chính và Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ. Các ngành, các huyện, các trường phải sử dụng nguồn kinh phí ngân sách cấp cho công tác đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ và công chức đúng mục đích, tiết kiệm có hiệu quả. Tuyệt đối không sử dụng nguồn kinh phí này vào mục đích khác. Các trường hợp đã được thanh toán không đặt vấn đề thanh toán lại.

Quy định này có hiệu lực từ ngày 01/01/1997. Trong quá trình thực hiện có gì chưa rõ yêu cầu các huyện, thành phố và thị xã phản ánh kịp thời về UBND tỉnh xem xét sửa lỗi./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqcccskknhvttcpkpcvmcltbdcb752