AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường khu công nghiệp

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường khu công nghiệp

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Số: 62/2002/QĐ-BKHCNMT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 09 tháng 08 năm 2002                          
No tile

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘKHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Về việc ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường khu côngnghiệp

 

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNGNGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;

Căn cứ Chỉ thị số 36/CT-'TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chínhtrị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời đại công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước;

Căn cứ Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủvề hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ vềnhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ vềban hành Quy chế Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Môi trường,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3.Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; các Ban Quản lý khu côngnghiệp, các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu côngnghệ cao; các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong khu công nghiệp vàdoanh nghiệp khu công nghiệp và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này./.

 

QUY CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Quyết địnhsố 62/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 09/8/2002

của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)

CHƯƠNG I

NHƯNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Quy chế này quy định việc quản lý thống nhất về bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, khu chế xuất và khucông nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp) nhằm bảo vệ môi trường bêntrong và xung quanh khu công nghiệp.

Điều 2.Quy chế này được áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân người Việt Nam hoặc nướcngoài khi thực hiện triển khai các hoạt động liên quan đến khu côngnghiệp ở Việt Nam nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường,sức khỏe cộng đồng do khu công nghiệp gây ra.

Điều 3.Trong Quy chế này, các thuật ngữ "Khu công nghiệp", "Khu chếxuất", "Khu công nghệ cao, "Ban Quản lý khu công nghiệp cấptỉnh", "Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp, "Doanhnghiệp khu công nghiệp" được hiểu theo quy định tại Quy chế Khu côngnghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (ban hành kèm theo Nghị định số 36/CPngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế Khu công nghiệp, khuchế xuất và khu công nghệ cao). Các thuật ngữ liên quan khác được hiểu thốngnhất như sau:

1.Bảo vệ môi trường khu công nghiệp là các hoạt động nhằm giữ cho môi trường bêntrong và vùng xung quanh khu công nghiệp được trong sạch, cải thiện môi trường,ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do các hoạt động của khucông nghiệp gây ra cho môi trường;

2.Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp nước, cấpđiện, thông tin liên lạc, các công trình công cộng, thoát nước và xử lý nướcthải tập trung, sân bãi, kho tàng, hàng rào, cây xanh, bãi lưu giữ và khu xử lýchất thải rắn (nếu có), hệ thống phòng ngừa và ứng cứu sự cố;

3.Giám sát môi trường là các hoạt động quan sát, lấy mẫu, đo đạc và phân tích cácthông số, các chỉ tiêu môi trường nhằm xác định trạng thái môi trường ở từngthời điểm khác nhau và so sánh chúng với các tiêu chuẩn môi trường ViệtNam;

4.Các thuật ngữ khác: môi trường, thành phần môi trường, chất thải, chất gây ô nhiễm, ô nhiễm môi trường, suy thoái môitrường, sự cố môi trường, tiêu chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường,hệ sinh thái, đa dạng sinh học được hiểu tương tự như ở Điều 1 và Điều 2 củaLuật Bảo vệ môi trường. Thuật ngữ "Chất thải nguy hại" được hiểu theoquy định tại Quy chế Quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 4.Việc tổ chức quản lý và hoạt động bảo vệ môi trường khu công nghiệp phải tuânthủ pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam bao gồm từ lúc xét duyệt dự ánđến giai đoạn thi công xây dựng và trong suốt quá trình hoạt động của khu côngnghiệp.

Điều 5.Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh phối hợp với Sở Khoa học, Công nghệ và Môitrường căn cứ vào Quy chế này và những văn bản quy phạm pháp luật khác về bảovệ môi trường soạn thảo và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố Trung ươngtrực thuộc ban hành những quy định hướng dẫn cụ thể về bảo vệ môi trường chocác khu công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của mình thực hiện, nhằm đảm bảo antoàn môi trường bên trong và khu vực xung quanh khu công nghiệp.

 

CHƯƠNG II

GIAI ĐOẠN XÉT DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNGNGHIỆP

Điều 6.

Việcxem xét lựa chọn vị trí khu công nghiệp phải dựa trên quy hoạch tổng thể đượcduyệt của tỉnh/thành phố mà khu công nghiệp đó trực thuộc và cần tính tới cácđiều kiện, yếu tố môi trường, đảm bảo tính khả thi về bảo vệ môi trường và ứngcứu sự cố.

Điều 7.Việc quy hoạch mặt bằng và thiết kế kỹ thuật khu công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1.Các cụm công nghiệp được phân khu hợp lý, đảm bảo tính tối ưu về mặt tương táclẫn nhau cũng như giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường xung quanh;

2.Đảm bảo mạng lưới thoát nước mưa tách riêng với mạng lưới thoát nước thải côngnghiệp của các cơ sở thành viên khu công nghiệp, các công trình đầu mối và nướcthải sinh hoạt;

3.Có trạm xử lý nước thải tập trungvới thiết kế kỹ thuật được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo toàn bộ lượngnước thải của khu công nghiệp ở giaiđoạn hoạt động ổn định được xử lý đạt các tiêu chuẩn môi trường cho phép trướckhi xả thải vào nguồn tiếp nhận tương ứng;

4.Có trạm trung chuyển và/hoặc lưutrữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại với thiết kế kỹthuật được cấp thẩm quyền phê duyệt;

5.Có hệ thống ứng cứu sự cố môi trường (cả về phương tiện, kỹ thuật lẫn nhân sự),đảm bảo sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố trong khu công nghiệp;

6.Phần diện tích đất dành cho mục đích trồng cây xanh phòng hộ môi trường khôngthấp hơn mức tối thiểu theo các Quy chuẩn xây dựng hiện hành và phải được phânbố hợp lý cùng với các loại giống cây trồng phù hợp;

7.Có diện tích dự trữ để mở rộngvà/hoặc xây dựng các công trình xử lý bổ sung trong hệ thống xử lý nước thảitập trung của khu công nghiệp khi tiêu chuẩn thải được điều chỉnh khắt khe hơndo nhu cầu bảo vệ an toàn chất lượng môi trường nước của các nguồn tiếp nhận.

Điều 8.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp có nhiệm vụ lập Báo cáo đánh giá tácđộng môi trường cho dự án đầu tư khu công nghiệp của mình theo các quy định hiệnhành trình Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngxem xét.

Điều 9.Trường hợp cónhu cầu khai thác nước ngầm và/hoặc nước mặt tại chỗ để cung cấp cho sản xuấtvà sinh hoạt trong khu công nghiệp, Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp phảilập phương án khai thác trình cơ quan chức năng xem xét theo luật định. Sự chấpthuận của các cơ quan chức năng cho phép khai thác là căn cứ để Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngxem xét phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của khu công nghiệp.

Điều 10.Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định Báocáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngsẽ tiến hành thẩm định và cấp quyết định phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác độngmôi trường cho dự án nếu xét thấy đủ điều kiện.

 

CHƯƠNG III

GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP

Điều 11.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp chỉ được phép tiến hành thi công xâydựng các công trình cơ sở hạ tầng khu công nghiệp sau khi dự án được cấp quyếtđịnh phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 12.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp có nhiệm vụ thực hiện đúng các biệnpháp bảo vệ môi trường trong suốt giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng khu côngnghiệp như đã cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phêchuẩn.

Điếu 13.Trong quá trình thi công xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng khu công nghiệp,chủ đầu tư và các đơn vị thi công phải chịu sự thanh tra, kiểm tra và giám sát định kỳhoặc đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, nếu vi phạmcác quy định hiện hành thì sẽ bị xử lý theo luật định.

 

CHƯƠNG IV

XÉT DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP

Điều 14.Dự án đầu tư vào khu công nghiệp chưa được cấp quyết đinh phê chuẩn Báo cáođánh giá tác động môi trường được xem như là các dự án riêng biệt trong việcthực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường và các thủ tục môi trường như Luật Bảovệ môi trường và Nghị định số 175/CP của Chính phủ quy định.

Điều 15.Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp đã được cấp quyết định phê chuẩn Báo cáođánh giá tác động môi trường phải tiến hành đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trườngcùng với những cam kết đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường trong suốt thời gianhoạt động của dự án trình cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theoquy định hiện hành trong giai đoạn xin cấp phép đầu tư.

Điều 16.Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp phải phù hợp với những ngành nghề đăng kýtrong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Khoa học, Công nghệ vàMôi trường phê duyệt.

 

CHƯƠNG V

GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP

Điều 17.Khu công nghiệp chỉ được chính thức đưa vào hoạt động khi có đủ các điều kiệnđảm bảo môi trường sau đây:

1.Đã có quy hoạch chi tiết phân khu cụm công nghiệp;

2.Đã có hệ thống cấp điện, nước đảm bảo cho nhu cầu sử dụng theo từng giai đoạnphát triển;

3.Đã xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới thoát nước mưa và thoát nước thải riêng biệt;

4.Đã có trạm xử lý nước thải tập trung đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải vàonguồn tiếp nhận tương ứng;

5.Đã có địa điểm và các phương tiện cần thiết sẵn sàng cho việc trung chuyểnvà/hoặc lưu trữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại với điềukiện đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn cho môi trường;

6.Đã có các phương tiện và nhân sự sẵn sàng cho việc ứng cứu các sự cố môi trường.

Điều 18.Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ươngcó khu công nghiệp theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xem xét,kiểm tra việc đảm bảo các điều kiện được nêu tại Điều 17 của Quy chế này. Trongtrường hợp khu công nghiệp nằm trên địa bàn quản lý của nhiều hơn 1 tỉnh/thànhphố trực thuộc Trung ương thì các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường liênquan có trách nhiệm phối hợp thực hiện nhiệm vụ này.

Điều 19.Trong quá trình phát triển khu công nghiệp, theo tốc độ đầu tư của các dự ánvào khu công nghiệp, Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp phải tiếp tụchoàn thiện các hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng về môi trườngvà phải hoàn tất toàn bộ hệ thống này khi khu công nghiệp đã có 70% diện tíchđất quy hoạch được khai thác và sử dụng.

Điều 20.Mỗi dự án xin đầu tư vào khu công nghiệp chỉ được phép chính thức đi vào hoạt độngkhi các hạng mục công trình xử lý và/hoặc lưu trữ chất thải đã được xây dựnghoàn chỉnh và vận hành thử đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo Phiếu xác nhậnBản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệmôi trường xác nhận.

Điều 21.Tất cả các doanh nghiệp khu công nghiệp có hoạt động phát sinh các chất ô nhiễm không khí phải thực hiệncác biện pháp kiểm soát và xử lý cục bộ ngay tại nguồn thải đạt Tiêu chuẩn ViệtNam đối với khí thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường.

Điều 22. Cácdoanh nghiệp khu công nghiệp có hoạt động gây ra tiếng ồn vượt quá giới hạn chophép tại khu sản xuất phải có biện pháp chống ồn đạt tiêu chuẩn quy định.

Điều 23.Các doanh nghiệp khu công nghiệp có nước thải có nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt quá giới hạn củaCông ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp quy định phải thực hiện việc xử lýcục bộ nước thải của mình đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả vào mạng lướithoát nước thải của khu công nghiệp; nghiêm cấm xử lý nước thải bằng biện pháppha loãng hoặc cho thấm vào đất.

Côngty phát triển hạ tầng khu công nghiệp quy định cụ thể về tiêu chuẩn chất lượngnước thải được phép xả vào mạng lưới thoát nước thải của khu công nghiệp.

Điều 24.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp có trách nhiệm thu gom toàn bộ nướcthải từ các doanh nghiệp khu công nghiệp vào mạng lưới thoát nước thải, dẫn tớitrạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp và xử lý đạt các tiêu chuẩncho phép trước khi thải ra môi trường bên ngoài khu công nghiệp.

Côngty phát triển hạ tầng khu công nghiệp có trách nhiệm thu gom và xử lý toàn bộ nướcmưa chảy tràn trong phạm vi khu công nghiệp vào mạng lưới thoát nước mưa củakhu công nghiệp để tránh các hiện tượng ngập úng và phải xử lý đạt tiêu chuẩncho phép trước khi thải ra môi trường bên ngoài khu công nghiệp.

Điều 25. Côngty phát triển hạ tầng khu công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị cóchức năng tổ chức thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý an toàn về mặt mới trườngtất cả toàn bộ chất thải rắn thải ra từ các doanh nghiệp khu công nghiệp. Việcphân loại, lưu trữ tạm thời chất thải rắn tại từng doanh nghiệp khu công nghiệpdo chính các doanh nghiệp khu công nghiệp thực hiện theo các quy định cụ thểcủa khu công nghiệp.

Điều 26. Việcxử lý chất thải rắn của khu công nghiệp có thể tiến hành ngay bên trong hàngrào (nếu khu công nghiệp có đủ điều kiện và được sự chấp thuận của các cơ quanchức năng) hoặc ở bên ngoài hàng rào khu công nghiệp thông qua hợp đồng tráchnhiệm giữa Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp với các cơ quan chuyêntrách xử lý chất thải rắn.

Điều 27. Cácloại chất thải nguy hại sinh ra trong khu công nghiệp phải được thu gom, lưutrữ, vận chuyển và xử lý đảm bảo đúng kỹ thuật và phù hợp với các quy định phápluật hiện hành.

Điều 28.Các doanh nghiệp khu công nghiệp có sản phẩm, tàng trữ và vận chuyển các chấtphóng xạ, các nguồn phát xạ ion hóa, các chất độc hại, các chất dễ cháy nổ phảituân theo các quy định hiện hành của Việt Nam.

Điều 29. Việcxuất nhập khẩu các nguyên vật liệu, hóa chất độc hại, chủng vi sinh vật của cácdoanh nghiệp khu công nghiệp phải tuân thủ theo các quy định hiện hành.

Điều 30.Các doanh nghiệp khu công nghiệp có trách nhiệm đóng góp kinh phí cho Công typhát triển hạ tầng khu công nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng, thu gom và xử lýchất thải của mình theo hợp đồng thỏa thuận.

Điều 31.Khi sự cố môi trường xảy ra, Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệpcó trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh khẩn trương triểnkhai các biện pháp ứng cứu khắc phục và báo cáo ngay cho Uỷ ban nhân dântỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nhằm điều động nhân lực, phươngtiện để nhanh chóng giải quyết hậu quả tại chỗ và thông báo khẩn cấp cho các cơquan có thẩm quyền để hỗ trợ, phối hợp cùng giải quyết.

Điều 32.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp có trách nhiệm quan trắc chất lượngmôi trường bên trong và khu vực xung quanh khu công nghiệp theo đúng chươngtrình quan trắc môi trường mà Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp đã camkết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường về vị trí, tần suất và các chỉtiêu cần quan trắc; lập báo cáo định kỳ 6 tháng lần về kết quả quan trắc môi trườnggửi Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

 

CHƯƠNG VI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHU CÔNGNGHIỆP

Điều 33.Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngcó trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các khucông nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam; tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiệncác hoạt động bảo vệ môi trường của các khu công nghiệp.

Trongphạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trườnggiao Cục Môi trường trực tiếp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khu côngnghiệp, gồm các nội dung sau đây:

1.Tổ chức việc thẩm định Báo cáođánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp vàBáo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư vào khu côngnghiệp chưa có quyết định phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường theophân cấp thẩm định tại Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ và nhữngquy định tại Thông Tư 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ Khoahọc, Công nghệ và Môi trường về hướng dẫn và thẩm định Báo cáo đánh giá tácđộng môi trường đối với các dự án đầu tư và các quy định liên quan khác;

2.Tổ chức việc thẩm định các dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung,trạm trung chuyển, lưu giữ và bãi chôn lấp chất thải nguy hại của khu côngnghiệp;

3.Đề xuất việc điều chỉnh tiêu chuẩn thải cho phép đối với các khu công nghiệp;

4.Tổ chức chỉ đạo việc xây dựng báocáo thường niên về hiện trạng môi trường khu công nghiệp Việt Nam;

5.Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, thanh tra môi trường khucông nghiệp, giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác bảo vệ môitrường của khu công nghiệp và ra quyết định xử phạt các trường hợp vi phạm Quychế Bảo vệ môi trường trong phạm vi thẩm quyền;

6.Làm đầu mối quản lý, cung cấp thông tin hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ xử lý vàquản lý môi trường khu công nghiệp;

7.Đề xuất việc khen thưởng các khu công nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môitrường;

8.Phối hợp với các cơ quan chức năng:

Xâydựng quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp trong phạm vi cả nước phùhợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường;

Banhành các chính sách ưu đãi đầu tư cho bảo vệ môi trường các khu công nghiệp;

Xemxét các ngành nghề ưu tiên kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp.

Điều 34.Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước y ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về công tácquản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khu công nghiệp, đồng thời chịu sự chỉđạo trực tiếp của BộKhoa học, Côngnghệ và Môi trường về chuyên môn, nghiệp vụ, chính sách vĩ mô thực hiện nộidung công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khu công nghiệp như sau:

1.Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường khu côngnghiệp được nêu trong Quy chế này và các quy định pháp luật khác về bảo vệ môitrường;

2.Tổ chức việc xem xét cấp Phiếu xácnhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và thẩm định Báo cáo đánh giá tácđộng môi trường đối với các các dự án đầu tư vào khu công nghiệp theo phân cấpthẩm định tại Nghị định số 175/CP của Chính phủ và những quy định tại Thông tưsố 490/1998/TT-BKHCNMT của Bộ Khoahọc, Công nghệ và Môi trường;

3.Giám sát việc thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường của Công ty phát triểnhạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp khu công nghiệp trong giai đoạn xâydựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và trong suốt giai đoạn hoạt động của khucông nghiệp;

4.Phối hợp với các cơ quan trung ương và địa phương thực hiện việc kiểm tra, kiểmsoát, thanh tra môi trường khu công nghiệp, xử lý các trường hợp vi phạm Quychế Bảo vệ môi trường khu công nghiệp trong phạm vi quyền hạn được giao;

5.Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trườngkhu công nghiệp trong phạm vi quyền hạn được giao hoặc chuyển đến các cơ quancó thẩm quyền để xử lý.

6.Đề xuất việc khen thưởng các đối tượng có nhiều thành tích trong việc thực hiệntrách nhiệm bảo vệ môi trường và nỗ lực trong việc đấu tranh nhằm bảo vệ môi trườngkhu công nghiệp.

Điều 35.Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh có trách nhiệm:

1.Lập dự báo các sự cố môi trường khu công nghiệp, xây dựng kế hoạch phòngchống sự cố và các biện pháp khắc phục sự cố trình Uỷ ban nhân dân tỉnh/thànhphố trực thuộc Trung ương phê duyệt;

2.Phối hợp với Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường xây dựng và ban hành các vănbản hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hạicho các khu công nghiệp thuộc địa bàn quản lý;

3.Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các khu công nghiệp thuộc quyền quản lý của mình tổchức thực hiện công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

Điều 36.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, giámsát việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp khu côngnghiệp và báo cáo kịp thời cho Ban Quản lý môi trường khu công nghiệp cấp tỉnhvà Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường biết về các hành vi vi phạm của cácdoanh nghiệp khu công nghiệp để xử lý.

Điều 37.y ban nhân dân tỉnh/thành phốtrực thuộc Trung ương bị ảnh hưởng về mặt môi trường do hoạt động của khu côngnghiệp thuộc địa phương khác, có quyền và trách nhiệm trình các cơ quan chứcnăng xem xét giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường phát hiện được trên địa phương mình mà vấn đề ô nhiễm đó được xác định hoặc cókhả năng là do ảnh hưởng của khu công nghiệp ở địa phương khác.

 

CHƯƠNG VII

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VỀ MÔI TRƯỜNG

Điều 38.Các doanh nghiệp khu công nghiệp trong quá trình hoạt động nếu thay đổi quy mô, công nghệ sản xuấthoặc công nghệ xử lý chất thải phải báo cáo cho Sở Khoa học, Công nghệ và Môitrường, Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh, Công ty phát triển hạ tầng khucông nghiệp nơi mình trực thuộc để được xem xét, có ý kiến và kiểm tra bổ sungvề môi trường.

Điều 39.Các doanh nghiệp khu công nghiệp có trách nhiệm báo cáo định kỳ về hiện trạngmôi trường tại cơ sở mình cho Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh và Sở Khoahọc, Công nghệ và Môi trường, đồng thời chịu trách nhiệm pháp lý về các số liệubáo cáo đó. Thời hạn báo cáo là sáu tháng một lần.

Điều 40.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp có trách nhiệm báo cáo định kỳ mỗinăm một lần về hiện trạng môi trường, tình hình thực hiện công tác bảo vệ môitrường và tình hình tiếp nhận và hoạt động của các dự án đầu tư vào khu côngnghiệp mình với mô tả tóm tắt về ngành nghề kinh doanh, quy mô công suất, tổnglượng và nồng độ của các loại chất thải, biện pháp xử lý chất thải cho Sở Khoahọc, Công nghệ và Môi trường và Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh.

 

CHƯƠNG VIII

CHẾ ĐỘ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNGNGHIỆP

Điều 41.Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệmôi trường trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình thực hiện việc kiểmtra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanhcủa Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp khu côngnghiệp.

Điều 42.Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra môitrường của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngvà/hoặc của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện kiểm tra, thanh tramôi trường tại các khu công nghiệp thuộc địa phương mình.

Điều 43.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp khu công nghiệpcó trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệucần thiết cho các đoàn kiểm tra, thanh tra môi trường làm việc.

Điều 44.Các kết quả thanh tra môi trường được gửi đến các đối tượng bị thanh tra để làmcơ sở cho việc khắc phục các vi phạm (nếu có), đồng thời cũng được gửi đến cáccơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, chính quyền địa phương để làm cơsở theo dõi, chỉ đạo giải quyết.

Điều 45.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp khu công nghiệpcó hoạt động vi phạm Quy chế Bảo vệ môi trường khu công nghiệp phải nghiêmchỉnh thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thanh tra trong thời gian quy định.

 

CHƯƠNG IX

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP VI PHẠM

QUY CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

Điều 46.Khi phát hiện thấy có vấn đề ô nhiễmmôi trường do hoạt động khu công nghiệp gây ra, cơ quan quản lý nhà nước về bảovệ môi trường sẽ phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh và cáccơ quan hữu quan tiến hành điều tra xác định đối tượng gây ô nhiễm môi trường.

Điều 47.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp khu công nghiệpvi phạm Quy chế Bảo vệ môi trường khu công nghiệp bị xử phạt hành chính về bảovệ môi trường theo Nghị định số 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ và các vănbản pháp quy hiện hành của Nhà nước Việt Nam.

Điều 48.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu công nghiệp cốtình gây cản trở công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra môi trường sẽ bị lậpbiên bản trình lên Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc/vàBộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngđể có quyết định xử lý.

Điều 49.Thời hạn ấn định cho Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp và các doanhnghiệp khu công nghiệp vi phạm Quy chế Bảo vệ môi trường thực hiện các yêu cầutrong biên bản xử phạt tối đa là 3 tháng. Nếu hết thời hạn 3 tháng mà các đơnvị này này vẫn không thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong biên bản xử phạt lần trướcsẽ bị lập biên bản đề nghị các cấp thẩm quyền ra quyết định tạm ngừng các hoạtđộng vi phạm Quy chế Bảo vệ môi trường cho đến khi nào thực hiện đầy đủ và đúngtheo yêu cầu của đoàn thanh tra.

Điều 50.Tổ chức, cá nhân có quyền khiếunại, tố cáo với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các cơ quanliên quan về những hành vi vi phạm Quy chế Bảo vệ môi trường khu công nghiệp.Cơ quan nhận được khiếu nại, tốcáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy đinh của pháp luật.

Điều 51.Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong khu công nghiệp có thành tích tốt trongcông tác bảo vệ môi trường sẽ được đề nghị khen thưởng ở các cấp tương ứng theo chế độkhen thưởng hiện hành.

 

CHƯƠNG X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 52.Quy chế này cỏ hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Tất cả các quy định trướcđây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 53.y ban nhân dân tỉnh/thành phố trựcthuộc Trung ương, các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môitrường, Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh, Công ty phát triển hạ tầng khucông nghiệp, các doanh nghiệp khu công nghiệp có trách nhiệm thực hiện Quy chếnày./.

 

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhqcbvmtkcn380