AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Điều lệ Trường trung học chuyên nghiệp

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Điều lệ Trường trung học chuyên nghiệp

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 24/2000/QĐ-BGD&ĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2000                          
Bộ giáo dục và đào tạo

QUYẾT ĐỊNH của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo

Về việc ban hành Điều lệ Trường trung học chuyên nghiệp

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 2/12/1998;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ Trường trung học chuyên nghiệp.

Điều 2:Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này thay thếQuyết định số 781/GD ĐT ngày 3/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vềviệc ban hành Quy chế trường trung học chuyên nghiệp công lập.

Điều 3:Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng cácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trường; Chánh Văn phòng, Vụ trưởngVụ Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, Thủ trưởng các đơn vị có liên quanthuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởngtrường trung học chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/ 2000/QĐBGD&ĐT

ngày 11 tháng 7 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo).

 Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1.Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động của trường trung học chuyên nghiệptrong hệ thống giáo dục quốc dân.

2.Trường trung học chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tuân theo cácquy định có liên quan của Điều lệ này khi tiến hành đào tạo để cấp văn bằng củahệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 2. Vị trí của trường trung học chuyên nghiệp

1.Trường trung học chuyên nghiệp là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc bậc trunghọc có quan hệ đào tạo liên thông với các trường trung học cơ sở, trung học phổthông, dạy nghề, cao đẳng, đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

2.Trường trung học chuyên nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoảnriêng.

Điều 3. Mục tiêu đào tạo của trường trung học chuyên nghiệp

Mụctiêu đào tạo của trường trung học chuyên nghiệp là đào tạo người lao động cókiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp và các trình độ thấp hơn,có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, cósức khoẻ, nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đápứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.

Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học chuyên nghiệp

Trườngtrung học chuyên nghiệp có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1.Tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chươngtrình đào tạo các ngành, nghề được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chophép;

2.Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy trên cơ sở chương trình khungdo Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

3.Tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình của những ngành, nghề được phép đào tạotrên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định do hiệu trưởng thành lập;

4.Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và pháttriển công nghệ, tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế xã hội của địa phươngvà đất nước;

5.Thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp vớingành nghề đào tạo và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật;

6.Quản lý giáo viên, cán bộ và nhân viên;

7.Tuyển sinh và quản lý học sinh;

8.Phối hợp với gia đình học sinh, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục,đào tạo;

9.Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xãhội;

10.Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy địnhcủa pháp luật;

11.Liên kết với các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, các cơ sở đào tạo nhằm pháttriển công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm,phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho trường;

12.Sử dụng nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp, từ hoạt động kinh tế để đầu tư xâydựng cơ sở vật chất của trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh theo ngành, nghềvà chi cho các hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật;

13.Hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học với nước ngoài theo quy định của Chínhphủ;

14.Được nhà nước giao đất, được thuê đất, được miễn giảm thuế và vay tín dụng theoquy định của pháp luật;

15.Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Hệ thống trường trung học chuyên nghiệp

1.Trường trung học chuyên nghiệp bao gồm:

a.Trường trung học chuyên nghiệp Trung ương do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ) ra quyết định thànhlập.

b.Trường trung học chuyên nghiệp địa phương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) ra quyết địnhthành lập.

2.Trường trung học chuyên nghiệp Trung ương được tổ chức theo các loại hình cônglập, bán công. Trường trung học chuyên nghiệp địa phương được tổ chức theo cácloại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục.

Trườngtrung học chuyên nghiệp bán công, dân lập, tư thục sau đây gọi chung là trườngtrung học chuyên nghiệp ngoài công lập. Trường trung học chuyên nghiệp ngoàicông lập tuân theo Điều lệ này và Quy chế về tổ chức và hoạt động của các trườngngoài công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Điều 6. Tên trường trung học chuyên nghiệp

1.Việc đặt tên trường trung học chuyên nghiệp quy định như sau:

a.Với trường trung học chuyên nghiệp công lập:

Trườngtrung học chuyên nghiệp Trung ương: "Trường trung học Ngành đào tạo chínhTrung ương Tên riêng (nếu có) ".

Trườngtrung học chuyên nghiệp địa phương: "Trường trung học Ngành đào tạo chínhTên riêng ".

b.Với trường trung học chuyên nghiệp bán công:

Trườngtrung học chuyên nghiệp Trung ương: "Trường trung học bán công Ngành đàotạo chính Trung ương Tên riêng (nếu có)".

Trườngtrung học chuyên nghiệp địa phương: "Trường trung học bán công Ngành đàotạo chính Tên riêng".

c.Với trường trung học chuyên nghiệp dân lập: "Trường trung học dân lậpNgành đào tạo chính Tên riêng".

d.Với trường trung học chuyên nghiệp tư thục: "Trường trung học tư thụcNgành đào tạo chính Tên riêng".

2.Tên trường được ghi trong quyết định thành lập trường, con dấu, biển trường vàcác giấy tờ giao dịch.

Điều 7. Phân cấp quản lý

1.Trường trung học chuyên nghiệp Trung ương chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ raquyết định thành lập trường, sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo vàsự quản lý theo lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đóng.

2.Trường trung học chuyên nghiệp địa phương chịu sự quản lý trực tiếp của Uỷ bannhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập trường, sự quản lý nhà nước của BộGiáo dục và Đào tạo và của các Bộ chuyên ngành theo ngành, nghề đào tạo.

Điều 8. Nội qui trường trung học chuyên nghiệp

Căncứ vào Điều lệ này và quy chế riêng của mỗi loại hình trường (đối với trườngngoài công lập), trường trung học chuyên nghiệp xây dựng nội quy của trườngmình.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

Mục I: Cơ cấu tổ chức và quản lý

Điều 9. Bộ máy tổ chức

Bộmáy tổ chức trường trung học chuyên nghiệp gồm:

1.Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng.

2.Các phòng chức năng.

3.Các khoa, tổ bộ môn.

4.Các lớp học sinh.

5.Các hội đồng tư vấn.

6.Các cơ sở phục vụ đào tạo.

Điều 10. Hiệu trưởng trường trung học chuyên nghiệp

1.Hiệu trưởng trường trung học chuyên nghiệp là người chịu trách nhiệm quản lýcác hoạt động của nhà trường do thủ trưởng cơ quan cấp Bộ hoặc Chủ tịch Uỷ bannhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm đối với trường công lập, bán công; công nhận đối vớitrường dân lập, tư thục.

2.Hiệu trưởng trường trung học chuyên nghiệp phải là người có phẩm chất chínhtrị, đạo đức tốt, có tín nhiệm; có trình độ đại học một ngành chuyên môn phùhợp nhiệm vụ đào tạo của trường; đã qua giảng dạy hay quản lý ở trường trunghọc chuyên nghiệp ít nhất 5 năm, hoặc là cán bộ, công chức ngành giáo dục đàotạo ít nhất 10 năm, có năng lực quản lý, có sức khoẻ.

3.Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường trung học chuyên nghiệp là 5 năm. Thời gian đảmnhiệm chức vụ hiệu trưởng không quá hai nhiệm kỳ liên tục.

Điều 11. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng

Hiệutrưởng trường trung học chuyên nghiệp có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1.Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, phát triển nhà trường; quyết định kếhoạch, các chủ trương, chương trình công tác của trường và tổ chức chỉ đạo thựchiện;

2.Quản lý các công tác chuyên môn về đào tạo, tổ chức chỉ đạo xây dựng chươngtrình giáo dục, kế hoạch giảng dạy, chương trình và giáo trình môn họccủa trường và các hoạt động giảng dạy, học tập trong trường theo sự chỉ đạo củaBộ chuyên ngành và Bộ Giáo dục và Đào tạo;

3.Tổ chức và chỉ đạo công tác thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa họccông nghệ, hợp tác quốc tế về khoa học và đào tạo, liên kết với các cơ sởnghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh thực hiện đào tạo kết hợp với laođộng sản xuất, đào tạo theo địa chỉ sử dụng và gắn với việc làm;

4.Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên. Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nướcđối với giáo viên, học sinh, cán bộ, nhân viên của trường; sắp xếp tổ chức vàcán bộ của trường, thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền trong tuyển dụngvà sử dụng giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật;

5.Quản lý học sinh; quyết định các công việc về tuyển sinh, thi, công nhận tốtnghiệp, xếp loại tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp và quản lý các hoạt động củahọc sinh do nhà trường tổ chức;

6.Quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳtheo quy định của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền;

7.Quản lý trường sở, tài chính, tài sản, thiết bị của trường; quyết định sử dụngcác nguồn vốn vào công tác đào tạo, xây dựng và phát triển trường;

8.Tổ chức và chỉ đạo phong trào thi đua, lao động công ích, hoạt động văn hoá,thể dục thể thao, thực hiện quy chế dân chủ, chấp hành pháp luật, bảo vệ anninh trật tự trong trường;

9.Tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra trong trường; quyết định việc khen thưởngvà xử lý kỷ luật đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh của trườngtheo quy định của Nhà nước.

Điều 12. Phó hiệu trưởng trường trung học chuyên nghiệp

1.Mỗi trường trung học chuyên nghiệp có từ một hoặc hai phó hiệu trưởng. Phó hiệutrưởng do hiệu trưởng đề nghị, thủ trưởng cơ quan cấp Bộ hoặc Chủ tịch Uỷ bannhân dân cấp tỉnh ra quyết định bổ nhiệm đối với trường công lập, bán công hoặccông nhận đối với trường dân lập, tư thục.

2.Phó hiệu trưởng phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có trình độđại học một ngành chuyên môn phù hợp nhiệm vụ đào tạo của trường, đã qua giảngdạy ít nhất 3 năm hoặc đã là cán bộ, công chức ngành giáo dục ít nhất 6 năm; cónăng lực quản lý, có sức khoẻ.

3.Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng trường trung học chuyên nghiệp là 5 năm

Điều 13. Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng

Phóhiệu trưởng trường trung học chuyên nghiệp có những nhiệm vụ và quyền hạn sauđây:

1.Giúp hiệu trưởng trong công tác quản lý trường, thực hiện và chịu trách nhiệmtrước hiệu trưởng về các nhiệm vụ được phân công và kết quả thực hiện;

2.Thay mặt hiệu trưởng điều hành các hoạt động của trường khi được hiệu trưởng uỷquyền.

Điều 14. Các phòng chức năng

1.Trường trung học chuyên nghiệp có qui mô trung bình từ 600 đến 800 học sinh cócác phòng chức năng sau đây:

PhòngĐào tạo,

PhòngHành chính Tổ chức,

PhòngTài chính Kế toán,

PhòngQuản trị Đời sống,

PhòngCông tác học sinh.

Sốphòng chức năng có thể giảm hoặc tăng tuỳ theo tính chất ngành, nghề và quy mônhỏ hoặc lớn hoặc trung bình của trường.

Hiệutrưởng ra quyết định thành lập các phòng chức năng sau khi được cấp ra quyếtđịnh thành lập trường chấp thuận.

2.Các phòng chức năng chịu sự chỉ đạo của hiệu trưởng, giúp hiệu trưởng điều hànhtừng mặt hoạt động của trường.

3.Trưởng phòng và phó trưởng phòng chức năng do hiệu trưởng bổ nhiệm.

Điều 15. Nhiệm vụ của phòng Đào tạo:

PhòngĐào tạo có những nhiệm vụ sau đây:

1.Giúp hiệu trưởng trong việc xác định mục tiêu giáo dục, xây dựng quy hoạch, kếhoạch đào tạo; xây dựng chương trình giáo dục, kế hoạch giảng dạy, chương trìnhvà giáo trình môn học; tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp, công nhận và cấpbằng tốt nghiệp; tổ chức thực nghiệm, nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạokết hợp với lao động sản xuất, dịch vụ;

2.Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo;

3.Thực hiện các công việc giáo vụ: lập các biểu bảng về công tác giáo vụ, dạy vàhọc , thực hành thực tập; đề xuất mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo; theodõi, tổng hợp, đánh giá chất lượng các hoạt động đào tạo, thống kê, làm báo cáođịnh kỳ theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên và của hiệu trưởng;

4.Đề xuất và giúp hiệu trưởng chỉ đạo công tác giáo viên chủ nhiệm lớp; thi đua,khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động đào tạo.

Điều 16. Nhiệm vụ của phòng Hành chính Tổ chức

PhòngHành chính Tổ chức có những nhiệm vụ sau đây:

1.Thực hiện công tác hành chính, tổng hợp, văn thư, lưu trữ, lễ tân đối ngoại;

2.Giúp hiệu trưởng trong việc sắp xếp tổ chức, quản lý và bồi dưỡng giáo viên,cán bộ, nhân viên;

3.Tổ chức thực hiện chính sách, chế độ đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên; côngtác bảo vệ nội bộ, thi đua, khen thưởng và kỷ luật.

Điều 17. Nhiệm vụ của phòng Tài chính Kế toán

PhòngTài chính Kế toán có các nhiệm vụ sau đây:

1.Giúp hiệu trưởng quản lý công tác tài chính. Lập kế hoạch thu chi hằng quí,hằng năm của trường; thực hiện các khoản thu, chi; lập quyết toán hàng quí,hàng năm theo đúng quy định về chế độ kế toán tài chính của Nhà nước.

2.Tổ chức kiểm tra các khoản thu và việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vậttư, thiết bị và tài sản khác của tất cả các bộ phận trong trường; tổ chức địnhkỳ kiểm kê, đánh giá tài sản, thiết bị kỹ thuật theo quy định của Nhà nước.

Điều 18. Nhiệm vụ của phòng Quản trị Đời sống

PhòngQuản trị Đời sống có những nhiệm vụ sau đây:

1.Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện mua sắm, quản lý và bảo trì các loại trangthiết bị khoa học kỹ thuật của trường;

2.Đề xuất và tổ chức thực hiện quyết định của hiệu trưởng về điều chuyển, sử dụnghoặc tu sửa, cải tạo nhà làm việc, phòng học, phòng thí nghiệm, thực nghiệmkhoa học, thực tập, sản xuất, nhà ăn và ký túc xá học sinh;

3.Tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất, dịch vụ; an toàn lao động, phòngchống cháy nổ; y tế, vệ sinh phòng bệnh; bảo vệ an ninh và trật tự trong trường.

Điều 19. Nhiệm vụ của phòng Công tác học sinh

PhòngCông tác học sinh có những nhiệm vụ sau đây:

1.Đề xuất và giúp hiệu trưởng trong việc giáo dục và quản lý học sinh;

2.Theo dõi, giúp đỡ học sinh tự học, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thểthao, lao động sản xuất và những hoạt động khác ngoài giờ học; quản lý học sinhở nội trú;

3.Đề xuất và thực hiện các chính sách chế độ ưu đãi, kiến nghị về khen thưởng vàkỷ luật học sinh.

Điều 20. Các khoa và tổ bộ môn trực thuộc

1.Căn cứ vào nhiệm vụ và qui mô đào tạo, hiệu trưởng quyết định thành lập cáckhoa và các tổ bộ môn trực thuộc sau khi được cấp ra quyết định thành lập trườngchấp thuận;

2.Các khoa và tổ bộ môn trực thuộc chịu sự chỉ đạo của hiệu trưởng;

3.Trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng tổ bộ môn trực thuộc, phó trưởng tổ bộ môntrực thuộc do hiệu trưởng bổ nhiệm.

Điều 21. Nhiệm vụ của khoa và tổ bộ môn trực thuộc

Khoavà tổ bộ môn trực thuộc có những nhiệm vụ sau đây:

1.Tổ chức qúa trình đào tạo, giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục kháctheo chương trình, kế hoạch giảng dạy của nhà trường;

2.Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh thuộc đơn vị mình;

3.Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học khi được phân công. Tổ chứcnghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạchbổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập;

4.Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ cho giáo viên;

5.Tổ chức thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoahọc và công nghệ, gắn đào tạo với sử dụng.

Điều 22. Các tổ bộ môn thuộc khoa

1.Các khoa thành lập các tổ bộ môn thuộc khoa, phụ trách một môn học hoặc nhómmôn học có liên quan.

2.Việc thành lập và xác định nhiệm vụ của tổ bộ môn thuộc khoa do trưởng khoa đềnghị, hiệu trưởng quyết định

Điều 23. Các lớp học sinh

1.Học sinh được tổ chức thành lớp học theo ngành nghề đào tạo và theo khoá học.Mỗi lớp học có không quá 45 học sinh; có lớp trưởng và một đến hai lớp phó, dotập thể học sinh bầu ra vào đầu mỗi năm học. Mỗi lớp học sinh có một giáo viênchủ nhiệm.

2.Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên chủ nhiệm, của lớp học sinh do hiệu trưởng quyđịnh

Điều 24. Hội đồng đào tạo

1.Hội đồng đào tạo là tổ chức tư vấn cho hiệu trưởng trong việc thực hiện nhiệmvụ, quyền hạn của nhà trường, do hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học vàlàm chủ tịch.

Thànhviên của Hội đồng đào tạo gồm: phó hiệu trưởng, bí thư Đảng uỷ, bí thư ĐoànThanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, chủ tịch Công đoàn, trưởng khoa, trưởng tổ bộmôn trực thuộc và một số giáo viên có uy tín.

2.Hội đồng đào tạo mỗi năm họp 2 lần. Các phiên họp cần thiết khác do hiệu trưởngquyết định.

Điều 25. Các hội đồng khác

Cáchội đồng khác được thành lập theo quyết định của hiệu trưởng. Nhiệm vụ, quyềnhạn, thời gian hoạt động, thành viên của các hội đồng này do hiệu trưởng quyếtđịnh.

Điều 26. Các cơ sở phục vụ đào tạo

1.Trường trung học chuyên nghiệp được thành lập các cơ sở phục vụ đào tạo sauđây:

Xưởngtrường, trại trường;

Cơsở thực tập, lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

2.Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ sở phục vụ đào tạo do hiệu trưởng quyđịnh phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 27. Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể trong trường trunghọc chuyên nghiệp

Tổchức Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổHiến pháp và pháp luật.

Cácđoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luậtnhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Mục 2: Thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giảithể trường trung học chuyên nghiệp

Điều 28. Điều kiện thành lập trường trung học chuyên nghiệp

Trườngtrung học chuyên nghiệp được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nướckhi có khả năng đảm bảo các điều kiện chính sau đây:

1.Có nhu cầu đào tạo nhân lực bậc trung học chuyên nghiệp với qui mô đào tạo từ300 học sinh trở lên (trừ ngành nghề đặc thù), phù hợp qui hoạch mạng lưới trường,đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước.

2.Có đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên đủ số lượng cần thiết, đúng tiêu chuẩntheo quy định tại các Điều 10, 12 và 39 của Điều lệ này.

3.Có cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu bảo đảm các yêu cầu cơ bản quy địnhtại Chương VI của Điều lệ này.

4.Có đủ các điều kiện tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 29. Hồ sơ và thủ tục thành lập trường trung học chuyên nghiệp

1.Hồ sơ xin thành lập trường gồm:

a.Đơn xin thành lập trường;

b.Luận chứng khả thi với những nội dung quy định tại Điều 28 của Điều lệ này;

c.Đề án tổ chức và hoạt động với những nội dung chủ yếu sau:

Mụcđích thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và quy mô đào tạo;

Danhmục các ngành nghề đào tạo;

Nguồntuyển sinh, đối tượng tuyển sinh;

Têntrường, địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị;

Tổchức bộ máy nhà trường;

Nguồntài chính xây dựng, phát triển trường và chí phí thường xuyên cho hoạt động đàotạo của trường.

d.Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm hiệu trưởng.

2.Thủ tục xét duyệt thành lập trường được quy định như sau:

a.Cơ quan chức năng của Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trường trung họcchuyên nghiệp học công lập, bán công), tổ chức, cá nhân (đối với trường trunghọc chuyên nghiệp dân lập, tư thục) có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định tạikhoản 1 của Điều này.

b.Bộ (đối với trường trung học chuyên nghiệp Trung ương), Uỷ ban nhân dân cấptình (đối với trường trung học chuyên nghiệp địa phương) tiếp nhận hồ sơ; lấy ýkiến các cơ quan nhà nước có liên quan, gửi công văn đề nghị thẩm định kèm theohồ sơ và các tài liệu cần thiết về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c.BộGiáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với cơ quan cấp Bộ, cấp tỉnh tổ chức thẩmđịnh; trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cóvăn bản trảlời để thủ trưởng cấp Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Điều 30. Sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trườngtrung học chuyên nghiệp

1.Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập trường trung học chuyên nghiệp thì cóthẩm quyền quyết định sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể.

2.Thủ tục sáp nhập, chia, tách, trường trung học chuyên nghiệp để thành lập trườngtrung học chuyên nghiệp mới tuân theo trình tự thủ tục quy định tại Điều 29 củaĐiều lệ này.

3.Việc đình chỉ hoạt động, giải thể trường trung học chuyên nghiệp thực hiện theoquy định của Chính phủ.

Chương III

CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Điều 31. Quy trình đào tạo

Trườngtrung học chuyên nghiệp hoạt động đào tạo theo năm học.

Mỗinăm học có hai học kỳ. Khi hết học kỳ, nhà trường tổ chức kiểm tra, thi hết họckỳ, tiến hành xếp loại học sinh theo kết quả học tập và rèn luyện.

Kếtthúc năm học, trường tổ chức kiểm tra, thi hết học kỳ 2, tiến hành xếp loại vàxét lên lớp cho học sinh.

Kếtthúc khoá học, trường tổ chức thi tốt nghiệp, xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng.

Điều 32. Mở ngành đào tạo mới

Trườngtrung học chuyên nghiệp được mở thêm ngành đào tạo khi có nhu cầu và có đủ điềukiện đảm bảo về giáo viên, trang thiết bị, cơ sở phục vụ đào tạo, được cơ quancấp Bộ, hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo chấpthuận bằng văn bản.

Điều 33. Tuyển sinh

Trườngtrung học chuyên nghiệp tổ chức tuyển sinh các ngành, nghề được phép đào tạotheo quy chế tuyển sinh và sự chỉ đạo hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 34. Hoạt động đào tạo

Hoạtđộng đào tạo trong trường trung học chuyên nghiệp bao gồm:

1.Giảng dạy lý thuyết và thực hành ở trên lớp.

2.Tổ chức thực tập, thực nghiệm, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất phù hợpngành, nghề đào tạo.

3.Các hoạt động ngoại khoá bao gồm: tham quan học tập, sinh hoạt câu lạc bộ, tìmhiểu về chuyên ngành và các hoạt động khác.

Điều 35. Đào tạo không chính quy

Trườngtrung học chuyên nghiệp được tổ chức đào tạo và bồi dưỡng theo phương thức giáodục không chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Điều 36. Tổ chức liên kết đào tạo

Trườngtrung học chuyên nghiệp được liên kết với cơ sở giáo dục, cơ sở sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ, các tổ chức kinh tế, xã hội để đào tạo theo địa chỉ sử dụng,đào tạo gắn với việc làm theo đúng ngành nghề đào tạo được giao.

Điều 37. Quản lý sổ sách, biểu mẫu, tài liệu đào tạo

1.Hệ thống sổ sách biểu mẫu, tài liệu đào tạo trong trường trung học chuyênnghiệp bao gồm:

a.Đối với nhà trường:

Hồsơ tuyển sinh,

Sổđăng ký học sinh,

Sổphát bằng tốt nghiệp,

Hồsơ tốt nghiệp,

Chươngtrình các môn học,

Sổlên lớp hàng ngày,

Kếhoạch đào tạo,

Tiếnđộ thực hiện kế hoạch,

Kếhoạch giáo viên,

Sổnghị quyết của nhà trường,

Sổkhen thưởng kỷ luật,

Sổlưu trữ văn bản,

Sổquản lý tài sản, tài chính.

b.Đối với giáo viên:

Giáotrình,

Giáoán lý thuyết,

Giáoán thực hành,

Sổtay giáo viên,

Lịchgiảng dạy.

c.Đối với học sinh:

Sổhọc tập,

Phiếuthực tập.

2.Hiệu trưởng trường trung học chuyên nghiệp chỉ đạo việc quản lý và lưu trữ cácloại sổ sách biểu mẫu trên; việc lưu trữ và huỷ bỏ thực hiện theo quy định củaNhà nước. 

Chương IV

GIÁO VIÊN

Điều 38. Giáo viên trường trung học chuyên nghiệp

Giáoviên trường trung học chuyên nghiệp là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dụctrong nhà trường.

Điều 39. Tiêu chuẩn giáo viên trường trung học chuyên nghiệp

Giáoviên trường trung học chuyên nghiệp phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:

1.Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

2.Có bằng tốt nghiệp đại học;

3.Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (trừ giáo viên tốt nghiệp ở trường, khoa sưphạm);

4.Có sức khoẻ để giảng dạy.

Điều 40. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học chuyên nghiệp

Giáoviên trường trung học chuyên nghiệp có những nhiệm vụ sau đây:

1.Giảng dạy môn học được phân công theo kế hoạch giảng dạy, chương trình và mụctiêu đào tạo của trường. Nhận xét, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của họcsinh;

2.Tham gia thực nghiệm, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, áp dụng tiến bộkhoa học, công nghệ vào việc cải tiến nội dung bài giảng và phương pháp giảngdạy, giáo dục học sinh;

3.Thực hiện các quy định của pháp luật, điều lệ trường, quy chế về đào tạo; tôntrọng, giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh;

4.Rèn luyện đạo đức, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sưphạm, giữ gìn phẩm chất, uy tín và danh dự của giáo viên;

5.Tham gia các hoạt động văn hóa xã hội, thực hiện nghĩa vụ công dân và các nhiệmvụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 41. Quyền của giáo viên trường trung học chuyên nghiệp

Giáoviên trường trung học chuyên nghiệp có những quyền sau đây:

1.Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo, được sử dụng các phương tiện kỹthuật, nghiệp vụ để giảng dạy, hướng dẫn học sinh thực hành, thực tập, lao độngsản xuất theo kế hoạch, chương trình đào tạo của trường;         

2.Được đào tạo, bồi dưỡng, tự học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ chuyênmôn, ngoại ngữ và năng lực sư phạm;

3.Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần, được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻtheo các chế độ, chính sách quy định cho nhà giáo;

4.Được đề đạt nguyện vọng, kiến nghị, góp ý với nhà trường hoặc cơ quan quản lícấp trên về những vấn đề có liên quan đến tổ chức, quản lí, công tác đào tạocủa trường, của ngành;

5.Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 42. Nhiệm vụ và quyền của giáo viên chủ nhiệm

Ngoàinhững nhiệm vụ và quyền của giáo viên ghi ở Điều 40 và Điều 41 của Điều lệ này,giáo viên chủ nhiệm còn có những nhiệm vụ và quyền sau đây:

1.Giúp hiệu trưởng trong việc quản lý, giáo dục và rèn luyện học sinh.

2.Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động của lớp do mình phụ trách.

3.Phối hợp với các giáo viên bộ môn của lớp trong việc giáo dục và đào tạo họcsinh.

Điều 43. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử và trang phục của giáo viên trườngtrung học chuyên nghiệp

1.Hành vi, ngôn ngữ ứng xử và trang phục của giáo viên trường trung học chuyênnghiệp phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh.

2.Nghiêm cấm giáo viên có các hành vi sau đây:

a.Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của đồng nghiệp và học sinh.

b.Gian lận trong kiểm tra, đánh giá, thi cử, tuyển sinh;

c.Hút thuốc, uống rượu, bia khi lên lớp và khi tham gia các hoạt động giáo dục ởnhà trường.

Điều 44. Khen thưởng và xử lí vi phạm

1.Giáo viên có thành tích sẽ được khen thưởng, được tặng các danh hiệu thi đua vàcác danh hiệu cao qúy khác.

2.Giáo viên phạm khuyết điểm thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lýtheo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, Pháp lệnhCán bộ, công chức và các quy định khác của Nhà nước.

Chương V

HỌC SINH

Điều 45. Học sinh trung học chuyên nghiệp

Họcsinh được nhận vào trường trung học chuyên nghiệp với các điều kiện sau đây:

1.Có độ tuổi ít nhất là 15;

2.Có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở;

3.Có sức khỏe phù hợp với ngành, nghề đào tạo;

4.Trúng tuyển vào trường trung học chuyên nghiệp.

Điều 46. Nhiệm vụ của học sinh trung học chuyên nghiệp

Họcsinh trung học chuyên nghiệp có những nhiệm vụ sau đây:

1.Học tập và rèn luyện theo kế hoạch và chương trình đào tạo của trường;

2.Tham gia các hoạt động của học sinh về thực nghiệm, nghiên cứu, thực hành, thựctập, lao động sản xuất, dịch vụ, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, và cáchoạt động khác;

3.Chấp hành pháp luật của Nhà nước, Điều lệ, nội qui của trường, kính trọng thầycô giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường, giúp đỡ bạn bè;

4.Giữ gìn và bảo vệ tài sản, các công trình công cộng trong trường và ngoài xãhội; bảo vệ môi trường và giữ gìn trật tự an toàn xã hội;

5.Đóng học phí đầy đủ theo quy định, góp phần xây dựng trường;

6.Bảo vệ và phát huy truyền thống của trường.

Điều 47. Quyền của học sinh trung học chuyên nghiệp

Họcsinh trung học chuyên nghiệp có những quyền sau đây:

1.Được tôn trọng, được đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về họctập, nghiên cứu, rèn luyện ở trường trung học chuyên nghiệp;

2.Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức xã hội trong nhà trườngtheo quy định của pháp luật;

3.Được sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập và các phương tiện khác vào mục đích họctập, nghiên cứu, trau dồi kiến thức kỹ năng hoạt động nghề nghiệp và văn hoá,thể dục thể thao;

4.Được đóng góp ý kiến, kiến nghị và khiếu nại với nhà trường về công tác đàotạo, xây dựng trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh, tập thể họcsinh;

5.Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất và tinh thần theo chế độ chính sách củaNhà nước đối với học sinh trường trung học chuyên nghiệp;

6.Được nhận bằng ngay sau khi tốt nghiệp.

Điều 48. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học sinh trunghọc chuyên nghiệp

1.Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh phải có văn hoá, phù hợp với đạo đức vàlối sống của lứa tuổi học sinh trung học chuyên nghiệp.

2.Trang phục của học sinh phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị thích hợp với độ tuổi,thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường.

Tuỳđiều kiện của từng trường, hiệu trưởng quyết định tổ chức mặc đồng phục mộtbuổi học hoặc một số buổi trong tuần nếu được Hội đồng đào tạo nhà trường đồngý.

Điều 49. Các hành vi bị cấm đối với học sinh trung học chuyênnghiệp

Cấmhọc sinh có những hành vi sau đây:

1.Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhânviên và học sinh nhà trường;

2.Gian lận trong học tập, kiểm tra và thi;

3.Đánh bạc, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuý, vũ khí, chất nổ, chất gây cháy,các loại chất độc hại; lưu hành văn hoá phẩm đồi truỵ;

4.Đánh nhau; gây rối trật tự an ninh trong nhà trường và ngoài xã hội;

5.Hút thuốc, uống rượu, bia trong trường.

Điều 50. Khen thưởng và kỷ luật

1.Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấpquản lý giáo dục khen thưởng theo các hình thức sau đây:

Khentrước lớp, trước trường;

Tặngdanh hiệu và nhận phần thưởng học sinh tiên tiến, học sinh giỏi;

Cấpgiấy chứng nhận, bằng khen nếu đoạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi;

Cáchình thức khen thưởng khác.

2.Học sinh phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện được khuyên rănhoặc trách phạt theo các hình thức sau đây:

Phêbình trước lớp, trước trường;

Khiểntrách có thông báo với gia đình;

Cảnhcáo ghi học bạ;

Đìnhchỉ học tập có thời hạn;

Buộcthôi học.

Chương VI

CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TÀI CHÍNH

Điều 51. Trường học

1.Trường trung học chuyên nghiệp bao gồm đất đai và nhà cửa trong một khuôn viêncó tường rào bao quanh. Tổng diện tích mặt bằng của trường phải phù hợp với quimô đào tạo, bình quân cho một học sinh không dưới 10 m2.

2.Trường trung học chuyên nghiệp gồm các khối công trình sau đây:

a.Khu hành chính: Văn phòng, phòng làm việc của hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng,các đơn vị chức năng, các khoa và tổ bộ môn;

b.Khu học tập: Phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập, thư viện, phòngtruyền thống, nhà luyện tập đa năng;

c.Khu sân trường;

d.Khu hoạt động thể dục thể thao và luyện tập quân sự;

đ.Khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước;

e.Khu để xe.

3.Cơ sở phục vụ đào tạo ngoài trường:

a.Ký túc xá học sinh,

b.Trường trung học chuyên nghiệp còn có các cơ sở phục vụ đào tạo nằm ngoài trườngtuỳ theo ngành nghề đào tạo như trại trường, vườn trường, nơi sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ.

Điều 52. Trang thiết bị

Trườngtrung học chuyên nghiệp phải có đủ thiết bị giáo dục, trang thiết bị kỹ thuậtcần thiết để phục vụ thí nghiệm, thực hành, thực tập cho học sinh.

Điều 53. Tài chính của trường

1.Nguồn tài chính của trường trung học chuyên nghiệp bao gồm:

Ngânsách nhà nước (đối với trường công lập);

Họcphí;

Cáckhoản thu từ hợp đồng đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các tổ chứckinh tế xã hội;

Cáckhoản thu từ sản phẩm nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, kinh doanh dịchvụ phù hợp ngành nghề đào tạo của trường;

Cáckhoản tài trợ.

2.Các khoản chi bao gồm:

Chithường xuyên: Tiền lương, học bổng học sinh, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, vậttư văn phòng, công tác phí, hội nghị, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn vàcác loại chi khác theo quy định của Nhà nước.

Chiđầu tư phát triển: Mua vật tư, thiết bị, xây dựng cơ bản, mua tài sản cố định,mở rộng trường sở.

3.Các khoản thu, chi tài chính trong trường trung học chuyên nghiệp phải vào sổsách đầy đủ và phải được quyết toán định kỳ theo quy định của cơ quan quản lícấp trên và chế độ kế toán tài chính của Nhà nước.

 Chương VII

NHÀ TRƯỜNG GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

Điều 54. Trách nhiệm của nhà trường

Trườngtrung học chuyên nghiệp có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình học sinh,các tổ chức kinh tế xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo.

Điều 55. Trách nhiệm và quyền hạn của gia đình học sinh

1.Gia đình học sinh có trách nhiệm:

Giáodục, động viên con em mình chăm chỉ học tập, rèn luyện, tích cực tham gia cáchoạt động của nhà trường;

Thôngtin cho nhà trường về học tập, rèn luyện của con em mình;

Chịutrách nhiệm vật chất đối với nhà trường trong trường hợp con em mình gây thiệthại.

2.Gia đình học sinh có quyền:

Yêucầu nhà trường cho biết kết quả học tập, rèn luyện của con em;

Thamgia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của trường, đóng góp ý kiến xây dựngtrường.

Điều 56. Trách nhiệm của cộng đồng

Sựphối hợp hoạt động giữa nhà trường và các tổ chức kinh tế xã hội bao gồm nhữngnội dung sau đây:

Giúpđỡ nhà trường trong công tác giáo dục đào tạo, thực nghiệm, nghiên cứu khoahọc, chuyển giao công nghệ;

Tạođiều kiện cho học sinh được tham quan, thực hành thực tập, lao động sản xuất;

Gópphần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, giúp đỡ học sinh hoạt động vănhoá, văn nghệ, thể dục thể thao, ngăn ngừa tệ nạn xã hội thâm nhập vào trường;

Giúpđỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất theo khả năng./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhltthcn386