AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Điều lệ Trường trung học

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Điều lệ Trường trung học

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Hết hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 23/2000/QĐ-BGD&ĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2000                          
Bộ giáo dục và đào tạo

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Về việc ban hành Điều lệ Trường trung học

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO:

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 2/12/1998;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ Trường trung học.

Điều 2:Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này thay thếQuyết định số 440/QĐ ngày 02/4/1979 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về việc ban hànhĐiều lệ Trường phổ thông.

Điều 3:Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh Vănphòng, Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông Thủ trưởng các đơn vị có liên quanthuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệutrưởng trường trung học cơ sở, Hiệu trưởng trường trung học phổ thông chịutrách nhiệm thi hành Quyết định này./.

ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 23/2000/QĐ-BGD&ĐT

ngày 11 tháng 7 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo).

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điềulệ này quy định về tổ chức và hoạt động của trường trung học cơ sở và trườngtrung học phổ thông (sau đây gọi chung là trường trung học); về tổ chức, cánhân tham gia giáo dục ở bậc trung học của giáo dục phổ thông.

Điều 2. Vị trí của trường trung học

Trườngtrung học là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc tiểu họccủa hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường trunghọc có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học

Trườngtrung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1.Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trìnhgiáo dục trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

2.Tiếp nhận học sinh, vận động học sinh bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổcập giáo dục trung học cơ sở trong phạm vi cộng đồng theo quy định của Nhà nước;

3.Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh;

4.Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy địnhcủa pháp luật;

5.Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiệncác hoạt động giáo dục;

6.Tổ chức giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trongphạm vi cộng đồng;

7.Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Hệ thống trường trung học

1.Trường trung học được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tưthục.

Trườngtrung học bán công, dân lập, tư thục sau đây gọi chung là trường trung họcngoài công lập.

2.Các trường trung học chuyên biệt gồm:

a.Trường phổ thông dân tộc nội trú.

b.Trường trung học phổ thông chuyên.

c.Trường trung học năng khiếu nghệ thuật.

d.Trường trung học năng khiếu thể dục thể thao.

đ.Trường trung học dành cho trẻ em tàn tật.

Điều 5. Tên trường.

1.Việc đặt tên trường được quy định như sau:

a.Đối với trường công lập: Trường trung học cơ sở (hoặc trung học phổ thông) +tên riêng của trường.

b.Đối với trường ngoài công lập: Trường trung học cơ sở (hoặc trung học phổthông) + tên loại hình (bán công, dân lập, tư thục) + tên riêng của trường.

2.Tên trường được ghi trên quyết định thành lập trường, con dấu, biển trường vàcác giấy tờ giao dịch.

Điều 6. Phân cấp quản lý.

1.Trường trung học cơ sở do Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo trực tiếp.Trong trường hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo chưa đủ điều kiện quản lý, Chủ tịchUỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấptỉnh) quyết định giao nhiệm vụ này cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

2.Trường trung học phổ thông do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo trựctiếp.

Điều 7. Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường trung học chuyênbiệt, trường trung học ngoài công lập.

Cáctrường trung học chuyên biệt, trung học ngoài công lập tuân theo các quy định tươngứng của Điều lệ này và Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường trung họcchuyên biệt, Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường trường ngoài công lậpdo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Điều 8. Nội quy trường trung học.

Cáctrường trung học có trách nhiệm căn cứ vào Điều lệ này và các Quy chế nêu ởĐiều 7 của Điều lệ này (đối với trường chuyên biệt, trường ngoài công lập) đểxây dựng nội quy của trường mình.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

Điều 9. Điều kiện thành lập trường trung học

Trườngtrung học được xét cấp quyết định thành lập khi:

1.Việc mở trường phù hợp với qui hoạch mạng lưới trường học và yêu cầu phát triểnkinh tế, xã hội của địa phương;

2.Tổ chức, cá nhân mở trường có luận chứng khả thi bảo đảm:

a.Có đủ cán bộ quản lý và giáo viên theo chuẩn quy định tại các Điều 16 và 31 củaĐiều lệ này.    

b.Có trường sở, trang thiết bị đạt được những yêu cầu cơ bản quy định tại chươngVI của Điều lệ này;

c.Có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.         

Điều 10. Thẩm quyền thành lập trường trung học

Trườngtrung học cơ sở do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định thành lập trên cơ sởthoả thuận bằng văn bản với Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trườngtrung học phổ thông do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lậpsau khi đã thoả thuận bằng văn bản với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 11. Hồ sơ và thủ tục thành lập trường trung học

1.Hồ sơ xin thành lập trường gồm:

a.Đơn xin thành lập trường.

b.Luận chứng khả thi với những nội dung chủ yếu quy định tại Điều 9 của Điều lệnày.

c.Đề án về tổ chức và hoạt động.

d.Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm hiệu trưởng.

2.Thủ tục xét duyệt thành lập trường được quy định như sau:

a.Uỷ ban nhân dân cấp xã (đối với trường trung học cơ sở công lập, bán công), Uỷban nhân dân cấp huyện (đối với trường trung học phổ thông công lập, bán công),tổ chức, cá nhân (đối với trường dân lập, tư thục) lập hồ sơ theo quy định tạikhoản 1 Điều này.

b.Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đàotạo (đối với trường trung học phổ thông) tiếp nhận hồ sơ, chủ trì, phối hợp vớicác ngành hữu quan ở địa phương tổ chức thẩm định về mức độ phù hợp của việc mởtrường với quy hoạch mạng lưới trường học và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hộicủa địa phương; mức độ khả thi của luận chứng quy định tại Điều 9 của Điều lệnày; trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trongthời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cấp có thẩm quyền có tráchnhiệm thông báo kết quả bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân xin thành lập trường.

Điều 12. Sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trườngtrung học.

1.Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập thì có thẩm quyền quyết định việc sápnhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường trung học.

2.Thủ tục sáp nhập, chia, tách trường trung học để thành lập trường trung học mớituân theo các quy định tại Điều 11 của Điều lệ này.

3.Việc đình chỉ hoạt động, giải thể trường trung học tuân theo quy định chung củaChính phủ.

Điều 13. Lớp học, tổ học sinh, khối lớp.

1.Lớp học.

a.Học sinh được tổ chức theo lớp học; mỗi lớp có không quá 45 học sinh

b.Số học sinh trong từng lớp của trường chuyên biệt có quy định riêng.

2.Tổ học sinh.

Mỗilớp được chia thành nhiều tổ học sinh.

3.Mỗi lớp có một lớp trưởng và 1 hoặc 2 lớp phó; mỗi tổ có tổ trưởng và tổ phó dotập thể lớp hoặc tổ bầu ra vào đầu mỗi học kỳ. Học sinh đảm nhận những nhiệm vụnày không quá 2 học kỳ trong 1 cấp học.

4.Khối lớp:

Việcthành lập khối lớp, tổ chức và nhiệm vụ của khối lớp do hiệu trưởng quy định.

Điều 14. Tổ chuyên môn.

1.Giáo viên trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặcnhóm môn học; mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng và một hoặc hai tổ phó do hiệutrưởng chỉ định và giao nhiệm vụ.

2.Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:

a.Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và qủan lý kếhoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và cácquy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;           

b.Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượngthực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường;

c.Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên;

3.Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần.

Điều 15. Tổ hành chính - quản trị

1.Trường trung học có một tổ hành chính - quản trị gồm các nhân viên hành chính,quản trị, lưu trữ, kế toán, thủ quỹ, thư viện, thí nghiệm, y tế học đường, bảovệ và phục vụ.

2.Tổ hành chính - quản trị có một tổ trưởng do hiệu trưởng chỉ định và giao nhiệmvụ.

Điều 16. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng

1.Trường trung học có 1 hiệu trưởng và từ 1 đến 3 phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ 5năm. Thời gian đảm nhận những chức vụ này là không quá 2 nhiệm kỳ ở một trườngtrung học.

2.Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải là giáo viên đạt trình độ chuẩn quy định,đã dạy học ít nhất 5 năm ở bậc trung học hoặc bậc học cao hơn, có phẩm chấtchính trị và đạo đức tốt; có trình độ chuyên môn vững vàng; có năng lực quản lýđược bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ quản lý giáo dục, có sức khoẻ, được tập thểgiáo viên, nhân viên tín nhiệm.

3.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm (đối với trường công lập, báncông), công nhận (đối với trường dân lập, tư thục) hiệu trưởng, phó hiệu trưởngtrường trung học cơ sở theo đề nghị của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo.

Chủtịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm (đối với trường công lập, bán công),công nhận (đối với trường dân lập, tư thục) hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trườngtrung học phổ thông theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

4.Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm thì có quyền miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

1.Hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a.Tổ chức bộ máy nhà trường;

b.Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;

c.Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên môn; phân công công tác,kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên;

d.Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh;

đ.Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường;         

e.Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, họcsinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường;

g.Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.

2.Phó hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a.Thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng phâncông;

b.Cùng với hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;

d.Thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được uỷ quyền;

đ.Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.

Điều 18. Hội đồng giáo dục.

Hộiđồng giáo dục là tổ chức tư vấn cho hiệu trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụvà quyền hạn của nhà trường, do hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học vàlàm chủ tịch.

Thànhviên của Hội đồng giáo dục gồm: phó hiệu trưởng, bí thư Chi bộ Đảng cộng sảnViệt Nam, chủ tịch Công đoàn Giáo dục nhà trường, bí thư Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các tổtrưởng chuyên môn, một số giáo viên có kinh nghiệm và trưởng ban đại diện chamẹ học sinh của trường.

Khicần thiết, hiệu trưởng có thể mời đại diện chính quyền và đoàn thể địa phươngtham dự các cuộc họp của Hội đồng giáo dục. Hội đồng giáo dục họp ít nhất mỗihọc kỳ một lần.

Điều 19. Các hội đồng khác trong nhà trường.

1.Hội đồng thi đua và khen thưởng.

Hộiđồng thi đua và khen thưởng được thành lập và hoạt động theo quy định của BộGiáo dục và Đào tạo, làm tư vấn về công tác thi đua trong nhà trường.

2.Hội đồng kỷ luật.

a.Hội đồng kỷ luật của nhà trường được thành lập khi xét hoặc xoá kỷ luật đối vớihọc sinh theo từng vụ việc.

b.Hội đồng kỷ luật do hiệu trưởng quyết định thành lập và làm chủ tịch, gồm cácthành viên: phó hiệu trưởng, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổngphụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, giáo viên chủ nhiệm lớp có họcsinh phạm lỗi, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và trưởng ban đại diệncha mẹ học sinh của trường.

3.Hiệu trưởng có thể thành lập các hội đồng khác theo yêu cầu cụ thể của từngcông việc; nhiệm vụ, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng này dohiệu trưởng quy định.

Điều 20. Tổ chức Đảng và các đoàn thể trong trường trung học.

1.Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường trung học lãnh đạo nhà trường vàhoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

2.Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường trung học hoạt động theo quy định củapháp luật nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Điều 21. Quản lý tài sản, tài chính

1.Việc quản lý tài sản của nhà trường phải tuân theo các quy định của Nhà nước.Mọi thành viên trong trường có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản nhà trường.

2.Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của nhà trường phải tuân theo cácquy định về kế toán, thống kê, báo cáo định kỳ của Bộ Tài chính và Liên Bộ Giáodục và Đào tạo và Tài chính. 

Chương III

CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Điều 22. Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học

1.Trường trung học thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2.Trường trung học thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáodục và Đào tạo quy định cho mỗi năm học.

3.Căn cứ vào kế hoạch dạy học và biên chế năm học, trường trung học xây dựng thờikhoá biểu của trường. Thời khoá biểu phải ổn định, phù hợp với tâm sinh lý lứatuổi, bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh.

4.Việc cho học sinh toàn trường tạm thời nghỉ học vì những lý do đặc biệt không đượcquy định trong biên chế năm học phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện(đối với trường trung học cơ sở) hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đốivới trường trung học phổ thông) quyết định, căn cứ vào đề nghị của Trưởng phòngGiáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Điều 23. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo

1.Sách giáo khoa trung học bao gồm sách bài học và sách bài tập theo danh mục đượcBộ Giáo dục và Đào tạo quy định để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhấttrong giảng dạy, học tập ở trường trung học.

2.Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định danh mục các tài liệu tham khảo chính thức đượcphép sử dụng trong trường trung học. Mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộchọc sinh mua bất cứ loại tài liệu tham khảo nào.

Điều 24. Các hoạt động giáo dục

1.Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy và học các mônhọc bắt buộc và tự chọn theo quy định trong chương trình giáo dục trung học cơsở, trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượnggiáo dục ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm hoạt động ngoại khoá về khoa học,văn học, nghệ thuật, thể dục, thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện củahọc sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; các hoạt động vui chơi, thamquan, du lịch, giao lưu văn hoá; các hoạt động giáo dục môi trường; các hoạtđộng lao động công ích; các hoạt động xã hội; các hoạt động từ thiện phù hợpvới đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh.

Điều 25. Hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong trường

Hệthống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong trường gồm:

1.Đối với nhà trường:

Sổđăng bộ.

Sổgọi tên và ghi điểm.

Sổghi đầu bài.

Sổghi đầu bài.

Họcbạ học sinh.

Sổquản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

Sổtheo dõi phổ cập giáo dục trung học cơ sở (khi tiến hành phổ cập trường trunghọc cơ sở).

Sổnghị quyết của nhà trường.

Sổkiểm tra, đánh giá giáo viên về công tác chuyên môn.      

Sổkhen thưởng, kỷ luật học sinh.

Sổlưu trữ các văn bản, công văn.

Sổquản lý tài sản, sổ quản lý tài chính.

2.Đối với giáo viên:

Bàisoạn.

Sổdự giờ thăm lớp.

Sổchủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Sổcông tác.

Điều 26. Đánh giá kết quả học tập của học sinh

Trongqúa trình học tập và rèn luyện, học sinh thường xuyên được kiểm tra, đánh giávề học lực và hạnh kiểm.

1.Đánh giá về học lực qua các hình thức:

Kiểmtra thường xuyên, kiểm tra định kỳ các môn, các hoạt động.

Kiểmtra cuối học kỳ và cuối năm học.

Thichọn học sinh giỏi.

Thitốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

2.Về hạnh kiểm, học sinh được đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau và đượcđánh giá sau mỗi học kỳ, mỗi năm học.

3.Việc đánh giá học sinh phải được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đàotạo, bảo đảm yêu cầu công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.

4.Điểm kiểm tra và thi được tính theo thang điểm 10.

5.Cuối học kỳ và cuối năm học học sinh được xếp về học lực theo 5 loại: giỏi,khá, trung bình, yếu, kém; về hạnh kiểm theo 4 loại: tốt, khá, trung bình, yếu.

6.Kết quả xếp loại học sinh được dùng làm căn cứ để xét khen thưởng, xét lên lớp,xét xếp loại tốt nghiệp. Kết quả đánh giá học sinh phải được thông báo cho giađình vào cuối học kỳ và cuối năm học.

7.Học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông đã học hết chương trình, có đủđiều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi tốt nghiệptrung học cơ sở, trung học phổ thông và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốtnghiệp.

8.Việc ra đề kiểm tra, đề thi phải căn cứ vào các yêu cầu về nội dung và phươngpháp được thể hiện trong chương trình giáo dục trung học và được cụ thể hoátrong sách giáo khoa. Nội dung các đề thi tốt nghiệp trung học chỉ giới hạn ởchương trình giáo dục của lớp cuối cấp.

Điều 27. Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường.

1.Trường trung học có phòng truyền thống để giữ gìn những tài liệu, hiện vật cóliên quan tới việc thành lập và phát triển của nhà trường, nhằm giáo dục truyềnthống cho giáo viên, nhân viên và học sinh.

2.Mỗi trường chọn một ngày trong năm làm ngày truyền thống của trường mình và lấyngàyđó để tổ chức hội trường hằng năm hoặc một số năm.

3.Học sinh cũ của trường trung học được thành lập ban liên lạc để giữ gìn và pháthuy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, huy động các nguồn lực để giúp đỡ nhàtrường trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.    

 Chương IV

GIÁO VIÊN

Điều 28. Giáo viên trường trung học

Giáoviên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường,gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên tổng phụ tráchĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học cơ sở).

Điều 29. Nhiệm vụ của giáo viên

1.Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:

a.Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạnbài, chuẩn bị thí nghiệm; kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghihọc bạ đầy đủ; lên lớp đúng giờ; không tuỳ tiện bỏ giờ, bỏ buổi dạy; quản lýhọc sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạtđộng của tổ chuyên môn;

b.Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương;

c.Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ để nângcao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục;

d.Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường;thực hiện quyết định của hiệu trưởng; chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và củacác cấp quản lý giáo dục;

đ.Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thươngyêu, tôn trọng học sinh; đối xử công bằng với học sinh; bảo vệ các quyền và lợiích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ các bạn đồng nghiệp;   

e.Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trongcác hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh;

g.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có nhữngnhiệm vụ sau đây:

a.Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáodục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;

b.Cộng tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh; chủ động phối hợp với các giáo viênbộ môn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ ChíMinh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục họcsinh;

c.Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối học kỳ và cuối năm học; đề nghịkhen thưởng và kỷ luật học sinh; đề xuất danh sách học sinh được lên lớp thẳng,phải thi lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp; hoànchỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;

d.Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất (nếu có tình hình đặc biệt) về tình hình củalớp với hiệu trưởng.

3.Người được thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1Điều này.

4.Giáo viên tổng phụ trách Đội là giáo viên trung học cơ sở được bồi dưỡng vềcông tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức các hoạtđộng của Đội ở nhà trường và tham gia các hoạt động với địa phương.

Điều 30. Quyền của giáo viên.

1.Giáo viên có những quyền sau đây:

a.Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục họcsinh;

b.Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sứckhoẻ theo các chế độ, chính sách quy định với nhà giáo;

c.Được trực tiếp hoặc thông qua tổ chức của mình tham gia quản lý nhà trường;

d.Được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để nâng caotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành;

đ.Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dụckhác và nghiên cứu nếu bảo đảm thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy định tạiĐiều 29 của Điều lệ này;

e.Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2.Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có nhữngquyền sau đây:

a.Được dự các giờ học, các hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình; 

b.Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi các hộiđồng này giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;

e.Được dự các lớp bồi dưỡng, các hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;

d.Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày, nếu có lý dochính đáng;

đ.Được tính thêm giờ lên lớp hàng tuần khi làm công tác chủ nhiệm lớp theo quyđịnh hiện hành;

3.Giáo viên tổng phụ trách Đội được hưởng các chế độ hiện hành.

Điều 31. Trình độ chuẩn được đào tạo.

1.Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học được quy định như sau:

a.Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở.      

b.Tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông.

2.Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này được nhà trường,cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để học tập, bồi dưỡng đạt trình độchuẩn.

3.Giáo viên có trình độ trên chuẩn được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạođiều kiện để phát huy tác dụng của mình trong giảng dạy và giáo dục.

4.Người tốt nghiệp trường cao đẳng, trường đại học chưa qua đào tạo sư phạm muốntrở thành giáo viên trung học phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm tại cáckhoa, trường cao đẳng sư phạm hoặc đại học sư phạm.

Điều 32. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên.

1.Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục đốivới học sinh.

2.Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, giản dị, phù hợp với hoạt động sư phạm,theo quy định của Chính phủ về trang phục của công chức Nhà nước.

Điều 33. Các hành vi bị cấm đối với giáo viên.

Cấmgiáo viên có những hành vi:

a.Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp;

b.Gian lận trong kiểm tra, đánh giá, thi cử, tuyển sinh;

c.Dạy thêm trái với các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Uỷ ban nhân dâncấp tỉnh;

d.Hút thuốc, uống rượu, bia khi lên lớp và khi tham gia các hoạt động giáo dục ởnhà trường.

Điều 34. Khen thưởng và xử lý vi phạm.      

1.Giáo viên có thành tích sẽ được khen thưởng, được tặng các danh hiệu thi đua vàcác danh hiệu cao quí khác.

2.Giáo viên phạm khuyết điểm thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lýtheo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Chương V

HỌC SINH

Điều 35. Tuổi học sinh trung học.

1.Tuổi của học sinh ở lớp đầu cấp trung học cơ sở là 11 đến 14, ở lớp đầu cấptrung học phổ thông là 15 đến 19; học sinh gái được tăng 1 tuổi so với tuổi quyđịnh.

2.Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể học trước tuổi hoặchọc vượt lớp nếu được Hội đồng giáo dục nhà trường xét đề nghị và được Giám đốcSở Giáo dục và Đào tạo cho phép. Những trường hợp ngoài quy định trên phải đượcGiám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo cho phép.

3.Học sinh dân tộc thiểu số, học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hộiđặc biệt khó khăn, học sinh bị khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lựcvà trí tuệ, học sinh bị thiệt thòi, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vàohọc lớp đầu cấp ở tuổi cao hơn tuổi quy định ở khoản 1 của điều này theo quyđịnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 36. Nhiệm vụ của học sinh trung học.

Họcsinh trung học có những nhiệm vụ sau đây:

1.Kính trọng thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường; đoàn kết giúp đỡ bạn bè;phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường; thực hiện điều lệ, nội qui nhà trường;chấp hành các qui tắc trật tự, an toàn xã hội;

2.Hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu của thầy giáo, cô giáo,của nhà trường;

3.Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn và bảo vệ môi trường;

4.Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội Thiếu niên Tiềnphong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giữ gìn, bảo vệ tàisản của nhà trường; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động công ích và công tác xãhội.

Điều 37. Quyền của học sinh trung học.

Họcsinh trung học có những quyền sau đây:

1.Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện; được bảo đảm những điềukiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự họcở nhà; được cung cấp thông tin về việc học tập của mình, được sử dụng trangthiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể dục, thể thaocủa nhà trường theo quy định.

2.Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ; được quyền khiếu nạivới nhà trường và các cấp qủan lý giáo dục về những quyết định đối với bản thânmình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành;

3.Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, về thểdục, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện;

4.Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh đượchưởng chính sách xã hội, những học sinh quá khó khăn về đời sống và những họcsinh có năng lực đặc biệt.

5.Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học sinh

1.Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh trung học phải có văn hoá, phù hợp vớiđạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.

2.Trang phục của học sinh phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị thích hợp với độ tuổi,thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường.

Khiđi học học sinh không được bôi son, đánh phấn; sơn móng tay, chân; đeo đồ trangsức.

Tuỳđiều kiện của từng trường, hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồngphục một buổi hoặc một số buổi trong tuần nếu được Hội đồng giáo dục nhà trườngvà Ban đại diện cha mẹ học sinh đồng ý.

Điều 39. Các hành vi cấm đối với học sinh.

Cấmhọc sinh có những hành vi sau đây:

1.Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viênnhà trường;

2.Gian lận trong học tập, kiểm tra và thi;

3.Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn; đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trongnhà trường và ngoài xã hội;

4.Đánh bạc; vận chuyển, tàng trữ và sử dụng ma túy, vũ khí, chât nổ, chất gâycháy, các loại chất độc hại; lưu hành văn hoá phẩm đồi truỵ;     

5.Hút thuốc, uống rượu, bia.

Điều 40. Khen thưởng và kỷ luật.

1.Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấpqủan lý giáo dục khen thưởng theo các hình thức sau đây:

Khentrước lớp, trước trường.

Tặngdanh hiệu và phần thưởng học sinh tiên tiến, học sinh giỏi.

Cấpgiấy chứng nhận, bằng khen nếu đoạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi.

Cáchình thức khen thưởng khác.

2.Học sinh phạm khuyết điểm trong qúa trình học tập và rèn luyện có thể đượckhuyên răn hoặc trách phạt theo các hình thức sau đây:

Phêbình trước lớp, trước trường.

Khiểntrách có thông báo với gia đình.

Cảnhcáo ghi học bạ.

Buộcthôi học có thời hạn.

Chương VI

CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ

Điều 41. Trường học.

1.Địa điểm:

a.Trường học là một khu riêng được đặt trong môi trường thuận lợi cho giáo dục.

Trườngphải có tường bao quanh, có cổng trường, biển trường. Biển trường ghi những nộidung sau:        

Gócphía trên, bên trái:

Dòngthứ nhất: Uỷ ban nhân dân huyện + (tên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh đối với trường trường trung học cơ sở) hoặc Uỷ Ban nhân dân tỉnh + (têntỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với trường trung học phổ thông).

Dòngthứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học cơ sở) hoặc SởGiáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học phổ thông),

giữa ghi tên trường.

Dướicùng là địa chỉ, số điện thoại (nếu có).

c.Tổng diện tích mặt bằng của trường tính theo đầu học sinh /1 ca học ít nhấtphải đạt:

6m2đối với thành phố, thị xã.

10m2đối với ngoại thành (ngại thị) và vùng nông thôn.

2.Cơ cấu khối công trình.

Khốiphòng học, phòng học bộ môn.

Khốiphục vụ học tập.

Khốiphòng hành chính.

Khusân chơi, bãi tập.

Khuvệ sinh.

Khuđể xe.

Điều 42. Quy định cụ thể cho các khối công trình.

1.Phòng học, phòng học bộ môn.

a.Phòng học:

Cóđủ phòng học để học nhiều nhất là hai ca trong 1 ngày.

Phònghọc được xây dựng theo mẫu thiết kế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phònghọc có đủ bàn ghế học sinh, bàn ghế của giáo viên, bảng viết.

b.Phòng học bộ môn:

Xâydựng theo mẫu thiết kế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có đủ thiết bị, máy móc,dụng cụ thực hành và bàn ghế theo qui cách riêng của từng môn học để thực hiệngiờ học cho 45 học sinh/ca.

Cóhệ thống tủ bảo quản các thiết bị, đồ dùng dạy học, có hệ thống chiếu sáng, cấpnước, thoát nước theo yêu cầu riêng của từng loại phòng.

2.Khối phục vụ học tập gồm nhà tập đa năng, thư viện, phòng thiết bị giáo dục,phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống.

3.Khối hành chính - quản trị: Gồm phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng,văn phòng, phòng giáo viên, phòng y tế học đường, nhà kho, phòng thường trực.

Cácphòng này phải được trang bị bàn, ghế, tủ, thiết bị làm việc.

4.Khu sân chơi, bãi tập.

Códiện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích mặt bằng của trường: khu sân chơi cóhoa, cây bóng mát và đảm bảo vệ sinh; khu bãi tập có đủ thiết bị luyện tập thểdục thể thao và đảm bảo an toàn.

5.Khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước.

a.Khu vệ sinh được bố trí hợp lý theo từng khu làm việc, học tập cho giáo viên vàhọc sinh, có đủ nước, ánh sáng, đảm bảo vệ sinh, không làm ô nhiễm môi trường.

b.Có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước cho tất cả các khu vực theo đúngquy định vệ sinh môi trường.

6.Khu để xe.

Bốtrí hợp lý trong khuôn viên trường, đảm bảo an toàn, trật tự, vệ sinh.

 Chương VII

NHÀ TRƯỜNG - GIA ĐÌNH - XÃ HỘI

Điều 43. Trách nhiệm của nhà trường

Nhàtrường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hộiđể xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lýgiáo dục.

Điều 44. Ban đại diện cha mẹ học sinh.

1.Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đócó một trưởng ban, do cha mẹ, người giám hộ học sinh cử ra để phối hợp với giáoviên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn, động viên các gia đình thực hiệntrách nhiệm và quyền của mình đối với việc học tập, rèn luyện của con em.

2.Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm từ 5 đến 9 thành viên, trongđó có 1 trưởng ban, do các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cử ra để phối hợpvới Hội đồng giáo dục trường, Hội đồng giáo dục các cấp thực hiện các quan hệphối hợp quy định tại Điều 45 của Điều lệ này.

Điều 45. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Nhàtrường phải chủ động phối hợp với Hội đồng giáo dục các cấp, Ban đại diện chamẹ học sinh, các tổ chức và cá nhân nhằm: 

Thốngnhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xãhội.

Huyđộng mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phongtrào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chấtnhà trường./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhltth271