AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Số: 53/2002/QĐ-BKHCNMT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 16 tháng 07 năm 2002                          
No tile

QUYẾT ĐỊNH CỦA

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯNG

Về việc ban hành Điều lệ

Tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

 

 BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993,

Căn cứNghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hànhLuật Bảo vệ môi trường,

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/5/1992 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệmvụ và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

Căn cứ Quyết định số 82/2002/QĐ- TTg ngày 26 tháng 6 năm2002 cua Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạtđộng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam,

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Tổ chứcvà cán bộ khoa học,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3.Cục trưởng Cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Tổ chức và cán bộ khoa học, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốcQuỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiệnQuyết định này./.

 

ĐIỀU LỆ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường ViệtNam

(ban hành kèm theo Quyết định số 53/2002/QĐ-BKHCNMT

ngày 16/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường).

 

Chương I

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1.Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Quyếtđịnh số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Quỹ cótư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu, đượcmở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong và ngoài nước.

2.Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có tên giao dịch tiếng Anh là VietnamEnvironment Pho- tection Fund, viết tắt là VEF.

3.Trụ sở của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đặt tại Hà Nội. Văn phòng đại diệncủa Quỹ đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Văn phòng giao dịchcủa Quỹ đặt ở nước ngoài theo quy định củaChính phủ.

Điều 2.Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phảiđảm bảo hoàn vốn điều lệ và bù đắp chi phí quản lý.

Quỹđược tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và huy động từ các nguồn vốnkhác để hỗ trợ, tài trợ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Chương II

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆTNAM

Điều 3.Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có các nhiệm vụ sau:

1.Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để đầu tưbảo vệ môi trường.

2.Hỗ trợ tài chính cho các chươngtrình, dự án, các hoạt động phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cốmôi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đềmôi trường cục bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn.

3.Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nướcđể hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệmôi trường.

4.Tổ chức hướng dẫn xây dựng, thẩmđịnh và xét chọn các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trườngđược đề nghị tài trợ hoặc hỗ trợ tài chính theo đúng quy định của pháp luật.

5.Sử dụng vốn nhàn rỗi không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và được sự đồngthuận của tổ chức, cá nhân cung cấp vốn để mua trái phiếu Chính phủ theo quyđịnh của pháp luật.

6.Bảo đảm hoàn vốn điều lệ trên cơ sở cân đồi các nguồn vốn huy động và tiếp nhậnvới việc hỗ trợ tài chính cho bảo vệ môi trường.

7.Quản lý vốn và tài sản của Quỹ theo quy định của pháp luật.

Điều 4.Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có các quyền hạn sau:

1.Tổ chức cơ quan điều hành và cácđơn vị nghiệp vụ hoạt động phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ và các quy địnhcủa Điều lệ này.

2.Kiểm tra định kỳ và đột xuất các đơn vị sử dụng vốn của Quỹ trong việc triểnkhai các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

3.Huy động chuyên gia của các Bộ, ngành và tổ chức có liên quan tham gia hội đồngthẩm định các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trường đượcđề nghị tài trợ hoặc hỗ trợ tài Ghính của Quỹ và phục vụ cho các hoạt động liênquan khác của Quỹ.

4.Đình chỉ tài trợ hoặc hỗ trợ lãi suất vay, thu hồi vốn, khởi kiện theo quy địnhcủa pháp luật đối với các chủ đầu tư vi phạm cam kết với Quỹ hoặc vi phạm cácquy định của Nhà nước.

5.Từ chối cung cấp thông tin và các nguồn lực khác của Quỹ đối với mọi yêu cầu của bất cứ tổ chức hoặc cá nhânnào nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật và Điều lệ này.

6.Quan hệ trực tiếp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để vận động, thuhút và tiếp nhận tài trợ đói với Quỹ hoặc thực hiện huy động vốn cho Quỹ theokế hoạch được giao.

7.Cử cán bộ và nhân viên của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam ra nước ngoài côngtác, học tập, nghiên cứu, tham quan, khảo sát theo đúng quy định của pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Điều 5.

1.Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và cơ quanđiều hành nghiệp vụ.

2.Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ hoạt độngtheo quy định tại Điều lệ này và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động củamình.

3.Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được thành lập các Hội đồng tư vấn chuyên ngànhđể giúp thẩm định các chương trình, dự án, nhiệm vụ và hoạt động bảo vệ môi trườngđược đề nghị hỗ trợ tài chính. Hội đồng tư vấn chuyên ngành hoạt động theo quychế do Hội đồng quản lý Quỹ ban hành.

Điếu 6

1.Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngvà 4 thành viên là đại diện có thẩm quyền của các Bộ: Tài chính, Kế hoạch vàĐầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và lãnh đạo Cục Môi trường, các thành viênHội đồng quản lý hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

2.Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ:

a)Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ 8 tháng 1 lầnđể xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền.

Hộiđồng quản Quỹ có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề độtxuất.

Trongmột số trường hợp, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ cơ thể yêu cầu thành viên Hộiđồng cho ý kiến quyết định bằng văn bản.

b)Hội đồng quản lý Quỹ quyết định các vấn đề theo nguyên tắc đa số.

3.Hội đồng quản lý Quỹ có nhiệm vụ:

a)Quyết định phương hướng, kế hoạch hoạt động, huy động vốn, hỗ trợ, tài trợ tàichính, phê duyệt kế hoạch tài chính, báo cáo quyết toán của Quỹ.

b)Kiểm tra, giám sát cơ quan điều hành nghiệp vụ Ban Kiểm soát của Quỹ Bảo vệ môitrường Việt Nam trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách, quy định củapháp luật và việc thực hiện các quyết định của Hội đồng.

c)Ban hành hướng dẫn về danh mục ưu tiên, tiêu chí lựa chọn và quy trình xem xétcho vay vốn, tài trợ của Quỹ.

d)Trình cấp có thẩm quyền việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ.

4.Hội đồng quản lý Quỹ có quyền hạn:

a)Quyết định theo thẩm quyền việc hỗ trợ đầu tư, tài trợ, cho các chương trình,dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

b)Giải quyết theo quy định của pháp luật các khiếu nại của tổ chức, cá nhân vayvốn hoặc nhận hỗ trợ từ Quỹ.

c)Bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng ban và các thành viên của Ban Kiểm soát. Trình Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngbổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng Quỹ.

d)Quyết định việc thành lập và xác định cơ cấu tổ chức và hoạt động của Văn phòngđại diện Quỹ ở các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương và Văn phòng giao dịch Quỹ ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

đ)Quyết định thành lập các Hội đồng tư vấn chuyên ngành.

e)Sử dụng bộ máy của cơ quan điều hành Quỹ và con dấu của Quỹ trong việc thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Điều lề này.

g)Kinh phí hoạt động của Ban Quản lý được tính vào chi phí hoạt động của Quỹ.

Điều7.

1.Ban Kiểm soát quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam gồm 8 người. Trưởng Ban do Hộiđồng quản lý Quỹ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các thành viên do Hội đồng quản lý Quỹbổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.

Cácthành viên Ban Kiểm soát hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

2.Ban Kiểm soát có các nhiệm vụ và quyền hạn:

a)Kiểm tra, giám sát các hoạt động của Quỹ theo Điều lệ và các quy định của phápluật và theo các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ.

b)Xây dựng kế hoạch công tác trình Hội đồng quản lý Quỹ và tổ chức thực hiện mộtcách độc lập

c)Thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng quản lý Quỹ yêu cầu.

d)Xem xét và kiến nghị Hội đồng quản lý Quỹ giải quyết các khiếu nại của tổ chức,cá nhân về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Quỹ.

3.Trưởng ban Ban Kiểm soát hoặc thành viên của Ban đo Trưởng ban ủy quyền đượctham dự và được phát biểu ý kiến tại các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ nhưngkhông được biểu quyết

4.Trưởng ban Ban Kiểm soát xây dựng Quy chế hoạt động của Ban và trình Hội đồngquản lý Quỹ quyết đinh.

5.Kinh phí hoạt động của Ban Kiểm soát được tính vào chi phí hoạt động của Quỹ.

Điều 8.

1.Cơ quan điều hành nghiệp vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam gồm Giám đốc,một Phó giám đốc, Kế toán trưởng và bộ phận giúp việc.

2.Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là một lãnh đạo Cục Môi trường kiêmnhiệm do Hội đồng quản lý Quỹ đề xuất và Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngbổ nhiệm, miễn nhiệm.

3.Bộ phận giúp việc của Quỹ Bảo vệmôi trường Việt Nam gồm Văn phòng Quỹ, một số đơn vị chuyên môn nghiệp vụ doGiám đốc Quỹ đề xuất, Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.

Điều 9.

1.Các cán bộ kiêm nhiệm làm việc cho Quỹ được hưởng các chế độ kiêm nhiệm theoquy định hiện hành.

2.Các cán bộ của Quỹ được hưởng lương, thưởng và các khoản phúc lợi khác theo quyđịnh hiện hành như đối với doanh nghiệp nhà nước.

Điều 10

1.Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là đại diện pháp nhân của Quỹ trong cácquan hệ pháp lý ởtrong nước vàngoài nước, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ và pháp luật nhà nướcvề toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của Quỹ.

2.Giám đốc Quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a)Tổ chức, điều hành hoạt động củacơ quan điều hành nghiệp vụ của Quỹ theo Điều lệ, quyết định của Hội đồng quảnlý Quỹ và các quy định của pháp luật.

b)Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính của Quỹ hàng năm trình Hội đồng quản lý Quỹphê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch này.

c)Báo cáo định kỳ về tình hình huy động vốn, hỗ trợ tài chính và báo cáo tàichính hàng năm của Quỹ với Hội đồng quản lý Quỹ.

d)Đề xuất thành lập các Hội đồng tư vấn chuyên ngành và tổng hợp, xử lý ý kiến tưvấn trình Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.

đ)Ban hành Quy chế hoạt động của bộ phận giúp việc, trình Hội đồng quản lý Quỹphê duyệt các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ.

e)Đề xuất Phó giám đốc và Kế toán trưởng của Quỹ để Hội đồng quản lý trình Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngbổ nhiệm, bãi nhiệm.

g)Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác của Quỹ theo Điều lệ này vàcác quyđịnh của pháp luật.

h)Được tham gia các phiên họp thường ký của Hội đồng quản lý Quỹ vá được góp ývào các nội dung của phiên họp.

Điều 11

1.Các Hội đồng tư vấn chuyên ngành tư vấn cho Quỹ trong việc đánh giá, tuyển chọncác chương trình, dự án, nhiệm vụ và hoạt động bảo vệ môi trường được đềnghị hỗ trợ tài chính.

2.Thành viên của Hội đồng tư vấn chuyên ngành phải có năng lực, phẩm chất, trìnhđộ chuyên môn phù hợp với nội dung đề nghị hỗ trợ tài chính.

3.Hội đồng tư vấn chuyên ngành làm việc theo quy chế do Hội đồng quản lý Quỹbanhành.

4.Chi phí cho hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên ngành được tính vào chi phíquản lý của Quỹ.

Chương IV

HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Điều 12.

1.Hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được thực hiện 'theo các phươngthức sau:

a)Cho vay với lãi suất ưu đãi,

b)Hỗ trợ lãi suất vay,

c)Tài trợ và đồng tài trợ, .

d)Nhận ủy thác và ủy thác,

đ)Mua trái phiếu Chính phủ.

2.Đối tượng được hỗ trợ tài chính của Quỹ là các chương trình, dự án, hoạt độngvà nhiệm vụ bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vừng, hoặcgiải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn thuộc cáclĩnh vực phòng chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.

3.Đối tượng được hỗ trợ tài chính theo các phương thức trên phải đáp ứng các quyđịnh cho từng phương thức quy định tại Điều lệ này.

Điều 13.Phương thức cho vay với lãi suất ưu đãi của Quỹ được quy định như sau:

1.Đối tượng vay vốn.

Đốitượng vay vốn là các chương trình, dự án, hoạt động bảo vệ môi trường sau:

a)Phòng, chống, khắc phục ônhiễm môi trường,xử lý chất thải.

b)Phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học.

c)Phòng, chống, khắc phục sự cố môi trường, bao gồm cả sự cố môi trường có nguồngốc thiên tai.

Danhmục ưu tiên vay vón hàng năm do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.

2.Điều kiện vay vốn:

a)Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

b)Có khả năng thực tế trả nợ vốn vay.

c)Có đủ hồ sơ vay vốn theo quy địnhcủa Quỹ.

3.Mức vốn vay và thẩm quyền quyết định cho vay:

a)Mức vốn vay không được vượt quá 70% chi phí đầu tư cho các nội dung bảo vệ môitrường của đôi tượng vay vốn.

b)Hội đồng quản lý Quỹ quyết định mức vốn vay với từng đôi tượng vay. Đối với mứcvay từ 1 tỷ đồng trở lên thì Hội đồng quản lý Quỹ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngxin ý kiến đồng thuận.

4.Thời hạn vay vốn:

Thờihạn vay vốn được xác định phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng đốitượng vay vốn và khả năng trả nợ của chủ đầu tư, nhưng tối đa không quá 7 năm.

5.Lãi suất cho vay:

a)Lãi suất cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là 0%lnăm.

b)Đối tượng vay vốn phải trả phí quản lý cho Quỹ với mức phí cụ thể theo quy địnhcủa Bộ Tài chính.

6.Bảo đảm tiền vay:

a)Đối tượng vay vốn được dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm tiền vay hoặc được bên thứ ba bảolãnh bắng tài sản.

b)Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư hoặc bên bảo lãnh không được chuyểnnhượng, bán hoặc thế chấp, cầm cố tài sản quy định tại khoản a điều này để vayvốn nơi khác.

7.Trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro đối với hoạt động cho vay dự án:

a)Hàng năm Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro bằng0,1% tính trên tổng số dư nợ vay của Quỹ để xử lý các rủi ro khách quan.

b)Việc trích lập Quỹ Dự phòng nơi ro được hạch toán vào chi phí hoạt động nghiệpvụ của Quỹ.

8.Xử lý rủi ro:

Đốitượng vay vón của Quỹ bị rủi ro do những lý do bất khả kháng thì được xem xétgia hạn nợ, khoanh nợ, xóa một phần hoặc xóa toàn bộ nợ vay.

Hộiđồng quản lý Quỹ quyết định việc gia hạn nợ, khoanh nợ và xóa nợ đến 1 tỷ đồng.Việc xóa nợ từ mức 1 tỷ đồng trở lên đối với một đối tượng vay vốn phải được sựđồng thuận của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ trưởng Bộ TàiChính. Tổng mức xóa nợ đối với các đối tượng vay vốn không được làm ảnh hưởngđến việc bảo toàn vốn điều lệ của Quỹ.

Điều 14.Phương thức hỗ trợ lãi suất vay vốn của Quỹ được quy định như sau:

1.Quỹ quyết định danh mục và mức hỗ trợ lãi suất vay vốn cụ thể cho các dự án vayvốn đầu tư bảo vệ môi trường từ các tổ chức tín dụng.

2.Dự án được hỗ trợ lãi suất vay vốn phải là dự án thuộc đối tượng quy định tại Điều12 khoản 2 của Điều lệ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác bảovệ môi trường và có tính rủi ro cao.

3.Thẩm quyền quyết định hỗ trợ lãi suất vay vốn cho dự án đầu tư bảo vệ môi trườngkhi vay từ các tổ chức tín dụng được quy định như đối với trường hợp tài trợtại Điều 15 của Điều lệ này.

4.Việc hỗ trợ lãi suất vay vốn được thực hiện 1 lần cho mỗi dự án đầu tư bảo vệmôi trường. Việc cấp kinh phí hỗ trợ sẽ được tiến hành khi dự án đã hoàn thànhvà kết quả dự án được đưa vào sử dụng. Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất vay vốntrong năm không vượt quá 20% vốn bổ sung hàng năm của Quỹ.

Điều 15.Phương thức tài trợ và đồng tài trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được quyđịnh như sau:

1.Quỹ tài trợ cho hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường cần thiết, đột xuất, mớiphát sinh, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường và pháttriển bền vững của đất nước, không nằm trong kế hoạch của các Bộ ngành và địaphương, bao gồm:

a)Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức môi trường; phổ cập kiến thức bảo vệmôi trường cho cộng đồng.

b)Huy động sự tham gia của cộng đồng vào sự nghiệp bảo Vệ môi trường; khen thưởngcác tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệmôi trường và phát triển bền vững.

c)Xây dựng, thử nghiệm, phổ biến và nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường.

d)Thiết kế các chương trình, dự án nhằm vận động sự tài trợ của các tổ chức, cánhân trong và ngoài nước cho bảo vệ môi trường.

đ)Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường,sản xuất sạch hơn, các giải pháp phòng tránh, hạn chế và khắc phục sự cố môi trường.

2.Điều kiện để được tài trợ không hoàn lại: Các hoạt động, nhiệm vụ quy định tạikhoản 1

Điềunày sẽ được xem xét, tài trợ với điều kiện đối tượng đề nghị được tài trợ phảicó vốn đối ứng ít nhất là 50% để thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môitrường đó.

3.Đối tượng được hưởng tài trợ phải trả phí quản lý cho Quỹ Bảo vệ môi trườngViệt Nam.

Mứcphí cụ thể do Bộ Tài chính quy định.

4.Thẩm quyền quyết định mức tài trợ không hoàn lại:

a)Mức tài trợ không hoàn lại không được vượt quá 50% chi phí đầu tư cho các nộidung bảo vệ môi trường của đối tượng được tài trợ.

b)Hội đồng quản lý Quỹ quyết định mức tài trợ không hoàn lại với từng đối tượng đượctài trợ. Đối với mức tài trợ từ 1 tỷ đồng trở lên thì Hội đồng quản lý Quỹtrình Bộ trưởng BộKhoa học, Côngnghệ và Môi trường xin ý kiến đồng thuận.

5.Quỹ được hợp tác với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đồng tài trợ tàichính cho các nhiệm vụ và hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều lệnày và phù hợp với cam kết của phía đồng tài trợ.

6.Quỹ chỉ được sử dụng tối đa 50% vốn bổ sung hàng năm để thực hiện phương thứctài trợ và đồng tài trợ.

Điều 16.Phương thức nhận ủy thác và ủy thác của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được quyđịnh như sau:

1.Nhận ủy thác:

a)Quỹ được nhận ủy thác cho vay, thu hồi nợ và tài trợ của các tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước theo hợp đồng nhận ủy thác.

b)Quỹ được hưởng mức phí dịch vụ nhận ủy thác. Mức phí dịch vụ nhận ủy thác docác bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng nhận ủy thác.

2.y thác:

a)Quỹ được quyền 'ủy thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính thực hiệncho vay và thu hồi nợ theo hợp đồng ủy thác.

b)Các tổ chức nhận ủy thác được hưởng mức phí dịch vụ nhận ủy thác. Mức phí dịchvụ nhận ủy thác do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng ủy thác.

Điều 17.Phương thức mua trái phiếu Chính phủ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đượcquy định như sau:

1.Quỹ được phép sử dụng vốn nhàn rỗi không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước đểmua trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính và được sự đồng thuậncủa tổ chức, cá nhân cung cấp vốn đó.

2.Tổng kinh phí để mua các trái phiếu Chính phủ không được vượt quá 50% tổng sốvốn nhàn rỗi quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương V

NGUỒN VỐN HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Điều 18.Vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là 200 tỷ đồng do ngân sách nhànước cấp từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và được cấp đủ trong vòng 2 nămkể từ ngày có quyết định thành lập Quỹ.

Điều 19.Hàng năm vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được bổ sung từ cácnguồn sau:

1.Tiền đền bù thiệt hại về môi trường (khoản thu vào ngân sách nhà nước) của cáctổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

a)Tiền đền bù thiệt hại về môi trường bao gồm đền bù thiệt hại do gây ra sự cốmôi trường, gây ra ô nhiễm môi trường, do các hoạt động tác hại tới môi trườngtrong quá khứ theo quy định tại Điều 7 và Điều 53 của Luật Bảo vệ môi trường.

b)Chế độ thu, nộp tiền đền bù thiệt hại vào Quỹ Bảo vệ môi trường thực hiện theohướng dẫn của Bộ Tài chính.

2.Trích 50% tiền thu phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

a)Phí bảo vệ môi trường bao gồm tất cả các loại phí liên quan đến môi trường đượcquy định tại Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ về hướngdẫn thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí.

b)Chế độ thu, nộp và trích đưa vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện theoquy định của Chính phủ.

3.Trích 10% kinh phí dành cho hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trườnghàng năm.

4.Tiền đóng góp tự nguyện, viện trợ và tài trợ cho Quỹ của các tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước.

5.Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

6.Vốn nhận ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho lĩnh vựcbảo vệ môi trường.

Chương VI

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Điều 20.Hàng năm, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có trách nhiệm:

1.Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn cho hoạt động hỗ trợ tài chính củaQuỹ.

2.Lập dự toán thu, chi tài chính cho hoạt động bộ máy của Quỹ theo Điều lệ này vàhướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 21.

1.Năm tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam bắt đầu từ ngày 01 tháng 1 vàkết thúc vào ngày 31 tháng 12.

2.Chế độ tài chính, chế độ kế toán của Quỹ được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

3.Chi phí cho hoạt động quản lý và điều hành bộ máy được lấy từ các nguồn thu củaQuỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Điều 22.Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tự tổ chức kiểm toán nội bộ báo cáo tài chínhcủa Quỹ hoặc thuê kiểm toán độc lập nên thấy cần thiết.

Điều 23.Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam lập và gửi các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo thốngkê, báo cáo kế toán và các báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định hiện hành.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24.Điều lệ này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngay ký Quyết định banhành.

Việcsửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổ chứcvà hoạt động của Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngphê duyệt.

Chủtịch Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốc Quỹ chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Điềulệ này./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhltcvhcqbvmtvn464