AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành kế hoạch triển khai nghị quyết 04/NQ-TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển công tác kinh tế đối ngoại

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành kế hoạch triển khai nghị quyết 04/NQ-TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển công tác kinh tế đối ngoại

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH PHÚ THỌ
Số: 1937/1997/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 1997                          
UBND Tỉnh

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

"Về việc ban hành kế hoạch triển khai nghị quyết

04/NQ - TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển công tác kinh tế đối ngoại"

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994.

Căn cứ nghị quyết 04/NQ - TU ngày 19/5/1997 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển kinh tế đối ngoại thời kì 1997 - 2000.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết 04/NQ-TU về phát triển công tác Kinh tế đối ngoại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Điều 2: Căn cứ vào kế hoạch này, các sở, ban ngành, huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện cụ thể ở đơn vị mình.

Điều 3: Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng Ban ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện thành thị căn cứ quyết định thực hiện./.

 

Kế hoạch triển khai thực hiện

Nghị quyết 04 của ban thường vụ Tỉnh uỷ về công tác kinh tế đối ngoại

Phần thứ nhất

Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế đối ngoại những năm qua và năm 1997

I)- Kết quả hoạt động kinh tế đối ngoại.

1- Xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu 1991-1996 là 131,622 triệu USD, trong đó địa phương 35 triệu USD.

Năm 1997 thực hiện tổng trị giá hàng xuất khẩu trên địa bàn 46,5 triệu USD đạt 97,8% kế hoạch. Trong đó địa phương 11 triệu USD đạt 76% kế hoạch năm.

Mặt hàng chủ yếu: Chè chế biến 4.000 tấn, chuối tươi 3.000 tấn, lạc nhân 500 tấn, sơn ta 6,3 tấn, thịt đông lạnh 400 tấn, giầy da 600.000 đôi, hàng may mặc trị giá 2,0 triệu USD, dịch vụ du lịch 50 ngàn USD.

Trị giá hàng nhập khẩu 1991 - 1996: 198,219 triệu USD, trong đó địa phương 89,176 triệu USD.

Năm 1997 nhập 72 triệu USD.

2- Tranh thủ viện trợ: (NGO)

Tính hết năm 1996 đã vận động được 20 tổ chức chính phủ, phi chính phủ viện trợ 3,1 triệu USD.

Năm 1997 vận động được 9 tổ chức viện trợ 1,2 triệu USD.

3- Đầu tư phát triển chính thức ODA thực hiện 2,1 triệu USD/30,2 triệu USD, đạt 0,7% vốn đăng ký. Dự án cấp thoát nước Việt Trì giai đoạn 1: 33,7 triệu MD tương đương 23,6 triệu USD thực hiện 0,4 triệu USD, dự án môi trường 0,924 triệu USD thực hiện 0,6 triệu USD. Dự án giao thông, điện 4,6 triệu USD thực hiện 1,1 triệu USD. Năm 1997 thực hiện 4,1 triệu USD.

4- Đầu tư trực tiếp: (FDI)

Tổng vốn đăng ký 95,9 triệu USD thực hiện 58,5 triệu USD đạt 61% vốn đăng ký. Gồm 5 dự án: Công ty Păngrim Yoochang Việtnam 100% vốn của Hàn Quốc vốn đầu tư 72,040 triệu USD. Công ty liên doanh chè Phú Bền giữa Tổng công ty chè Việt Nam và Vương quốc Bỉ vốn đầu tư 6 triệu USD thực hiện 2 triệu USD. Công ty liên doanh Plastic tổng vốn đầu tư 3,928 triệu USD giữa Công ty Thương mại Sông Lô với Hàn Quốc thực hiện 1 triệu USD. Công ty liên doanh Miwon Việt Nam giữa Công ty bánh kẹo Hải Hà với Hàn Quốc vốn đầu tư 13 triệu USD đã thực hiện xong và đi vào sản xuất, dự án hoá mỹ phẩm với Malaisia 1 triệu USD.

Năm 1997 thực hiện 23,5 triệu USD.

5- Hợp tác lao động:

- Tính hết năm 1996 đã đưa lao động đi hợp tác ở các nước được 271 lao động: Hàn Quốc 35 lao động, Nhật Bản 153 lao động, Liên bang Nga 83 lao động, chưa tính được số công nhân lao động các ngành, tổ chức dịch vụ đưa đi các nước Tiệp, I. Rắc, An giê ri, Cô oét. Tuyển chọn lao động hợp tác tại chỗ được 3.000 lao động, trong đó lao động phổ thông 2.000 lao động có tay nghề 1.000 người vào làm dệt Păng rim 1.700, nhuộm 500, Miwon 250, Honda 70, Plastic 50 lao động.

- Năm 1997 đưa được 48 công nhân ngành may đi tu nghiệp ở Nhật Bản.

6. Công tác ngoại vụ:

Tính hết năm 1996 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã tổ chức đón tiếp 60 lượt đoàn khách và 1.340 người khách nước ngoài đến thăm, làm việc với tỉnh trên nhiều lĩnh vực viện trợ, tìm hiểu cơ hội đầu tư và ngoại giao.

Tổ chức hơn 200 đoàn với trên 500 lượt cán bộ của tỉnh đi thăm quan, khảo sát, học tập thị trường nước ngoài.

II- Ưu điểm và tồn tại:

1) Ưu điểm:

- Hoạt động kinh tế đối ngoại trong những năm qua đã có nhiều cố gắng góp phần tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ta.

- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu đã có chuyển biến tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường xuất khẩu đã có tác dụng kích thích sản xuất phát triển, tạo được thị trường cho một số sản phẩm nông nghiệp.

- Hoạt động tranh thủ các nguồn vốn viện trợ chính phủ, phi chính phủ, Liên Hiệp Quốc có tiến bộ đáng kể. Những dự án thực thi được đầu tư đúng hướng, đúng trọng tâm phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội, giữ vững được an ninh chính trị.

- Đầu tư phát triển và đầu tư trực tiếp đã góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, tham gia vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh, tăng thêm năng lực mới về xuất khẩu, tiếp nhận được một số công nghệ tiến bộ, kinh nghiệm quản lý của quốc tế.

- Lĩnh vực hợp tác xuất khẩu lao động đã giải quyết được việc làm, nâng cao tay nghề và thu nhập cho người lao động.

2) Tồn tại:

- Công tác xuất nhập khẩu chưa gắn với sản xuất, nhất là những cơ sở có nhu cầu nhập nguyên liệu lớn, chưa tiếp cận được thị trường ngoài nước, chưa chủ động tạo ra được nguồn hàng xuất khẩu có khối lượng lớn, ổn định, nhất là thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân, chủ yếu vẫn dập khuôn theo dạng kinh doanh thu gom, làm gia công cho các Tổng công ty, có tính nhất thời. Tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương mới đạt 0,7 USD/người. Hàng xuất khẩu phần lớn ở dạng nguyên liệu, giá trị thấp, kiểu dáng, quy cách, chất lượng sản phẩm chưa cao.

Hàng nhập khẩu chủ yếu là chạy theo thị trường, hàng tiêu dùng, không vì tái tạo và phát triển hàng xuất khẩu. Thiết bị nhập khẩu theo phương thức chậm trả chưa phát huy tác dụng, thậm chí không đảm bảo công nghệ tiên tiến.

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu phân tán, nhỏ bé không đủ sức làm xuất nhập khẩu trực tiếp. Trên địa bàn tỉnh có 26 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất nhập khẩu trong đó địa phương quản lý 15 doanh nghiệp, có 8 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu trực tiếp. Nhưng các doanh nghiệp trên đều chung tình trạng thiếu vốn kinh doanh, bộ máy quản lý, năng lực cán bộ không đáp ứng kịp nhu cầu thị trường. Công ty xuất nhập khẩu tỉnh là đơn vị chủ lực, nhưng vốn lưu động thiếu, công nợ tồn đọng lớn vẫn chưa được xử lý, kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ nặng nề.

- Việc chuẩn bị đầu tư lập dự án còn ở dạng hình thức thiếu chủ động, rập khuôn nêu tên danh mục theo chủ quan, chất lượng các dự án chưa có đầy đủ luận cứ khoa học, sức thuyết phục đối tác nước ngoài. Kết quả tranh thủ các nguồn vốn viện trợ, hợp tác đầu tư còn thấp. Chính sách khuyến khích vừa chậm, vừa thiếu hấp dẫn thu hút đầu tư.

- Ngân sách chưa cân đối vốn đối ứng nên khó khăn cho việc triển khai thực hiện dự án.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại chưa được đào tạo, bồi dưỡng, thiếu kinh nghiệm, năng lực, nhất là ngoại ngữ, nên hạn chế kết quả hợp tác đầu tư nước ngoài.

Phần thứ hai

Những giải pháp chủ yếu triển khai thực hiện nghị quyết

04 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về công tác kinh tế đối ngoại năm 1998 và những năm tới.

I- Những giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ mục tiêu kinh tế đối ngoại:

1- Trước hết các cấp, các ngành cần quán triệt và nhận thức đầy đủ về lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Tập trung sự chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở để tạo ra sự chuyển biến tích cực lĩnh vực này. Trong điều kiện nguồn lực trong dân, điểm xuất phát kinh tế còn thấp, hoạt động kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo môi trường tiếp thu các thành tựu khoa học tiên tiến, ứng dụng kĩ thuật mới, khắc phục nguy cơ phát triển chậm so với cả nước và trong vùng. Mặt khác cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các hoạt động KTĐN trên địa bàn tỉnh. Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thực hiện có hiệu quả lĩnh vực hoạt động KTĐN.

2- Về công tác xuất nhập khẩu:

Trước hết là tập trung phát triển các sản phẩm truyền thống như: chè, lạc, chuối, thịt đông lạnh, hàng may mặc. Phấn đấu xuất khẩu trực tiếp với thị trường nước ngoài, khắc phục tình trạng thu gom phân tán hiện nay.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tính toán lại chiến lược phát triển cây chè, đến năm 2000 có diện tích 9 - 10 nghìn ha, diện tích thu hái 8 - 9 nghìn ha, để có sản lượng chè búp 32 - 35 nghìn tấn, nâng sản phẩm xuất khẩu 6 - 7 nghìn tấn năm.

Đối với cây chuối: tạo vùng tập trung nơi có điều kiện, còn phát triển trồng chuối hộ gia đình. Củng cố hệ thống thu mua, chế biến để một vài năm tới phục hồi được sản lượng 20 - 25 nghìn tấn, xuất chuối tươi 8 - 10 nghìn tấn/năm.

Nghiên cứu đề án mở rộng xí nghiệp đông lạnh theo hướng đồng bộ từ chế biến, cung ứng thức ăn gia súc để thu mua chế biến xuất khẩu đạt 1,5 - 2 nghìn tấn năm.

Sắp xếp tổ chức lại Công ty Xuất nhập khẩu tỉnh, đủ sức xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài. Tạo được các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn để tiếp cận thị trường Quốc tế. Tổ chức lại theo hướng các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh vào một đầu mối. Còn các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu vẫn được xuất khẩu trực tiếp.

Sắp xếp các công ty may mặc trên địa bàn để có đủ sức phát triển, cạnh tranh trên thị trường.

Khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu, những sản phẩm, mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, thu hút nhiều lao động được ưu đãi vay vốn hoặc giảm thuế để mở rộng, phát triển sản xuất.

3- Về tranh thủ nguồn viện trợ ODA.

Phú Thọ là tỉnh miền núi, cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội còn thấp nên việc tranh thủ nguồn vốn ODA có vai trò quan trọng. Vì vậy trước mắt căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để xác định danh mục chương trình dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài 1998 - 2000 và 2010 (Phụ lục kèm theo). Tranh thủ sự giúp đỡ, hướng dẫn của các Bộ, ngành TW để gọi được nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, nguồn viện trợ đến năm 2000 đạt 20 đến 25 triệu USD. Năm 1998 - 2000 tập trung gọi vốn đầu tư dự án trang thiết bị nội thất bệnh viện 300 giường của Việt Trì. Công trình cấp thoát nước Việt Trì, thị xã Phú Thọ, chương trình giao thông, thuỷ lợi, nước sạch 6 triệu USD của ADB và WB. Chương trình duy tu bảo dưỡng đường nông thôn. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở một số huyện và xúc tiến việc vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông thành phố Việt Trì.

4- Tranh thủ nguồn viện trợ NGO:

Nguồn viện trợ của các Tổ chức phi chính phủ tuy không lớn, nhưng thường đem lại hiệu quả. Đặc biệt đáp ứng nhu cầu thiết thực đối với các hộ nông dân nghèo, vì vậy phải tranh thủ nguồn viện trợ hướng vào các dự án xoá đói giảm nghèo, hoạt động từ thiện nhân đạo gắn chương trình quốc gia, nâng cao trình độ dân trí. Trước hết tập trung vào các vùng miền núi, rẻo cao. Phấn đấu mỗi năm đạt trên dưới 1 triệu USD tài trợ vào địa bàn tỉnh. Nhưng phải luôn luôn đề cao được cảnh giác, giữ gìn an ninh chính trị, không để lợi dụng mà rơi vào âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực phản động.

5- Về gọi vốn đầu tư trực tiếp FDI và hợp tác liên doanh:

- Phấn đấu đến năm 2000 nâng tổng vốn đầu tư trực tiếp trên địa bàn đạt trên 200 triệu USD. Trước hết phải triển khai lập các dự án tiền khả thi, khả thi các công trình, dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài, để giới thiệu cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tập trung vào các lĩnh vực: Dự án về nông nghiệp, chế biến sản phẩm nông nghiệp, trồng rừng, xây dựng các vùng nguyên liệu, các dự án thu hút nhiều lao động hoặc dự án có công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. Trong năm 1998 - 2000 chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi đưa Nhà máy liên doanh Plastic, hoá mỹ phẩm vào sản xuất, mở rộng liên doanh Miwon 54,8 triệu USD, dây chuyền sản xuất giấy bao gói công nghiệp 25.000 tấn/năm của Nhà máy giấy Việt Trì để thay xưởng nấu bột vào năm 2000: 35 triệu USD, cải tạo nâng công suất Nhà máy giấy Bãi Bằng lên 100 ngàn tấn với mức vốn giai đoạn 1 là 55 triệu USD, trồng và chế biến măng xuất khẩu, liên doanh sản xuất mặt hàng may cao cấp với Nhật Bản, tìm đối tác liên doanh kinh doanh cơ sơ hạ tầng khu công nghiệp Thuỵ vân Việt Trì.

6- Về xuất khẩu lao động:

Tăng cường quản lý công tác xuất khẩu lao động, củng cố tổ chức, săp xếp lại các trung tâm xúc tiến việc làm trên địa bàn tỉnh. Thành lập trung tâm giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động để đủ sức làm tốt khâu đào tạo lao động có kỹ thuật, bồi dưỡng nghề nghiệp, ngoại ngữ, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn và xuất khẩu lao động. Chủ động khai thác thị trường quốc tế, chấn chỉnh việc tuyển chọn và tổ chức đưa người đi lao động hợp tác quốc tế, tu nghiệp ở nước ngoài. Có kế hoạch quản lý, sử dụng tiềm năng, tay nghề, kỹ thuật và ngoại tệ của người lao động hết hạn về nước.

7- Dịch vụ du lịch:

Để vài năm tới dịch vụ du lịch thu được khoảng 1 triệu USD/năm, ngay từ bây giờ cần phải hoàn chỉnh quy hoạch về màng lưới du lịch. Xây dựng các điểm, tua du lịch trên địa bàn. Sở Thương mại du lịch tranh thủ Tổng cục du lịch sớm hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể đầm Ao Châu, để có thể đầu tư xây dựng từng phần các hạng mục. Sở kế hoạch và đầu tư, Giao thông vận tải khai thác nguồn vốn ADP, OECF trong năm 1998 thi công được tuyến đường Đào Giã - ấm Thượng.

Lập dự án xây dựng làng văn hoá thời đại Hùng Vương ở trung tâm Việt Trì để tạo tua du lịch Việt Trì - Đền Hùng - Ao châu.

8- Công tác tổ chức và cán bộ:

- Tăng cường bộ máy KTĐN của sở kế hoạch và đầu tư để làm tốt chức năng đầu mối tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại. Bổ xung cán bộ có năng lực và ngoại ngữ giỏi, phương tiện đi công tác và các điều kiện làm việc.

- Hoàn chỉnh bộ máy tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ.

- Các cấp các ngành, huyện thành thị chọn cử cán bộ có năng lực chuyên theo dõi về lĩnh vực này.

- Ưu tiên tiếp nhận những cán bộ giỏi, có năng lực, kinh nghiệm để tăng cường đội ngũ làm công tác đối ngoại của tỉnh và các ngành.

- Ban tổ chức chính quyền tỉnh cùng với các sở: Thương mại du lịch, Sở Lao động - TBXH, Sở Công nghiệp, xây dựng đề án củng cố, sắp xếp lại các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, Trung tâm giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động, sắp xếp các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai thực hiện quyết định 1271/QĐ-UB của UBND tỉnh về kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

9- Chính sách khuyến khích:

a)- Hàng năm giành khoảng 3% tổng chi Ngân sách địa phương để đầu tư vào lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh: Để có kinh phí chi lập dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài, cân đối vốn đối ứng thực hiện các dự án, chi phí dịch vụ gọi vốn, trích thưởng cho các tổ chức cá nhân có thành tích tranh thủ gọi được vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương tỉnh có hiệu quả

b)- Cá nhân, đơn vị có công tranh thủ gọi được vốn viện trợ, đầu tư nước ngoài vào tỉnh được khen thưởng tinh thần và vật chất: Ưu tiên chọn dự án, đơn vị, địa điểm đầu tư được kí hợp đồng tư vấn hoặc lập dự án triển khai nguồn vốn đầu tư. Dự án thực thi có hiệu quả được trích thưởng một tỷ lệ nhất định (Từng dự án có quyết định riêng).

c)- Đối với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư theo quy hoạch của tỉnh, được ưu tiên về địa điểm, giá đất cho thuê thấp hơn quy định của Nhà nước từ 30 - 50% hoặc có thể giao quyền sử dụng đất, tài nguyên cho doanh nghiệp góp vốn vào liên doanh. Trường hợp cụ thể được miễn giảm tiền chi phí lập dự án hoặc cho vay vốn ngân sách trong thời gian cần thiết không thu lãi.

10- Tổ chức thực hiện:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính-Vật giá nghiên cứu đề xuất văn bản pháp quy về chế độ khen thưởng, khuyến khích tổ chức, cá nhân có thành tích gọi được vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàn tỉnh.

Sở Thương mại du lịch tham mưu để tỉnh ban hành quy định về quản lý kinh doanh hàng xuất nhập khẩu trên địa bàn và chính sách khuyến khích người làm hàng xuất khẩu. Bàn với các doanh nghiệp Trung ương có nhu cầu xuất khẩu hoá và nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, giao cho Công ty xuất nhập khẩu tỉnh thực hiện để giảm đầu mối xuất nhập khẩu trên địa bàn.

- Trách nhiệm của các cấp, các nghành: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của ngành, đơn vị và nghị quyết 04 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Quyết định 636/QĐ-UB của UBND tỉnh các ngành, huyện, thành, thị chủ động xây dựng đề án phát triển của ngành, đơn vị mình. Phối hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư giới thiệu, tìm đối tác, triển khai chương trình dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực ngành, đơn vị quản lý.

- Chế độ báo cáo: Hàng năm các sở, ban, nghành, huyện thành thị đều phải tổng kết đánh giá kết quả hoạt động về lĩnh vực này, để rút kinh nghiệm và gửi báo cáo về UBND tỉnh, Sở kế hoạch và Đầu tư.

Nhiệm vụ mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh hết sức quan trọng, chúng ta đang đứng trước những thời cơ nhiều thuận lợi so sánh, tận dụng được thành tựu tiên tiến của thời đại. Nhưng cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, sự chỉ đạo nhanh nhạy của các cấp chính quyền, với sự phối hợp chặt chẽ và quyết tâm của các cấp, các ngành, đơn vị cơ sở để huy động được mọi nguồn lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 

II- Danh mục chương trình dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài 1998 - 2010.

Đơn vị tính: Ngàn USD

Số TT

Tên chương trình dự án

Địa điểm

Hình thức đầu tư

Dự kiến vốn đầu tư

Chủ dự án

A

1

 

2

3

4

5

6

 

7

 

 

8

 

9

 

Tổng vốn dự kiến

Công nghiệp

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ khu CN Bắc Việt Trì

Khai thác chế biến cao lanh Fenspát

Sản xuất VL nhựa thay thế gỗ

Sản xuất xi măng Yên

Mao

Đầu tư P.triển may mặc XK

Mở rộng NM giấy Bãi Bằng

Đầu tư mở rộng dây chuyền SX giấy bao gói CN giấy V.trì

Chế biến nông sản hoa quả

SX dụng cụ đồ điện dân dụng

Nông nghiệp

Trồng thâm canh và chế biến chè

Trồng nguyên liệu giấy

Chế biến thức ăn gia súc chăn nuôi lợn, bò cao sản và chế biến thịt xuất khẩu

 

Xây dựng khu chăn nuôi gà công nghiệp và chế biến thịt

Trồng và bảo vệ rừng quốc gia, rừng nguyên sinh

Hiện đại hoá trung tâm giống cây lương thực, cây ăn quả

Xây dựng TT đào tạo nông dân

Nâng cấp, tu bổ, bảo vệ đê

Phát triển KT-XH các xã xung quanh Đền Hùng

CT hỗ trợ thuỷ lợi miền núi

Điện – Giao thông:

Xây dựng lưới điện nông thôn

Làm cầu bê tông cốt thép

Đường Đào giã- ấm thượng

Đường Phủ lỗ-Ghềnh

 

 

 

 

Thuỵ vân Việt Trì

Huyện Tam Thanh

Việt Trì

Tam Thanh

Việt Trì

Bãi Bằng - Phong Châu

 

Việt Trì

Phong Châu, Thanh Ba

Khu CN Việt Trì

 

 

Liên doanh

Liên doanh

Liên doanh

Liên doanh

Liên doanh

Liên doanh hoặc vay vốn

Liên doanh

 

Liên doanh

Liên doanh

 

Liên doanh

 

Liên doanh

691.200

381.100

10.600

 

13.500

2.000

250.000

10.000

55.000

 

35.000

 

3.500

 

9.000

 

 

Ban QL khu Côngnghiệp

Sở Công nghiệp

- Nt -

Sở KH&ĐT

Sở Công nghiệp

C.ty giấy Bãi Bằng

 

N/M giấy V.trì

UBND huyện T.Ba+Pchâu

Ban QL khu CN

 

Sở NN&PTNT

 

 

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhkhtknq04cbtvtuvptctktn796