AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện năm đăng ký khai sinh cho trẻ em và giải quyết tình trạng hôn nhân thực tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện năm đăng ký khai sinh cho trẻ em và giải quyết tình trạng hôn nhân thực tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
Số: 54/2002/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2002                          
ủy ban nhân dân

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

Về việc ban hành Kế hoạchthực hiện "năm đăng ký khai sinh cho trẻ em"

và giải quyết tình trạng hôn nhân thực tế trên địa bàntỉnh Lâm Đồng.

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂMĐỒNG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày21 tháng 6 năm 1994;

Căn cứ Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội vềviệc thi hành Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000; Chỉ thị số 15/2000/CT-TTgngày 09/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thi hành Luật hôn nhânvà gia đình năm 2000 và đề án số 278 ngày 23/4/2001 của Bộ Tư Pháp " về tổchức năm tập trung công tác đăng ký khai sinh cho trẻ em trong toàn quốc"và Thông Tư số 07/2001/TT/BTP ngày 10/12/2001 của Bộ Tư Pháp về hướng dẫn thihành một số quy định của Nghị Định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chínhphủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 củaQuốc hội.

Thực hiện quyết định số 114/2000/QĐ-UB ngày 25/10/2000 của UBNDtỉnh Lâm Đồng năm 2000 về việc triển khai thi hành Luật Hôn nhân và gia đìnhnăm 2000.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư Pháp tỉnh Lâm đồng.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nayban hành kèm theo Quyết định này kế hoạch thực hiện" năm đăng ký khai sinhcho trẻ em" và giải quyết tình trạng hôn nhân thực tế trên địa bàn tỉnhLâm Đồng.

Điều 2: Cácông: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, thủ trưởng các Sở, Ban, ngành,Mặt trận, các đoàn thể cấp tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, vàchủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trong tỉnh chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này.

Quyếtđịnh này có hiệu lực từ ngày 01/4/2002./.

 

Kế họach

Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện "năm đăng ký khaisinh cho trẻ em"

và giải quyết tình trạng hôn nhân thực tế trên địa bàntỉnh Lâm Đồng

(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2002/QĐ-UB ngày 2tháng 4 năm 2002 của UBND tỉnh Lâm Đồng).

Thực hiện Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày9/6/2000 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chỉ thị số 15/2000 CT-TTg ngày9/8/2000 của Thủ Tướng Chính phủ "V/v tổ chức thi hành Luật nhân và giađình năm 2000" và đề án số 278/TP-HT ngày 23/4/2001 của Bộ Tư Pháp "vềtổ chức năm tập trung công tác đăng ký khai sinh cho trẻ em trong toàn quốc"-Thông tư số 07/2001/TT-BTP ngày 10/12/2001 của Bộ Tư Pháp về hướng dẫn thi hànhmột số quy định của Nghị định 77/2001 NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ.

UBNDtỉnh Lâm Đồng triển khai thực hiện hai công tác nói trên, như sau:

I. Đặc điểm tình hình và thực trạng công tácđăng ký khai sinh và đăng ký kết hôn thời gian qua.

LâmĐồng là tỉnh miền núi Nam tây nguyên có diện tích tự nhiên 9.773,95 Km2.Tỉnh chia thành 01 thành phố thuộc tỉnh, 01 thị xã, 9 huyện với 99 xã, 29 phườngvà thị trấn. Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng (sơ bộ) tính đến31/12/2000 dân số 1.056.447 người. Nếu so sánh dân số năm 1990 có 669.626 ngườithì trong thời gian 10 năm (1990- 2000) dân số tăng 386.821 người; Trong khi tỷlệ tăng dân số tự nhiên hàng năm trên dưới 1,95% năm, cho thấy dân số ở tỉnhLâm Đồng chủ yếu là tăng cơ học, dân cư ở hầu hết các tỉnh đều đến cư trú tạiLâm Đồng nói lên tình hình phức tạp của công tác đăng ký khai sinh và đăng kýkết hôn đặc biệt là đăng ký kết hôn cho đối tượng hôn thực tế.

Thờigian qua, công tác quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung, đăng ký khai sinh vàđăng ký kết hôn nói riêng của UBND các cấp đã từng bước đi vào nề nếp, số trẻem không đăng ký khai sinh và số cặp vợ chồng không đăng ký kết hôn hàng nămđều có giảm.

Chỉtính riêng từ tháng 7/1999 đến 30/11/2001 Trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnhđã cùng UBND các xã đăng ký 12.242 trường hợp khai sinh (chủ yếu cho người dântộc) và cấp giấy chứng nhận kết hôn cho 1425 cặp vợ chồng chưa có Giấy chứngnhận kết hôn.

Theobáo cáo chưa đầy đủ số liệu của các địa phương (thực hiện kế hoạch số 125/KH-TPngày 16/3/2001 của Sở Tư Pháp) đến ngày 31/12/2001t rên địa bàn xã, phường thịtrấn trong tỉnh hiện còn 8.833 trẻ em chưa đăng ký khai sinh và 9911 trường hợpchưa đăng ký kết hôn.

II. Mục đích yêu cầu của việc thực hiện năm đăngký khai sinh và giải quyết tình trạng hôn nhân thực tế.

1- Mục đích:

Quán triệt kịp thời những tư tưởng quan điểmchính sách của Đảng và Nhà nước về hôn nhân và gia đình trong thời kỳ mới.Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu sốvùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế mới … làm cho mọi người hiểu quyền và nghĩa vụcủa việc đăng ký khai sinh và đăng ký kết hôn để giải quyết các trường hợp hônnhân thực tế theo Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội.

Làmcho cha mẹ và người thân thích nhận rõ trách nhiệm phải đăng ký khai sinh chocon, đảm bảo quyền được khai sinh cho trẻ em.

Giảiquyết một cách cơ bản tình trạng (hôn nhân thực tế nam nữ chung sống với nhaunhư vợ chồng) từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 phải có nghĩa vụ đăng kýkết hôn trong năm 2002 .

Nângcao trách nhiệm của UBND các cấp đặc biệt là trách nhiệm của UBND xã, phường,thị trấn trong việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình và các quy định của phápluật về hộ tịch.

2- Yêu cầu:

Đảm bảo việc đăng ký xin cấp giấy chứng nhận kếthôn đối với các trường hợp hôn nhân thực tế được tiến hành thuận lợi, chínhxác.

Đảmbảo mọi trẻ em đều được đăng ký khai sinh, UBND các xã, phường, thị trấn.

Tạođiều kiện thuận lợi cho người dân khi đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Đăngký một cách chính xác các dữ liệu trong giấy chứng nhận kết hôn và giấy khaisinh đảm bảo sự thống nhất giữa giấy khai sinh được cấp và các giấy tờ hồ sơ cánhân khác của trẻ em có trước khi đăng ký khai sinh trễ hạn.

Tuânthủ đầy đủ các quy định của pháp luật về đăng ký và cấp giấy chứng nhận kết hônvà đăng ký khai sinh.

III- Triển khai tổ chức thực hiện và trách nhiệmcủa các cấp, các ngành:

1- Thẩm quyền và trách nhiệm cấp giấy khai sinh.

Việc tổ chức đăng ký và cấp giấy đăng ký khaisinh do UBND xã, phường, thị trấn ( gọi chung là UBND cấp xã) thực hiện.

Trường hợp trẻ em chưa đăng ký khai sinh thìviệc đăng ký khai sinh và cấp giấy khai sinh theo trình tự thủ tục đăng ký khaisinh quá hạn được quy định taị Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 củachính phủ và Thông tư số 12/1999/TT-BTP ngày 25/06/1999 của Bộ Tư Pháp.

- Biểu mẫu kê khai sử dụng biểu mẫu đăng ký khaisinh quá hạn do Bộ Tư Pháp phát hành (mẫu TP/HT-1999- A3)

- Hồ sơ xin đăng ký để được cấp giấy khai sinhquá hạn gồm có: (Giấy chứng sinh hoặc giấy chứng nhận làm chứng sinh tại nhàhoặc của người chỉ huy của người điều khiển phương tiện giao thông (nếu có)hoặc giấy tờ khác chứng minh ngày tháng năm sinh- Giấy chứng nhận kết hôn củacha mẹ (nếu có). Sổ hộ khẩu gia đình hoặc đăng ký tạm trú, CMND của người đứngkhai).

- Trường hợp trẻ em chưa được đăng ký khai sinh,cha mẹ thuộc trường hợp hôn nhân thực tế thì hướng dẫn cha mẹ làm thủ tục đăngký hôn nhân thực tế đồng thời đăng ký khai sinh cho con.

- Không gắn việc đăng ký khai sinh với việc buộcnhân dân thực hiện các nghĩa vụ khác.

2- Thẩm quyền và trách nhiệm Đăng ký hôn nhânthực tế:

Việctổ chức đăng ký và cấp giấy Chứng nhận kết hôn do UBND xã, phường, thị trấn (gọichung là UBND cấp xã) thực hiện Theo quy định tại Nghị định 77/2001/NĐ-CP ngày22/10/2001 của Chính phủ và Thông tư 07/2001/TT-BTP ngày 10/12/2001 của Bộ TưPháp.

Saukhi nhận Tờ khai đăng ký kết hôn, ủy ban nhân dân kiểm tra, nếu các bên đã đủđiều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 9 của Luật Hôn nhân và gia đình năm2000, thì đăng ký kết hôn ngay. Khi có tình tiết chưa rõ là một trong hai bênhoặc cả hai bên có đủ điều kiện kết hôn hay không, thì ủy ban nhân dân yêu cầuhọ làm giấy cam đoan và có xác nhận của ít nhất hai người làm chứng về nội dungcam đoan đó. Người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tínhchính xác của lời chứng.

Trongtrường hợp một trong hai bên kết hôn không có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trúcó thời hạn tại nơi đăng ký kết hôn, thì tờ khai đăng ký kết hôn phải được cơ quan,đơn vị nơi đang công tác (đối với cán bộ, công chức, người đang phục vụ tronglực lượng vũ trang) hoặc ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trúhoặc tạm trú có thời hạn xác nhận về tình trạng hôn nhân của người đó. Nếu cảhai bên cùng thường trú hoặc tạm trú có thời hạn tại nơi đăng ký kết hôn, thìkhông cần sự xác nhận nói trên.

-Kèm theo Tờ kê khai, hồ sơ còn có giấy khai sinh hoặc giấy chứng minh nhân dâncủa mỗi bên, Sổ hộ khẩu gia đình của bên nam hoặc nữ hoặc giấy tờ thay thế nhưgiấy Đăng ký tạm trú…

-Khi đăng ký kết hôn, ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng mẫu giấy chứng nhận kết hônhiện hành ( mẫu TP/HT- 1999-B2 ) do Sở Tư Pháp phát hành, dưới dòng chữ giấychứng nhận kết hôn có đòng chữ:

Đăng ký theo Nghị định số 77/2001/nđ-cp

Hôn nhân có hiệu lực từ ngày        tháng      năm

- Việc đăng ký kết hôn theo kế hoạch này đượcmiễn lệ phí đăng ký hộ tịch.

- Không gắn việc giải quyết đăng ký đăng ký hônnhân thực tế với việc buộc nhân dân thực hiện các nghĩa vụ khác .

3- Trách nhiệm của cơ quan Tư Pháp:

- Sở Tư pháp có trách nhiệm tập huấn hướng dẫnnghiệp vụ cho Phòng Tư Pháp- các Ban Tư pháp trong việc thực hiện đăng ký vàcấp Giấy chứng nhận kết hôn – đăng ký ký khai sinh cho trẻ em; phát hành tờkhai tình trạng hôn nhân thực tế đơn xin đăng ký khai sinh quá hạn, Giấy chứngnhận kết hôn, Giấy khai sinh.

- Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố cótrách nhiệm nhận biểu mẫu tại Sở Tư Pháp để giao cho UBND cấp xã triển khaithực hiện; thẩm định hồ sơ (nếu cần thiết) hướng dẫn kiểm tra UBND cấp xã đăngký và cấp giấy chứng nhận kết hôn và đăng ký khai sinh cho trẻ em theo quy địnhcủa pháp luật. Đối với những trường hợp phức tạp thì phòng Tư Pháp xin ý kiếnchỉ đạo hướng dẫn của Sở Tư Pháp.

4- Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thànhphố (gọi chung là cấp huyện).

- Chỉ đạo phòng tư pháp các cơ quan thông tinđại chúng: tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân chủ trương về việcđăng ký và cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho các trường hợp hôn nhân thực tế vàđăng ký khai sinh cho trẻ em .

- Chỉ đạo các Phòng tư pháp kiểm tra việc thựchiện đăng ký hôn nhân thực tế và đăng ký khai sinh cho trẻ em của UBND cấp xã.

- Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện Nghị quyết 35/NQ/2000/QH10của Quốc hội, các văn bản của Thủ tướng và chủ trương của UBND tỉnh Lâm Đồngdứt điểm giải quyết tình trạng hôn nhân thực tế và đăng ký khai sinh cho trẻ emtrong năm 2002.

5- Trách nhiệm của UBND các xã, phường, thịtrấn: Tổồ chức và thực hiện tốt việc đăng ký khai sinh đăng ký kết hôn cho nhândân theo kế hoạch này; xác nhận chính xác kịp thời về tình trạng hôn nhân củacác bên kết hôn, nếu được yêu cầu.

IV. Biện pháp và thời gian thực hiện:

1- Rà soát lập danh sách: UBND cấp xã phối hợp cùngcác trưởng thôn hoặc khu phố trưởng lập danh sách mẫu điều tra về trẻ em chưacó giấy khai sinh và các trường hợp hôn nhân thực tế theo hướng dẫn của Sở TưPháp. Phiếu kê khai phải được lưu giữ sau khi đăng ký khai sinh; đồng thời tổnghợp tình hình đăng ký kết kôn và đăng ký khai sinh cho trẻ em báo cáo UBND cấphuyện (qua phòng Tư Pháp) để tổng kết báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tư Pháp).

2- Thời gian thực hiện:

- Từ ngày 1 tháng 4 năm 2002 đến tháng 12 năm2002 UBND cấp xã phải giải quyết thật cơ bản tình trạng trẻ em trên địa bàn cấpxã mình chưa được đăng ký khai sinh.

- Việc tổ chức đăng ký kết hôn cho các trườnghợp sống chung như vợ chồng thực hiện từ ngày 1tháng 4 năm 2002 đến hết ngày31/12/2002 phải xong.

3- Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm cấpkinh phí từ ngân sách để tổ chức thực hiện kế hoạch này như sau:

- Cơ quan tài chính cấp tỉnh cấp kinh phí để SởTư Pháp mua và cung cấp các loại sổ sách biểu mẫu kê khai và biểu mẫu hộ tịch (giấykhai sinh, giấy đăng ký kết hôn, tờ khai tình trạng hôn nhân thực tế, đơn xinđăngký khai sinh quá hạn, biểu mẫu tổng hợp) để cấp phát miễn phí và chi phícác cuộc họp triển khai thực hiện kế hoạch này.

- Cơ quan tài chính cấp huyện giải quyết chi bồidưỡng mỗi ngày 15.000 đồng cho người trực tiếp điều tra, tổ chức đăng ký kếthôn đối với hôn nhân thực tế và cấp giấy khai sinh miễn phí lưu động và chi phícác cuộc họp triển khai kế hoạch này trên địa bàn cấp huyện.

4- Giao cho Sở Tư Pháp theo dõi việc triển khai,hướng dẫn thực hiện kế hoạch này, cuối năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư Pháp.

Quá trình triển khai thực hiện kế hoạch này nếucó khó khăn vướng mắc UBND các cấp, các cơ quan tư pháp báo cáo về UBND tỉnh(qua Sở Tư Pháp) để có biện pháp xử lý./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhkhthnkksctevgqtthntttbtl849