AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành chương trình môn Chính trị dùng cho hệ tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong các trường trung học chuyên nghiệp

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành chương trình môn Chính trị dùng cho hệ tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong các trường trung học chuyên nghiệp

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 20/2003/QĐ-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2003                          
No tile

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Về việc ban hành chương trìnhmôn Chính trị dùng

cho hệ tuyển học sinh tốtnghiệp trung học cơ sở trong các trường trung học chuyên nghiệp.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Bộ, cơ quan ngang Bộ,

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáodục và Đào tạo,

Căn cứ Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Một số bìện pháp nâng cao chất lượngvà hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác - Lê nin, tư tưởng HồChí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạynghề.

Căn cứ Quyết định số 21/2001/QĐ-BGDĐT ngày06/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hanh Chương trìnhkhung giáo dục trung học chuyên nghiệp;

Căn cứ Công văn số 829/CV-KGTW ngày 18/4/2003của Ban khoa giáo Trung ương về việc thẩm định chương trình môn Chính trị dùngcho hệ tuyển sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong các trường trung học chuyênnghiệp; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị, Vụ trưởng Vụ Trunghọc chuyên nghiệp và dạy nghề.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyếtđịnh này chương trình môn Chính trị dùng cho hệ tuyển học sinh tốt nghiệp trunghọc cơ sở trong các trường trung học chuyên nghiệp.

Điều 2. Quyếtđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và áp dụng từ nămhọc 2003 - 2004. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Công tác chínhtrị chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn giáo trình theo Chương trình này và hướngdẫn các trường thực hiện sau khi giáo trình được Ban Khoa giáo Trung ương tổchức thẩm định.

Điều 4. Các Chánh Văn phòng, Vụ trưởngVụ Công tác chính trị, Vụ trưởng Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Hiệutrưởng các trường trung học chuyên nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quanchịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

CHƯƠNG TRÌNH mônChính trị dùng cho hệ tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong các trườngtrung học chuyên nghiệp

(ban hành kèm theo Quyết định số 20/2003/QĐ-BGDĐTngày 20/5/2003 của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo).

A. VỊ TRÍ, MỤC ĐÍCH, YÊUCẦU

1. Vị trí:

Môn Chính trị là môn học nằm trong chương trìnhkhung giáo dục trung học chuyên nghiệp và là môn thi tốt nghiệp.

2. Mục đích:

Trang bị cho học sinh những kiến thức lý luận cơbản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam, làm cơ sở xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoahọc, giúp họ định hướng lý tưởng, xác định động cơ học tập, rèn luyện theo mụctiêu đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ đủ bản lĩnh vững vàng, sẵn sàngphục vụ Tổ quốc và nhân dân, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa.

3. Yêu cầu:

Vì đối tượng là tuyển sinh tốt nghiệp trung họccơ sở nên chương trình này học sinh phải vừa hoànthiện, chương trình môn Giáo dục công dân ở bậctrung học phổ thông lại vừa phải nâng cao đáp ứng yêu cầu kiến thức, kỹ năngcủa chương trình Chính trị theo mục tiêu đào tạo của người kỹ thuật viên, nhânviên nghiệp vụ, do vậy khi giảng dạy giáo viên phải hướng dẫn học sinh từ dễđến khó, đặc biệt gắn với thực tiễn đào tạo ngành nghề trung học chuyên nghiệp,những năng lực phẩm chất, đạo đức cần thiết để hành nghề, thực hiện tốt nhiệmvụ được giao khi ra trường.

B. PHÂN BỔ THỜI GIAN

Tổng số thờl gian: 120 tiết.

Giảng: 90 tiết

Xêmina: 30 tiết ...

Kiểm tra, thi: theo quy chế chung.

Phân bổ cụ thể:

Phần I. Một số nội dung cơ bản của Triết học Mác - Lê nin

Bài

Tên bài

Thời gian

Giảng

Xêmina

1

Triết học và Triết học Mác Lênin

2

 

2

Vật chất và ý thức

5

2

3

Hai nguyên lý và ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

8

2

4

Tự nhiên và xã hội - Những vấn đề về môi trường và dân số

2

 

5

Sản xuất xã hội và những quy luật cơ bản của sự vận động, phát triển của xã hội

5

2

6

Cấu trúc xã hội

4

 

7

Vấn đề con người và mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.

5

2

8

Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

5

2

9

Nhận thức và hoạt động thực tiễn

5

2

10

Một số giá trị đạo đức cơ bản của con người Việt Nam và học sinh trung học chuyên nghiệp trong giai đoạn hiện nay

4

2

 

Cộng:

45

14

Phần II.

Một số vấn đề về thời đại vàđường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam

Bài

Tên bài

Thời gian

Giảng

Xêmina

11

Thời đại hiện nay và quá trình cách mạng thế giới

4

1

12

Chủ nghĩa tư bản

5

2

13

Chủ nghĩa xã hội

5

2

14

Đường lối và chính sách kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

5

2

15

Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị

4

1

16

Đường lối và chính sách văn hóa - xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

3

1

17

Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

1

18

Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc

5

2

19

Những thắng lợi vĩ đại và bài học kinh nghiệm lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

5

2

20

Tư tưởng Hồ Chí Minh

5

2

 

Cộng:

45

16

C. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Phần I. MỘTSỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊN NIN

Bài 1 : Triết học và Triết học mác - Lênin

I. Triết học

1. Triết học là gì ?

2. Vấn đề cơ bản của Triết học.

II. Sự phát triển của Triết học

1. Sự ra đời của Triết học. Chủ nghĩa duy vật vàchủ nghĩa duy tâm, phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.

2. Triết học Mác - Lê nin là thế giới quan và phươngpháp luận khoa học.

III. Vai trò của Triết học trongđời sống xã hội.

Bài 2: Vật chất và ý thức

I. Phạm trù vật chất

1. Quan niệm của các nhà triết học duy vật trướcMác

2. Quan niệm triết học mác xít về vật nhất (địnhnghĩa vật chất của Lê nin).

II. Vận động là phương thức tồntại của vật chất

1. Định nghĩa vận động.

2. Nguồn gốc của vận động.

3. Những hình thức vận động cơ bản của vật chất

4. Vận động và đứng im.

III. Tính thống nhất của thế giới

1. Những quan điểm khác nhau.

2. Quan điểm triết học Mác - Lê nin.

IV. Ý thức, mối quan hệ giữa vậtchất và ý thức

1. Phạm trù ý thức.

2. Nguồn gốc, bản chất của ý thức.

3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Bài 3: Hai nguyên lý và ba quy luật cơ bản củaphép biện chúng duy vật

I. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật

1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

2. Nguyên lý về sự phát triển.

II . Thế giới vận động và phát triển theo quyluật

1. Phạm trù quy luật.

2. Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội.

3. Tính khách quan của quy luật và vai trò củacon người.

III. Nhữngnội dung chủ yếu của ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

1. Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượngdẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật lượng - chất).

2. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặtđối lập (gọi tắt là quy luật mâu thuẫn).

3. Quy luật phủ định của phủ định.

Bài 4: Tự nhiên và xã hội - Những vấn đề về môitrường và dân số

I. Tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên

II. Môi trường sinh thái và dânsố đối với đời sống xã hội

1. Môi trường tự nhiên là điều kiện vật chất củađời sống xã hội.

2. Vấn đề bảo vệ môi sinh hiện nay.

3. Dân số và ảnh hưởng của nó đối với sự pháttriển của xã hội.

Bài 5: Sản xuất xã hội và những quy luật cơ bảncủa sự vận động và phát triển của xã hội

I. Sảnxuất vật chất

1. Sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan củasự tồn tại và phát triển của xã hội.

2. Vai trò của phương thức sản xuất.

II. Những quy luật cơ bản của sự vận động vàphát triển của xã hội

1. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuấtvới trình độ của lực lượng sản xuất.

2. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sởhạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

Bài 6: Cấu trúc xã hội

I. Cấu trúc xã hội

1. Cấu trúc xã hội chưa có giai cấp.

2. Cấu trúc xã hội có giai cấp.

II. Giai cấp và đấu tranh giaicấp

1. Vấn đề giai cấp.

2. Đấu tranh giai cấp và vai trò của nó trong sựphát triển của xã hội có giai cấp.

III. Nhà nước

1. Một số vấn đề lý luận về Nhà nước.

2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

IV. Dân tộc, quan hệ dân tộc.

1. Quá trình hình thành dân tộc.

2. Tính giai cấp của vấn đề dân tộc.

V. Gia đình

1. Khái niệm, lịch sử gia đình.

2. Vị trí của gia đình trong sự phát triển củaxã hội.

3. Gia đình trong chế độ xã hội chủ nghĩa.

Bài 7: Vấn đề Con người và mối quan hệ giữa cánhân và xã hội

I. Bảnchất con người

1. Khái niệm về con người.

2. Bản chất con người.

II. Cá nhân và xã hội

1. Khái niệm cá nhân trong xã hội.

2. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.

3. Những tiền đề hình thành con người mới xã hộichủ nghĩa Việt Nam.

III. Quan hệ giữa cá nhân với tậpthể, cá nhân với xã hội

1. Quan hệ giữa cá nhân với tập thể.

2. Quan hệ giữa cá nhân với xã hội.

Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội 1 Tồn tạixã hội

1. Khái niệm tồn tại xã hội.

2. Vai trò của tồn tại xã hội đối với ý thức xãhội.

II. Ý thức xã hội

1. Khái niệm ý thức xã hội.

2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.

III. Hình thái ý thức xã hội

1. Ý thứcchính trị.

2. Ý thứcpháp quyền.

3. Ý thứckhoa học.

4. Ý thứctôn giáo.

5. Ý thứcthẩm mỹ.

Bài 9: Nhận thức và hoạt động thực tiễn

I. Bản chất của nhận thức

1. Một số quan điểm trong lịch sử về bản chấtcủa nhận thức.

2. Quan điểm triết học Mác - Lê nin về bản chấtcủa nhận thức.

II. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối vớinhận thức

1. Phạm trù thực tiễn.

2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Bài 10: Một số giá trị đạo đức cơ bản của con ngườiViệt Nam và học sinh trung học chuyên nghiệp trong giai đoạn hiện nạy

I. Đạo đức học

1. Khái niệm.

2. Một số phạm trù cơ bản đạo đức học.

II. Một số giá trị đạo đức cơ bảncủa con người Việt Nam hiện nay

1. Một số giá trị đạo đức cơ bản của con ngườiViệt Nam hiện nay.

2. Yêu cầu về đạo đức của học sinh trong các trườngtrung học chuyên nghiệp và sau khi tất nghiệp ra trường.

PHẦN II

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỜI ĐẠI VÀ

 ĐƯờNG LốI XÂY DựNG CHủ NGHĨA XÃHỘI Ở VIỆT NAM

Bài 11: Thời đại hiện nay và quá trình cách mạngthế giới

I. Thời đại và nội dung cơ bản của thời đại

1. Quan niệm về thời đại và vai trò vấn đề thờiđại

2. Nội dung cơ bản của thời đại hiện nay.

II. Những mâu thuẫn cơ bảnvà đặc điểm của thời đại hiện nay

1. Những mâu thuẫn cơ bản của thời đại hiện nay.

2. Đặc điểm và xu thế chủ yếu của thế giới hiệnnay.

Bài 12: Chủ nghĩa tư bản

I. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh

1. Sản xuất hàng hoá và sự ra đời của chủ nghĩatư bản.

2. Bản chất của chủ nghĩa tư bản.

3. Quá trình lưu thông tư bản, sự phân chia giátrị thặng dư trong xã hội tư bản và đặc điểm của chủ nghĩa tư bản tự do cạnhtranh.

II. Chủ nghĩa tư bản độc quyền

1. Những đặc điểm kinh tế chính trị cơ bản củachủ nghĩa tư bản độc quyền.

2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

III. Địa vị lịch sử của chủ nghĩatư bản

1. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ranhững nhân tố mới thúc đẩy tiến bộ xã hội.

2. Chủ nghĩa tư bản đã gây ra những hậu quả nặngnề cho nhân loại.

3. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra tiền đề vật chấtđầy đủ và tiền đề xã hội chín muồi cho sự ra đời của xã hội mới.

Bài 13: Chủ nghĩa xã hội

I. Tính tất yếu và những đặc trưngcơ bản của chủ nghĩa xã hội

1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội.

2. Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội.

II. Quá độ lên chủ nghĩa xã hộibỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở ViệtNam

1. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội.

2. Những điều kiện để quá độ lên chủ nghĩa xãhội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

3. Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội.

4. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của quá trìnhxây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam.

Bài 14: Đường lối và chính sách kinh tế của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

I. Côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1. Tính tất yếu và vai trò của công nghiệp hóa,hiện đại hóa.

2. Mục tiêu và quan điểm công nghiệp hóa, hiệnđại hóa.

3. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đạihóa.

4. Công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệpnông thôn.

II. Sở hữu và các thành phần kinhtế

1. Đặc điểm, vai trò của các hình thức sở hữu vàcác thành phần kinh tế.

2. Chính sách đối với các thành phần kinh tế.

III. Phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa.

1. Sự cần thiết phát triển kinh tế thị trường.

2. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa.

3. Phương hướng phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa.

IV. Tiếp tục đổi mới cơ chế quảnlý và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế

1. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

2. Mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế.

Bài 15: Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị

I. Khái niệm, nội dung, phương hướng đổi mới hệthống chính trị

1. Khái niệm hệ thống chính trị.

2. Phương hướng, nội dung cơ bản xây dựng hệthống chính trị hiện nay.

II. Thực hiện và phát huy dân chủxã hội chủ nghĩa

1. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủnghĩa, là mục tiêu, động lực của công cuộc đổi mới.

2. Thực hiện và phát huy dân chủ gắn liền vớităng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Bài 16: Đường lối và chính sách văn hóa xã hộicủa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

I. Vai trò của các lĩnh vực văn hóa - xã hội

1. Sự cần thiết phải phát triển các lĩnh vực vănhóa - xã hội.

2. Quan hệ chính sách phát triển văn hóa - xãhội với chính sách kinh tế.

II. Quan điểm và nhiệm vụ chủ yếuphát triển văn hóa - xã hội trên các lĩnh vực

1. Lĩnh vực giáo dục - đào tạo,

2. Lĩnh vực khoa học công nghệ.

3. Lĩnh vực văn hóa.

4. Lĩnh vực lao động, giải quyết việc làm, nângcao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.

5. Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, y tế,dân số, gia đình, trẻ em, thể dục thể thao...

6. Lĩnh vực phòng chống các tệ nạn xã hội.

Bài 17: Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sảnViệt Nam

I. Tầm quan trọng và quá trình xác định đườnglối đối ngoại trong thời kỳ đổi mới

1. Tầm quan trọng.

2. Quá trình xác định đường lối đối ngoại trongthời kỳ đổi mới.

II. Nguyên tắc và phương châm quan hệ đối ngoại

1. Nguyên tắc.

2. Phương châm.

III. Mục tiêu, nội dung đường lốiđối ngoại

Bài 18. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phongcủa giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân,nhân dân lao động và của cả dân tộc

I. Sự ra đời của Đảng Cộng sản việt Nam là tấtyếu lịch sử, là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam

1. Yêu cầu khách quan và sự ra đời của Đảng.

2. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngươi sáng lập và rênluyện Đảng ta.

3. Sự ra đời của Đảng - bước ngoặt lịch sử vĩđại của cách mạng Việt Nam.

II. Vai trò lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam trong quá trình cách mạng Việt Nam

1. Thời kỳ 1930 - 1945 lãnh đạo đấu tranh giànhchính quyền.

2. Thời kỳ 1945 - 1975 lãnh đạo kháng chiếnchống đế quốc xâm lược.

3. Thời kỳ 1975 đến nay lãnh đạo xây dựng và bảovệ Tổ quốc.

III. Những nhân tố bảo đảm vai tròlãnh đạo cách mạng thắng lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam.

1. Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp côngnhân của Đảng.

2. Tính khoa học và cách mạng trong đường lốicủa Đảng Cộng sản Việt Nam.

3. Gắn bó chặt chẽ với quần chúng.

4. Coi trọng công tác xây đựng Đảng để nâng caonăng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ngang tầm nhiệm vụ lịch sử.

Bài 19: Những thắng lợi vĩ đại và bài học kinhnghiệm lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

I. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam

1. Cách mạng tháng Tám thắng lợi, thành lập nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa (1930 - 1945).

2. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược,hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nướcđi lên chủ nghĩa xã hội (1945 - 1975).

3. Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, từng bước đưađất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

II. Những bài học kinh nghiệm lịch sử

1. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩaxã hội.

2. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân.

3. Không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoànkết; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

4. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàngđầu bảo đảm thẳng lợi của cách mạng Việt Nam.

Bài 20: Tư tưởng Hồ ChíMinh

I. Nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triểntư tưởng Hồ Chí Minh

1. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh.

3. Quá trình hình thành và phát triển củaTư tưởng Hồ Chí Minh.

II. Một số nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ ChíMinh

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng dân tộc,dân chủ nhân dân.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng xã hội chủnghĩa.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàndân.

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.

III. Sốngchiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩđại

HƯỚNGDẪN THSC HIỆNCHƯƠNG TRÌNH

Chương trình này phải vừa bảo đảm khối lượngkiến thức của chương trình Giáo dục công dân ở bậctrung học phổ thông, vừa phải nâng cao phù hợp với mục tiêu đào tạo gắn vớithực tế trung học chuyên nghiệp và tương đương với hệ chuẩn trung học chuyênnghiệp, nên khi giảng dạy, giáo viên phải rất chú ý đến đối tượng học sinh,phải lấy mục tiêu đào tạo trung học chuyên nghiệp làm định hướng để giảng dạy.

Chương trình chia làm 2 học phần, mỗi học phầngiảng dạy ở một học kỳ, theo trật tự được bố trí trong kếhoạch đào tạo (học phần I giảng 45 tiết xêmina 14 tiết;học phần II giảng 45 tiết, xêmina 16 tiết). Các đề thi xêminatheo hướng câu hỏi trong giáo trình. Thời gian thi, kiểm tra theo quy định hiệnhành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tùy theo đối tượng học sinh của mỗi ngành cụthể, số tiết bài có thể xê dịch từ 1 - 2 tiết so với bố trí trong chương trình,nhưng tổng số tiết của chương trình không giảm.

Đây là chương trình dùng chung cho tất cả hệtuyển sinh trung học cơ sở của các trường trung học chuyên nghiệp, tùy theo mụctiêu đào tạo, yêu cầu cụ thể của mỗi ngành, các trường phải bổ sung phần mềmliên hệ vào từng bài hoặc có những bài riêng và những hoạt động thực tiễn chophù hợp, đồng thời tăng cường các hoạt động tham quan thực tế chung và ngànhnghề đào tạo, thực tiễn địa phương mà học sinh sau khi tốt nghiệp sẽ ra phụcvụ.

Tùy theo đặc thù của mỗi trường, ở mỗiphần lý luận phải tổ chức tham gia thực tế có viết thu hoạch./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhctmctdchthstnthcstctthcn968