AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành chương trình an ninh lương thực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 - 2010.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành chương trình an ninh lương thực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 - 2010.

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH PHÚ THỌ
Số: 764/2000/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2000                          
UBND tỉnh

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH PHÚ THỌ

Về việc ban hành chương trình an ninh lương thực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 - 2010.

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21 - 6 - 1994:

Căn cứ kết luận của thường trực tỉnh uỷ số 360K1/Tu ngày 6/3/2000 về chương trình an ninh lương thực tỉnh Phú Thọ kỳ 2000 - 2010.

Xét đề nghị của Gián đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại văn bản số 175/2000/HC ngày 14 tháng 3 năm 2000.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này chương trình an ninh lương thực tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2000-2010.

Điều 2: Giao sở nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp cùng các ngành liên quan chỉ đạo UBND các huyện, thành, thị tổ chức thực hiện Quyết định này UBND các huyện, thị xây dựng chương trình của đơn vị mình, triển khai cụ thể đến các xã, phường, thị trấn đảm bảo thiết thực hiệu quả.

Điều 3: Các ông: chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thành, thị, chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn căn cứ Quyết định thi hành./.

Chương trình an ninh lương thực tỉnh phú thọ thời kỳ 2000 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 764/QĐ -UB ngày 04 tháng 4 năm 2000)

MỞ ĐẦU

Báo cáo chính trị đại hội Đảng 8 chỉ rõ "phát triển nông nghiệp toàn diện hướng vào đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, tăng nhanh nguồn thực phẩm và rau quả, cải thiện chất lượng bữa ăn, giảm suy dinh dưỡng" . Nghị quyết 06 NQ-TW Bộ chính trị ngày 11/11/1998 đã chỉ ra trước mắt cũng như lâu dài, vấn đề an ninh lương thực quốc gia vẫn là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta làm cơ sở phát triển kinh tế bền vững, ổn định xã hội và thực hiện CNH - HĐH đất nước.

Quán triệt đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, sau khi Phú Thọ được tái lập. Tỉnh uỷ và UBND tỉnh tập trung chỉ đạo sản xuất nộng nghiệp, đã có nhiều quyết sách lớn ưu tiên phát triển sản xuất lương thực và đã thu được kết quả đáng kể. Song tỉnh ta vẫn chưa khai thác hết tiềm năng phát triển sản xuất lượng thực, tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, mối quan hệ giữa tính sẵn có, tính ổn định và tính tiếp cận đối với lương thực và thực phẩm, cũng như an ninh lương thực gắn với an ninh dinh dưỡng chưa vững chắc và bình quân lương thực thấp. Mặt khác những vùng hay những cộng đồng có nguy cơ mất an ninh lương thực cao (như 40 xã đặc biệt khó khăn) chưa được đầu tư đúng mức.

Để tạo điều kiện tổ chức thực hiện an ninh lương thực có hiệu quả, trước hết phải hiểu đầy đủ khái niệm về an ninh lương thực. Theo quan niệm của UBQGANLT khái niệm về ANLT Là:

- Sản xuất đủ yêu cầu lương thực - thực phẩm của xã hội (tính sẵn có) đáp ứng yêu cầu cơ bản ngày càng cao của xã hội.

- Cung cấp lương thực thực phẩm ổn định trên cơ sở hoàn thiện hệ thống phân phối và phát triển thị trường để lương thực thực phẩm đến với mọi nơi, mọi lúc với giá cả ổn định ngay cả trong tình huống xấu nhất khi thiên tai xảy ra.

- Khả năng kinh tế để tăng tính tiếp cận lương thực thực phẩm tức là đề cập đến vấn đề việc làm, thu nhập và những đảm bảo tối thiểu đối với các đối tượng xã hội.

-Vệ sinh an toàn thực phẩm hay nói cách khác là tiêu chuẩn vệ sinh, chất lượng cần thiết để lương thực thực phẩm không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người tiêu dùng.

Từ những khái niệm đầy đủ về ANLT theo sự chỉ đạo của UBQGANLT, UBANLT Phú Thọ tổ chức chương trình ANLT trên địa bàn tỉnh đến năm 2010.

Phần I: Đánh giá hiện trạng về an ninh lương thực trên điạ bàn tỉnh

I. Tình hình sản xuất lương thực thực phẩm chính

Sản xuất lương thực - thực phẩm chính trong những năm gần đây có xu hướng phát triển, sản xuất đi đôi với thâm canh bước đầu được chú trọng (chi tiết xem kết quả biểu 4 phần phụ biểu)

1. sản xuất lương thực:

Sản xuất lương thực những năm gần đây (nhất là từ khi Phú Thọ được tái lập) tốc độ tăng trưởng khá. Sản lượng lương thực 1999 đạt 320,7 ngàn tấn, tăng 66,7% so với 1990 và tăng 14,3% so với năm 1998, bình quân (1990 - 1999) tăng 4%, trong đó:

a. Lúa:

Diện tích lúa qua các năm tăng giảm bấp bênh, 1999 so với 1990 giảm 6,3% so với 1998 giảm 4,73%, riêng vụ chiêm xuân 1999 giảm trên 4000 ha so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính do vụ chiêm xuân 1999 hạn hán kéo dài và sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụ còn chậm.

Năng suất lúa qua các năm tăng khá, 1999 tăng 79,2% so 1990 và tăng 16,9% so với năm 1998, tăng bình quân 4,4% năm. Năng suất vụ mùa cao hơn vụ chiêm xuân.

Sản lượng thóc 1999 là năm cao nhất đạt 24,06 vạn tấn, tăng 67,9% so với năm 1990 và tăng 11,4% so với 1998, tăng bình quân 4% năm.

b. Ngô:

Ngô là cây màu lương thực chủ yếu (sau lúa), qua các năm nhất là những năm gần đây diện tích tăng nhanh, 1999 so với 1990 tăng 122,9% và so với 1998 tăng 25,7%: trong đó đặc biệt là Ngô vụ đông tăng nhanh, vụ đông 1998 - 1999 đạt 10.313ha (chiếm 64,18% so ngô cả năm) tăng 186,5% so 1990 và tăng 19,9% so 1998. Năng suất ngô 1999 so 1990 tăng 48% và so với 1998 tăng 12,5%: Trong đó năng xuất ngô vụ đông 1999 đạt 31,8 tạ/ha, tăng 64,5% so với 1990 và tăng 13,4% so ngô đông 1998

Sản lượng ngô 1999 so với 1990 tăng 231% và tăng 42% so với năm 1998.

c. Màu lương thực khác

Màu lương thực khác chủ yếu là sắn, khoai lang. Diện tích sắn qua các năm tương đối ổn định ở mức trên 8.000 ha, năng suất tăng giảm bấp bênh; khoai lang diện tích và năng suất tăng nhưng chậm.

Sản lượng lương thực đạt được tiến bộ đáng kể (nhất là từ khi tái lập tỉnh đến nay), nguyên nhân do:

- Đẩy nhanh việc chỉ đạo hướng dẫn, chuyển giao đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất:

+ Về giống: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho công tác khảo nghiệm, sản xuất giống lúa siêu nguyên chủng và nguyên chủng, ngô lai phục vụ sản xuất. Thực hiện chương trình cấp I hoá giống lúa, ngô lai. Chỉ đào tạo và hướng dẫn tổ chức nhân giống cấp I. Tính đến năm 1999 diện tích lúa sử dụng giống cấp I đạt trên 65%, lúa lai 15% và diện tích ngô sử dụng giống lai (chủ yếu vụ đông) đạt 68,5%.

+ Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và tăng vụ mở rộng diện tích: thực tế các năm vụ chiêm xuân có xu hướng mở rộng diện tích các trà xuân muộn, giảm dần diên tích trà xuân chính vụ phù hợp diễn biến khí hậu, thời tiết trên điạ bàn tỉnh, đối với vụ mùa. Trà mùa sớm tăng dần, mùa muộn giảm, góp phần tăng nhanh diện tích vụ đông. Lúa lai bước đầu được chú trọng, năm 1998 diện tích lúa lai đạt 5% so với tổng diện tích lúa, năm 1999 diện tích lúa lai đạt 15% tăng gấp 3 lần so với năm 1998.

+ Về phòng trừ dịch bệnh: Đã tổ chức mở các lớp tập huấn IPM về kiến thức kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh tổng hợp. Tổ chức tốt dự báo sâu bệnh theo định kỳ và khuyến cáo cho bà con nông dân cách phòng trừ. Do chỉ đạo tốt các công tác BVTV nên thiệt hại do sâu bệnh dưới 5%, đồng thời tổ chức chiến dịch diệt chuột góp phần giảm tỷ lệ hao hụt sản lượng đồng ruộng.

+ Chương trình khuyến nông trọng điểm: Tập trung xây dựng các mô hình trình diễn, chuyển giao TBKT đến người sản xuất, tập trung xây dựng các mô hình trình diện, chuyển giao TBKT đến người sản xuất, tập huấn kỹ thuật cho nông dân về kỹ thuật. Đồng thời in ấn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng giới thiệu các mô hình sản xuất giỏi về lúa, ngô gắn với áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới.

- Tỉnh có chính sách trợ giá giống, trợ giá cước phân bón đối với miền núi, khuyến khích nông dân đầu tư thâm canh sản xuất lương thực. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất như đầu tư cơ sở sản xuất giống thủy lợi. Đồng thời hỗ trợ lãi xuất như đầu tư cơ sở xuất giống, thuỷ lợi. Đồng thời hỗ trợ lãi xuất tiền vay để sản xuất giống lúa nguyên chủng và nhập giống lúa lai, ngô lai.

2. Cây thực phẩm

Cây thực phẩm chính gồm :Rau, đậu tương, lạc.

a. Rau thực phẩm

- Diện tích rau, đậu các loại qua các năm tăng, 99/90 tăng 13,8%, 99/1998 tăng 1,9%.

- Năng suất rau các loại tương đối ổn định từ 100 - 108 ta/ha, năng suất đậu các loại từ 4,1 - 4,6tạ/ha.

- Sản lượng rau các loại 60- 70 ngàn tấn, đậu các loại 1000 - 1100 tấn/ năm

Sản lượng rau thực phẩm qua các năm có xu hướng phát triển, nhưng chậm. Rau thực phẩm chủ yếu tập trung ở vùng bãi ven sông Hồng và khu tập trung đông dân như Việt Trì, thị xã Phú Thọ, Lâm Thao, Bước đầu đã có một số nơi (như Việt Trì) chú ý đến sản xuất rau sạch cung cấp cho thành phố.

b. Đậu tương.

- Diện tích qua các năm tăng: 99/ 90 tăng 44,2%, 99/98 tăng 30%

- Năng suất tăng nhưng chậm: 99/90 tăng 27,4%, 99/98 tăng 3,6%

- Sản lượng 99/90 tăng 73,1%, 99/98 tăng 33,3%.

Sản lượng đậu tương chủ yếu tập trung ở Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Sơn. Trình độ thâm canh chưa cao, năng suất và sản lượng tăng chậm.

c. Lạc:

- Diện tích qua các năm tăng nhanh: 99/90 tăng 69,2%, 99/98 tăng 19,9%

- Năng suất 99/90 tăng 24%, 99/98 giảm 7,6%

- Sản lượng :99/90 tăng 114,4%. 99/98 tăng 11,6%

Vùng lạc tập trung ở Thanh Sơn, Yên lập, Tam nông Thanh Thuỷ, Thanh ba, Sông Thao, Lâm Thao, Đoan Hùng. Sản xuất lạc tăng nhanh về diện tích, nhưng năng xuất và sản lượng tăng chậm.

3. Tình hình sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả:

3.1. Cây công nghiệp

Cây công nghiệp chủ yếu là chè, sơn, mía qua các năm như sau:

a. Chè:

- Diện tích qua các năm tương đối ổn định (trên 7.000ha)

- Năng xuất tăng giảm bấp bênh (trung bình 35 - 36 tạ/ha đến tạ/ha)

- Sản lượng: 99/90 tăng 56,23%, 99/98 giảm 10,15%, tăng bình quân 4%/năm.

Chè là cây công nghiệp chủ lực vùng đồi, tập trung ở Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hoà, Sông Thao, Yên lập, Thanh Sơn. Chè là cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đồng thời là cây truyền thống, nhân dân vùng đồi có tập quán và kinh nghiệm làm chè từ lâu đời. Chè tham gia xuất khẩu. Kết quả qua nhiều năm chè có tỷ trọng khá trong sản xuất Nông nghiệp (chiếm 1,5% - 2% so với tổng giá trị sản phẩm) và chiếm trên 14% so với giá trị các mặt hàng xuất khẩu. Trong những năm gần đây, hàng năm xuất khẩu chè đạt trên 3000 tấn chề khô/năm, phần địa phương quản lý đạt trên 1000 tấn/năm.

Song, trình độ thâm canh chè còn thấp, năng suất chè búp bình quân mới đạt 35 - 36 tạ/ha, chất lượng vườn chè chưa cao, theo thống kê trên 60% diện tích chè đạt năng suất dưới 4 tấn búp/ha và 36% diện tích đạt năng suất trên 5 tấn búp/ha. Trong đó khu vực quốc doanh trình độ thâm canh khá hơn năng suất đạt trên 5 tấn/ha và đã có điển hình thâm canh cao đạt 7 - 8 tấn/ha và có nơi đạt trên 10 tấn/ha; khu vực dân đại bộ phận trên 3 tấn/ha. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn đầu tư và khả năng tiếp thu TBKT đưa vào sản xuất (nhất là khu vực chè của dân) còn hạn chế. Qua nghiên cứu và đánh giá tiềm năng năng suất của chè còn rất lớn, nếu đầu tư cải tạo và thâm canh trên cơ sở đưa TBKT vào sản xuất có thể tăng năng suất 2 - 2,5 lần so hiện nay.

b. Sơn

- Diện tích sơn hiện nay có 462ha.

- Diện tích qua các năm tăng giảm bấp bênh: 99/90 tăng 15,5%, 99/98 giảm 3,5%

- Năng suất sơn qua các năm tăng chậm, bình quân 3,1 - 3,4 tạ/ha.

- Sản lượng: 98/90 tăng 76,3%, 98/97 tăng 10,1%, 98/97 tăng 10,1%.

Sơn tập trung ở Tam Nông và Thanh Sơn. Sơn không có thị trường, chủ yếu tiêu thụ thị trường tự do và không ổn định, do đó tác động tăng trưởng sản xuất sơn bị hạn chế.

c. Mía: Mía qua các năm có sự tăng trưởng. Về diện tích 1999 so 1990 tăng 97,1% và tăng 15,3%. Về năng xuất 99/90 tăng 39,3%, 99/98 tăng 11,6%. Về sản lượng 99/90 tăng 174,7% và năm 99/90 tăng 28,7%.

Sản xuất mía qua các năm tăng nhanh về diện tích, nhưng năng xuất và sản lượng tăng chậm, chứng tỏ trình độ thâm canh chưa cao. Bước đầu đã hình thành vùng mía tập trung (gần 400 ha) cung cấp nguyên liệu cho chế biến đường.Song, vùng mía tập trung qui mô chưa đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho chế biến. Nguyên nhân chủ yếu do đất trồng mía phân tán, tích tụ ruộng đất thấp, tổ chức dồn đổi ruộng đất chậm, do vậy việc tạo thành vùng tập trung gặp khó khăn. Mặt khác việc chuyển giao đưa TBKT vào sản xuất thâm canh mía còn chậm nên năng suất mía bình quân trong vùng sản xuất thâm canh mía với các điển hình tiên tiến và cơ chế thu mua chưa găn với lợi ích người sản xuất.

3.2. Cây ăn quả:

Cây ăn quả chủ yếu là chuối, cam quýt, bưởi, hồng, nhãn, vải. Tổng diện tích cây ăn quả hiện có 6.412,8 ha trong đó :Chuối 2.381,9 ha, Bưởi 573 ha, Hồng - Nhãn - Vải 1660,8 ha, Cam quýt 1.130 ha.

- Diện tích qua các năm tăng: 99/90 tăng 3 lần, 99/98 tăng 20%

- Năng suất và sản lượng cây chủ yếu tăng giảm bấp bênh. Cây ăn quả phân bố hầu khắp các huyện. Chuối chủ yếu tập trung vùng bãi ven sông, cam, quýt, bưởi, hồng, nhãn, vải phân bố chủ yếu vùng đồi, tập đoàn cây ăn quả tương đối phong phú và đa dạng. Song, phần lớn là giống địa phương phẩm cấp chất lượng chưa cao nên giá trị kinh tế thấp. Tuy nhiên, một số nơi có những giống cây ăn quả được người tiêu dùng ưa chuộng như chuối Lâm Thao, hồng Hạc trì, bưởi Sửu Đoan Hùng, quýt giấy Yên Lập, v.v. Những sản phẩm đặc sản với quy mô còn nhỏ, chưa được đầu tư nghiên cứu và nhân rộng. Một khó khăn đặt ra, trong những năm qua cây ăn quả phát triển chậm, phần lớn chưa tạo ra vùng tập trung có hàng hoá lớn. Nguyên nhân chủ yếu gặp khó khăn, mặt khác công tác nghiên cứu tạo ra tập đoàn giống cây ăn quả năng suất - chất lượng cao có giá trị kinh tế chưa nhiều.

II. Tình hình thị trường lương thực - thực phẩm trên địa bàn:

Phú Thọ là tỉnh thiếu lương thực, tính đến cuối 1998 bình quân lương thực đầu người mới đạt 217kg/người/năm, năm 1999 đạt trên 250kg/người. Vì vậy, hàng hoá lương thực xuất ra người tỉnh không có. Trong phạm vụ tỉnh có sự trao đổi giữa vùng thừa cho vùng thiếu, hay nói cách khác lương thực chủ yếu tiêu thụ nội bộ. Điều hoà sự tiêu thụ nội bộ chủ yếu do mạng lưới dịch vụ tư thương sản xuất lương thực (chủ yếu lúa và ngô), trong một vài năm gần đây liên tiếp được mùa, do vậy sự biến động giá cả lương thực - thực phẩm không lớn. Một số loại thực phẩm như đậu tương, lạc, chè… đã tham gia xuất khẩu, nhưng thị trường không ổn định. Chè xuất uỷ thác qua tổng Công ty chè Việt Nam, chuối, lạc nhân xuất bằng con đường tiểu ngạch.

III. Tình hình việc làm và thu nhập của nhân dân.

Nghị quyết 24 (1983) của tỉnh uỷ Vĩnh Phú, chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc và chính sách khuyến khích nhiều thành phần phát triển đã tạo đà kinh tế đồi rừng phát triển, khai hoang mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp và cây lâm nghiệp đã góp phần giải quyết thêm công ăn việc làm. Nhiều hộ nông dân làm kinh tế trang trại thu hút thêm lao động có việc làm và tăng thu nhập. Tính đến cuối 1999 toàn tỉnh có 2.059 trang trại với diện tích 9.340,7 ha, thu hút 16.454 lao động (trong đó tạo thêm việc làm mới cho gần 7.000lao động), thu hút khoảng 15 - 20% lao động dư thừa ở nông thôn.

Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn đã có bước phát triển đáng kể. Theo số liệu điều tra hiện có 12.259 cơ sở công nghiệp gồm 19 HTX công nghiệp, 12 công ty TNHH, 2 doanh nghiệp tư nhân và 12.206 cơ sở kinh tế cá thể và nhóm kinh doanh, thu hút hơn 25.600 lao động chuyên với số vốn đầu tư 125,18 tỷ đồng. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu là vật liệu xây dựng (gạch,ngói, vôi), chế biến lương thực, mì, đậu phụ, mây tre đan, may mặc và cơ khí gò hàn điện nguội. Giá trị sản xuất công nghiệp nông thông và ngoài quốc doanh năm 1999 đạt 230,011 tỷ đồng tăng 7% so với năm 1998, nhịp độ tăng bình quân (1993 - 1998) là 15%. TTCN và CNNT đã hình thành các làng có nghề như đan cót, mộc ở Đỗ Xuyên (Thanh ba), đan sọt ở Ngô xá (Sông Thao), đan nón ở Sơn Nga và Sài Nga (Sông thao), mành cọ ở Tiêu Sơn (Đoan hùng). Nung vôi ở Ninh Dân (Thanh ba), gạch ga li tô ở Thọ Sơn (Việt Trì) Các làng nghề tạo ra nguồn hàng ổn định thu hút được lao động nông nhàn và tăng thu nhập. Mặt khác bằng các chương trình như quỹ quốc gia giải quyết việc làm, qũy xoá đói giảm nghèo, các nguồn vốn giải quyết việc làm từ các chương trình dự án của các ngành đoàn thể, chương trình 327 và 773.... Trong 3 năm (1995 - 1997) đã giải quyết thêm việc làm cho gần 50.000 lao động và tính đến năm 1999 giải quyết thêm việc làm cho gần 60.000 lao động.

Đi đôi với ngành nghề phát triển cộng với các chương trình giải quyết việc làm được chú trọng góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động. Mức sống của nhân dân (chủ yếu ở nông thôn) trong những năm gầy đây bước đầu được nâng lên biểu hiện:

- GDP bình quân đầu người từ 1,4 triệu đ (1995) lên 1,84triệu đ (1998), trong đó các hộ làm kinh tế trang trại có thu nhập bình quân 2,5 - 4,5 triệu đồng/người/năm.

- Tỷ lệ hộ nghèo đói từ 24,8% (1996) xuống 16,5% (1999)

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng từ 45% (1995) xuống 30,41% (1999), 80 xã đã có chương trình dinh dưỡng.

- Tỷ lệ phụ nữ có thai suy dinh dưỡng từ 10% (1995) xuống 8,7% (1998).

Đạt được tiến bộ bước đầu nói trên, nguyên nhân chủ yếu do:

-Chính sách khuyến khích kinh tế nhiều thành phần phát triển và bước đầu hình thành các làng nghề và TTCN nông thôn phát triển

- Các chương trình giải quyết việc làm trong 5 năm (1995 - 1999) đã đầu tư với 134 tỷ đồng cho gần 90.000 hộ (với 166.570 lao động), đầu tư bình quân cho 1 lao động 2,2 triệu đồng, kết quả làm cho các hộ khó khăn nâng cao mức sống.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng như hệ thống đường - trường - trạm được chú trọng đối với miền núi, phần lớn các xã có đường ô tô tới Trung tâm xã, 71% số xã được sử dụng điện lưới, hầu hết các xã có trạm xá và trường học. Kết quả này góp phần mở mang giao lưu giữa các vùng, kinh tế hàng hoá phát triển và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất.

Cơ cấu kinh tế NLN tuy chỉ chiếm 30% nhưng lao động cho NLN chiếm 83,6%, bình quân ruộng đất thấp với thời gian sử dụng lao động mới đạt 74,1%. Tình trạng thiếu việc làm vẫn còn là một vấn đề cần được quan tâm để giải quyết. Thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP của Phú Thọ còn thấp, so với bình quân cả nước thì mới đạt 56 - 57%. Nguyên nhân chính là do chưa đẩy mạnh và tăng cường phát triển đa dạng hoá nông nghiệp - nông thôn, đời sống của nhiều hộ nông dân (nhất là vùng sâu, vùng xa) còn gặp khó khăn, thiếu vốn và kiến thức, dẫn tới nhiều nơi và nhiều vùng (nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người) khả năng tiếp cận lương thực còn gặp khó khăn.

IV. Đánh giá chung tình hình an ninh lương thực.

An ninh lương thực bước đầu thu được thành tựu đáng kể. Sản lượng lương thực tăng khá, bình quân lương thực đầu người từ 190kg (trước 1996) lên 217kg (năm 1998) và 250 kg (1999). Đạt được thành tích trên là do:

- Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã có chủ trương và quyết sách lớn tập trung đầu tư sản xuất lương thực. Đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành từ tỉnh đến huyện trong việc tổ chức chỉ đạo sản xuất, đưa chương trình an toàn lương thực vào cuộc sống.

- Tích cực chỉ đạo hướng dẫn chuyển giao đưa TBKT vào sản xuất

- Gắn chuyển đổi HTX với củng cố tăng cường năng lực HTX vươn lên làm tốt các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất nói chung và sản xuất lương thực nói riêng.

- Phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa phát triển nông nghiệp, trong nông nghiệp xuất hiện mô hình kinh tế trang trại là động lực thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển. Mặt khác bằng các chương trình giải quyết việc làm tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho nhiều hộ nông dân ở nông thôn. Những nhân tố trên làm tăng khả năng tiếp cận lương thực - thực phẩm (nhất là đối với hộ nghèo, đời sống khó khăn).

Song, theo khái niệm về an ninh lương thực ngoài lương thực phải tính đến cả thực phẩm. Thực tế an ninh lương thực ở Phú Thọ mới chú trọng đến lương thực, còn các mặt sản xuất liên quan đến an ninh lương thực chưa được quan tâm nhiều. An ninh lương thực còn chứa đựng nhiều yếu tố mất ổn định, cụ thể là.:

+ Sản xuất lương thực còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, vụ chiêm xuân 97 - 98 thời tiết nắng ấm kéo dài, lúa trổ sớm làm năng suất giảm 4,3% so cùng kỳ năm trước, vụ chiêm xuân 98 - 99 hạn kéo dài hơn 400 ha không có nước để cấy, làm diện tích vụ chiêm xuân giảm 11,5%% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra một số nơi như Yên lập, Thanh sơn, Hạ hoà, Sông Thao, Đoan hùng hàng năm còn gặp lũ quét, lốc xoáy, mưa đá ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất lương thực.

+ Bình quân đất sản xuất lương thực đầu người 365 m2 , bằng 57,3% so với bình quân cả nước. Đất đai phân tán nhất là các huyện vùng núi cao như Thanh Sơn, Yên lập do đó điều kiện đầu tư các công trình lớn phục vụ sản xuất gặp khó khăn.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật như thuỷ lợi và các cơ sở vật chất khác còn thiếu và thường xuyên xuống cấp chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất. Về thuỷ lợi tính đến hết 1999 diện tích được tưới mới đạt 78% và tiêu 32% so năng lực thiết kế. Các cơ sở vật chất khác như các trạm trại giống cây con quy mô còn nhỏ hiệu quả phục vụ sản xuất chưa cao.

+ Thị trường tiêu thụ lương thực không ổn định. Dịch vụ tiêu thụ lương thực chủ yếu do tư thương và những người buôn bán nhỏ, nên khi có lợi họ mới làm, dẫn tới việc di chuyển lương thực đến nơi thiếu hoặc cung cấp cho hộ phi nông nghiệp ổn định, phần nào ảnh hưởng tới sự mất an ninh lương thực giữa các vùng và giữa các khu vực.

+Hệ thống quản lý và kiểm tra chất lượng lương thực thực phẩm còn phân tán, phương tiện trang thiết bị kiểm tra chất lượng thiếu, chưa đủ mạnh quản lý và kiểm tra an toàn lương thực thực phẩm.

+ Hệ thông tin về ATLT do thiếu cơ quan quản lý, có khi thông tin ngành này chưa đáp ứng ngành kia, phương tiện truyền tin thiếu hiện đại chưa phục vụ nhanh và kịp thời cho công tác chỉ đạo sản xuất, lực lượng cán bộ điều tra xử lý thông tin mỏng, thiếu thông tin về giá cả, thị trường LTPT.

Trên cơ sở phát huy hết kết quả đã đạt được, từng bước khắc phục các yếu tố mất ổn định và có giải pháp tích cực phấn đấu an ninh lương thực.

Phần II: Mục tiêu và giải pháp về an ninh lương thực giai đoạn 2000 - 2010.

I. Mục tiêu chung.

Tăng sản lượng lương thực thực phẩm trên cơ sở đầu tư thâm canh cao diện tích cây lương thực, thực hiện đi đôi với ứng dụng công nghệ sinh học, tăng năng suất và chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng để tăng sản lượng lương thực. Tập trung đầu tư chiều sâu vùng trọng điểm gắn với nâng cao năng suất đồng đều giữa các khu vực. Phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời phát huy thế mạnh kinh tế đồi rừng tăng khả năng tiếp cận lương thực từng bước tiến tới an ninh dinh dưỡng.

Mục tiêu cụ thể:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Hiện trạng (1999)

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

1

Sản xuất lương thực

1000 tấn

320,7

330 - 340

400 - 435

480 500

 

Trong đó: Thóc

1000 tấn

240,6

254,6

327,4

368,1

 

L.thực bq đầu người

Kg/ng/n

250

265

320

344

2

Tỷ lệ nghèo đói

%

16,5

13

2

0

3

Năng lượng tiêu thụ B/q

Kcal/ng/n

< 2000

 

2.000

2.100

4

Thu nhập bình quân

1000đ/n/n

< 2000

2.060

4.000

6.000

5

Tỷ lệ suy dinh dưỡng

%

 

 

 

 

 

+ Trẻ em <5 tuổi

-

30

20

10

<5

 

+Phụ nữ có thai

-

8,7

7,5

2

<2

6

Mức dự trữ lương thực

Tấn

 

54.000

65.000

72.000

II. Các giải pháp cụ thể

1. Tăng sản lượng lương thực thực phẩm

1.1 Giữ vững đất lúa và tăng vụ mở rộng diện tích gieo trồng cây lương thực.

Đất lúa hiện trạng có 47.306 ha, hạn chế sử dụng đất lúa chuyển sang mục đích khác. Trên cơ sở xây dựng các công trình thủy lợi và hoàn chỉnh thuỷ nông, dự kiến đất lúa các thời kỳ như sau: Năm 2000 là 47.239 ha, năm 2005 là 47.173 ha và năm 2010 là 47 .088 ha. Bằng biện pháp thuỷ lợi giải quyết tưới tiêu, tăng chuyển vụ, giảm diện tích 1 vụ từ 16.402 ha xuống 10.300 ha (vào năm 2010) nơi 2 vụ chắc và có khả năng tưới tiêu chủ động chuyển thành 3 vụ, từ 1016 ha nâng lên 15.000 ha (vào năm 2010), v.v… Các giải pháp trên tiến tới tăng diện tích gieo trồng cây lương thực, phấn đấu năm 2000 tăng 2% so với hiện nay, 2005/2000 tăng 4,9% và 2010/2005 tăng 0,84%.

1.2. Phát triển và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ sản xuất lương thực - thực phẩm.

a. Thuỷ lợi:

Củng cố và đầu tư cải tạo công trình hiện có, đầu tư chiều sâu kiên cố hoá kênh mương, tăng năng lực phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và lương thực nói riêng. Chú trọng đầu tư vùng trọng điểm thâm canh, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời tu bổ cải tạo hệ thống đê điều và các biện pháp khác góp phần bảo vệ mùa màng và giảm nhẹ thiên tai.

Hướng đầu tư thuỷ lợi trong những năm tới:

- Thường xuyên tu bổ đê, kè, cống, bảo vệ mùa màng và tổ chức tốt hệ thống phân lũ giảm thiệt hại mức thấp nhất khi có thiên tai.

- Tập trung cải tạo và xây dựng công trình đầu mối, cụ thể là:

+ 2000 - 2005: Tập trung đầu tư chiều sâu, cải tạo nâng cấp công trình hiện có, kiên cố hoá kênh mương, tăng hiệu quả sử dụng công trình về tưới từ 68,8% (hiên nay) lên 80% vào năm 2005 và tiêu từ 32% lên 63%. Đồng thời xây dựng một số công trình thuỷ lợi là 26.617 ha và tiêu gần 10.000 ha. Ngoài ra nghiên cứu và thử nghiệm xây dựng hệ thống thuỷ lợi vùng đồi phục vụ tưới cho chè và mía.

+ 2006 - 2010: Tập trung đầu tư xây dựng các công trình mới, mở rộng diện tích được tưới từ 26,617 ha (năm 2005) lên 31.000 - 32.000ha (vào năm 2010) và tiêu 10.000 ha (2005) lên 15.000ha (năm 2010). Tiếp tục nghiên cứu và xây dựng hệ thống hồ, đập, trạm bơm tưới cho cây công nghiệp vùng đồi.

b. Cơ sở sản xuất giống, BVTV:

- Năm 2000 đầu tư dứt điểm cơ sở vật chất - kỹ thuật cơ sở xuất giống cây lương thực cho trung tâm giống cây lương thực, đảm bảo sau năm 2000 đi vào sản xuất ổn định giống đáp ứng nhu cầu giống có khả năng suất chất lượng cao cho sản xuất lúa, ngô. Đồng thời giao cho Trường Trung học NLN, trung tâm khuyến nông liên kết với trung tâm nghiên cứu cây ăn quả và Viện chè Phú Hộ kế thừa kết quả đã nghiên cứu giống cây ăn quả và chè có năng xuất chất lượng tốt phục vụ nhu cầu sản xuất trong tỉnh.

- Tăng đầu tư trang thiết bị cho hệ thống BVTV, tăng năng lực dự tính dự báo sâu bệnh hại mùa màng, khuyến cáo kịp thời biện pháp phòng trừ, giảm nhẹ thiệt hại đối với sản xuất lương thực.

1.3. áp dụng TBKT về giống, cơ cấu mùa vụ.

- Tiếp tục thực hiện cấp 1 hoá giống lúa: Năm 2000 đạt 60%, 2005 là 34% và 2010: 21% diện tích lúa sử dụng giống cấp 1, đồng thời đưa nhanh lúa lai vào sản xuất, phấn đấu tỷ lệ diện tích ngày càng tăng, phấn đấu lúa lai lên 30% vào năm 2000, 60% vào năm 2005 và trên 70% vào năm 2010 đối với ngô phấn đấu trên 90% diện tích sử dụng giống ngô lai. Muốn vậy trung tâm giống cây lương thực phải tăng cường công tác nghiên cứu khảo nghiệm giống TBKT, thuần hoá và chọn lọc giống thích hợp các vùng sinh thái có năng suất - chất lượng cao phục vụ sản xuất lương thực. Từng bước thử nghiệm tiến tới sản xuất giống lúa lai cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh.

- Cơ cấu mùa vụ: Dự kiến như sau:

+ Vụ chiêm xuân: Trà xuân sớm và xuân muộn chiếm trên 90%, giảm xuân chính vụ xuống dưới 10%.

+ Vụ mùa: Mùa sớm 56 - 60% diện tích.

1.4. Tổ chức các vùng chuyên canh lương thực thực phẩm:

Chỉ đạo tổ chức hình thành cho được vùng chuyên canh, thâm canh cây lương thực thực phẩm thuộc địa bàn 83 xã thuộc các huyện: Lâm Thao. Tam Nông, Thanh Thuỷ, Sông Thao, Hạ hoà, Thanh ba với tổng diện tích canh tác 8 - 9 ngàn ha. Hiện nay tại vùng đất này thuộc chân 2 vụ lúa ăn chắc, một số diện tích chuyển lên 3 vụ (2lúa 1ngô), đất tương đối tập trung và hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu đã có. Trên cơ sở đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống công trình thuỷ lợi hiện có, tập trung đầu tư chiều sâu, thâm canh cao để có sản lượng hàng hoá cung cấp cho các khu vực khác trên địa bàn tỉnh.

Vùng trọng điểm thâm canh diện tích canh tác gần 9000 ha, cấy 2 vụ bình quân trên 37 - 40 ta/ha, ngô trên 30 tạ/ha. Phấn đấu năm 2005 và 2010 có năng suất lúa bình quân trên 50 tạ/ha và ngô trên 40 tạ/ha, sản lượng lương thực vùng trọng điểm năm định hình đạt trên 120 - 130 ngàn tấn.

1.5. Chuyển giao đưa TBKT vào sản xuất:

Củng cố hệ thống khuyến nông cơ sở, đẩy nhanh việc chuyển giao đưa TBKT vào sản xuất. Thông qua hình thức đào tạo tập huấn, hội nghị đầu bờ, tăng cường hoạt động của câu lạc bộ khuyến nông và khuyến khích các đoàn thể quần chúng làm khuyến nông để trao đổi kinh nghiệm và phổ biến kiến thức sản xuất theo công nghệ mới đạt năng suất hiêu quả cao.

2. Cải thiện thị trường lưu thông lương thực thực phẩm

2.1. Xây dựng cơ sở vật chất để phát triển thị trường

Thực tại mạng lưới dịch vụ lương thực - thực phẩm chủ yếu do tư thương. Vì vậy để tạo điều kiện lưu thông lương thực - thực phẩm cần phát triển chợ nông thôn, nhất là ở các xã miền núi đảm bảo mỗi xã có 1 chợ xã. Tại các trung tâm cụm xã tổ chức dịch vụ thu mua chế biên tiêu thụ sản phẩm cho nông dân hạn chế tư thương ep cấp ép giá.

2.2. Tự do hoá thương mại lương thực - thực phẩm

Phát triển thị trường lương thực lành mạnh, có chính sách thị trường thích hợp bảo đảm người sản xuất lương thực có thu nhập thoả đáng bằng hoặc cao hơn cây trồng khác trong cùng điều kiện, khuyến khích lưu thông và đảm bảo tiêu thụ hết lương thực hàng hoá của nơi thừa, cung cấp lương thực ổn đinh, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Mở rộng thị trường lương thực, giải quyết đầu ra cho người sản xuất, liên quan đến các ngành nghề khác, đến sức khoẻ của người nông dân, đồng thời còn liên quan đến khả năng tiếp cận với thị trường bên ngoài tỉnh. Củng cố và tăng cường năng lực của Công ty lương thực đóng trên điạ bàn tỉnh và làm nòng cốt của mạng lưới cung ứng lương thực. Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh lương thực trong môi trường có cạnh tranh. Cần phải quy hoạch mạng lưới chợ và có sự đầu tư thích đáng đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường lương thực thực phẩm.

2.3. Dự trữ đề phòng thiên tai và biến động thị trường:

Chi nhánh của Cục dự trữ Quốc gia đóng trên địa bàn theo chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, hàng năm có kế hoạch thu mua dự trư lương thực và bảo quản đáp ứng yêu cầu kho có thiên tai xảy ra. Đồng thời khi có biến động lớn trên thị trường, thông qua lương thực dự trữ điều tiết thị trường, giảm bớt khó khăn cho đời sống nông dân đặc biệt là những xã khó khăn.

3. Tiếp cận lương thực thực phẩm và dinh dưỡng.

3.1. Tạo công ăn việc làm

Hướng giải quyết việc làm đến năm 2010: Thu hút lao động công nghiệp xây dựng từ 11,27% lên 12,16% (năm 2000), 14,5% (năm 2005) và 16,11% (năm 2010) giảm lao động Nông lâm - ngư nghiệp từ 83% hiện nay xuống 77% (năm 2000). 66% (năm 2005) và 59,7% (năm 2010), thu hút lao động dịch vụ từ 8,5% hiên nay lên 11,4% (năm 2000), 19% (năm 2005) và 24,14% (năm 2010).

Giải pháp cụ thể:

- Phát triển kinh tế NLN theo hướng tăng vụ mở rộng diện tích, mở rộng vụ đông, phát triển cây công nghiệp và trồng rừng để thu hút nhiều người có việc làm. Đặc biệt là phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, phấn đấu đến năm 2010 có 4.000 - 5.000 trang trại (bình quân 50 - 60 hộ có 1 trang trại) và đảm bảo 60 - 70 % số trang trại có mức thu nhập 4 - 5triệu đồng/người/năm và thu hút trên 30.000 lao động có việc làm.

- Phát triển công nghiệp: Mở mang xây dựng thêm các ngành công nghiệp như xây dựng khu công nghiệp Bắc Việt Trì và phát triển công nghiệp nông thôn như công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

- Đẩy manh phát triển tiểu thủ công nghiệp đặc biệt là khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống như mây tre đan, mành cọ, dệt thảm để từng bước chuyển dần một phần lao động nông nghiệp sang lao động ngành nghề.

- Phát triển dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ. Phát triển các hình thức tổ hợp tác, tổ dịch vụ đa dạng ở nông thôn. Vươn lên làm tốt dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ cung ứng vật tư, dịch vụ tưới tiêu, v.v và tiến tới dịch vụ tiêu thụ sản phẩm góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Đồng thời tổ chức các dịch vụ phục vụ đời sống như dịch vụ cung ứng hàng tiêu dùng, dịch vụ vận tải v.v

3.2. Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và đa dạng hoá tiêu dùng.

Mục tiêu đa dạng hoá

- Tăng nhanh diện tích và năng suất các loại cây lương thực ngoài lúa, trong đó chủ yếu ngô, khoa lang, sắn và các loại đậu đỗ. Đến năm 2005 điện tích hoa màu chủ yếu đạt 33.000ha và sản lượng đạt 116.666 tấn (quiy ra thóc). Năm 2010 diện tích hoa màu chủ yếu đạt 33.000 và săn lượng đạt 122.500 tấn (quy ra thóc).

- Tăng và ổn định diện tích trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, đầu tư chiều sâu, thâm canh và đẩy nhanh công nghiệp chế biến.

Xây dựng, mở rộng và gọi vốn đầu tư chiều sâu các vùng chuyên canh cây công nghiệp như chè, mía. Phát triển chè từ trên 7000 ha hiện nay lên 15.000ha vào năm 2010 và vùng mía tập trung từ 400 ha hiện nay lên 1000 (vào năm 2005) đảm bảo nguyên liệu cho chế biến, phát triển cây ăn quả tập trung vào các cây chủ lực như chuối, cam, quýt, bưởi, hồng, nhãn, vải)

Tiến tới có thể chế biến xuất khẩu. Cải tiến quy trình công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng thành phẩm sau chế biến, tăng giá trị kinh tế của thành phẩm.

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi lên thành một ngành chính, nâng tỷ trọng chăn nuôi, đưa chăn nuôi kên thành một ngành chính, nâng tỷ trọng chăn nuôi từ 17% hiện nay lên 34% (vào năm 2010). Chú trọng tăng đàn bò từ 99,5 ngàn con hiện nay lên 158 ngàn con (vào năm 2005)và 220 ngàn con (vào 2010), đàn lợn tăng từ 398,5 ngàn con hiện nay lên 741 ngàn con (vào năm 2005) và 1016 ngàn con (vào 2010). đàn gia cầm từ 5,4 triệu con hiện nay lên 8 triệu con (vào 2005) và 10 triệu con (vào năm 2010).

- Mở rộng và ổn định vùng trồng rau chuyên canh ven Thành phố Việt trì, thị xã Phú Thọ và khu công nghiệp Lâm Thao, đảm bảo quy mô vùng rau có từ 300 đến 500 ha cung cấp cho đô thị và khu công nghiệp.

Giải pháp chủ yếu thực hiện đa dạng hoá:

- Xúc tiến giao quyền sử dụng cho nông dân phấn đấu đến 2001 phải hoàn thành công tác, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân, tập trung quy hoạch sử dụng đất đến từng thôn xã, bố trí sử dụng đất hợp lý bố trí cây trồng thích hợp đất nào - cây, con ấy làm cơ sở đầu tư cơ sở hạ tầng, kiến thiết đồng ruộng đáp ứng yêu cầu thâm canh tăng năng xuất.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thâm canh tăng năng suất và đa dạng hoá cây trồng tăng hệ số sử dụng đất từ 2,00 hiện nay lên 2,1 (vào năm 2005) và 2,2 (vào năm 2010). Chú trọng đầu tư trước hết là thủy lợi, giao thông nộ đồng, hệ thống điện phục vụ tưới tiêu.

- Tăng cường nghiên cứu, khảo nghiệm và chuyển giao TBKT tới người sản xuất đặc biệt là công nghệ sinh học tạo các giống cây con có năng xuất chất lượng cao, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), sản xuất nông nghiệp sạch.

Cây trồng đa dạng hoá nông nghiệp giai đoạn 1999 - 2010:

- Các cây lương thực ngoài lúa:

+ Ngô: Đẩy mạnh ngô vụ đông, phấn đấu tổng diện tích ngô năm 2000 đạt 16.700ha (trong đó ngô đồng 12.000ha), năm 2005 đạt 20.000ha (trong đó ngô đồng 16.000ha), năm 2010 đạt 20.000 ha (trong đó ngô đồng 17.000 ha). Mở rộng giống lai và phấn đấu đưa năng suất ngô từ 27,8tạ/ha hiện nay lên 35 tạ/ha (vào năm 2005) và trên 40 tạ/ha (vào năm 2010). Tổ chức phơi sấy, bảo quản ngô.

+ Sắn: ổn định diện tích hơn 8.000ha, từng bước thay các giống có năng suất cao và đi vào sản xuất thâm canh. Đưa công nghệ chế biến tinh bột làm tăng giá trị nông sản và có thể xuất khẩu.

+ Khoai lang: ổn định diện tích gần 6.000ha, thay thế dần giống địa phương bằng các giống năng suất cao và đi vào trồng thân canh tăng năng suất và sản lượng.

- Vùng cao, nơi đặc biệt khó khăn phải quy hoạch và ổn định diện tích làm nương rẫy. Sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp, vừa giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ, nhưng không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

- Cây công nghiệp (chủ yếu chè): Cải tạo và đầu tư thâm canh chè hiện có gắn với mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh ngay từ đầu.

- Nghề làm vườn: Đất vườn tạp toàn tỉnh có trên 19.000 ha. Đất vườn hộ gia đình chủ yếu phát triển cây ăn quả. Trên cơ sở nghiên cứu bố trí cơ cấu cấy trồng thích hợp từng vùng sinh thái, cấy phù hợp điều kiện đất đai, khí hậu và tạo ra bộ giống tốt, có năng suất, chất lượng cao. Đồng thời chế biến bảo quản và tổ chức dịch vụ đầu ra khuyến khích nông dân phát triển cây ăn quả. Phát triển làm vườn kết hợp với chăn nuôi và đào ao nuôi cá tạo thành các mô hình VAC mang lại hiệu quả cao.

- Chăn nuôi quy mô hộ gia đình: Khuyến khích phát triển chăn nuôi hộ gia đình, những hộ có năng lực về kinh tế nuôi lơn quy mô 20 - 30 con, nơi có điều kiện nuôi vịt hoặc gà quy mô hàng trăm con/ hộ, khu vực Thanh Sơn và một số huyện miền núi khác có đồng cỏ chăn nuôi khuyến khích nuôi bò quy mô 10 - 15 con/hộ. Phát triển chăn nuôi hộ gia đình gắn với VAC nhằm thu hút lao động nông nhàn và tăng thu nhập.

- Các chính sách thúc đẩy đa dạng hoá nông nghiệp

+ Chính sách ruộng đất: Tổ chức sử dụng đất theo quy hoạch và luật ruộng đất. Khuyến khích nông dân dồn đổi ruộng đất, khuyến khích các hộ nông dân liên kết góp vốn và ruộng đất lập trang trại có quy mô lớn. Tạo ra sự tích tụ ruộng đất cho những hộ có điều kiện về vốn, lao động và kinh nghiệm để xây dựng mở rộng trang trại.

+ Hỗ trợ đầu tư vốn , cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

+ Có chính sách trợ giá và lập quỹ bảo hiểm đối với các sản phẩm cây con mũi nhọn khi biến động thị trường.

+ Ưu tiên đầu tư kỹ thuật và cơ sở hạ tầng hỗ trợ chế biến và tiêu thụ.

3.3. Tăng thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp:

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn thấp, nguyên nhân chủ yếu do bình quân ruộng đất thấp, thời gian sử dụng lao động chưa cao, lao động nông nhàn được sắp xếp bố trí sử dụng còn ít.

Để tăng thu nhập sắp xếp cho khu vực nông thôn biện pháp chủ yếu:

- Đa dạng hoá nông nghiệp thu hút lao động nông nhàn

- Phát triển công nghiệp và ngành nghề ở khu vực nông thôn:

+ Đẩy mạnh chế biến nông sản xuất khẩu (như chè, thịt gia súc) và phát triển chế biến nông lâm sản phục vụ tiêu dùng.

+ Phát triển ngành nghề như nghề rèn mộc sản xuất nông cụ, chế biến nông - lâm sản quy mô nhỏ (xay sát, nghiền.), sản xuất vật liệu xây dựng, tận thu khai thác và sơ chế khoáng sản phân tán và nhỏ như cao lanh, than bùn, đá vôi v.v

+ Đào tạo, dạy nghề và phổ biến ở nông thôn.

Trên cơ sở giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người (tính theo GDP) tăng gấp 2 lần hiện nay (vào năm 2005) và 2010/2005 tăng 1,5 lần. Chính sách thúc đẩy tạo việc làm là cho vay tín dụng đối với người nghèo, xây dựng các dự án tạo việc làm, tổ chức các trung tâm giới thiệu việc làm, tổ chức lồng ghép các chương trình nhằm phối hợp chặt chẽ trên từng địa bàn giải quyết việc làm và tăng thu nhập có hiệu quả góp phần xoá đói giảm nghèo.

3.4. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng.

Tình trạng dinh dưỡng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi hiện nay trên địa bàn tỉnh là 39%, ở phụ nữ có thai 8,7%, nguyên nhân chủ yếu do thiếu ăn, bệnh tật và kiến thức nuôi dạy con, sức khoẻ sinh sản là nguyên nhân trực tiếp. Nguyên nhân tiềm tàng là thiếu an ninh lương thực - thực phẩm ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng tiếp cận, sức mua LTTP thông qua chi phí ăn uống đối với tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trong các hộ gia đình.

Giải pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng.

- Cải thiện an ninh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn kiến thức dinh dưỡng, hạ thấp tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2010 xuống < 5%

- Thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo.

- Đa dạng hoá N.N, phát triển VAC ở hộ gia đình đảm bảo ANLTTP.

- Nâng cao kiến thức cho nhân dân và phụ nữ về cải thiện dinh dưỡng và sức khoẻ sinh sản, nuôi dạy con, dân số KHHGĐ.

4. An toàn vệ sinh thực phẩm

4.1. Xây dựng hệ thống quản lý và kiểm tra chất lượng lương thực thực phẩm.

An toàn vệ sinh LTTP là yêu cầu bức thiết đối với nhu cầu cuộc sống của người tiêu dùng. Xây dựng và củng cố hệ thống quản lý và kiểm tra chất lượng lương thực thực phẩm. Về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh cần có Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm trực thuộc sở Y tế làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Mặt khác củng cố và tăng năng lực hoạt động của bộ phận kiểm dịch động vật và thực vật của chi cục Thú y và BVTV ngăn chặn sản phẩm thuộc động vật và cây trồng có mầm mống gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Giải pháp thực hiện:

- Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng với quản lý thị trường, thuế. Một cách đồng bộ nhằm kiểm tra chất lượng LTTP một cách hiệu quả.

- Tổ chức hướng dẫn và xây dựng quy định tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, có thưởng phạt đối với việc vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn LTTP, đồng thời đảm bảo tính Pháp lý cho việc kiểm tra chất lượng vệ sinh thực phẩm.

- Phổ biến, tuyên truyền về các nội dung, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn LTTP đến tới người dân, nhằm xã hội hoá việc thực hiện vệ sinh an toàn LTTP

4.2. Xây dựng quy trình, bảo quản, chế biến đảm bảo vệ sinh, chất lượng lương thực thực phẩm.

Tổ chức phân công các ngành chức năng xây dựng quy trình sản xuất, bảo quản, chế biến đảm bảo vệ sinh, chất lượng LTTP. Cụ thể:

- Chi cục BVTV phối hợp các đơn vị liên quan chỉ đạo và hướng dẫn, xây dựng quy trình, bảo quản các sản phẩm trồng trọt, bao gồm sản phẩm về lương thực (chủ yếu lúa, ngô, khoai lang, sắn) và rau thực phẩm.

- Chi cục Thú y phối hợp các đơn vị liên quan chỉ đạo thực hiện xây dựng quy trình công tác thú y.

- Sở Y tế hướng dẫn và chỉ đạo xây dựng quy trình bảo quản, chế biến vệ sinh thực phẩm.

4.3. Nâng cao hiểu biết về vệ sinh và an toàn thực phẩm.

- Thông qua phương tiện truyền thống tuyên truyền giáo dục mọi người nâng cao hiểu biết về vệ sinh an toàn lương thực - thực phẩm.

- Cơ quan chức năng có quy định cụ thể và chính sách thưởng phạt ngăn chặn vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm và được phổ biến đến tận người dân.

- Các ngành và đoàn thể tuyên truyền giao dục hướng dẫn đoàn viên, hội viên của mình hiểu biết và thực hiện tốt vệ sinh và an toàn thực phẩm.

5. Đào tạo cán bộ, cung cấp thông tin và xã hội hoá ANLT.

5.1. Cán bộ quản lý an ninh lương thực.

Một trong những yêu cầu của ANLT là đảm bảo ANLT đến quy mô cấp tiểu vùng, cấp cơ sở và quy mô hộ gia đình, trong đó chú trọng tăng cường khả năng tiếp cận cho các nhóm có nguy cơ cao như 40 xã kho khăn. Để tổ chức quản lý tốt chương trình ANLT cần hình thành tổ chức từ tỉnh đến huyện và xã. Cán bộ tham gia quản lý ANLT phải được đào tạo, bồi dưỡng để nắm vững những nội dung cơ bản của ANLT, tuyên truyền, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện ANLT đến cấp cộng đồng và hộ gia đình. Trường Trung học NLN của tỉnh phải tiến tới thành lập bộ môn ANLT để đào tạo cán bộ quản lý ANLT cung cấp cho huyện, xã nhằm tổ chức chỉ đạo chương trình ANLT có hiệu quả.

5.2. Xây dựng mạng lưới thông tin ANLT và tham gia hệ thống thông tin ANLT Quốc gia.

Củng cố và tăng cường năng lực hoạt động của mạng lưới thông tin hiện có, từng bước hiện đại hơn việc cung cấp và xử lý thông tin phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo, tổ chức sản xuất. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng, thống nhất quy tụ thông tin về một đầu mối, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất một cách có hiệu quả.

Hướng tới cần phải giải quyết tốt các việc sau:

- Nghiên cứu phát triển và hoàn thiẹn hệ thống thông tin thống kê Nông nghiệp - nông thôn trong đó có thông tin về ANLT theo hệ thống dọc từ tỉnh đến huyện và xã. Cục thống kê chủ trì tổng hợp, xử lý thông tin cung cấp cho công tác chỉ đạo ANLT và có quy định cụ thể về lịch cũng như các nội dung cụ thể để có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc cung cấp thông tin.

- Phối hợp chặt chẽ các cơ quan hữu quan trong việc thu thập, xử lý, tổng hợp và lồng ghép thông tin đảm bảo cung cấp chính xác thông tin.

- Từng bước hiện đại hoá việc thu thập và cung cấp thông tin băng mạng máy tính để cung cấp thông tin nhanh và kịp thời.

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho mạng lưới thông tin từ tỉnh đến cơ sở.

5.3. Huy động các tổ chức quần chúng.

Phát động phong trào thanh niên sản xuất giỏi, phụ nữ sản xuất giỏi, hội cựu chiến binh, nông dân. làm kinh tế trang trại giỏi,v.v. Trong đó chú ý vai trò phụ nữ. Phụ nữ ngoài vai trò tích cực tham gia sản xuất đóng góp đáng kể trong thu nhập gia đình, người phụ nữ còn tận tuỵ, chăm sóc và nuôi dưỡng con cái, tham gia các hoạt động xã hội. Vì vậy cần phát huy và khuyến khích chị em phụ nữ tham gia tích cực, chủ động khắc phục thiếu ANLT trong từng hộ gia đình. Cần có biện pháp và chế độ cụ thể để các cấp hội phụ nữ tham gia trong các chương trình xoá đói giảm nghèo. Tạo công ăn việc làm tăng thu nhập, chăm sóc sức khoẻ sinh sản thực hiện DS - KHHGĐ, dinh dưỡng, giáo dục, xây dựng quỹ hỗ trợ người nghèo.

III. Ước tính đầu tư

Huy động mọi nguồn vốn tập trung đầu tư cho chương trình ANLT, trong đó chú trọng đầu tư cho cở sở vật chất cho sản xuất lương thực như cơ sở sản xuất giống cây trồng, thuỷ lợi và có chính sách khuyến khích phát triển đa dạng hoá nông nghiệp. Ước tính vốn đầu tư cho chương trình ANLT (chi tiết xem bảng 17).

Đơn vị tính: Triệu đồng

T

T

 

Tổng

Chia ra

 

 

 

2000

2005

2010

 

Tổng số

1.632.930

156.488

880.879

595.563

1

Phát triển L/thực – T/phẩm

1.042.880

92.138

566.179

384.563

2

Xây dựng hệ thống LTTP

16.000

2.000

7.000

7.000

3

Tiếp cận LTTP dinh dưỡng

522.300

60.600

297.700

194.000

4

Đào tạo &XD hệ thống T.tin

21.750

1.750

10.000

10.000

Phân theo nguồn vốn.

TT

 

Tổng số

Chia ra

 

 

 

2000

2005

2010

 

Tổng số

1.632.930

156.488

880.879

595.563

1

Ngân sách:

 

 

 

 

 

- Ngân sách Trung ương

363.000

38.000

192.000

133.000

 

- Ngân sách tỉnh

82.850

9.050

41.000

32.800

2

Vay ưu đãi

865.621

72.850

469.805

322.966

3

Dân đóng góp

321.459

36.588

178.074

106.797

IV. Các dự án ưu tiên

Căn cứ vào thực tế, để đảm bảo ANLT, xoá đói giảm nghèo cần ưu tiên thực hiện các dự án như sau (xem phụ biển 16).

- Dự án ANLT cấp tiểu vùng và cấp cộng đồng thuộc 40 xã khó khăn của Thanh Sơn Yên Lập, các xã trùng Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thuỷ v.v...

- Dự án xây dựng mạng lưới thông tin ANLT.

- Dự án giống cây lương thực - thực phẩm cung cấp giống lúa và ngô lai, rau đậu.

- Dự án xây dựng vùng trọng điểm thâm canh lương thực 8 -9 ngàn ha canh tác.

- Dự án chế biến và bảo quản LTTP tại cộng đồng.

Phần III: Tổ chức thực hiện

1. Hệ thống tổ chức

a. Cấp tỉnh: Kiện toàn lại UBAN lương thực của tỉnh.

Uỷ ban An ninh lương thực do một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch UBANLT, thành viên gồm có các ngành có liên quan (như sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài chính - vật giá, lao động - TBXH, kế hoạch - đầu tư , ngân hàng nhà nước, y tế, hội nông dân, phụ nữ, sở công nghiệp và sở khoa học CNMT.

b. Cấp huyện: Để cụ thể hoá chương trình ANLT của tỉnh trên địa bàn các huyện, thành thị đồng thời trực tiếp chỉ đạo ANLT đến cấp cộng đồng và hộ gia đình, cấp huyện - thị hình thành ban chỉ đạo do một đồng chí Phó Chủ tịch làm trưởng ban, thành viên BCĐ gồm các phòng ban liên quan như Phòng NN - PTNT, phòng kế hoạch, trạm khuyến nông, phòng lao động - TBXH, Y tế, hội phụ nữ và nông dân.

2. Phân công trách nhiệm

Tổ chức thực hiện chương trình an ninh lương thực đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và các cấp, cụ thể như sau:

- Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các giải pháp phấn đấu đạt mục tiêu ANLT. Tổ chức các đơn vị trực thuộc ngành, có liên quan (như Trung tâm khuyến nông, BVTV, trung tâm giống cây lương thực) trực tiếp tham gia chỉ đạo chương trình. Trước mắt, tập trung vào các giải pháp có tình chất đột phá để tăng nhanh sản lượng lương thực như: Tăng nhanh tỷ lệ lúa lai, ngô lai, thâm canh cao vùng trọng điểm cây lương thực. Gắn với đẩy mạnh sản xuất là tuyên truyền, chuyển giao đưa TBKT vào sản xuất, nâng cao trình độ dân trí tạo nên sự phát triển đồng đều giữa các vùng. Khuyến cáo phát triển đa dạng hoá nông nghiệp, ngoài lương thực là đẩy mạnh nghề làm vườn (VAC), chăn nuôi quy mô, hộ gia đình, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Tổ chức thực hiện các dự án ưu tiên phát triển lương thực và thuỷ lợi góp phần thực hiện thắng lợi chương trình ANLT.

- Sở Y tế: Phân phối sở nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn về vệ sinh thực phẩm, phát triển sản xuất nông nghiệp từng bước gắn với an ninh dinh dưỡng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai.

- Sở Khoa học CNMT: Chỉ đạo việc nghiên cứu đưa TBKT & công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản LTTP.

- Sở Tài chính vật giá: Phối hợp sở nông nghiệp và phát triển nông thôn đề xuất các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm.

- Sở Địa chính: Rà soát lại quy hoạch sử dụng giành cho sản xuất lương thực và tổ chức dồn đổi ruộng đất tạo thành vùng tập trung thuận lợi cho đầu tư thâm canh và đưa TBKT vào sản xuất. Đồng thời nghiên cứu chính sách tích tụ ruộng đất khuyến khích phát triển sản xuất.

- Sở Công nghiệp: Chỉ đạo việc quy hoạch mạng lưới điện nông thôn và TTCN phục vụ chế biến, bảo quản LTTP.

- Sở Thương mại: Nghiên cứu thị trường LTTP, đề xuất các chính sách khuyến khích phát triển thị trường.

- Sở Lao động - TBXH: Phối hợp sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức điều phối lao động, từng bước giảm bớt tỷ lệ lao động NLN, tăng lao động cho công nghiệp và ngành nghề. Tổ chức đào tạo dạy nghề để tăng thêm lao động cho các ngành yêu cầu kỹ thuật (như công nghiệp, TTCN).

- Sở Kế hoạch đầu tư phối hợp sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hướng dẫn lồng ghép các chương trình, tập trung vốn đầu tư cho sản xuất lương thực và đa dạng hoá phát triển nông nghiệp tăng tính tiếp cận lương thực thực phẩm.

- Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT :Cung ứng vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất và nghiên cứu cơ chế cho vay ưu đãi và an hạn đối với nông dân hay các cộng đồng, có dự án phát triển sản xuất LTTP và đa dạng hoá phát triển nông nghiệp.

- Cục thống kê phối hợp sở nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng hệ thống thông tin về ANLT.

- Các huyện thị: Xây dựng và chỉ đạo các mô hình điểm về ANLT cấp cộng đồng, trước hết chú trọng các xã có điều kiện khó khăn. Qua đó rút kinh nghiệm để nhận ra diện.

Các đoàn thể nhân dân (như đoàn Thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân) tổ chức tham gia xây dựng các mô hình ANLT cấp cộng đồng, hộ gia đình. Trên cơ sở đó phát động phong trào thực hiện ANLT một cách rộng rãi và tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn đoàn viên, hội viên thực hiện tốt mục tiêu ANLT.

- Sáu tháng và hàng năm có sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện: qua đó đề xuất các giải pháp cho kế hoạch tiếp theo.

Tập phụ biểu

Chương trình an ninh lương thực tỉnh Phú Thọ

Biểu 1A: Tóm tắt đặc trưng khí hậu, thời tiết

Vùng

Vùng Núi cao

Vùng Trung du và miền núi thấp

Đồng bằng

 

 

Tiểu vùng 1

Tiểu vùng 2

 

Phạm vi vùng

- Thanh sơn (trừ Sơn Hùng, Thạch khoán, giáp lai, thục luyên)

- Yên Lập

Hạ hoà, Đoan Hùng, Bắc Thanh ba (trí tiên trở lên) Bắc Sông Thao (ngói Me đến T.Lương)

Nam Sông Thao (Đ. Phú Đ. Lương, thanh ba (khải xuân - Đ. Xuyên) Phù Ninh

Tam Nông (từ Hưng Hoá, trở xuống, Lâm Thao,Việt trì, TX Phú Thọ

` tm

` tm <50c

70C tm >50C

70c tm >50 C

tm > 70 C

Tổng tích ôn t >15 C

600.000C <ồ năm Ê 80000C

600.000C < ồ năm Ê 80000C

ồ năm > 80000C

ồ năm > 80000C

Độ dài mùa đông (` tm ngày > 250C)

120 - 130 ngày (giữa tháng 11 - tháng 3)

110 - 120 ngày (cuối tháng 11, tháng 3)

114 ngày (24/11á 17/3)

106 ngày (28/11 á 14/10)

Lượng mưa TB năm (mm)

1.700 - 1.900 mm

100 - 140 ngày/năm

1800 - 2050 mm

120 - 140 ngày/năm

1550 - 1750 mm

110 - 130 ngày/năm

1400 - 1550 mm (riêng việt trì 1.673 mm)

Số ngày mưa (0,1 mm)

Phân bổ mưa

Không đều, tháng 12 - 1 mưa ít nhất (15 - 20 mm). Tháng 8 mưa lớn nhất (300 - 350 mm), riêng Nam Thanh Sơn do ảnh hưởng bão tháng 9 vẫn có mưa >300mm

Tương đối đều, tháng 1 mưa ít nhất (15 - 30 mm), tháng 8 mưa nhiều nhất (300 - 370mm)

(riêng P.hộ 160 ngày không đều, tháng 1 mưa ít nhất (15 - 20mm), tháng 8 mưa nhiều nhất 9300 - 350mm)

70 - 100 ngày/ năm (riêng Việt trì 117 ngày) không đều, tháng 1 mưa ít nhất (5 - 10mm) tháng 8 mưa nhiều nhất (260 - 290mm)

Kn & n

Kn Ê 0,7 &n 5

Kn Ê 0,7 & n Ê 3

1Kn 0,7

1,5 Kn 1, n 5

Lượng bốc hơi T.B năm

700 - 800 mm

750 - 850 mm

850 - 1050

1100 - 1200mm

Đặc trưng khác

7 - 10 gnày có gió ` V 15m/s 10 - 15 ngày có gió nóng (lúc 13 h) t 340C và ẩm độ 63% 7 - 10 ngày có mưa >50 mm

1 - 3 ngày có mưa >100mm

9 -10 ngày có gió nóng 6 - 10 ngày có mưa >50 mm 1 - 3 ngày có mưa >100mm

` V = 1,8 - 2m/s 8 - 9 ngày có gió V = 15m/s

10 - 12 ngày có gió nóng 6 - 8 ngày mưa >50 mm

1- 2 ngày mưa > 100mm

` V = 1,8 - 2,1 m/s

4 - 6 ngày gió V 15 m/s

9 - 12 ngày gió nóng

5 - 6 ngày mưa > 50mm

1 -2 ngày mưa >100

Biểu 1B Tình hình thổ nhưỡng Phú Thọ.

TT

Loại đất

Ký hiệu

Diện tích (ha)

Tỷ lệ%

I

Tổng diện tích được điểu tra

 

174.057.74

100.0

I1

Đất ruộng

 

51.353.36

 

1

Đất phù sa được bồi hàng năm

Pb

5.035.52

 

2

Đất phù sa không được bồi hàng năm

P

8.739.83

 

3

Đất chiêm trũng úng nước mùa mưa

Pu

10.927.66

 

4

Đất phù sa có sản phẩm Feralit

PF

398.88

 

5

Đất phù sa cũ có sản phẩm Feralit bạc màu

PfB

1.195.52

 

6

Đất dốc tụ bạc màu

LDB

1.720.19

 

7

Đất Feralit biến đổi do trồng lúa bạc màu

LFB

980.54

 

8

Đât phù sa xem giữa đồi núi

PXđ

6.326.1

 

9

Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước

LF

2182.79

 

10

Đất lầy lụt

J

2.583.67

 

11

Đất dốc tụ

LD

11.262.66

 

12

Đất đồi núi

 

122.704.38

 

1

Đất Feralit màu vàng/phù sa cổ

FNVV

2.366.42

 

2

Đất Feralit đỏ vàng/ phiến thạch sét

FĐV

116.266.27

 

3

Đất Feralit đỏ vàng/maKma Cid

Fa

4.071.69

 

 

 

 

 

 

II

Diện tích không điều tra

 

172.444.76

 

* Diện tích được điều tra so diện tích trong ranh giới toàn tỉnh chiếm 50,23%.

* Đất không điều tra thổ nhưỡng chủ yếu là đất chuyên dùng, đất ở, sông suối và một số phần đất núi cao.

Biểu 2: Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp

Đơn vị tính: ha

Năm

Loại đất

1995

1996

1997

1998

Ghi chú

Tổng diện tích tự nhiên

345.242

346.502,5

349.680

350.634,31

 

Trong đó: Đất nông nghiệp:

82.589

93.279,91

89.612

89.491,32

 

1. Đất trồng cây hàng năm

58.203

56.609,06

56.269

56.351,67

 

TĐ: đất lúa màu

48.684

47.301,22

47.306

47.319,44

 

2. Đất vườn tạp

 

19.805,83

19.454

19.620,67

 

3 Đất trồng cây lâu năm

 

14.106.73

11.585

11.202,72

 

4. Đất trồng cỏ chăn nuôi

1.268,0

258,11

246

203,9

 

5. Mặt nước nuôi thuỷ sản

2.963,0

2.500,18

2.057

2.112,36

 

Biểu 3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp (1998)1

Đơn vị tính:ha

Loại đất

Toàn tỉnh

Chia ra

Tam Nông

Thanh Thuỷ

Thanh Sơn

Yên Lập

Sông Thao

Thanh Ba

Hạ Hoà

Đoan Hùng

Phú Ninh

Lâm Thao Việt Trì

Việt Trì

T.X

Phú Thọ

Đất nông nghiệp

89.491,32

6.075,17

5.108,65

10.379,48

8.140,63

10.355,74

9.149,50

8.988,10

10.550,35

8.497,32

7.176,71

3.581,2

1.488,47

I. Đất cây hàng năm

56.351,67

4.475,4

3,822,55

6.613,79

4.291.04

6.763,73

5.399,22

5.466,64

4.800,20

5.245,95

5.245,82

2.634,63

1.081,70

1. Đất lúa màu

47.319,44

3.489,73

3.173,41

5.929,61

3.757,19

5.835,64

4.440,12

4.993,84

4.121,59

3.929,45

5.046,57

1.812,65

789,60

- Ruộng 3 vụ

1.016,97

25,42

89,74

-

644,91

-

-

-

-

-

256,9

-

-

- Ruộng 2 vụ

26.957,96

1.266.57

1.009,49

3.833,14

1.971,24

2.799,22

3.148,42

3.017,53

2.787,69

2.418,35

3.326,87

1.079,4

300,04

- Ruộng 1 vụ

16.402.03

1.958,51

1.865,63

1.739,24

866,56

2.669,39

1.089,92

1.707,99

1.075,46

1.198,32

1.173,62

616,55

440,84

- Ruộng chuyên mạ

2.942,48

239,27

208,55

357,23

274,48

367,03

201,78

268,32

258,44

312,78

289,18

116,70

48,72

2. Đất nương rẫy

132.83

-

-

5,0

31,0

-

96,83

 

 

 

-

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Đấy cây hàng năm khác

8.899,40

985,63

649,14

679,18

502,85

928,09

862,27

472,80

678,61

1.316,5

710,25

821,98

292,10

- C.màu, CCN

8.570,82

985,63

640,86

679,18

337,02

870,07

838,96

448,80

678,61

1.309,74

688,63

821,98

272,34

- Chuyên mạ

77,48

-

-

-

2,0

2,77

23,31

1,26

-

6,76

21,62

-

19,76

- Đất H.N khác

251,10

-

8,28

1,0

163,83

55,25

-

22,74

-

-

-

-

-

II. Đất vườn tạp

19.620,67

1.223.45

1.177.07

1.769.32

2.103,39

2.222.71

1761,83

2.181.93

2.863,1

2.099,65

1.234,6

654,38

329,24

III. Đất cây lâu năm

11.202.72

217,9

12,32

1776,54

1.379,54

1.100,27

1.892,91

1.121,64

2.590,41

1.022,62

19,9

17,79

50,7

1. Đất CCN lâu năm

7.927,76

183,15

12,10

1.730,91

973,96

254,95

1.273,94

755,85

2.076,5

620,01

7,69

-

38,7

2. Đất cây ăn quả

103,99

1,23

-

20.05

2,5

6,5

2,6

0,15

12,04

37,14

-

17,79

3,81

3. Đất L.N khác

3.166,87

33,52

-

25,58

403,08

838,82

616,37

365,64

501,87

363,32

10,48

-

8,19

4. Đất ươm cây giống

4,1

-

0,22

-

-

-

-

-

-

2,15

1,73

-

-

IV. Đất sử dụng CN

203,90

43,83

17,71

2,98

35,15

27,94

-

76,29

-

-

-

-

-

V. Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

2.112.36

114,59

79,0

216,85

331,51

241,09

95,54

141,6

269,64

129,10

165,39

274,22

26,83

Biểu 4: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng chủ yếu

(Đơn vị tính: diện tích: ha, năng suất: tạ/ha, sản lượng: tấn)

TT

 

1990

1996

1997

1998

1999

I

DT cây lương thực

93.191

88.427

96.873

96.843.4

97.651.7

 

* SL lương thực

192.385

241.347

275.172

280.378

320.7000

1

Lúa cả năm (ha)

71.6425

63.337

69.025

70.458,2

67.125,5

 

- Năng suất

20,0

28,0

29,62

30,66

35,85

 

- Sản lượng

143.323

177.686

204.469

216.068,9

240.659,7

a

Lúa chiêm xuân (ha)

36.972

34.158

36.466,5

36.468,2

32.257,3

 

* Trong đó:

 

 

 

 

 

 

+ Tỷ lệ diện tích sử dụng giống C1 (%)

 

<30

30

58,5

59,8

 

+Tỷ lệ DT lua lai (%)

 

1,20

2,0

5,0

15,6

 

- Năng suất

20,93

27,34

30,27

28,97

34,4

 

- Sản lượng

77.368

93.395

110.508

105.666,9

110.825,7

b.

Lúa mùa (ha)

34.671

29.179

32.558,5

33.990

34.868,2

 

+Tỷ lệ diện tích sử dụng giống C1 (%)

 

<30

30

62,6

64,6

 

+Tỷ lệ DT lua lai (%)

-

2,90

4,15

5,0

14,5

 

- Năng suất

19,02

28,89

28,86

32,48

37,2

 

- Sản lượng

65.955

84.292

93.991

110.402

129.834

2

Diện tích ngô cả năm

7.207

10.536

13.116

12.783,3

16.068,6

 

*Trong đó

 

 

 

 

 

 

+Vụ đông

3.600

5.996

8.449

8.600,2

10.313,0

 

+ Tỷ lệ DT giống lai (%)

-

-

61

68,5

71,5

 

- Năng suất

18,7

22,5

25,89

24,7

27,8

 

- Sản lượng

13.522

23.784,3

33.968

31.570,1

44.828,62

3

Diện tích khoai lang

3.105

4.702

4.933

4.784,4

5.583

 

- Năng suất

44,4

42,3

46,02

45,2

45,4

 

- Sản lượng

13.810

19.895,8

22.706

21.647,5

25.361,0

4

Diện tích sắn

10.113

8.855

8.644

8.015,3

8.037,5

 

- Năng suất

87,8

106,9

95,09

91,0

98,3

 

- Sản lượng

88,870

94.705,2

82,199

73.058

79.036

II

Cây công nghiệp (ha)

`

 

 

 

 

1

Cây CN ngắn ngày (ha)

 

 

 

 

 

a.

Diện tích lạc

4.321

5,.878

5.730

6.100,4

7,314,5

 

- Năng suất

8,8

11,5

11,7

11,8

10,9

 

- Sản lượng

3.747

6.804,8

6.712

7.197

8.035,81

b

Diện tích đậu tương

1.143

829

1.036

1.268

1.648,7

 

- Năng suất

7,0

8,0

9,11

8,2

8,9

 

- Sản lượng

810

669,9

944

1.050,9

1.483,62

c

Diện tích mía

433

556

583

740,2

853,6

 

- Năng suất

368,5

394,4

455,4

460,0

513,6

 

- Sản lượng

15.957

21.936

26.538

34.063

43.840,7

2

Cây C.N dài ngày

 

 

 

 

 

a

Chè tổng số

6.700

7.114

7.166

7.651,4

7.885,8

 

TĐ: + D.T cho sản phẩm

4.648

6.091

6.545

6.721,8

6.910,8

 

+ D.T trồng mới

-

346

212,7

604,9

610,0

 

+ D.T KTCB

-

677

408,3

324,7

365,0

 

Năng suất

36,3

34,3

35,4

43,7

38,2

 

Sản lượng

16.905

20.872

23.155

29.393

26.410,5

b

Sơn tổng số

400

501

506

478,9

462

 

TĐ: D.T cho sản phẩm

350

437

438

441,1

395,5

 

Năng suất

2,4

3,1

3,1

3,4

3,0

 

Sản lượng

84

134,2

134,5

148,1

121,67

III

Cây thực phẩm

 

 

 

 

 

1

D.T rau các loại

5.688,5

5.834,4

6.109,3

6.354,7

6.477,1

 

Năng suất

 

101,2

115,2

100,64

108,5

 

Sản lượng

 

59.044

70.422

63.959

70.292,8

2

D.T đậu các loại

2.049,3

2.215,7

2.306,6

2.523,2

1.982,1

 

Năng suất

 

4,1

4,7

4,6

4,6

 

Sản lượng

 

904,9

1.075

1.156

930,51

IV

Cây ăn quả chủ yếu

 

 

 

 

 

1

Chuối

 

1.695,7

1.958,8

2.008,3

2.381,9

 

- Diện tích cho sản phẩm

 

1.307

1.580,6

1.746,5

2.110,4

 

Năng suất

 

228,4

178,7

220,9

 

 

Sản lượng

 

29.858

28.250

38.597

 

2

Cam, chanh, quýt

 

874,2

993,1

1.011,9

1.130,0

 

- Diện tích cho sản phẩm

 

686,2

732,1

838,4

868,3

 

Năng suất

 

70,3

66,7

58,4

 

 

Sản lượng

 

4.826

4.888

4.896,2

 

3

Hồng nhãn - vải

 

663,6

967,6

1.120,3

1.660,8

 

- Diện tích cho sản phẩm

 

363,1

488,6

714,3

1.071,0

 

Năng suất

 

103,4

100,9

58,0

 

 

Sản lượng

 

3.755

4.932

4.144

 

4

Bưởi

 

513

593,5

595,9

573

 

- Diện tích cho sản phẩm

 

477

494,5

494,2

450,5

 

Năng suất

 

104,5

102,2

94,3

 

 

Sản lượng

 

4.986

5.057

4.661,8

 

Biểu 5A: Diện tích cây lương thực chủ yếu phân bổ theo huyện - thị

Đơn vị tính: ha

Toàn tỉnh

T p Việt Trì

TX Phú Thọ

Đoan Hùng

Hạ Hoà

Thanh Ba

Sông Thao

Phong châu

Tam Thanh

Yên Lập

Thanh Sơn

Năm 1996

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng DT cây lương thực

88.426

3.516,0

1.257,0

9.537,0

7.522,0

8.453

8.860,0

17.439,0

9.484,0

7.858,0

14.601,0

Trong đó: - Lúa

63.337

2.445

791

6.654

6.049

6.063

6.553

13.505

6.004,0

5,468

9.805,0

+ Chiêm xuân

34.158

1.418

581

3.227

3.497

3.301

4.051

7.370

4.612,0

1.891

4.209,0

+ Mùa

29.179

1.027

216

3.427

2.552

2.762

2.501

6.135

1.392

3.577

5.595,0

- Ngô

10.536

737

188

1.511

588

1.321

608

1.935

2.013

312

1.353

Trong đó :Vụ đông

5.996

427

106,4

658,2

387,7

843

422,6

1.267,6

1.030

151,1

428,8

- Khoai lang

4.702

114

93

740

362

380

363

796

441

484

929

- Sắn

8.855

208

184

555

520

637

1.125

1.159

797

1.372

2,298

Năm 1997

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích cây lương thực

96.873

3.672,4

1.534,3

10,177,3

8.698,4

9.829,8

9.630,1

18.439,1

11.895,4

8.300,1

14.695,0

Trong đó: - Lúa

69025

2.545,5

982,3

6.961,8

6.853,6

6.829

7.056,4

14.060,5

7.857,4

6.065,1

9.813,1

+ Chiêm xuân

36.466.5

1.520,1

643,1

3.318,4

3.596,4

3.489,2

4.453,3

7.528,2

5.190

2.447,9

4.279,9

+ Mùa

32.558,5

1.025,5

339,2

3.643,4

3.257,3

3.339,8

2.603,1

6.532,3

2.667,4

3.617,2

5.533,2

- Ngô

13.116

742

294

1.739,5

909,6

1.732

740,9

2.366,8

2.679,6

378,4

1.533,3

Trong đó : Vụ đông

8.449

464,0

193,8

1.066,7

751,5

1.130,7

513,9

1.691,3

1.813,0

244,8

578,9

- Khoai lang

4.933

100,9

71,9

748,4

356,2

577,1

416,1

700,0

383,6

563,9

1.015,3

- Sắn

8.644

270

186,2

572,0

536,5

652,9

1.169

1.272,5

855,7

1.042

2.086,7

Năm 1998

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích cây L.T

96.843,4

3.681

1.496,3

9.666,4

8.973,9

9.903,1

10.609,7

18,479,2

11.830,9

8.054,9

14.174,8

Trong đó: - Lúa

70.458,2

2.621

1.030

6.943,2

7.085,8

7.119,6

7.977,7

14.270

8.083,6

5.403,9

9.923,2

+ Chiêm xuân

36.468,2

1.509

639

3.306,2

3.640,8

3.527,6

4.515,7

7.541

5.037,6

2.377,9

4.372,2

+ Mùa

33.990

1.112

391

3.637

3.445

3.592

3.462

6.729

3.046

3.026

5.548

- Ngô

12.783,3

643

221,3

1.465,3

983,9

1.560,9

917

2.406,4

2.301,6

740,8

1.543,1

Trong đó: Vụ đông

8.600,2

365,3

123

904,2

871,6

1.045

707,6

1.800

1.645

561,7

576,8

- Khoai lang

4.784,4

133

55

642,2

313,2

566,3

442,4

481

471

739.5

940,8

- Sắn

8.015,3

262

190

547,7

553,6

640,8

1.016,6

1.300,4

848,5

1.001,4

1.654,3

Biểu 5B: Năng suất (tạ/ha), sản lượng, (tấn) cây lương thực chủ yếu, bình quân lương thực đầu người (kg/năm) phân bổ theo huyện

Toàn tỉnh

Chia ra

T p Việt Trì

TX Phú Thọ

Đoan Hùng

Hạ hoà

Thanh ba

Sông Thao

Phong châu

Tam Thanh

Yên Lập

Thanh sơn

Năm 1996

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Năng suất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: - Lúa

28,05

34,96

28,38

26,81

28,40

27,71

27,59

31,81

27,39

24,24

24,79

+ Chiêm xuân

27,34

34,59

28,85

25,2

27,72

26,10

28,01

32,07

28,15

20,53

20,17

+ Mùa

28,89

35,49

27,06

28,28

29,34

29,62

26,91

31,50

24,9

26,21

28,27

- Ngô

22,57

25,47

21,09

23,84

15,06

23,58

22,13

27,04

23,05

19,67

15,64

Trong đó :Vụ đông

25,11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Sản lượng lương thực

241.347

11.571,3

3.435,5

24.279,4

20.479,4

23.163,7

24.695,9

53.461,0

24.760

18.081,5

37.418

Trong đó: Thóc

177.687

8.550

2.245

17.841,8

17.181

16.804

18.080

42.969

16.448

13.259

24.309,0

B/Q lương thực đầu người

190,0

87,0

86,7

244,0

186,4

193,6

192,6

224,1

164,3

238,4

208,5

Năm 1997

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Năng suất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: - Lúa cả năm

29,62

35,41

30,96

28,31

30,34

30,70

31,3

32,64

30,0

22,21

26,37

+ Chiêm xuân

30,27

35,02

30,9

29,0

31,43

30,31

31,5

32,58

31,92

24,64

24,76

+ Mùa

28,86

35,99

31,12

27,67

29,14

31,12

31,08

32,82

26,30

20,57

27,63

- Ngô

25,89

25,8

27,85

30,65

29,86

27,98

31,35

25,15

24,69

22,93

16,81

Trong đó: Vụ đông

28,04

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Sản lượng lương thực

275.172

12.019,5

4.581,9

28.041,9

25.838,1

28.865,9

29.734,1

57.580,2

33.697,6

18.070,8

36.742,5

Trong đó: Thóc

204.469

9.014

3.041,5

19.703,2

20.794

20.969,4

22.108,5

45.895,3

23.580,2

13.476,4

25.887

B/Q lương thực đầu người

213,5

90,36

115,5

278,0

228,4

239,6

230,2

238,5

222,0

234,0

201,5

Năm 1998

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Năng suất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: - Lúa

30,66

37,7

26,8

31,5

32,86

31,68

31,82

34,34

29,5

22,92

25,15

+ Chiêm xuân

28,97

35,42

27,43

29,5

32,24

30,20

31,30

30,69

28,39

21,80

22,06

+ Mùa

32,48

41,0

26,0

33,4

33,5

33,1

32,5

38,4

31,5

23,8

27,6

- Ngô

24,70

17,3

22,7

25,6

29,07

26,84

30,3

26,38

24,45

20,19

18,62

Trong đó: Vụ đông

8.015,3

262

190

547,7

553,6

640,8

1.016,6

1.300,4

848,5

1.001,4

1.654,3

2. Sản lượng lương thực

280.378

11.939,3

3.900,1

28.331,4

28.350,8

30.191,4

32.376,6

60.638,3

32.848,2

17.236,5

34.565,7

Trong đó: thóc

216.068,9

9.903

2.768,7

21.899,4

23.285,3

22.557,3

25.388,8

49.013,6

23.897

12.390,8

24.965

B/Q lương thực đầu người

217,0

91,0

98,2

277,8

250,7

251,0

250,9

249,9

216,4

221,5

188,7

Biểu 5C: Diện tích, năng suất , sản lượng cây lương thực chủ yếu theo huyện thị 1999


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhctanlttptg20002010425