AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành "Quy chế đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản rắn trong điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản".

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành "Quy chế đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản rắn trong điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản".

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ CÔNG NGHIỆP
Số: 35/2001/QĐ-BCN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2001                          
Bộ Công nghiệp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNGBỘ CÔNG NGHIỆP

Về việcban hành "Quy chế đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản

rắntrong điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản"

 

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNGNGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chứcbộ máy Bộ Công nghiệp;

Căn cứ Luật Khoáng sản và Nghịđịnh số 76/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiếtviệc thi hành Luật Khoáng sản (sửa đổi);

Xét đề nghị của Cục trưởng CụcĐịa chất và Khoáng sản Việt Nam,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế đánh giá tiềm năng tàinguyên khoáng sản rắn trong điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoángsản".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trướcđây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộcBộ và các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ hoạt động điều tra cơ bản địa chất vềtài nguyên khoáng sản thuộc Bộ Công nghiệp được ngân sách Nhà nước cấp kinh phísự nghiệp kinh tế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

QUY CHẾ

Đánh giá tiềm năng tàinguyên khoáng sản rắn

trong điều tra cơ bảnđịa chất về tài nguyên khoáng sản

(Banhành kèm theo quyết định số 35/2001/QĐ-BCN
ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này áp dụng cho các hoạt động đánh giá tiềm năng tài nguyênkhoáng sản rắn trong điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đượcthực hiện bằng nguồn kinh phí sự nghiệp điều tra địa chất.

Điều 2. Đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản là một dạng hoạt động điều tracơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản theo loại hoặc nhóm khoáng sản và đốivới các cấu trúc có triển vọng nhằm phát hiện các mỏ mới.

Điều 3. Một số thuật ngữ sử dụng trong quy chế này được hiểu như sau:

1. Mỏ khoáng là tập hợp tựnhiên các khoáng sản, có số lượng tài nguyên, chất lượng và điều kiện khaithác, chế biến đáp ứng yêu cầu tối thiểu khai thác quy mô công nghiệp trongđiều kiện công nghệ và kinh tế hiện tại.

2. Thân khoáng sản (thân quặng)là tập hợp tự nhiên liên tục khoáng chất có ích đã được xác định chất lượng,kích thước và hình thái đáp ứng các chỉ tiêu hướng dẫn của khai thác côngnghiệp.

3. Đới khoáng hoá là một phầncủa cấu trúc địa chất, trong đó có các thân khoáng sản hoặc các biểu hiện liênquan đến khoáng hoá như đới biến đổi nhiệt dịch vây quanh khoáng sản, đới tậptrung khe nứt, đới dập vỡ... thuận lợi cho tạo khoáng.

4. Các cấp trữ lượng khoáng sảntheo hệ thống phân cấp hiện hành. Các điều kiện để xác định trữ lượng cấp C2và tài nguyên dự báo cấp P1 được nêu ở phụ lục 1.

Điều 4. Nguyên tắc tuần tự và phân bước cho hoạt động đánh giá tiềm năng tàinguyên khoáng sản.

1. Đánh giá tiềm năng tàinguyên khoáng sản tuân theo nguyên tắc sau:

a) Tuần tự từ sơ bộ đến chitiết, từ diện đến điểm và từ bề mặt đến chiều sâu. Việc thiết kế và thực hiệncác phương pháp phải tuân thủ các quy phạm kỹ thuật hiện hành và tính tuần tựđể tránh lãng phí và có thể sử dụng hiệu quả các taì liệu đã thu thập được.

b) Đánh giá toàn bộ các loạikhoáng sản đi kèm và các khoáng sản khác trên diện tích đã giao.

2. Đánh giá tiềm năng tàinguyên khoáng sản thực hiện theo các bước kế tiếp nhau:

a) Bước lập đề án có mục tiêuxác định đối tượng khoáng sản, loại hình mỏ khoáng cần đánh giá, các nhiệm vụđịa chất cụ thể và thiết kế hệ phương pháp kỹ thuật tối ưu, khối lượng côngviệc phù hợp với đối tượng khoáng sản và mục tiêu đã giao.

b) Bước phát hiện có mục tiêuphát hiện các thân khoáng sản và đánh giá tài nguyên dự báo cấp P1của chúng, lựa chọn các diện tích có triển vọng nhất để đánh giá tiếp theo.Diện tích điều tra không quá 100 km2.

c) Bước đánh giá thân khoángsản có mục tiêu xác định trữ lượng cấp C2, nghiên cứu chất lượngkhoáng sản và khả năng khai thác, sử dụng chúng, lựa chọn các thân khoáng sảncó khả năng kinh tế để thăm dò tiếp theo. Diện tích đánh giá trong khoảng 5 -15 km2.

Trường hợp bước phát hiện khônglựa chọn được các diện tích để đánh giá tiếp theo thì đề án đánh giá tiềm năngtài nguyên khoáng sản sẽ dừng thi công, lập báo cáo kết quả sau khi được cấp cóthẩm quyền cho phép bằng văn bản.

Trường hợp trên diện tích đượcgiao đã phát hiện được nhiều thân khoáng sản có triển vọng thì có thể xem xétđể thực hiện ngay bước đánh giá các thân khoáng sản sau khi được cấp có thẩmquyền cho phép bằng văn bản.

d) Bước lập báo cáo địa chất cómục tiêu trình bày rõ ràng, trung thực và khoa học các kết quả đánh giá tiềmnăng tài nguyên khoáng sản.

 

Chương II

LỰA CHỌN DIỆN TÍCH, ĐỐITƯỢNG VÀ PHÂN NHÓM CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐÁNH GIÁ THEO MỨC ĐỘ PHỨC TẠP VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỊACHẤT - KHOÁNG SẢN

Điều 5. Đối tượng khoáng sản và diện tích để đánh giá được lựa chọn trên cơ sở:

1. Phương hướng, nhiệm vụ, mụctiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch điều tra cơbản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản.

2. Các taì liệu địa chất -khoáng sản hiện có cho phép dự báo phát hiện mỏ khoáng mới hoặc có thể mở rộngdiện tích, bổ sung tài nguyên cho mỏ khoáng đã biết.

Điều 6. Diện tích và đối tượng của các bước.

1. Đối tượng của bước phát hiệncác thân khoáng sản là:

a) Diện tích đã điều tra chitiết hoá trong lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 có cáctiền đề địa chất thuận lợi, dấu hiệu tìm kiếm rõ ràng, được đánh giá là cótriển vọng để phát hiện các thân khoáng sản của một hoặc nhiều loại khoáng sảnkhác nhau.

b) Diện tích kề cận các mỏkhoáng đã biết có dấu hiệu khoáng sản, tiền đề địa chất thuận lợi hoặc tươngtự.

c) Diện tích có các dị thườngđịa vật lý, địa hoá, khoáng vật có triển vọng.

Đối với các khoáng sản nộisinh, khi lựa chọn diện tích điều tra phải căn cứ vào đặc điểm của trườngkhoáng sản, cấu trúc địa chất thuận lợi cho việc hình thành và tích tụ khoángsản.

2. Đối tượng của bước đánh giácác thân khoáng sản là:

a) Các thân khoáng sản đã đượcphát hiện và đánh giá sơ bộ trong bước phát hiện hoặc trong các công trình điềutra trước đó, được xác định là có triển vọng.

b) Phần có khả năng kéo dàihoặc phát triển theo chiều sâu của các thân khoáng sản đã được đánh giá sơ bộtrước đó.

Điều 7. Các đối tượng khoáng sản được phân chia theo mức độ phức tạp về địachất, khoáng sản tại bảng 1. Phân cấp mức độ phức tạp chủ yếu dựa theo tínhphức tạp của hình thái, đặc điểm phân bố các thân khoáng sản, chất lượng và đặcđiểm phân bố khoáng sản. Mức độ phức tạp về điều kiện địa chất, khoáng sản làcơ sở cho việc thiết kế các khối lượng kỹ thuật để đánh giá khoáng sản.

 

Chương III

YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦACÁC BƯỚC
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Điều 8. Yêu cầu của bước lập đề án đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản.

1. Xác định đúng đối tượngkhoáng sản, diện tích cần đánh giá, các tiền đề, yếu tố địa chất thuận lợi chotạo khoáng, các quy luật phân bố khoáng sản, dự báo tài nguyên có thể đánh giáphát hiện được, mức độ phức tạp về địa chất.

2. Xác định rõ các nhiệm vụ địachất cụ thể và lựa chọn tổ hợp hợp lý các phương pháp đánh giá và các công việcnghiên cứu, phụ trợ phù hợp với các đối tượng địa chất, khoáng sản cụ thể vàmục tiêu nhiệm vụ được giao.

3. Thiết kế hợp lý trình tựđánh giá, trình tự áp dụng các phương pháp, tổ chức hợp lý quá trình quản lý vàthi công đề án.

Điều 9. Nhiệm vụ của bước lập đề án là:

1. Thu thập, tổng hợp các taìliệu hiện có về cơ sở hạ tầng, về địa chất, địa vật lý, địa hoá, địa mạo - vỏphong hoá..., đánh giá hiện trạng và mức độ tin cậy của chúng, đánh giá hiệuquả và hạn chế của các phương pháp đã thực hiện.

2. Khảo sát sơ bộ diện tích đượcgiao nhằm thu thập bổ sung các taì liệu địa chất, khoáng sản cần thiết; xácđịnh đúng đắn các điều kiện thực hiện các công trình địa chất, tìm hiểu cơ sởhạ tầng.

3. Lấy mẫu thử nghiệm địa hoá,mẫu tham số vật lý, mẫu đá, khoáng sản, đo thử nghiệm địa vật lý tuỳ theo mứcđộ tài liệu hiện có, nhằm có cơ sở thiết kế hợp lý các phương pháp và trình tựthực hiện.

4. Dự kiến kiểu mỏ khoáng cóthể phát hiện và đánh giá. Xác định các tồn tại địa chất và các nhiệm vụ địachất cụ thể.

5. Thiết kế các phương pháp kỹthuật, xác định khối lượng công việc, các yêu cầu cụ thể của các phương pháp,các loại mẫu địa chất cần phân tích.

6. Đề xuất dự kiến các chỉ tiêuđể xác định trữ lượng, dự báo tài nguyên có thể đạt được.

7. Xác định cơ sở để lập dựtoán và lập dự toán đề án.

Nội dung và hình thức của đề ánthực hiện theo đúng Quy chế lập đề án, báo cáo điều tra cơ bản địa chất về tàinguyên khoáng sản được ban hành kèm theo Quyết định số 12/1999/QĐ-BCN ngày17-3-1999 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

Điều 10. Yêu cầu của bước phát hiện các thân khoáng sản.

1. Xác định được cấu trúc địachất, các yếu tố địa chất khống chế (địa tầng, magma, thạch học...), các yếu tốchứa hoặc phá huỷ khoáng sản, thành phần và đặc điểm đới đá biến đổi vây quanhkhoáng sản, mối liên hệ của khoáng sản với các thành tạo và yếu tố địa chất.

2. Khoanh định được các đớikhoáng hoá, các tầng đá chứa khoáng sản, vị trí các biểu hiện khoáng sản, cácdấu hiệu tìm kiếm như quặng lăn, công trình cũ, các vành phân tán địa hoá -khoáng vật, các dị thường địa vật lý.

3. Phát hiện các thân khoángsản và dự báo sự phát triển của chúng ở trên mặt và dưới sâu.

4. Xác định được loại hìnhkhoáng sản; cấu trúc, thành phần vật chất, chất lượng khoáng sản, thành phần cóích, có hại, đặc điểm địa hoá, tính phân đới của khoáng hoá, sơ bộ xác địnhđiều kiện, môi trường thành tạo và nguồn gốc khoáng sản.

5. Sơ bộ khoanh định các thânkhoáng sản, xác định đặc điểm hình thái thân khoáng sản và sơ bộ phân loại cácthân khoáng sản theo quy mô, chất lượng khoáng sản.

Điều 11. Nhiệm vụ của bước phát hiện các thân khoáng sản.

1. Khảo sát, lập bản đồ địachất - khoáng sản tương ứng với các tỉ lệ 1:25.000 á 1:5.000 tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp củacấu trúc địa chất và đối tượng khoáng sản. Tỷ lệ bản đồ địa chất - khoáng sảncần lập được định hướng trong phụ lục 2.

2. Sử dụng các phương phápthích hợp như viễn thám, khoáng vật, địa hoá, địa mạo, địa vật lý... nhằm xácđịnh các dấu hiệu khoáng sản, các dị thường địa hoá, địa vật lý, diện tích cókhả năng phân bố khoáng sản và các đới khoáng hoá. Lấy mẫu địa hoá và đo địavật lý theo lộ trình hoặc theo tuyến.

3. Các diện tích có biểu hiệnkhoáng hoá hoặc khoáng sản được đánh giá theo mạng lưới công trình định hướngtại phụ lục 3. Các tuyến tìm kiếm cần được bố trí thưa gấp hai lần mạng lưới đểxác định trữ lượng cấp C2, nhưng cũng có thể đan dày hoặc dãn thưasao cho mỗi thân khoáng sản phải có ít nhất hai tuyến công trình cắt qua.

4. Kiểm tra các phát hiệnkhoáng sản, thân khoáng sản tại các vị trí có các dấu hiệu tìm kiếm, các dị thường,vành phân tán, khống chế diện phân bố đới khoáng hoá bằng các công trình khaiđào trên mặt, dọn sửa, mô tả các công trình cũ hoặc khoan. Mỗi thân khoáng sảnít nhất phải có một đến hai vị trí được lấy mẫu khống chế đầy đủ bề dày.

5. Lập sơ đồ địa hình bằng cáchphóng to và chỉnh lý các bản đồ địa hình hiện có. Định vị các điểm khảo sát,các công trình, các tuyến công trình bằng GPS hoặc bằng địa bàn thước dây theocác mốc tự nhiên, nhân tạo có khả năng bảo quản lâu dài đã được xác định toạ độbằng GPS hoặc theo bản đồ đã có.

6. Lấy mẫu, gia công, phân tíchcác loại mẫu nhằm làm rõ thành phần và các đặc tính vật lý cơ bản của khoángsản. Tại các vết lộ, công trình khoan, khai đào gặp khoáng sản phải lấy mẫurãnh, tại các đới khoáng hoá phải lấy mẫu rãnh điểm hoặc mẫu cục.

7. Điều tra chi tiết hoá mộtvài khu vực bằng tổ hợp phương pháp tối ưu nhằm chính xác hoá các tiêu chuẩncho việc đánh giá triển vọng các khu vực khác và bước đầu phân loại các đớikhoáng hoá, các thân khoáng sản theo mức độ triển vọng.

8. Đánh giá tài nguyên dự báocấp P1 cho các thân khoáng sản trên cơ sở bề dày, chiều dài, độ sâudự kiến, các dấu hiệu địa chất, địa hoá, địa vật lý, các chỉ tiêu tính toánđịnh hướng theo các hướng dẫn, các mỏ khoáng tương tự.

9. Lập báo cáo kết quả địa chấtcủa bước phát hiện các thân khoáng sản làm cơ sở để thiết kế cụ thể cho bướcđánh giá các thân khoáng sản.

Điều 12. Yêu cầu của bước đánh giá các thân khoáng sản:

1. Xác định điều kiện thế nằm,hình dạng, kích thước, tính liên tục của thân khoáng sản, đặc điểm thay đổihình thái thân khoáng sản theo đường phương và chiều sâu. Độ sâu đánh giá tiềmnăng tài nguyên khoáng sản được xác định trong bước lập đề án tuỳ thuộc vàoloại hình khoáng sản, đặc điểm phân bố của chúng.

2. Xác định thành phần vật chấtkhoáng sản, phân chia các kiểu, loại khoáng sản tự nhiên, đặc điểm phân bố củachúng trong thân khoáng sản, dạng tồn tại và đặc điểm phân bố của các khoángvật, thành phần có ích, có hại, xác định sơ bộ tính khả tuyển hoặc khả năng sửdụng khoáng sản.

3. Xác định trữ lượng cấp C2và đánh giá tài nguyên dự báo cấp P1.

4. Sơ bộ xác định nguồn gốc, môhình hoá quá trình tạo khoáng và các giai đoạn tạo khoáng, các biến đổi, pháhuỷ sau tạo khoáng, độ sâu bóc mòn.

5. Sơ bộ xác định khả năng trởthành mỏ khoáng, điều kiện khai thác, phương pháp khai thác, khả năng chế biến,lĩnh vực sử dụng khoáng sản, các tác động ảnh hưởng đến môi trường khi khaithác và chế biến khoáng sản.

6. Lựa chọn diện tích và cácthân khoáng sản có giá trị theo quy mô, chất lượng và điều kiện khai thác thuậnlợi để chuyển giao cho thăm dò.

Điều 13. Nhiệm vụ của bước đánh giá các thân khoáng sản.

1. Mô tả chi tiết các vết lộ tựnhiên, nhân tạo; tổng hợp các taì liệu địa vật lý, địa hoá để lập bản đồ địachất - khoáng sản và các mặt cắt ở tỉ lệ 1:5.000 đến 1:1.000 hoặc lớn hơn tuỳtheo mức độ phức tạp và kích thước các đối tượng cần biểu diễn. Trên các bản đồvà mặt cắt thể hiện được các yếu tố địa chất ảnh hưởng đến việc hình thành,tích tụ, phân bố và biến đổi khoáng sản, hình thái các thân khoáng sản và vịtrí phân bố các loại khoáng sản. Xác định các thân khoáng sản và quy luật phânbố khoáng sản.

2. Lấy mẫu địa hoá, đo địa vậtlý theo mạng lưới tuyến nhằm theo dõi dự báo các thân khoáng sản ẩn hoặc bị chephủ. Một thân khoáng sản ít nhất phải có hai tuyến đo sâu địa vật lý bằng cácphương pháp thích hợp.

3. Khai đào trên mặt, khoantrên các tuyến để đánh giá nhằm theo dõi thân khoáng sản theo chiều sâu và theođường phương. Một thân khoáng sản ít nhất phải có ba công trình khai đào và lấymẫu khống chế đầy đủ bề dày theo mạng lưới công trình đã thiết kế.

Mạng lưới tuyến đánh giá cần bốtrí phù hợp với đặc điểm phân bố của các thân khoáng sản và mức độ phức tạp củachúng. Mạng lưới tuyến đánh giá cho một số loại khoáng sản được định hướngtrong phụ lục 3.

4. Lấy và phân tích các loạimẫu nhằm:

a) Phân chia các loại khoángsản theo thành phần và đặc điểm cấu tạo kiến trúc. Khoanh định diện phân bố củachúng trong các khối xác định trữ lượng cấp C2. Yêu cầu phân tíchphải đủ cơ sở để đánh giá khả năng sử dụng khoáng sản trong các lĩnh vực khácnhau.

b) Xác định loại khoáng sản,điều kiện thành tạo khoáng sản, nguồn gốc và kiểu mỏ khoáng.

c) Xác định thành phần vậtchất, chất lượng khoáng sản, cụ thể là thành phần hoá học, khoáng vật, cấu tạo- kiến trúc, dạng tồn tại của thành phần có ích, có hại; các thành phần, yếu tốcó hại cho quá trình tuyển; thí nghiệm các quy trình tuyển khác nhau, xác địnhmức độ thu hồi các thành phần có ích, chất lượng tinh khoáng sản (tinh quặng),thành phần đuôi khoáng sản (đuôi quặng), và đề xuất sơ đồ định hướng để làmgiàu khoáng sản.

Có thể sơ bộ đánh giá tính khảtuyển của khoáng sản bằng cách so sánh với các mỏ khoáng tương tự và lấy mẫu,nghiên cứu mẫu kỹ thuật trong phòng.

d) Xác định các thông số đểtính trữ lượng và tài nguyên dự báo khoáng sản. Đánh giá đặc điểm địa chất thuỷvăn, địa chất công trình theo quy định tại Điều 14, Điều 15 của Quy chế này.

Công tác lấy và phân tích mẫuphải đảm bảo độ chính xác và tính đại diện. Các mẫu rãnh phải được lấy theođúng kích thước thiết kế phù hợp cho từng loại khoáng sản, cho các lớp kẹp đểcó đủ taì liệu xác định diện phân bố các loại khoáng sản. Mẫu kỹ thuật trongphòng phải bảo đảm yêu cầu đại diện cho loại khoáng sản chủ yếu trên diện tíchđánh giá.

5. Công tác lấy và phân tíchmẫu phải được tiến hành kiểm tra theo các quy định hiện hành.

6. Lập bản đồ địa hình cùng tỷlệ với tỷ lệ tìm kiếm theo hệ toạ độ quốc gia hoặc toạ độ độc lập bằng phươngpháp kinh vĩ toàn đạc. Khoảng cao đều đường bình độ cơ bản tuỳ thuộc vào tỷ lệvà mức độ phân cắt của địa hình và yêu cầu địa chất, dao động trong khoảng 5 á 10 mcho tỷ lệ 1:10.000; 2 á 5 m cho tỷ lệ 1:5.000; 1 á 2 m cho tỷ lệ 1:2.000 -1:1.000. Các ký hiệu bản đồ phải sủ dụng thốngnhất theo quy định hiện hành của Tổng cục Địa chính.

Việc định vị các tuyến trục,một số tuyến ngang, các công trình gặp khoáng sản, quan hệ địa chất phải thựchiện bằng máy với sai số trung phương vị trí mặt phẳng/độ cao điểm công trìnhnhư sau:

Tỷ lệ 1:10.000 10/2,0 m
Tỷ lệ 1:5.000 5/1,5 m
Tỷ lệ 1:2.000 -1:1.000 2,5/1,0 m

Sau đó phải cố định lâu dàibằng mốc xi măng các điểm đầu tuyến trục, một số điểm giao nhau của tuyến trụcvới tuyến ngang.

7. Xác định trữ lượng cấp C2cho các thân khoáng sản theo một số phương án chỉ tiêu tính trữ lượng. Các chỉtiêu để xác định trữ lượng được xây dựng trên cơ sở so sánh với các mỏ khoángđã thăm dò hoặc đang khai thác có quy mô, chất lượng, điều kiện khai thác, chếbiến khoáng sản tương tự. Các hệ thống chỉ tiêu để xác định trữ lượng cấp C2phải được cơ quan có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản làm cơ sở khoanh nối thânkhoáng sản theo các chỉ tiêu cho phép và theo các đặc điểm địa chất, hình tháicủa chúng. Việc xác định trữ lượng phải được tính bằng một số phương pháp khácnhau để so sánh, đánh giá độ tin cậy. Đối với khoáng sản có ích đi kèm, tuỳthuộc mức độ biến đổi so với khoáng sản chính và hàm lượng của chúng, có thểxác định trữ lượng và tài nguyên dự báo cùng cấp hoặc giảm một cấp.

Đánh giá tài nguyên dự báo cấpP1 cho các thân khoáng sản, phần thân khoáng sản chưa được xác địnhtrữ lượng cấp C2.

8. Điều tra để đánh giá kháiquát điều kiện địa chất thuỷ văn - địa chất công trình trên diện tích phân bốcác thân khoáng sản theo quy định tại Điều 14, Điều 15 của Quy chế này.

9. Đánh giá sơ bộ khả năng kinhtế của tài nguyên khoáng sản đã xác định trên cơ sở: nhu cầu của xã hội, thị trườngtrong nước và khu vực; cơ sở hạ tầng, tài nguyên dự báo, chất lượng khoáng sản,khả năng và phương pháp khai thác, chế biến khoáng sản; mức độ ảnh hưởng củaquá trình khai thác đến môi trường sinh thái; so sánh với các mỏ khoáng tươngtự đã và đang được thăm dò khai thác trong nước và khu vực.

Điều 14. Điều tra địa chất thuỷ văn - địa chất công trình (ĐCTV- ĐCCT) cần xácđịnh sơ bộ các yếu tố sau đây:

1. Sự phân bố, điều kiện chứa nướcvà cách nước của các loại đất đá.

2. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn,phân bố nước mặt và ảnh hưởng của chúng với điều kiện ĐCTV-ĐCCT.

3. Tính chất thuỷ lực, chiềusâu phân bố, mức độ chứa nước, tính thấm và động thái của nước dưới đất.

4. Tính chất vật lý và thànhphần hoá học của nước dưới đất và nước mặt.

5. Trạng thái, tính chất cơ lýcủa đất đá vây quanh các thân khoáng sản. Các đặc điểm địa động lực, các hiện tượngtai biến địa chất và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với khai thác.

6. Dự kiến về các khả năng cóthể ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh và cảnh quan do khai thác khoáng sản.

Điều 15. Nhiệm vụ của công tác địa chất thuỷ văn - địa chất công trình(ĐCTV-ĐCCT).

1. Thu thập, nghiên cứu, xử lývà tổng hợp các taì liệu hiện có.

2. Lập sơ đồ ĐCTV-ĐCCT cùng tỷlệ với bản đồ điều tra khoáng sản trên diện tích đánh giá các thân khoáng sản.

3. Hút nước thí nghiệm ở một sốlỗ khoan và hố đào trong tầng chứa nước chủ yếu và trong thân khoáng sản theoquy phạm hút nước đã ban hành. Quan trắc ĐCTV trong tất cả các lỗ khoan vàtrong một số công trình khai đào.

4. Lấy và phân tích các loạimẫu nước mặt, nước dưới đất trong tầng chứa nước chủ yếu, trong thân khoáng sảnvà tầng đá vây quanh khoáng sản.

5. Lấy và phân tích mẫu cơ lýđất đá vây quanh và trong thân khoáng sản.

6. Đánh giá sơ bộ tác động củaviệc khai thác khoáng sản có liên quan đến cảnh quan môi trường, dân sinh vàphát triển kinh tế của vùng.

Khối lượng công việc cụ thể phụthuộc vào mức độ phức tạp về điều kiện ĐCTV-ĐCCT của diện tích đánh giá cácthân khoáng sản.

Điều 16. Yêu cầu của công tác lập báo cáo.

1. Phải thể hiện và đáp ứng đượccác kết quả đã thực hiện theo các yêu cầu được quy định tại Điều 8, Điều 10 vàĐiều 12 của Quy chế này.

2. Đáp ứng các yêu cầu tại"Quy chế lập đề án, báo cáo điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoángsản" ban hành kèm theo Quyết định số 12/1999/QĐ-BCN ngày 17-3-1999 của Bộtrưởng Bộ Công nghiệp.

3. Tăng cường ứng dụng tin họchoá trong công tác xử lý, tổng hợp, lập báo cáo tổng kết.

 

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Đề án đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản phải do tập thể, đơn vịcó năng lực chuyên môn và kinh nghiệm về điều tra địa chất - khoáng sản thựchiện. Đơn vị, tổ chức chuyên ngành quản lý trực tiếp đề án phải có đủ khả năngkiểm tra, chỉ đạo và đáp ứng được các điều kiện cần thiết theo quy định choviệc thực hiện đề án.

Điều 18. Khối lượng, phương pháp kỹ thuật của đề án phải được thực hiện theotrình tự, theo thiết kế trong đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theocác quy định kỹ thuật hiện hành. Các kết quả xử lý taì liệu địa hoá phải hoànthành trong thời hạn không quá 60 ngày kể từ khi lấy mẫu xong. Việc xử lý sơ bộcác taì liệu trắc địa, địa vật lý phải hoàn thành không muộn hơn 3 ngày sau khiđã đo xong tại thực địa. Các phân tích mẫu khoáng sản phải có kết quả khôngmuộn hơn 60 ngày từ khi lấy mẫu xong.

Trong quá trình triển khai đềán, nếu có những vấn đề phát sinh không phù hợp với dự kiến ban đầu, chủ nhiệmđề án và đơn vị thực hiện đề án phải kịp thời lập tờ trình gửi cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền xem xét và cho phép bằng văn bản để điều chỉnh phù hợpvới tình hình thực tế./.

Bảng 1

Phân chia đối tượngkhoáng sản
theo mức độ phức tạp về điều kiện địa chất, khoáng sản

TT

Mức độ phức tạp

Cấu trúc địa chất

Hình thái, đặc điểm phân bố
các thân khoáng sản

Chất lượng và đặc điểm phân bố khoáng sản

1

Đơn giản

Đơn giản, phát triển chủ yếu các đá trầm tích không hoặc ít bị uốn nếp, phá huỷ kiến tạo

Thân khoáng sản có quy mô lớn, trung bình; hình thái đơn giản, ổn định hoặc tương đối ổn định theo đường phương, hướng cắm; có bề dày tương đối ổn định. Xuất lộ trên mặt hoặc phân bố nông.

Khoáng sản phân bố ổn định, có ranh giới rõ ràng, dễ nhận biết.

2

Trung bình

Các thể địa chất tương đối đồng nhất; cấu trúc địa chất đơn giản, ít bị phá huỷ kiến tạo và uốn nếp.

Các thân khoáng sản có kích thước trung bình, hình thái tương đối ổn định, số lượng ít.

Khoáng sản phân bố tương đối đồng đều, chỉ có 1-2 loại theo thành phần hoặc hàm lượng, dễ nhận biết.

3

Phức tạp

Phát triển nhiều loại đá, bị uốn nếp và phá huỷ kiến tạo

Các thân khoáng sản dạng mạch, thấu kính có kích thước trung bình, nhỏ, không ổn định theo đường phương. Bề dày thay đổi nhiều, cấu tạo không đồng nhất, chứa các lớp kẹp phi khoáng sản.

Khoáng sản phân bố không đồng đều và chất lượng không ổn định, ranh giới không rõ ràng.

4

Rất

phức tạp

Phát triển nhiều loại đá. Đá vây quanh bị uốn nếp, phá huỷ kiến tạo phức tạp, bị biến đổi nhiệt dịch. Có phá huỷ kiến tạo sau tạo khoáng sản, gây nên sự dịch chuyển biến dạng.

Các thân khoáng sản có kích thước nhỏ, trung bình. Hình thái rất phức tạp, không rõ ràng, dạng mạch, ổ, bướu, trụ... bị phá huỷ sau tạo khoáng sản. Cấu tạo thân khoáng sản phức tạp, chứa các lớp kẹp phi khoáng sản hoặc khoáng sản có thành phần khác nhau. Khoáng sản phân bố chủ yếu ở dưới sâu.

Có vài loại khoáng sản tự nhiên, có thành phần phức tạp, thành phần có ích phân bố rất không đồng đều. Khoáng sản hình thành trong nhiều giai đoạn. Các loại khoáng sản chỉ khoanh vẽ được sau khi phân tích mẫu.

Phụ lục I

Trữ lượng cấp C2 được xác định theo các điều kiện sau đây:

1. Kích thước, hình dạng, thếnằm, cấu trúc bên trong của thân khoáng sản, đặc điểm phân bố các loại khoángsản đã được xác định theo taì liệu địa chất, địa vật lý và không ít hơn 3 vếtlộ hoặc công trình khoan, khai đào khống chế đủ bề dày, được mô tả, lấy, phântích mẫu đầy đủ. Các công trình đó phân bố không thưa hơn mạng lưới định hướngcủa các công trình nêu ở phụ lục 3.

2. Ranh giới khối trữ lượngkhoanh định theo chỉ tiêu định hướng, theo mạng lưới công trình phù hợp với cấptrữ lượng và mức độ phức tạp của thân khoáng sản (phụ lục 3) và nội suy theotaì liệu địa chất. Các khối trữ lượng có thể được ngoại suy từ các công trìnhgặp khoáng sản theo tài liệu địa chất, địa hoá, địa vật lý, nhưng không quá 1/2khoảng cách giữa các công trình của mạng lưới đánh giá. Sai số số lượng tínhtoán không vượt quá 80%.

3. Thành phần vật chất, chất lượngcủa khoáng sản được xác định đúng đắn bằng kết quả các loại phân tích mẫu phùhợp với yêu cầu của loại khoáng sản, bằng kết quả nghiên cứu 1-2 mẫu kỹ thuậttrong phòng hoặc theo tương đồng với các loại khoáng sản tương tự đã đượcnghiên cứu hoặc đang khai thác sử dụng.

4. Thân khoáng sản, các vết lộ,công trình gặp khoáng sản được định vị trên thực địa và nền địa hình bằng đo đạctrắc địa.

5. Điều kiện khai thác đã đượcđánh giá sơ bộ theo các taì liệu quan trắc và theo sự tương đồng với các mỏkhoáng tương tự trong vùng.

Tài nguyên dự báo cấp P1thể hiện khả năng tăng trữ lượng do mở rộng diện tíchphân bố các thân khoáng sản ngoài ranh giới trữ lượng cấp C2, hoặckhả năng tăng trữ lượng cấp cao hơn trên các thân khoáng sản mới được pháthiện.

a. Đánh giá tài nguyên dự báocho các thân khoáng sản mới trên cơ sở:

Có ít nhất hai vết lộ hoặc côngtrình khoan, khai đào gặp khoáng sản đã được lấy mẫu làm rõ chất lượng khoángsản và bề dày thể địa chất chứa khoáng sản.

Các dấu hiệu tìm kiếm (đới biếnđổi, biểu hiện khoáng hoá, khoáng sản lăn, dị thường địa vật lý, địa hoá), cácluận cứ cho phép dự kiến độ sâu, diện phân bố khoáng sản.

b. Đánh giá tài nguyên dự báokế tiếp các khối trữ lượng cấp C2 trên cơ sở:

Các tài liệu địa chất, địa vậtlý, địa hoá khẳng định sự kéo dài của các thân khoáng sản.

So sánh với các thân khoáng sảntương tự đã được đánh giá, thăm dò.

Phụ lục II

Tỷ lệ bản đồ địa chất -khoáng sản
định hướng trong các bước đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản

Số TT

Loại khoáng sản

Bước phát hiện thân khoáng sản

Bước đánh giá thân khoáng sản

1

Sa khoáng ilmenit,...

1:25.000 - 1:10.000

1:10.000 - 1:5.000

2

Đồng nhiệt dịch, biến chất trao đổi

1:10.000 - 1:5.000

1:5.000 - 1:2.000

3

Chì - kẽm

1:25.000 - 1:10.000

1:5.000 - 1:2.000

4

Antimon

1:10.000 - 1:5.000

1:2.000 - 1:1.000

5

Thiếc gốc

1:10.000 - 1:5.000

1:2.000 - 1:1.000

6

Vàng gốc

1:10.000 - 1:5.000

1:2.000 - 1:1.000

7

Urani trong cát kết

1:10.000 - 1:5.000

1:5.000 - 1:2.000

8

Barit gốc

1:10.000 - 1:5.000

1:5.000 - 1:2.000

9

Kaolin - pyrophilit

1:10.000

1:5.000

10

Pegmatit (felspat và kaolin phong hoá từ pegmatit,...)

1:10.000 - 1:5.000

1:5.000

11

Đá ốp lát (gabro, granit,...)

1:25.000

1:10.000 - 1:5.000

Phụ lục III

Mạng lưới định hướng cáccông trình khoan, khai đào để đánh giá các thân khoáng sản

nhằm xác định trữ lượngcấp C2

Đơn vị tính: mét

 

 

Mức độ phức tạp

 

Số

Loại

Phức tạp

Rất phức tạp

 

thứ tự

khoáng sản

Theo đường phương

Theo hướng cắm

Theo đường phương

Theo hướng cắm

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

1

Sa khoáng ilmenit,...

120-140

100-120

100-120

10-20*

* Công trình trên tuyến

2

Đồng

100-120

70-90

80-100

50-60

 

3

Chì - kẽm

120-140

80-100

100-120

50-80

 

4

Antimon

120-140

40-60

80-100

40-60

 

5

Thiếc gốc

100-120

70-90

80-100

50-60

 

6

Vàng gốc

60-100

50-60

50-80

40-50

 

7

Urani trong

cát kết

120-140

100-120

100-120

80-100

 

8

Barit gốc

120-160

60-80

100-140

50-60

 

9

Kaolin-pyrophilit

200-220

60-80

160-200

50-60

 

10

Pegmatit

 

 

 

 

 

 

(felspat và kaolin

120-140

30-50

100-120

30-50

 

 

phong hoá từ pegmatit,...)

 

 

 

 

 

11

Đá ốp lát

160-200

 

120-150

 

 

 

(granit, gabro,...)

x 160-200

 

x 120-150

 

 

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhcgtntnksrttcbcvtnks863