AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành Bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương và quy chế họat của Ban quản lý rừng cấp huyện

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành Bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương và quy chế họat của Ban quản lý rừng cấp huyện

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
Số: 1551/1998/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 1998                          
ủy ban nhân dân

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂMĐỒNG

Về việc ban hành Bản quy địnhvề chức năng, nhiệm vụ, tổ chức

bộ máy, biên chế, tiền lương và quy chế họat của Banquản lý rừng cấp huyện

 

ỦY BAN NHÂNDÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 12/8/1991;

Căn cứ kết luận số 64/KL-TU ngày 12/9/1997 của Ban Thường vụ Tỉnhủy về đề án “Đổi mới tổ chức và cơ chế chính sách quản lý ngành lâm nghiệp”;

Tiếp theo quyết định số 1857/QĐ-UB ngày 06/12/1997 về việc “Banhành Đề án đổi mới tổ chức và cơ chế chính sách quản lý ngành lâm nghiệp”;

Theo đề nghị của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:Ban hành kèm theo quyết định này "Bản Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổchức bộ máy, biên chế , tiền lương và quy chế họat động của Ban quản lý rừngcấp huyện".

Điều 2:Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền, Giám đốccác Sở: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính - Vật giá, Kế họach vàđầu tư, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và Thủ trưởng các ngành đơn vị liênquan, Chủ tịch UBND các huyện, Thị xã bảo lộc, Thành phố Đàlạt, Trưởng các Banquản lý rừng cấp huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày banhành./.

 

Bản quy định

Về chức năng, nhiệm vụ, tổchức bộ máy, biên chế, tiền lương

và quy chế họat động của Ban quản lý rừng cấp huyện

(Ban hành kèm theo quyết định số 1551/1998/QĐ-UB

ngày 25/6/1998 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

I- QUY ĐỊNH CHUNG:

1.Ban quản lý rừng cấp huyện nói trong quy định này là các Ban quản lý rừng trựcthuộc UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đàlạt được chuyển đổi trong quátrình thực hiện đề án "Đổi mới tổ chức và cơ chế chính sách quản lý ngànhlâm nghiệp", bao gồm:

-Các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trước đây trực thuộc các ngànhchức năng của tỉnh nay chuyển cho UBND cấp huyện quản lý.

-Các Ban quản lý rừng được chuyển đổi từ các Lâm trường và giao cho UBND cấphuyện quản lý.

-Các Ban quản lý rừng trực thuộc UBND cấp huyện đã thành lập trước đây.

2.Ban quản lý rừng cấp huyện là đơn vị sự nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp củaUBND cấp huyện sở tại về tổ chức, bộ máy, biên chế, về kế họach quản lý bảo vệrừng, trồng rừng, kế họach tài chính, đồng thời chịu sự quản lý về chuyên môn,nghiệp vụ chuyên ngành của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Chi cụcKiểm lâm.

3.Quyền lợi của cán bộ, công chức thuộc Ban quản lý rừng cấp huyện được áp dụngtheo Pháp lệnh công chức và những quy định hiện hành đồi với công chức làm côngtác quản lý bảo vệ rừng. Công tác quản lý cán bộ, công chức của Ban quản lýrừng cấp huyện thực hiện theo quy chế quản lý cán bộ, công chức hiện hành.

II. CHỨC NĂNG:    

1.Là đơn vị sự nghiệp quản lý và bảo vệ rừng trực tiếp giúp UBND cấp huyện tổchức thực hiện công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng ở địa phương.

2.Là cầu nối giữa UBND cấp huyện với UBND cấp xã về lĩnh vực quản lý bảo vệ rừngvà thay mặt UBND cấp huyện tổ chức chỉ đạo việc thực hiện công tác bảo vệ rừngở địa bàn từng xã theo quy họach, kế họach được giao.

3.Trực tiếp quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp mà mình được giao trước đây,diện tích đất lâm nghiệp chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nào quảnlý và diện tích đất lâm nghiệp chưa giao mà hiện đang tạm giao cho Hạt Kiểm lânquản lý, bảo vệ trên địa bàn huyện.

III. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU:

1.Tổ chức triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, sử dụng đất lâmnghiệp được giao theo đúng quy chế quản lý từng lọai rừng được cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền ban hành, và theo sự hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo của các cấp,các ngành chức năng.

2.Xây dựng kế họach dài hạn, kế họach hàng năm về công tác quản lý, bảo vệ vàphát triển rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao để trình cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền phê duyệt, đồng thời tổ chức thực hiện kế họach được duyệt theođúng các quy định của Nhà nước.

3.Trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về lâmnghiệp trên địa bàn quản lý, đồng thời phối hợp với Hạt Kiểm lâm đề xuất vớiUBND cấp huyện sở tại những giải pháp, biện pháp tổ chức quản lý bảo vệ, trồngrừng, phù hợp vói tình hình thực tế địa phương theo chủ trương, chính sáchchung của Nhà nước và chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp, giải pháp đókhi được chấp thuận.

4.Giúp UBND cấp huyện sở tại xây dựng các chương trình, dự án thu hút vốn đầu tưtrồng rừng theo nội dung đề án tổ chức trồng rừng và huy động vốn trồng rừng đãđược UBND tỉnh ban hành tại quyết định số 372/1998/QĐ-UB ngày 13/2/1998 nhằmhuy động các nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng,từng bước thực hiện xã hội hóa nghề rừng.

5.Nắm chắc tình hình tài nguyên rừng, xác định rõ ranh giớii đất lâm nghiệp, ranhgiới các lọai rừng trên bản đồ và thực địa, để có biện pháp tổ chức quản lý,bảo vệ rừng đến tận cơ sở, gắn với chính quyền cấp xã trên địa bàn. Theo dõidiễn biến tài nguyên rừng để tham mưu cho UBND cấp huyện quản lý tốt diện tíchrừng và đất lâm nghiệp được giao. Hướng dẫn về mặt nghiệp vụ và kiểm tra, đônđốc cán bộ nhân viên lâm nghiệp cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng,tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng để kịp thời ngăn chặn những hành vi,tác nhân xâm hại rừng, đất lâm nghiệp.

6.Thực hiện việc khoán đất lâm nghiệp cho nhân dân địa phương quản lý, bảo vệtrồng rừng theo quy định, đồng thời phối hợp với Hạt kiểm lâm tham mưu cho UBNDcấp huyện tổ chức giao đất lâm nghiệp ở địa phương nhằm thực hiện xã hội hóanghề rừng, đảm bảo mỗi diện tích rừng đều có chủ trực tiếp, cụ thể quản lý. Tổchức, kiểm tra, giám sát hướng dẫn các cá nhân, hộ gia đình nhận khoán đất lâmnghiệp do mình quản lý để giúp họ thực hiện tốt các nội dung bảo vệ rừng, trồngrừng đã nhận khoán.

7.Cùng với ngành, cơ quan chức năng thực hiện công tác khuyến lâm, khuyến nôngđến tận người dân, tổ chức vận động nhân dân địa phương tham gia thực hiện tốtcông tác quản lý, bảo vệ, trồng rừng gắn với việc tuyên truyền, giải thíchchính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc gìn giữ, bảo vệ rừng và tuân thủ,chấp hành luật pháp về rừng.

8.Phối hợp với Hạt Kiểm lâm, UBND cấp xã liên quan nắm chắc tình hình di dân đến,các đối tượng khai thác lâm sản, săn bắt chim thú rừng, phá rừng trái phép, tìnhhình sản xuất nương rẫy trên địa bàn để có biện pháp quản lý, giáo dục các đốitượng này nhằm ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả các hành vi xâm phạm tài nguyênrừng.

9.Xây dựng kế họach tài chính, biên chế, tiền lương của đơn vị mình theo hướngdẫn của ngành chức năng đảm bảo tinh, gọn, có hiệu quả, tổ chức thực hiện quảnlý tài chính, biên chế theo quy định.

10.Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo dục chính trị tư tưởng, nâng caonghiệp vụ chuyên môn của viên chức do mình quản lý để thực hiện hoàn thànhnhiệm vụ đuợc giao.

11.Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Nhà nước, chấp hành nghiêm chế độtài chính, kế toán, quản lý tài sản, bảo vệ bí mật Nhà nước và chế độ báo cáothống kế theo quy định.

IV- TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ:

1.Tổ chức bộ máy: Bộ máy của Ban quản lý rừng cấp huyện gồm: Lãnh đạo, các bộphận chuyên môn, giúp việc và cán bộ lâm nghiệp cấp xã.

Lãnhđạo gồm Trưởng ban và một phó trưởng ban giúp việc. Trưởng ban, Phó trưởng banphải là kỹ sư chuyên ngành lâm nghiệp.

Cácbộ phận chuyên môn, giúp việc, gồm:

+Bộ phận kỹ thuật, quản lý bảo vệ rừng.

+Bộ phận hành chính, tài vụ, phục vụ.

+Cán bộ lâm nghiệp cấp xã: Mỗi xã, phường thuộc địa bàn quản lý có 1-3 cán bộtăng cường để giúp UBND cấp xã thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phươngmình.

2.Biên chế của Ban quản lý rừng được UBND tỉnh giao hàng năm theo đề nghị củaUBND cấp huyện sở tại và Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.

3.Việc bổ nhiệm Trưởng ban, Phó trưởng quản lý rừng cấp huyện do Chủ tịch UBNDcấp huyện sở tại quyết định sau khi đã có ý kiến thống nhất bằng văn bản củaBan Tổ chức chính quyền tỉnh.

V. QUY CHẾ HỌAT ĐỘNG:

1.Ban quản lý rừng cấp huyện chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàndiện của UBND cấp huyện sở tại và chịu sự quản lý về mặt chuyên môn, nghiệp vụcủa Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Chi cục Kiểm lâm.

2.Định kỳ mỗi tháng 1 lần, lãnh đạo Ban quản lý rừng cấp huyện phải giao ban vớiUBND cấp xã trong địa bàn quản lý để theo dõi, kiểm tra, triển khai công tácquản lý bảo vệ rừng ở cấp xã. Mỗi kỳ giao ban, phải có biên bản để theo dõi,kiểm tra các biện pháp, giải pháp được triển khai trong lần giao ban trước.Lãnh đạo Ban quản lý rừng được tham gia các kỳ họp chuyên đề về kinh tế - xãhội, quản lý bảo vệ rừng do HĐND, UBND cấp xã tổ chức để nắm bắt tình hình,phối hợp cùng địa phương gắn công tác quản lý bảo vệ rừng với việc tổ chức thựchiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn xã.

3.Khi tổ chức thực hiện kế họach sản xuất lâm nghiệp, trồng rừng, phòng cháy chữacháy rừng ở địa bàn xã nào, Ban quản lý rừng phải bàn bạc thống nhất với chínhquyền xã đó, sử dụng lao động tại chỗ, góp phần giải quyết việc làm đối với cáchộ đói, nghèo, nhằm gắn chính quyền, người dân địa phương với công tác quản lýbảo vệ rừng.

4.Cán bộ lâm nghiệp xã do Ban quản lý rừng đưa về địa bàn xã là cầu nối giữa lãnhđạo Ban quản lý rừng và UBND cấp xã, chịu sự lãnh đạo, quản lý điều hành trựctiếp của Ban quản lý rừng đồng thời chịu sự quản lý của UBND cấp xã trong côngtác quản lý rừng, bảo vệ rừng. Cán bộ lâm nghiệp cấp xã có nhiệm vụ giúp UBNDcấp xã tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng theo các quy địnhcủa Nhà nước và kế họach của Ban quản lý rừng, định kỳ hàng năm báo cáo tìnhhình diễn biến tài nguyên rừng cho UBND cấp xã và Ban quản lý rừng, đồng thờicó trách nhiệm giúp Ban quản lý rừng theo dõi nắm bắt tình hình, chỉ đạo họatđộng lâm nghiệp của UBND cấp xã. Cán bộ lâm nghiệp trên địa bàn công tác xã làngười hướng dẫn về kỹ thuật lâm nghiệp cho chính quyền, nhân dân địa phương.

Việcphân công, điều động cán bộ lâm nghiệp ở địa bàn xã do Trưởng Ban quản lý rừngquyết định sau khi đã thống nhất bằng văn bản với UBND cấp xã sở tại.

VI. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM GIỮA NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG:

1.UBND các huyện, Thị xã Bảo lộc, Thành phố Đàlạt thực hiện nhiệm vụ trực tiếplãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành Ban quản lý rừng ở địa phương theo đúngchức năng nhiệm vụ được giao, hướng dẫn của ngành chức năng và những quy địnhcủa Nhà nước có liên quan, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành UBND cấp xã thựchiện đầy đủ chức năng quản lý Nhà nước về rừng ở cấp xã, đồng thời thực hiệntốt các chủ trương chính sách về bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương. Địnhkỳ hàng tháng, hàng qúy, hàng năm có báo cáo tình hình họat động của Ban quảnlý rừng trên địa bàn và những đề xuất cần thiết gửi Sở Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

2.Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì cùng Chi cục Kiểm lâm đôn đốctheo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện công tác, họat độngcủa Ban quản lý rừng cấp huyện theo định kỳ hàng qúy, hàng năm, đồng thời phốihợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục nghiên cứu, đề xuất UBNDtỉnh các biện pháp củng cố, tăng cường họat động của các Ban quản lý nhằm thực hiệncông tác quản lý, bảo vệ rừng gắn với chính quyền cấp cơ sở và nhân dân đạthiệu quả cao.

3..Các ngành chức năng của tỉnh theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệmchỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giúp đỡ các Ban quản lý rừng cấp huyện thực hiệnđúng quy định chuyên môn nghiệp vụ, quản lý chuyên ngành, tạo điều kiện để UBNDcấp huyện hòan thành nhiệm vụ quản lý Nhà nước cũng như quản lý đơn vị sựnghiệp quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn theo đúng quy định.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1.Dựa vào những quy định trên, UBND cấp huyện phối hợp với sở chuyên ngành, BanTổ chức chính quyền tỉnh, Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo Ban quản lý rừng cấp huyệnlập phương án họat động (về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí họat động,biên chế ...) để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao.

2.Giao Ban Tổ chức chính quyền tỉnh chủ trì phối hợp cùng Sở Tài chính - Vật giáxây dựng định mức biên chế, qũy tiền lương của Ban quản lý rừng cấp huyện (từnguồn kinh phí của tỉnh) trình UBND tỉnh phê duyệt.

3.Giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp cùng Chi cục Kiểmlâm giúp UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn các Ban quản lýrừng họat động đúng nội dung bản quy định này.

4.Trong quá trình thực hiện quy định này, nếu có vướng mắc, các ngành, địa phươngcó văn bản gửi về Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ban Tổ chức chínhquyền để tổng hợp nghiên cứu đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhbqvcnnvtcbmbctlvqchcbqlrch789