AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về việc ban hành bản quy định quản lý, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản đăng kiểm tàu cá, thú y thủy sản, đăng ký chất lượng hàng hóa thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về việc ban hành bản quy định quản lý, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản đăng kiểm tàu cá, thú y thủy sản, đăng ký chất lượng hàng hóa thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH NGHỆ AN
Số: 04/2001/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2001                          
Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Về việc ban hành bản quy định quản lý,

bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản đăng kiểm tàu cá, thú y thủy sản, đăng ký chất lượng hàng hóa thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND (sửa đổi) Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;

Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ngày 25/4/1989 của Hội đồng Nhà nước; Nghị định 195/HĐBT ngày 02/6/1990 về việc thi hành Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và Thông tư 04/TS-TT ngày 30/8/1990 và Thông tư 01/2000/TT-TTS ngày 28/4/2000 sửa đổi một số điều trong Thông tư 04 ngày 30/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;

Căn cứ Nghị định 93/CP ngày 27/11/1993 của Chính phủ về công tác thú y đối với động vật và sản phẩm động vật thủy sản và Thông tư số 02 ngày 25/4/1994 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định 93/CP;

Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa; Thông tư 03 ngày 19/8/1996 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn phân công việc thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa thủy sản: Quyết định số 649/2000/QĐ-BTS ngày 04/8/2000 của Bộ Thủy sản kiểm tra và chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủy sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

Căn cứ vào Nghị định số 30/2000/NĐ-CP ngày 11/8/2000 của Chính phủ về việc bãi bỏ một số giấy phép;

Căn cứ vào quyết định số 20/2000/QĐ-BTC ngày 21/2/2000 của Bộ Tài chính ban hành biểu mức thu phí, lệ phí về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở Thủy sản Nghệ An, Giám đốc Sở Tư pháp tại tờ trình số 694/TT-LN: TS-TP ngày 06/12/2000,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đăng kiểm tàu cá, thú y thủy sản, đăng ký chất lượng hàng hóa thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Điều 2: Bản quy định này được áp dụng đối với tất cả các tổ chức cá nhân (kể cả lực lượng vũ trang) trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài hoạt động liên quan đến nghề cá tại vùng biển, sông ngòi, ao hồ, đồng ruộng thuộc tỉnh Nghệ An.

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, và thay thế quyết định 1230/1998/QĐ-UB ngày 10/9/1998 của UBND tỉnh Nghệ An. Những quy định trước đây của UBND tỉnh trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thủy sản, Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng tỉnh, Trưởng Chi cục BVNL thủy sản, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN,

ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ, THÚ Y THỦY SẢN, ĐĂNG KÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

(Ban hành kèm theo quyết định số 04/2001/QĐ-UB ngày 12/1/2001 của UBND tỉnh Nghệ An)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: UBND tỉnh Nghệ An quản lý thống nhất công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đăng kiểm tàu cá, thú y thủy sản và đăng ký chất lượng hàng hóa thủy sản trên phạm vi toàn tỉnh. Sở Thủy sản có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh về việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch về đánh bắt, nuôi trồng, tái tạo, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên phạm vi toàn tỉnh, xây dựng chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào việc đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, đóng mới tàu thuyền, du nhập nghề mới nhằm góp phần bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản.

Điều 2: Nghiêm cấm mọi hành vi gây tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của các chủng loại thủy sản ở biển, sông ngòi, ao hồ, đồng ruộng.

Điều 3: Phương tiện nghề cá trong bản quy định này bao gồm: Các loại tàu thuyền, bè mảng, các phương tiện thiết bị di động hoặc không di động ở trên biển, sông, hồ, được con người sử dụng vào khai thác thủy sản.

Điều 4: Theo quy định của Chính phủ: Ranh giới của biển Nghệ An được xác định từ vĩ độ: Từ 18046'N đến 19017'N

 

Chương II

BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Điều 5: Quy định khu vực cấm và thời gian cấm khai thác trên biển.

1. Khu vực cấm khai thác:

a. Tất cả các loại tàu thuyền làm nghề te, kéo cá đáy (dạ cào) kể cả thủ công và lắp máy cấm hoạt động từ độ sâu 10m nước trở vào bờ.

b. Cấm mọi hình thức đánh bắt thủy sản tại vùng bãi tắm Cửa Lò từ tháng 4-9 (dương lịch) tính từ hàng rào bãi tắm trở ra xa bờ 100 mét.

c. Tàu thuyền lắp máy từ 90CV trở lên làm nghề lưới kéo cá đáy chỉ được khai thác từ độ sâu 30 mét nước trở ra xa bờ.

d. Tất cả các loại tàu thuyền làm nghề khai thác thủy sản phải đảm bảo an toàn chà rạo, vùng nuôi trồng thủy sản của người khác. Nếu làm hư hại đến chà rạo, ngư lưới cụ của người khác thì chủ phương tiện phải đền bù theo giá trị tại thời điểm đó.

2. Thời gian cấm khai thác các nghề:

Nghiêm cấm các loại nghề khai thác thủy sản, đánh bắt động vật thủy sản còn nhỏ chưa đến tuổi khai thác, cá bố, mẹ đang trong thời kỳ tập trung sinh sản.

a. Cấm vớt trứng cá, tôm ở các sông, lạch và những nơi sinh sản khi chưa có giấy phép của Chi cục BVNL thủy sản.

b. Nghiêm cấm các loại nghề đánh bắt tôm Hùm từ 1/5 đến30/6 dương lịch hàng năm. Trong thời gian cho phép khai thác không được đánh bắt tôm Hùm dưới kích thước quy định tại bảng 9A Thông tư 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ thủy sản.

c. Cấm mọi hình thức đánh bắt tôm ở vịnh Diễn Châu từ 1/3 - 30/4 dương lịch hàng năm (vì thời gian này tôm tập trung sinh sản) tại vĩ độ 18053N đến 19007N, kinh độ 105042E - 105036,5E.

3. Cấm các nghề đăng đáy hoạt động trên sông từ 25/5 - 30/6 dương lịch. các nghề đăng đáy không được chiếm quá 1/3 chiều rộng của luồng lạch.

Điều 6: Quy định về một số nghề khai thác thủy sản như sau:

1. Cấm phát triển thêm và giảm dần đi đến xóa bỏ nghề te. Đồng thời chuyển dần một số nghề ven bờ ra khơi làm nghề rê khơi, câu cá ngừ, câu mực vây dạ khéo.

2. Các nghề đánh bắt bằng ánh sáng chỉ được sử dụng nguồn sáng theo quy định hiện hành. Khi chiếu sáng, cách xa chà rạo các nghề đang hoạt động khác ít nhất 500 mét.

3. Cấm phát triển thêm và giảm dần các nghề khai thác nhiêu tôm con, cá con trong vùng cửa sông, ven bờ như: Te, xiệp, đăng đáy. các nghề khai thác cá nước ngọt, bắt cá đi đẻ từ đồng ruộng ra sông như: Vó bè, đăng, chắn...

4. những nơi có nuôi trồng thủy sản khu vực có chà rạo các nghề, hoạt động khai thác đánh bắt, cách xa ít nhất 500 mét, nếu gây thiệt hại cho người nuôi, trồng phải đền bù theo giá hiện hành.

Điều 7: Bảo vệ môi trường sống của các loại thủy sản.

1. Nghiêm cấm việc dùng chất nổ (mìn, bộc phá, lựu đạn, bom, kíp nổ, súng đạn) xung điện, hóa chất, các loại thực vật có độc tố và các chất độc hại khác để khai thác thủy sản.

- Cấm mọi hình thức triệt phá rong rêu, các bãi sú vẹt, tràm ở các đầm ngập mặn ven biển, các cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn.

- Cấm khai thác và phá hủy rạn đá ngầm, các bãi san hô thực vật.

2. Nghiêm cấm các tổ chức và cá nhân sa thải chất độc hóa học, nước bẩn, nước lẫn dầu và các chất ô nhiễm khác vượt quá giới hạn cho phép xuống ao hồ, sông ngòi và biển.

3. Khi xây dựng mới, thay đổi hoặc xóa bỏ các công trình, nhà máy, xí nghiệp, các dự án liên quan đến môi trường sống của các loài thủy sản có đánh giá tác động môi trường và được Sở Thủy sản có ý kiến trước lúc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Không thực hiện việc xây dựng mới, thay đổi hoặc xóa bỏ các công trình liên quan đến môi trường sống làm thiệt hại đến nguồn lợi thủy sản thuộc vùng biển tỉnh quản lý. Trong quá trình thực hiện quyết định các công trình dự án của địa phương, Trung ương hay của nước ngoài nếu vi phạm nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản thì Sở Thủy sản đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định đình chỉ hoạt động và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm.

Điều 8:

1. Cấm khai thác, vận chuyển, thu mua, chế biến các loại thủy sản nhỏ hơn kích thước quy định, tỷ lệ cá lẫn nhỏ hơn kích thước quy định tại Thông tư số 04/TT-TS và Thông tư số 01/2000/TT-BTS của Bộ Thủy sản.

2. Nghiêm cấm lưu hành trao đổi, mua bán chế biến các loại thủy sản do việc dùng chất nổ, hóa chất để khai thác và các loại đặc sản, hải sản trong thời gian cấm khai thác.

Điều 9: Quy định kích thước mắt lưới được phép sử dụng:

Tất cả các phương tiện tàu thuyền hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển Nghệ An phải chấp hành đúng quy định kích thước mắt lưới cho từng loại nghề được quy định tại Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 (bảng 3A và 3B) của Bộ Thủy sản.

 

Chương III

QUẢN LÝ NGHỀ NGHIỆP VÀ PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG NGHỀ CÁ

Điều 10: Quản lý nghề nghiệp và phương tiện hoạt động nghề cá.

1. Tất cả các tổ chức, cá nhân muốn hoạt động nghề cá đều phải làm đơn xin đăng ký, đăng kiểm hành nghề theo đúng quy định thống nhất của Bộ Thủy sản. Chi cục BVNL thủy sản Nghệ An là cơ quan được giao quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và số chứng nhận khả năng hoạt động tàu cá.

2. Đối với tàu thuyền làm nghề lặn tôm hùm, chủ phương tiện phải làm đơn xin khai thác do Sở Thủy sản (Chi cục BVNL thủy sản) trực tiếp cấp và quản lý. Riêng máy lặn phải được cơ quan chuyên môn kiểm tra an toàn và cấp giấy chứng nhận an toàn.

3. Các tổ chức, cá nhân làm nghề khai thác các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao và quý hiếm như: tôm hùm, hải sâm, bào ngư, trai, vẹm, vích, điệp, phải chấp hành Pháp lệnh BVNL thủy sản và Thông tư số 01/2000 của Bộ Thủy sản (bảng 7A-8A).

Điều 11: Kiểm tra đăng ký, đăng kiểm và cấp các thủ tục hoạt động nghề cá.

1. Tất cả các phương tiện liên quan đến nghề cá lắp máy 50CV trở lên, có đường nước thiết kế từ 15 - 20m muốn hoạt động phải có đủ các giấy tờ sau đây:

a. Sổ chứng nhận khả năng hoạt động tàu cá.

b. Biên bản kiểm tra kỹ thuật hàng năm, theo định kỳ.

c. Giấy đăng ký tàu cá.

2. Những phương tiện lắp máy dưới 50CV trở xuống và thuyền thủ công phải có 2 loại giấy tờ sau:

a. Biên bản kiểm tra kỹ thuật hàng năm.

b. Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.

3. Người điều khiển phương tiện hoạt động nghề cá lắp máy từ 12CV trở lên phải có bằng thuyền trưởng và máy trưởng, thủy thủ phải có sổ thuyền viên theo quy định.

Điều 12: Điều kiện và thời hạn cấp giấy tờ hoạt động nghề cá.

1. Hàng năm Chi cục BVNL thủy sản Nghệ An tổ chức kiểm tra đăng ký và cấp giấy cho phương tiện nghề cá trong toàn tỉnh. Thời hạn mỗi loại giấy cấp lần đầu tối đa không quá 12 tháng (theo Quyết định 407/TS-QĐ ngày 07/12/1991 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản).

2. Điều kiện để được gia hạn:

Phương tiện phải đảm bảo an toàn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, không vi phạm những quy định trong pháp lệnh BVNL thủy sản, Thông tư 01/2000 và Thông tư 04/TT-TS của Bộ Thủy sản và bản quy định này.

3. Mười lăm ngày trước lúc các giấy tờ liên quan đến hoạt động nghề cá, thú y thủy sản, dịch vụ theo quy định chủ phương tiện, chủ hộ phải mang giấy tờ cũ đến Chi cục BVNL thủy sản để gia hạn.

Điều 13: Tên và sổ đăng ký phương tiện.

1. Các phương tiện tàu biển hoạt động liên quan đến nghề cá của tỉnh Nghệ An được quy định bằng 3 nhóm chữ số và số như sau:

- Nhóm thứ nhất bằng hai chữ: NA

- Nhóm thứ 2 bằng 4 chữ số: Từ 0001 - 9999

- Nhóm thứ 3 bằng hai chữ: TS.

2. Số đăng ký phương tiện phải có biển đeo hai bên mũi mạn thuyền, hoặc hai bên thành ca bin. Số đăng ký phải được kẻ ngay ngắn, rõ ràng (biển màu xanh, chữ số màu trắng).

Điều 14: Sang tên đổi chủ.

1. Khi có sự chuyển dịch quyền sở hữu phương tiện như: Mua, bán, đổi cho các chủ mới phải đến Chi cục BVNL thủy sản xin đăng ký, sang tên, chậm nhất không quá 15 ngày (có giấy chứng nhận của chính quyền địa phương và có biên lai thu lệ phí trước bạ do cơ quan thuế cấp).

2. Trường hợp xin đăng ký lại:

Những phương tiện đã được đăng ký ở tỉnh khác, nay đến đăng ký thường trú ở tỉnh Nghệ An thì chủ phương tiện phải trực tiếp đến Chi cục BVNL thủy sản Nghệ An để đăng ký lại.

Điều 15: Trang bị an toàn tàu cá (cứu sinh, cứu hỏa và chống chìm...)

1. Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân. Tất cả các chủ phương tiện đều phải trang bị đầy đủ các thiết bị đảm bảo theo quy phạm an toàn tàu cá như trang bị cứu sinh, cứu hỏa, chống chìm. Đặc biệt phải đang bị đầy đủ phao cứu sinh cho cá nhân từng người đi trên phương tiện. Nếu không đảm bảo các quy định an toàn thì Chi cục BVNL thủy sản phối hợp bộ đội biên phòng các cửa lạch không cho tàu thuyền ra biển.

2. Tất cả tàu thuyền khi ra khỏi sản xuất nhất thiết phải có đầy đủ lương thực, thực phẩm, thuốc phòng chữa bệnh và lương khô dự trữ.

Điều 16: Phương tiện đóng mới.

Các phương tiện đóng mới, phục hồi, cải hoán hoặc sữa chữa lớn, đều phải qua kiểm tra, giám sát kỹ thuật trong thi công theo quy định tiêu chuẩn của Nhà nước và ngành bao gồm:

- Duyệt thiết kế.

- Kiểm tra an toàn kỹ thuật trong thi công đóng mới, cải hoán và sửa chữa lớn các loại tàu thuyền.

Điều 17: Quy định cấp giấy tờ tàu thuyền đóng mới.

Các loại giấy tờ cấp cho phương tiện đóng mới của nghề cá trước lúc đưa vào sử dụng bao gồm:

- Biên bản kiểm tra kỹ thuật từng phần, toàn phần.

- Sổ chức nhận khả năng hoạt động tàu cá.

- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.

2. Tất cả các chủ phương tiện trong tỉnh và ngoài tỉnh, khi đến cơ sở đóng tàu thuyền trên địa bàn tỉnh Nghệ An để ký hợp đồng đóng tàu thuyền có liên quan đến nghề cá, chủ phương tiện và tổ chức, cá nhân đơn vị đóng mới, phải thông báo cho Chi cục BVNL thủy sản Nghệ An biết để giám sát thi công (các phương tiện trong tỉnh và ngoài tỉnh sau khi hoàn thành các thủ tục đóng mới, có biên lai thu lệ phỉtước bạ được cấp đầy đủ giấytờ theo quy định của điều 17.

3. Các phương tiện đóng mới nếu không có các giấy tờ quy định trên thì thì các đồn biên phòng cửa lạch, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng được quyền giữ phương tiện lại. Chủ phương tiện phải trực tiếp Chi cục BVNL thủy sản Nghệ An, để Chi cục kiểm tra và cấp các loại giấy tờ theo quy định.

Điều 18: Tàu thuyền ngoài tỉnh.

1. Tất cả các tổ chức, cá nhân có phương tiện nghề cá, muốn đến hoạt động như: Khai thác, dịch vụ thủy sản ở vùng biển Nghệ An, phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

a. Phải có đầy đủ các loại giấy tờ hợp lệ theo quy định cho phương tiện hoạt động nghề cá (theo quy định tại điều 11 của bản quy định này).

b. Phải đến Chi cục BVNL thủy sản Nghệ An làm thủ tục, đóng thuế tài nguyên nơi tạm trú. Phải chấp hành mọi quy định của UBND tỉnh Nghệ An.

2. Thu mua hàng thủy sản phải có đủ giấy tờ theo quy định do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Điều 19: Tàu thuyền nước ngoài phải chấp hành đúng theo Nghị định 437/HĐBT ngày 22/12/1990.

1. Tàu thuyền nước ngoài hoạt động có liên quan đến vùng biển Nghệ An phải có giấy phép của Bộ Thủy sản cấp (Cục BVNLTS).

2. Phải hoạt động đúng giấy phép quy định, vùng hoạt động, nghề nghiệp, số lượng phương tiện, số đăng ký, số máy và số mã lực của tàu.

3. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài liên doanh với các đơn vị có liên quan đến hoạt động nghề cá, điều tra, thăm dò dầu khí theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, lúc vào biển Nghệ An để hoạt động, phải được sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh đồng thời báo cáo cho Sở Thủy sản Nghệ An (Chi cục BVNL thủy sản) biết 15 ngày trước lúc tàu vào để Chi cục BVNL thủy sản cử giám sát viên lên tàu nước ngoài theo dõi và giám sát.

 

Chương IV

THÚ Y THỦY SẢN

Điều 20: Trong chương này, một số thuật ngữ được hiểu như sau:

1. Động vật thủy sản là các loại động vật có giai đoạn hoặc cả vòng đời sống trong nước gồm: Cá, giáp xác, thân mềm, đa gai, hải miên, xoang tràng, lưỡng cư, trứng của chúng và động vật có vú.

2. Sản phẩm động vật thủy sản chịu sự kiểm soát của thú y thủy sản là sản phẩm tươi, sống, sản phẩm được xử lý, sơ chế (ướp đá, phơi tái, ướp muối...) còn có thể mang tác nhân gây bệnh cho động vật thủy sản.

3. Công tác thú y đối với động vật và sản phẩm động vật thủy sản, gọi là thú y thủy sản.

Điều 21: Quản lý Nhà nước về công tác thú y thủy sản.

1. Sở Thủy sản, Chi cục BVNL thủy sản thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thú y thủy sản.

2. Thanh tra chuyên ngành BVNL thủy sản thực hiện công tác thanh tra thú y thủy sản theo quy định về thi hành Pháp lệnh Thú y, theo quy chế tổ chức và các hoạt động của thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

3. Việc thu và nộp lệ phí, phí tổn về công tác thú y thủy sản thực hiện theo quyết định số 20/2000/QĐ ngày 21/02/2000 của Bộ Tài chính.

4. Tất cả các tổ chức cá nhân muốn sản xuất dịch vụ giống thủy sản, phải đăng ký tại Chi cục BVNL thủy sản. Phải đảm bảo theo tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam mà hàng năm Bộ Thủy sản công bố.

5. Chi cục BVNL thủy sản phải có quy chế cụ thể và công khai các thủ tục: Cấp đăng ký kinh doanh giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản.

6. Giao cho Chi cục BVNL thủy sản phối hợp với cơ quan Công an, chính quyền các cấp huyện, xã kiểm tra việc sản xuất, dịch vụ cá giống, tôm giống, nhuyễn thể và các loại thủy sản khác.

Nếu các tổ chức, cá nhân, người thi hành công vụ không chấp hành đúng quy định công tác thú y thủy sản thì xử lý theo pháp luật hiện hành.

Điều 22: Phòng chống dịch cho động vật thủy sản.

Áp dụng đúng mục II "phòng chống dịch cho động vật thủy sản" tại Thông tư 02 ngày 25/6/1994 của Bộ Thủy sản.

Điều 23: Kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật thủy sản.

1. Khi vận chuyển động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản từ tỉnh ngoài về Nghệ An để thuần hóa sản xuất giống nuôi dưỡng giống (như tôm giống, cá giống, ba ba...) chủ hàng phải:

a. Đăng ký với Chi cục BVNL thủy sản nơi xuất để kiểm dịch.

b. Trình giấy kiểm dịch, hợp đồng mua bán, giấy đăng ký kinh doanh, biên bản kiểm tra chất lượng giống thủy sản với Chi cục BVNL thủy sản Nghệ An.

c. Trường hợp nếu thấy nghi ngờ động vật thủy sản bị nhiễm bệnh, thì Chi cục BVNL thủy sản Nghệ An có quyền kiểm dịch và yêu cầu thực hiện các biện pháp xử lý. Cấm lưu hành động vật thủy sản khi chưa có giấy kiểm dịch.

2. Khi xuất khẩu, nhập khẩu các động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản phải thực hiện đúng quyết định 224/2000/QĐ-BTS ngày 29/3/2000 của Bộ Thủy sản.

3. Các loại tôm giống nhập từ tỉnh ngoài vào Nghệ An phải thả lưu giữ từ 3 đến 5 ngày, khi đạt tôm cỡ P15 trở lên báo với Chi cục BVNL thủy sản kiểm dịch mới được thả vào các ao, đầm để ương nuôi.

4. Cấm các tổ chức, cá nhân sản xuất, dịch vụ con giống thủy sản, khi chưa có giấy kinh doanh của Chi cục BVNL thủy sản.

Giấy đăng ký sản xuất dịch vụ con giống thủy sản có giá trị trong 12 tháng sau đó phải được kiểm tra lại, nếu đủ điều kiện sẽ được cấp tiếp.

Điều 24: Quản lý thuốc thú y thủy sản.

1. Áp dụng các điểm 1,2, 3, 4, 5 mục IV Thông tư 02/TS-TT ngày 25/6/1994 của Bộ Thủy sản và Quyết định số 224/2000/QĐ-BTS ngày 29/3/2000 của Bộ Thủy sản (điều 5).

2. Các tổ chức cá nhân trong tỉnh muốn tổ chức sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thủy sản phải có giấy đăng ký kinh doanh và phải chấp hành đúng các dạnh mục thuốc và hóa chất được Bộ Thủy sản công bố hàng năm.

 

Chương V

CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN

VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 25: Đối tượng đăng ký và cơ quan có thẩm quyền đăng ký chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản.

1. Tất cả các tổ chức hoặc cá nhân thuộc các thành phần kinh tế (dưới đây gọi là cơ sở), sản xuất, kinh doanh hàng hóa chuyên ngành thủy sản phải đăng ký chất lượng hàng hóa theo quy định, bao gồm:

a. Cơ sở sản xuất, gia công, chế biến, dịch vụ hàng hóa, chuyên ngành thủy sản ương nuôi giống thủy sản (kể cả cơ sở hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).

b. Cơ sở làm đại lý độc quyền, tổng đại lý cho nước ngoài tiêu thụ tại Nghệ An.

c. Cơ sở kinh doanh, sang bao, đóng gói hàng hóa nhập khẩu để tiêu thụ tại Nghệ An.

2. Hàng hóa chuyên ngành thủy sản bao gồm các loại giống thủy sản, động vật thủy sản sống, thức ăn nuôi trồng thủy sản, thuốc dùng cho động vật, thực vật thủy sản và ngư lưới cụ, dụng cụ đánh cá (theo TT03-BTS).

3. Cơ quan cấp đăng ký chất lượng chuyên ngành thủy sản (gọi tắt là cơ quan cấp đăng ký) là Chi cục BVNL thủy sản Nghệ An, chịu trách nhiệm đăng ký chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản cho các cơ sở thuộc địa phương quản lý và các cơ sở do Cục BVNL thủy sản ủy quyền. Việc đăng ký và cấp giấy đăng ký chất lượng hàng hóa, được thể hiện bằng một văn bản thống nhất gọi là bản đăng ký chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản, thời hạn, hiệu lực của bản đăng ký chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản là 1 năm. Khi hết thời hạn, cơ sở phải xin gia hạn đăng ký, nếu còn tiếp tục sản xuất kinh doanh hàng đó, thời hạn gia hạn, có hiệu lực tối đa là 01 năm.

Bản đăng ký chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản, không có giá trị thay cho:

+ Giấy chứng nhận chất lượng.

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch.

+ Phiếu kết quả thử nghiệm.

4. Căn cứ đăng ký chất lượng hàng hóa.

a. Các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn ngành (TCN) bắt buộc áp dụng hoặc khuyến khích áp dụng.

b. Các quy định của Bộ Thủy sản và các Bộ liên quan.

c. Các tiêu chuẩn khác (kể cả tiêu chuẩn của cơ sở và tiêu chuẩn của nước ngoài) mà cơ sở tự nguyện áp dụng.

d. Các quy định về chất lượng nêu trong hợp đồng đại lý tiêu thụhàng hóa cho nước ngoài hoặc nhập khẩu để sang bao đóng gói và tiêu thụ tại địa bàn tỉnh.

Các văn bản nói tại khoản b, c, d của điều này phải có đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đối với từng loại hàng hóa, đồng thời không trái với các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng vào những quy định khác về vệ sinh, an toàn thực phẩm và môi trường do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

5. Hàng hóa thủy sản đã qua chế biến công nghiệp, các cơ sở sản xuất phương tiện nghề cá (do Bộ Thủy sản quy định) đăng ký chất lượng tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh.

Điều 26: Nội dung, thủ tục đăng ký chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản.

1. Hồ sơ đăng ký chất lượng hàng hóa.

Hồ sơ đăng ký chất lượng hàng hóa lần đầu được lập thành 02 bộ, mỗi bộ gồm:

- Bản sao giấy phép hành nghề.

- Bản đăng ký chất lượng hàng hóa CNTS.

- Bản sao tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đăng ký (trừ TCVN-TCN).

- Mẫu nhãn sản phẩm có đóng dấu cơ sở đăng ký.

- Bản sao phiếu xác nhận kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm đánh giá chất lượng của tổ chức được Bộ Thủy sản chỉ định (đối với hàng hóa có yêu cầu nghiên cứu trước khi đưa vào sử dụng, theo danh mục của Bộ Thủy sản quy định).

- Bản hướng dẫn sử dụng hàng hóa (nếu có).

2. Nội dung nhãn sản phẩm.

- Tên sản phẩm.

- Tên cơ sở sản xuất.

- Địa chỉ cơ sở sản xuất.

- Số đăng ký chất lượng.

- Đặc tính hàng hóa trong một đơn vị bao gồm quy cách, các chỉ tiêu và mức chất lượng chính, khối lượng, số lượng...

- Thời gian bảo hành (nếu có).

- Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng.

Đối với hàng hóa nhập khẩu, sang bao đóng gói tại Nghệ An trên sản phẩm phải ghi thêm:

- Tên nước, hàng sản xuất.

- Tên cơ sở sang bao đóng gói.

3. Hồ sơ gia hạn đăng ký chất lượng hàng hóa gồm:

- Đơn của cơ sở đề nghị gia hạn.

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa được thực hiện trong thời gian không quá 3 tháng tính đến ngày xin gia hạn.

- Hồ sơ đăng ký chất lượng hàng hóa đã được cấp đăng ký chất lượng lần trước.

4. Thủ tục và xét cấp đăng ký chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản lần đầu:

a. Khi nhận hồ sơ Chi cục BVNL thủy sản (cơ quan cấp đăng ký) căn cứ vào quy định tại khoản 1, 2, 3 điều này để xem xét và hướng dẫn cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu. Chi cục BVNL thủy sản phải trả lời cho cơ sở đăng ký trong thời hạn không quá 5 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

b. Khi đủ điều kiện cấp đăng ký chất lượng Chi cục BVNL thủy sản sẽ thực hiện:

- Cấp sổ đăng ký chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản, đóng dấu vào bản đăng ký và nhãn sản phẩm kèm theo.

- Vào sổ đăng ký và đăng bạ.

- Thu lệ phí đăng ký chất lượng theo quy định.

- Trả cho cơ sở đăng ký một bộ hồ sơ, lưu một bộ.

c. Khi không đủ điều kiện cấp đăng ký chất lượng Chi cục BVNL thủy sản thông báo cho cơ sở biết.

5. Thủ tục gia hạn đăng ký chất lượng hàng hóa.

a. Khi đủ điều kiện gia hạn chất lượng hàng hóa Chi cục BVNL thủy sản quy định thời gian gia hạn, đóng dấu vào 02 bộ hồ sơ đã đăng ký lần trước và giao lại cho cơ sở 01 bộ đã gia hạn.

b. Khi không đủ điều kiện để gia hạn đăng ký chất lượng Chi cục BVNL thủy sản thông báo lý do cho cơ sở biết.

Điều 27: Quy định về ghi số đăng ký chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản.

1. Số đăng ký chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản gồm 2 nhóm (tính từ trái sang phải cách nhau bởi 01 gạch ngang).

- Nhóm thứ nhất: Gồm hai chữ "TS" (ký hiệu quy ước của Bộ thủy sản) cộng thêm tên tỉnh được viết tắt bằng các chữ cái: Nghệ An = NA.

- Nhóm thứ hai: Số thứ tự hàng hóa được cấp đăng ký (gồm 4 chữ số) và hai số cuối của năm đăng ký cách nhau bởi một gạch chéo.

Ví dụ: TS-NA-0002/98 là số đăng ký chất lượng cho hàng thứ hai do Chi cục BVNL thủy sản Nghệ An cấp trong năm 1998.

2. Cơ sở đăng ký chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản.

a. Có trách nhiệm đăng ký chất lượng hàng hóa cho cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc danh mục bắt buộc đăng ký chất lượng.

b. Khi có sự thay đổi về chất lượng hàng hóa, nhãn sản phẩm so với đăng ký lần trước cơ sở phải đăng ký lại.

c. Chỉ được phép tiêu thụ hàng hóa đạt hoặc vượt mức chất lượng đã đăng ký và có nhãn sản phẩm đúng với nhân dân đã đăng ký.

d. Cấm dùng hóa chất, chất độc hại để bảo quản nguyên liệu thủy sản.

Điều 28: Kiểm tra và chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủy sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (thực hiện theo Quyết định số 649/2000/QĐ-BTS ngày 4/8/2000 của Bộ Thủy sản).

Điều 29: Khen thưởng và xử lý vi phạm.

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác BVNL thủy sản, đăng kiểm tàu cá, thú y thủy sản, đăng ký chất lượng hàng hóa vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành.

Những người có công phát hiện, bắt giữ các vi phạm pháp lệnh BVNL thủy sản nếu bị thiệt hại về vật chất thì được bồi thường, nếu bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe thì được xét đãi ngộ theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, đăng kiểm tàu cá, thú y thủy sản, đăng ký chất lượng hàng hóa vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản sẽ bị xử lý theo Nghị định 48/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVNL thủy sản, Nghị định 57/CP ngày 31/5/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường chất lượng hàng hóa, Nghị định 437/HĐBT ngày 22/12/1990 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về quy chế hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 30:

1. Tổ chức, cá nhân trong nước hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản khi được cơ quan BVNL thủy sản cấp các loại giấy tờ theo quy định, kiểm tra an toàn phương tiện thiết bị và kiểm tra thú y thủy sản, chất lượng hàng hóa thì phải nộp lệ phí cho cơ quan BVNL thủy sản.

2. Mức thu, quản lý, sử dụng phí, lệ phí được thực hiện theo quyết định số 20/2000 ngày 21/02/2000 của Bộ Tài chính.

Điều 31:

1. Giám đốc Sở Thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn thi hành và theo dõi việc thực hiện bản quy định này.

2. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn, các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến nghề cá có trách nhiệm thực hiện nội dung của bản quy định này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vvbhbqqlbvptnltsktctytskclhhtstbtna1096