AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 01/2003/CT-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2003                          
Thường trực ban chỉ đạo

CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, pháttriển

và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước

 

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hànhTrung ương Đảng (Khoá IX) về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng caohiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đã có Chương trình hành động và chỉđạo các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước thực hiện. Năm 2002 đã cóchuyển biến bước đầu và đã hình thành hệ thống văn bản pháp lý tương đối đồngbộ cho việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; nâng cao hiệu quả hoạt động củaTổng công ty nhà nước; cơ bản hoàn thành việc xây dựng các đề án tổng thể đểsắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước;...

Tuy nhiên, việc thể chế hoá Nghị quyết Hội nghị lần thứba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá IX) còn chậm; đề án tổng thể sắp xếpdoanh nghiệp nhà nước của nhiều Bộ, ngành, địa phương còn chưa bám sát Nghịquyết Trung ương và Chương trình hành động của Chính phủ; sự phối hợp sắp xếpdoanh nghiệp theo ngành và lãnh thổ còn thiếu chặt chẽ; chưa khẩn trương kiệntoàn các Tổng công ty nhà nước; tiến độ sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu đối vớinhững doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, những doanh nghiệp vốn nhỏ và Nhà nướckhông cần giữ 100% vốn còn rất chậm....

Yêu cầu đặt ra trong 5 năm (2001 - 2005) phải cơ bảnhoàn thành việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyếtTrung ương 3. Năm 2003 cần có sự tập trung chỉ đạo để tạo bước chuyển biến quantrọng trong việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là nâng caohiệu quả sản xuất, kinh doanh của các Tổng công ty và thực hiện cổ phần hoá,giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, giải thể, phá sản các doanhnghiệp nhỏ, thua lỗ và Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn. Thủ tướng Chính phủchỉ thị:

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương và Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước phảicoi việc tập trung chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, Chươngtrình hành động của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệuquả doanh nghiệp nhà nước là một nhiệm vụ trọng tâm của năm 2003. Phải xây dựngxong đề án sắp xếp tổng thể doanh nghiệp nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phêduyệt và có chương trình, kế hoạch, giải pháp tích cực thực hiện. Tập trung chỉđạo đẩy mạnh chuyển đổi sở hữu đối với những doanh nghiệp nhà nước nhỏ, thualỗ, Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn theo đề án được cấp có thẩm quyền phêduyệt; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong sắp xếp, đổi mới doanhnghiệp. Kiện toàn Ban Chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp, bố trí đủ cán bộ chuyêntrách có nhiệt tình công tác và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Kiên quyết thayđổi những Giám đốc doanh nghiệp không thực hiện nghiêm đề án sắp xếp lại doanhnghiệp. Việc thành lập mới doanh nghiệp nhà nước phải chặt chẽ, bảo đảm hiệuquả, đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương ba và quy định của Chính phủ.

2. Trong quý I năm 2003, các Bộ trình Chính phủ, Thủ tướngChính phủ ban hành các văn bản pháp quy theo Chương trình công tác của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như sau:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nghị định về thực hiện quyềnchủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, trong đó làm rõ chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của Hội đồng quản trị - đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Tổng côngty, quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất trong chiến lược phát triển và hoạtđộng của Tổng công ty; Đề án thành lập tập đoàn kinh tế (quý II năm 2003), Nghịđịnh sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/CP về doanh nghiệp nhà nước hoạt độngcông ích, Nghị định về Tổng công ty nhà nước (quý IV năm 2003).

b) Bộ Tài chính: Quyết định thành lập Công ty Đầu tưtài chính; Quyết định ban hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp nhà nước; Nghị định về Quy chế quản lý tài chính và hạch toánkinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước thay thế Nghị định số 59/CP và Nghịđịnh số 27/1999/NĐ-CP (quý IV năm 2003).

c) Bộ Nội vụ: Quyết định ban hành tiêu chuẩn và Quy chếthi tuyển cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước; Quyết định ban hành Quychế đào tạo và sử dụng cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước; chính sách đối vớiGiám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng không tiếp tục làm việc ở doanh nghiệpnhà nước sắp xếp lại.

Cùng với việc chuẩn bị những dự thảo nói trên, các Bộchủ động soạn thảo hướng dẫn để ban hành trước khi văn bản của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ có hiệu lực thi hành.

3. Các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hộiđồng quản trị Tổng công ty nhà nước tập trung kiện toàn tổ chức quản lý, tháogỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các Tổng côngty nhà nước, phấn đấu đến năm 2005 không còn doanh nghiệp thành viên sản xuất,kinh doanh yếu kém, thua lỗ kéo dài.

Những Tổng công ty nhà nước đáp ứng đầy đủ tiêu chítheo Nghị quyết Trung ương 3 và quy định của Thủ tướng Chính phủ cần tập trungkiện toàn tổ chức, cơ chế quản lý, đẩy mạnh đầu tư phát triển theo đúngchiến lược, quy hoạch, nhất là các dự án lớn, quan trọng đã được đề cập trongkế hoạch 5 năm (2001-2005); nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phấn đấuhoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2003 và kế hoạch 5 năm.

Những Tổng công ty hoạt động trong các ngành, lĩnh vựcNhà nước cần tổ chức Tổng công ty nhưng vốn nhà nước còn thiếu so với quy định,nộp ngân sách còn hạn chế, song song với việc kiện toàn tổ chức, cơ chế quảnlý, đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh,cần phải có phương án, lộ trình cụ thể để đến năm 2005 bổ sung đủ vốn.

Những Tổng công ty nhà nước không đáp ứng các tiêu chíquy định, kinh doanh thua lỗ hoặc hoạt động theo kiểu hành chính đơn thuần,không có sự gắn kết về sản phẩm, thương hiệu, tài chính, công nghệ giữa doanhnghiệp thành viên với nhau và giữa Tổng công ty với các doanh nghiệp thành viênthì cần kiên quyết giải thể cơ quan lãnh đạo Tổng công ty; đồng thời bằng cácbiện pháp kiện toàn, nâng cao tính năng động, tính chịu trách nhiệm và hiệu quảsản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp có sản phẩm, thương hiệu cạnhtranh được trên thị trường thì cần khuyến khích hỗ trợ đẩy mạnh đầu tư pháttriển, mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh, hình thành các Tổng công ty hoạtđộng theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Các Bộ, địa phương, trước ngày 30 tháng 3 năm 2003,trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án đối với những Tổng công ty nhà nước,doanh nghiệp nhà nước thuộc diện thí điểm chuyển sang hoạt động theo mô hìnhcông ty mẹ - công ty con và tổ chức chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, không làm trànlan.

Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chủ trì,phối hợp với các Bộ: Bưu chính, Viễn thông; Công nghiệp; Xây dựng; Tổng công tyBưu chính - Viễn thông; Tổng công ty Dầu khí Việt Nam; Tổng công ty Điện lựcViệt Nam xúc tiến nghiên cứu, khảo sát xây dựng đề án tập đoàn kinh tế. Đồngthời phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng quản trị Tổng công ty Côngnghiệp tàu thủy, Tổng công ty Cơ khí giao thông xây dựng đề án trình Thủ tướngChính phủ về việc thí điểm Hội đồng quản trị ký hợp đồng với Tổng giám đốc.

4. Để thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chặtchẽ và có hiệu quả, đối với doanh nghiệp nhà nước có vốn từ 5 tỷ đồng trở lên,đang sản xuất, kinh doanh có lãi, khi thực hiện bán cổ phần lần đầu Nhà nướccần giữ cổ phần thấp nhất là 51%.

5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan cóliên quan nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế, chính sách nhằm tiếp tụcxoá bỏ sự phân biệt trên thực tế trong các lĩnh vực tín dụng, đầu tư, đất đai,xuất nhập cảnh giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước sau chuyểnđổi để góp phần đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chịutrách nhiệm đôn đốc, theo dõi và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thựchiện Chỉ thị này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vttmsxmptvnchqdnnn598