AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 33/1999/CT-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 1999                          
CHỉ THị của Thủ tưởng Chính phủ số33/1999/CT'TTg ngày 27/12/1999 về tăngcường trách nhiệm qun lý nhà nước trong công tác bo đm trật tự an toàn giaothông

CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước trong côngtác

bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Saumột thời gian thực hiện các Nghị định của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàngiao thông,

Nhìnchung tình hình trật tự an toàn giao thông trong cả nước đã có những chuyểnbiến rõ nét, ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao thông trong các tầng lớpnhân dân đã được nâng lên. Đó là kết quả của sự chuyển biến trong nhận thức củamọi người tham gia giao thông, của sự quyết tâm, kiên trì lập lại trật tự antoàn giao thông của các cơ quan, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các đoàn thể quần chúng các cấp.

Tuyvậy, trong thời gian gần đây, lòng đường, vỉa hè ở các đô thị, hành lang bảo vệcông trình giao thông ở một số nơi bị lấn chiếm trở lại, nhân dân hai bên đườngsắt tự mở nhiều đường ngang trái phép, hiện tượng đăng đáy hoặc khai thác vậtliệu xây dựng lấn chiếm luồng chạy tàu, thuyền vẫn tồn tại trên một số tuyếnvận tải thủy, v.v... Mặt khác, trình độ điều khiển phương tiện của nhiều ngườilái xe cơ giới chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao do mật độ giao thông tănglên. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do việc buông lỏng một số khâutrong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở một số ngành, địa phương;các phương tiện thông tin đại chúng thiếu quan tâm đến việc tuyên truyền và phổbiến các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; công tác kiểmtra, kiểm soát còn có nơi, có lúc bị buông lỏng hoặc xử lý vi phạm chưa đúng ngườivà thiếu nghiêm túc. Thực trạng đó đã dẫn đến số vụ tai nạn giao thông có chiềuhướng gia tăng, gây ra ùn tắc giao thông đặc biệt là ở các đô thị lớn.

Trướctình hình đó, Chính phủ đã có Nghị quyết số 10/1999/NQ-CP ngày 27 tháng 8 năm1999 chỉ rõ một số vấn đề cấp bách về trật tự an toàn giao thông. Trách nhiệmchính trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông thuộc về Bộ Giao thông vậntải, Bộ Công an và y ban nhân dân các cấp. Tuy nhiên, để tăngcường tráchnhiệm quản lý nhà nước trong công tác này nhằm thực hiện tốt Nghị quyết số10/1999/NQ-CP ngày 27 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ và bảo đảm trật tự an toàngiao thông trong năm 2000 là năm có nhiều ngày lễ lớn của đất nước, Thủ tướngChính phủ chỉ thị Bộ trưởng cácBộ và Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện ngay những công việc sau đây:

1.Bộ Giao thông vận tải cần tập trung thực hiện gấp những công việc trọng tâm sautrong thời gian nhanh nhất:

a)Thống kê kịp thời những điểm và khu vực hay xảy ra tai nạn trên các tuyến đườngbộ có mật độ giao thông cao, ở những điểm giao nhau với đường sắt, ở những đoạnsông có luồng hẹp hoặc nguy hiểm; thực hiện ngay các biện pháp khắc phục phùhợp với từng điểm, từng khu vực cụ thể;

b)Phối hợp với Bộ Công an, y ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minhvà y ban nhân dân các tỉnh dọc tuyến quốc lộ l, quốc lộ 5,quốc lộ 51 trong phạm vi trách nhiệm của mình nghiên cứu tổ chức phân luồng,phân tuyến và thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm hạn chế tai nạn giao thông,giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh;

c)Tổng kiểm tra các đường ngang qua đường sắt nhằm cải tạo, bổ sung trang thiếtbị an toàn tại các đường ngang được phép xây dựng đúng quy định; phối hợp vớicác địa phương lập dự án quy hoạch mạng lưới đường ngang theo hướng xây dựngcác đường gom để tiến tới xóa bỏ các đường ngang do dân tự mở;

d)Bổ sung, thay thế kịp thời phao tiêu, báo hiệu trên các tuyến sông có mật độvận tải cao, và ở những trọng điểm uy hiếp an toàn giao thông đường thủy. Thườngxuyên kiểm tra việc cấp phép sử dụng mặt nước để khai thác vật liệu xây dựngtrên một số tuyến sông;

đ)Cần có các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lái xe, lái tàu,nhất là những người điều khiển phương tiện chở khách.

Thườngxuyên kiểm tra và chấn chỉnh kịp thời công tác cấp bằng lái, giấy phép lái xe,lái tàu sông và công tác kiểm định các loại phương tiện tham gia giao thông.

2. BộCông an chỉ đạo các lực lượng cảnh sát tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lýnghiêm minh những vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Việc xử lývi phạm phải tuân theo các quy định của pháp luật phải căn cứ vào lỗi của ngườivi phạm dù đối tượng vi phạm là người đi bộ, người điều khiển phương tiện thôsơ hay cơ giới, khôngđược bỏ qua hành vi vi phạm hoặc giảm nhẹ mức xử lý với lýdo không chính đáng. Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng cảnh sát thưc hiện nghiêmchỉnh Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 21/1998/CT-TTg ngày 24 tháng 4 năm1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn chỉnh chương trình giáo dụcpháp luật về an toàn giao thông trong nhà trường, sớm đưa vào giảng dạy chínhkhóa ở tất cả các cấp học giao trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thôngkhu vực cổng trường cho hiệu trưởng các trường ven đường giao thông, kiên quyếtxử lý thật nghiêm minh những học sinh, sinh viên tham gia hoặc cổ vũ đua xetrái phép.

4. BộTài chính bố trí và cấp phát kịp thời kinh phí cho hoạt động bảo đảm trật tự antoàn giao thông được duyệt hàng năm phù hợp với nhu cầu sử dụng thường xuyên;phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung các quyđịnh về quản lý, sử dụng kinh phí dành cho công tác bảo đảm trật tự an toàngiao thông nhằm khắc phục tình trạng sử dụng sai mục đích.

5. BộY tế chủ trì việc quy hoạch hệthống các Trạm cấp cứu người bị tai nạn giao thông trên phạm vi cả nước; sớmban hành các quy định cụ thể về cấp cứu tai nạn giao thông ở các bệnh viện, cáctrung tâm y tế, chủ trì và phối hợp với các đoàn thể quần chúng trong các cuộcvận động đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, thắt dây an toàn khi đi ôtô,

6. y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngchủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan thực hiện những nhiệm vụsau:

a)Thực hiện các biện pháp có hiệu quả và kiên quyết hơn nhằm chống lấn chiếm lòngđường, vỉa hè, hành lang bảo vệ công trìnhgiao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; huy động các lực lượng tạichỗ giải tỏa ngay những nơi bị tái lấn chiếm hoặc đang bị lấn chiếm. Thườngxuyên kiểm tra việc thực hiện công tác này ở các quận, huyện, thị xã, phường,xã; xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng đơn vị để xử lý thích đáng;

b)Đề xuất với Bộ Giao thông vận tải trong việc tập trung các đường ngang do dântự mở vượt qua đường sắt vào một số điểm nhất định có trang bị đầy đủ cọc tiêu,biển báo hiệu để hướng dẫn nhân dân qua lại; kiên quyết xóa ngay các điểm vượtqua đường sắt không phù hợp với quy định hiện hành;

c)Hạn chế tối đa việc hình thành các cụm dân cư mới kéo dài theo các tuyến giaothông đường sắt, đường bộ; cần xem xét kỹ khía cạnh bảo đảm an toàn giao thôngkhi cấp phép xây dựng mới nhà ở dọc các tuyến giao thông;

d)Các thành phố lớn phải khẩn trương phối hợp với Bộ Công an và Bộ Giao thông vậntải thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục tình trạng ách tắc giaothông trên các tuyến phố vào những giờ cao điểm;

đ)Dành kinh phí thích đáng cho cấp cơ sở (quận, huyện, phường, xã) thực hiện côngtác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và thường xuyên kiểm tra việc sử dụngkinh phí này ở các cơ sở.

7.Các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương cần mở các chuyênmục tuyên truyền, phổ biến các quy định cụ thể của pháp luật về an toàn giaothông. Nội dung tuyên truyền cần thiết thực, gắn với các tình huống cụ thểtrong cuộc sống hàng ngày để mọi tầng lớp nhân dân dễ hiểu, dễ nhớ để vận dụng.Đồng thời, cần cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình thực tế, hướng dẫndư luận xã hội vào những vấn đề cấp bách cẩn quan tâm trong lĩnh vực bảo đảman toàn giao thông.

8.y ban An toàn giao thông Quốc gia có trách nhiệm phối hợphoạt động của các ngành, các địa phương trong việc thực hiện những nhiệm vụtrên; định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Chỉ thịnày ở các Bộ, ngành và các địa phương.

Yêucầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộcChính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngtổ chức thực hiện ngay Chỉ thị này, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện và nhữngvướng mắc phát sinh./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vtctnqlnntctbttatgt604