AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 10/2000/CT-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2000                          
chính phủ

CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tinđối ngoại

 

Ngày13 tháng 6 năm 1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VII) đã ra Chỉ thị số11-CT/TW về "Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại",định hướng chỉ đạo hoạt động thông tin đối ngoại của ta trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày29 tháng 12 năm 1998, Thường vụ Bộ Chính trị đã ra thông báo số 188/TB-TW vềcông tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới.

Thôngtin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng,Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nước ngoài (bao gồm cả người nướcngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống vàlàm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trươngchính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ củanhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kểtừ sau Hội nghị tổng kết Chỉ thị 11 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VII)tháng 6/1998, các ngành, các cấp đã có nhiều hoạt động tích cực trên lĩnh vựcthông tin đối ngoại, đạt được nhiều kết quả khả quan.

Nhìnchung, trong những năm qua công tác thông tin đối ngoại đã tiến hành có định hướng,tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm. Bước đầu Nhà nước đã dành ngân sáchthích đáng cho các hoạt động và dịch vụ thông tin đối ngoại, đổi mới và ngàycàng hiện đại hoá hệ thống thông tin viễn thông và kết nối mạng Internet toàncầu, tạo điều kiện cập nhật thông tin về Việt Nam đến mọi nơi trên thế giới.Đội ngũ làm công tác thông tin đối ngoại được tăng cường. Cơ sở vật chất kỹthuật được trang bị thêm. Nhận thức của các ngành, các cấp, các địa phương vềcông tác thông tin đối ngoại có một bước chuyển biến mới.

Tuynhiên, trong quá trình đổi mới đất nước, công tác thông tin đối ngoại chưa đápứng được yêu cầu của tình hình mới và còn bộc lộ nhiều yếu kém mà Thông báo số188/TB-TW ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Thường vụ Bộ Chính trị về công tácthông tin đối ngoại đã chỉ rõ: "Chất lượng hiệu quả, tính thuyết phục, mứchấp dẫn và tính chiến đấu chưa cao. Đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực này còn thiếuvà chưa đồng đều cả về năng lực và trình độ, chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắctầm quan trọng của thông tin đối ngoại trong toàn bộ công tác đối ngoại củaĐảng và Nhà nước ta. Việc xác định trách nhiệm của từng ngành, từng cấp trongchỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin đối ngoại có nhiều mặt chưa rõ,cho nên quản lý và phối hợp các lực lượng trong nước cũng như triển khai ởngoài nước còn lúng túng. Đầu tư phân tán, thiếu đồng bộ, kém hiệu quả".

Sựnghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dângiàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh là một sự nghiệp lâu dài, đòi hỏitoàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy sáng tạo, tinh thần tự lực tự cường,kết hợp có hiệu quả những nguồn lực, tiềm năng bên trong là chính với nhữngnguồn lực bên ngoài mà quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế mang lại.

Vớichức năng của mình, công tác thông tin đối ngoại phải tham gia tích cực và cóhiệu quả nhất vào việc phát huy thuận lợi, tận dụng thời cơ, hạn chế tiêu cực,khắc phục yếu kém, góp phần thiết thực vào việc thực hiện thành công những mụctiêu phát triển của đất nước.

Vìvậy, hơn lúc nào hết, công tác thông tin đối ngoại càng trở nên bức thiết, cầnphải được triển khai một cách đồng bộ, thiết thực và hiệu quả với sự chỉ đạothống nhất của Trung ương và sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành và các địaphương.

Quántriệt Chỉ thị số 11/CT-TW ngày 13 tháng 6 năm 1992 của Ban Bí thư Trung ươngĐảng (khoá VII) và Thông báo số 188/TB-TW ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Thườngvụ Bộ Chính trị, để làm tốt công tác thông tin đối ngoại, đáp ứng đòi hỏi củatình hình mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, các cấpthấu suốt và thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ sau đây:

I. Phương châm triển khai công tác thông tin đối ngoại:

1.Tất cả các Bộ, ngành, các địa phương, các cấp đều có trách nhiệm chỉ đạo và tổchức thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại trong phạm vi quản lý của mình.

2.Công tác thông tin đối ngoại cần được triển khai toàn diện, rộng khắp, song cótrọng tâm, trọng điểm, trước hết là đối với các nước láng giềng và trong khuvực, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; ưu tiên cung cấp thông tin đúngđịnh hướng cho người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống, làm việc, du lịch, họctập và các nhà Việt Nam học trên thế giới.

3.Tổ chức, phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng làm côngtác thông tin đối ngoại: giữa các lực lượng chuyên trách nòng cốt với các cơquan đại diện của ta ở nước ngoài, các đoàn ra nước ngoài, người Việt Nam sinhsống và làm việc ở nước ngoài, cũng như bạn bè quốc tế; giữa thông tin đốingoại với thông tin đối nội; giữa hoạt động thông tin đối ngoại với hoạt độngchính trị, kinh tế, văn hóa đối ngoại; giữa ngoại giao Nhà nước với đối ngoạiĐảng, đối ngoại nhân dân; giữa các cơ quan Trung ương với các địa phương; giữacác cơ quan Nhà nước với các doanh nghiệp.

II. Phân công về mặt quản lý Nhà nước và tổ chức thông tin đốingoại:

1.Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan cóliên quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại.

2.Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chính trong việc theo dõi tình hình và triển khaihoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn ngoài nước.

3.Bộ Tài chính bố trí kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại trong ngân sáchNhà nước hàng năm.

4.Bộ Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt độngthông tin đối ngoại.

5.Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp có nhiệm vụ:

a)Chỉ đạo các cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại;

b)Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại đối với các đối tượng có liênquan ở trong nước và ở nước ngoài.

III. Phương hướng đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại:

1.Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là các cơ quan quản lýNhà nước và các cơ quan chuyên trách làm công tác thông tin đối ngoại về tầmquan trọng của công tác này trước mắt cũng như lâu dài.

2.Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương trong tổ chức, chỉ đạo thựchiện và quản lý hoạt động thông tin đối ngoại nhằm phát huy tối đa mọi khả năngtạo nên sức mạnh tổng hợp đẩy mạnh và mở rộng công tác thông tin đối ngoại.

3.Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, có trọng tâm trọng điểm đểphục vụ công tác thông tin đối ngoại; chú ý đầu tư cho các cơ quan báo chí,truyền thông đại chúng, bao gồm cả báo chí điện tử, các cơ quan xuất bản; cáccơ quan hợp tác và giao lưu văn hóa với nước ngoài.

IV. Nội dung chủ yếu của thông tin đối ngoại:

1.Thông tin đối ngoại có nhiệm vụ phổ biến rộng rãi đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước ta, những chủ trương quan trọng trên mọi lĩnh vực: chính trị,kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng...; bác bỏ những thông tin sailệch, xuyên tạc về Việt Nam.

2.Đường lối và chính sách đối ngoại, bao gồm cả chính sách kinh tế đối ngoại; chủtrương nhất quán Việt Nam ''sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồngquốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển''; yêu cầu và tiềm năngcủa Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước trên nguyên tắc cùng có lợi,tôn trọng độc lập, chủ quyền và quyền tự quyết của nhau.

3.Giới thiệu đất nước - con người, lịch sử và nền văn hoá lâu đời, phong phú, đadạng, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam.

V. Những việc cần làm ngay:

Đểđưa công tác thông tin đối ngoại vào nề nếp, các cấp, các ngành cần xây dựngcác kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, các quy chế quản lý thích hợp làm căn cứ chủđộng triển khai. Cụ thể là:

1.Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngànhliên quan xây dựng:

a)Quy chế tổ chức và quản lý Nhà nước về hoạt động thông tin đối ngoại của cácBộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp;

b)Quy chế phối hợp giữa các cơ quan: Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Ngoại giao, Ban Tưtưởng - Văn hóa Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương về xây dựng nội dung cũngnhư về kế hoạch triển khai hoạt động thông tin đối ngoại;

c)Xây dựng kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn trong nước 2 năm2000 - 2001;

d)Cùng Bộ Ngoại giao vạch kế hoạch cử tùy viên văn hoá ở một số cơ quan đại diệnngoại giao tại một số địa bàn cần thiết và kế hoạch xây dựng các cơ quan thườngtrú một số báo chí Việt Nam ở ngoài nước.

2.Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin và các Bộ, ngànhliên quan xây dựng:

a)Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn ngoài nước;

b)Kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn ngoài nước 2 năm 2000 -2001.

3.Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan:

a)Phân bổ và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan chuyên trách sửdụng hợp lý và có hiệu quả kinh phí dành cho hoạt động thông tin đối ngoại;

b)Xây dựng chính sách trợ giá, trợ cước cho việc in ấn và phát hành các tài liệu(bao gồm cả sách) dùng cho thông tin đối ngoại.

4.Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng:

Kếhoạch đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuậtcủa thông tin đối ngoại, trước hết là các cơ quan chuyên trách làm công tácthông tin đối ngoại 2 năm 2000 - 2001.

5.Tổng cục Bưu điện, Tổng cục Du lịch, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam xây dựng:

Kếhoạch của ngành mình (mỗi ngành có kế hoạch riêng) tham gia công tác thông tinđối ngoại 2 năm 2000 - 2001.

6.Các cơ quan thông tin - báo chí, xuất bản chuyên trách đối ngoại, các cơ quantruyền thông đại chúng: Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, ĐàiTiếng nói Việt Nam, các báo và tạp chí lớn, các cơ quan thông tin - báo chíkhác vạch kế hoạch hàng năm về công tác thông tin đối ngoại của đơn vị mình.

7.Các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ xây dựng các đề án và kế hoạch cần hoàn thànhvà trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2000.

VI.Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Bộ,ngành có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Chỉ thịvề tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thihành Chỉ thị này./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vtcqlvmctttn393