AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo làm kinh tế vườn (VAC).

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo làm kinh tế vườn (VAC).

Thuộc tính

Lược đồ

UBND TỈNH VĨNH PHÚ
Số: 32/CT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 1992                          
uBND tỉnh Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CHỈ THỊ CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH VĨNH PHÚ

Về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo làm kinh tế vườn (VAC)

 

Kinh tế VAC có ý nghĩa rất quan trọng đối với từng hộ gia đình và toàn xã hội. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. tỉnh ta từ sau khi đại hội những người làm vườn lần thứ nhất (tháng 2/91 đến nay) toàn tỉnh đã có 13/14 đơn vị huyện, thành thị thành lập được hội làm vườn với 147 chi hội xã, phường, bao gồm 6749 hội viên, bước đầu hoạt động đã thu được một số kết quả thiết thực, khơi dậy những khả năng kinh nghiệm làm vườn của các tầng lớp nhân dân nhất là ở địa bàn nông thôn. Tuy nhiên phong trào chưa đều, tổ chức chỉ đạo chưa có chiều sâu, do đó kết quả và hiệu quả công tác này còn thấp. Để khắc phục tình hình trên đây nhằm đưa kinh tế VAC từng bước đi vào cuộc sống, có hiệu quả cao, Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Các cấp, các ngành cần nhận thức rõ vị trí, vai trò của kinh tế VAC. Kinh tế VAC nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, nó là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung. Bởi vậy các cấp chính quyền phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác này trong địa bàn quản lý của mình một cách thiết thực cụ thể, bao gồm cả phổ cập kiến thức, dịch vụ kỹ thuật tuyên truyền vận động phát triển hội. Ngành nông nghiệp phải coi đây là một mặt công tác hết sức to lớn, phối hợp và chỉ đạo hội làm vườn tỉnh xây dựng quy hoạch kế hoạch biện pháp cụ thể để chỉ đạo cấp dưới thực hiện đạt kết quả và hiệu quả cao.

2. Chấn chỉnh, củng cố hệ thống tổ chức của hội từ tỉnh đến cơ sở, Hội VAC là một hội kinh tế kỹ thuật, mang tính tự nguyện cao. Hội bao gồm những hội viên không chỉ có nhiệt tình, hăng hái mà còn phải có kiến thức, có kinh nghiệm làm vườn, có khả năng kinh tế, biết tổ chức làm kinh tế vườn, kiên trì và thực sự cầu thị, phổ biến kiến thức và giúp đỡ mọi người cùng thực hiện. Bởi lẽ đó, các tổ chức hội từ tỉnh đến cơ sở phải được củng cố về năng lực hoạt động, cũng như tổ chức bộ máy phải gọn nhẹ, theo hướng chuyên sâu, hoạt động phải gắn liền nội dung kinh tế với nội dung xã hội, thiết thực, hiệu quả. Để mở rộng phạm vi hoạt động của hội, cần phải tăng cường thêm thành viên vào ban chấp hành của hội, phát triển thêm hội viên trên cơ sở họ tự nguyện, thiết tha với hoạt động của hội, tích cực tham gia đóng góp cho hội kể cả vật chất và tinh thần.

Tổ chức hội ở cơ sở phải gắn liền với đổi mới tổ chức và quản lý hợp tác xã; Ban quản lý hợp tác xã phải có trách nhiệm và quan tâm đến hoạt động của hội, tạo điều kiện để hội mở rộng, phát triển tốt, coi đây là một loại hình hợp tác xã nhỏ trong hợp tác xã lớn. Hoạt động của hội ở cơ sở thực sự là một trung tâm khoa học kỹ thuật về nghề vườn, thu hút những người hăng hái nhiệt tình về nghề vườn, là nơi trao đổi, phổ cập về kinh tế vườn đối với các hộ nông dân, tạo điều kiện cho gia đình họ phát triển kinh tế vườn, cho xã hội có phong phú sản phẩm.

3. Rà soát lại định hướng quy hoạch phát triển kinh tế VAC, cần xác định rõ các cây mũi nhọn: Cây có múi (Bưởi Đoan Hùng, cam, quýt), hồng hạc, nhãn, vải, mơ, chuối... phù hợp với các vùng, tạo ra các vùng sản xuất tập trung, có khối lượng sản phẩm lớn mới có điều kiện tổ chức chế biến công nghiệp để xuất khẩu và tiêu thụ trên thị trường cả nước.

4. Hội làm vườn cấp tỉnh cần có kế hoạch cụ thể đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ cập kiến thức kinh tế vườn và dịch vụ nghề vườn cho đến hộ nông dân một cách sát hợp, thiết thực, chất lượng cao theo định hướng nói tại điểm 3. Từng bước đưa công nghệ khoa học kỹ thuật nghề vườn vào sản xuất thông qua các mô hình trình diễn, thí nghiệm, thực nghiệm. Cần có sự phối hợp, liên kết hợp tác với các Viện khoa học Trung ương kể cả các viện đóng trong tỉnh, hoặc các chương trình hợp tác quốc tế. Cần có sự phối hợp chặt chẽ với ban điều hành khuyến nông của tỉnh trong việc điều hành công tác khuyến nông về VAC và gắn liền với các chương trình về lâm nghiệp trang trại.

5. Các cấp hội cần chấn chỉnh công tác hạch toán, thực hiện đúng pháp lệnh thống kê kế toán, ghi chép thống kê rõ ràng, bảo đảm vốn theo hướng dẫn của Sở Tài chính - Vật giá. Theo chức năng, ngành Tài chính - Vật giá có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các cấp hội thực hiện nghiệp vụ, chính sách tài chính ở cấp mình, uốn nắn và phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt yếu kém, làm cho hoạt động của hội về lĩnh vực này ngày càng phát huy tác dụng hiệu quả.

6. Về chỉ đạo:

Các cấp chính quyền cần quan tâm, xem xét chỉ đạo hoạt động của hội làm vườn cấp mình, sơ kết sự hoạt động của hội từ khi thành lập đến nay, rút ra những bài học cần thiết cho công tác chỉ đạo ở địa phương mình và xây dựng kế hoạch làm vườn của huyện trong những năm tới sát hợp với quy hoạch và kế hoạch của cấp tỉnh, hội làm vườn tỉnh cần phối hợp với các huyện thực hiện việc sơ kết nói trên, từ đó tiến hành sơ kết đánh giá tình hình hoạt động của hội trên phạm vi toàn tỉnh trong thời gian qua, rút ra những bài học cần thiết về tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác này, đồng thời xác định nhiệm vụ cụ thể cho thời gian tới.

Các cấp hội hàng tháng phải báo cáo kết quả hoạt động của mình cho chính quyền cùng cấp và hội cấp trên.

UBND các huyện thành thị, các ngành cần tổ chức quán triệt chỉ thị này đến cơ sở xã, hợp tác xã, các đơn vị quốc doanh sản xuất nông lâm nghiệp./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vtclclktv285