AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 56/2002/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2002                          
Chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ vào Điều 27 Luật Phòng, chống ma tuý ngày 09 tháng 12 năm2000;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộtrưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Y tế,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nghịđịnh này quy định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.

Ngườinghiện ma tuý cai nghiện tại gia đình và cộng đồng không coi là bị áp dụng biệnpháp xử lý vi phạm hành chính.

Nhànước khuyến khích người nghiện ma tuý tự nguyện cai nghiện tại gia đình và cộngđồng. Gia đình người nghiện ma tuý có trách nhiệm tham gia các hoạt động tổchức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.

Điều 2. Ngườinghiện ma tuý đăng ký cai nghiện tại gia đình và cộng đồng là những ngườinghiện không thuộc diện bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đang bị ápdụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưavào cơ sở giáo dục hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng tráiphép chất ma tuý.

Điều 3. Cainghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng là việc thực hiện các hoạt động y tế,tâm lý, xã hội nhằm giúp người nghiện phục hồi nhân cách, sức khoẻ, sống khônglệ thuộc vào ma tuý; các hoạt động này được thực hiện tại gia đình và xã, phường,thị trấn (sau đây được gọi chung là cấp xã) nơi người nghiện cư trú.

Điều 4. Việccai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng phải thực hiện theo quy trình hướngdẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế.

Thờihạn cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng ít nhất là 6 tháng.

Điều 5. Nghiêmcấm các hành vi sau đây:

1.Không khai báo về tình trạng nghiện ma tuý.

2.Không đăng ký hình thức cai nghiện.

3.Sử dụng trái phép chất ma tuý trong thời gian đang cai nghiện.

4.Lôi kéo, cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.

5.Che giấu người nghiện ma tuý.

6.Chống lại hoặc cản trở việc thực hiện các quy định về cai nghiện ma tuý tại giađình và cộng đồng.

Điều 6. Cáccơ quan, tổ chức, cá nhân và người nghiện ma tuý khi tham gia vào các hoạtđộng cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng phải tuân thủ các quy định củaNghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Điều 7. Nhànước tạo điều kiện và khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hỗtrợ các hoạt động cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng. Tổ chức, cá nhândạy nghề, tạo việc làm cho người đã cai nghiện ma tuý được vay vốn với lãi suấtưu đãi.

Điều 8. Chiphí tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng do người nghiện ma tuý, vợhoặc chồng của người nghiện ma tuý, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưathành niên nghiện ma tuý và gia đình người nghiện ma tuý có trách nhiệm đónggóp theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.

Trườnghợp những người thuộc diện khó khăn, người chưa thành niên không nơi nương tựa,người được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật thì được xét hỗtrợ tiền thuốc cai nghiện.

 

CHƯƠNG II

TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG

Điều 9. Ngườinghiện ma tuý phải tự khai báo về tình trạng nghiện ma tuý của bản thân và đăngký hình thức cai nghiện.

Nếungười nghiện ma tuý không tự khai báo, gia đình hay người giám hộ có tráchnhiệm khai báo với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về người nghiện ma tuý vàtình trạng nghiện của người đó trong gia đình mình.

Trườnghợp người nghiện ma tuý tự khai báo với cơ quan, tổ chức nơi làm việc thì cơquan, tổ chức đó lập danh sách và thông báo đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi ngườikhai báo cư trú.

Điều 10. Hồsơ ban đầu của người cai nghiện tại gia đình và cộng đồng bao gồm:

1.Bản tự khai báo về tình trạng nghiện ma tuý của bản thân người nghiện hoặc biênbản, tài liệu việc gia đình hay người giám hộ khai báo với Uỷ ban nhân dân cấpxã về người nghiện ma tuý trong gia đình mình và tình trạng của người nghiện.

2.Bản cam kết xin cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.

Điều 11. Căncứ vào tình hình thực tế của địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xãra quyết định thành lập, giải thể Tổ công tác cai nghiện ma tuý (sau đây gọitắt là Tổ công tác). Tổ công tác bao gồm đại diện lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, cánbộ y tế, công an, cán sự xã hội (nếu có) và một số Ban, ngành, đoàn thể cầnthiết.

Điều 12.

1.Căn cứ hồ sơ, hoàn cảnh gia đình của người nghiện ma tuý và điều kiện thực tế ởđịa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét ra quyết định cho ngườinghiện ma tuý được cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, phân công trách nhiệmcho Tổ công tác phối hợp với tổ trưởng tổ dân cư hoặc trưởng thôn, bản, làng(sau đây gọi chung là tổ dân cư) giúp đỡ người được cai nghiện tại gia đình vàcộng đồng.

2.Quyết định cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng được gửi cho cá nhân vàgia đình người được cai nghiện, tổ trưởng Tổ công tác và tổ trưởng tổ dân cưnơi người nghiện cư trú.

Điều 13.Tổ công tác có trách nhiệm:

1.Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch tổ chức cai nghiện; lập hồ sơ, tổchức tiếp nhận và cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.

2.Phối hợp với tổ dân cư nơi người nghiện ma tuý cư trú phân tích, đánh giá vềtình trạng nghiện, hoàn cảnh gia đình, nhân thân của người nghiện để lập kếhoạch cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho phù hợp.

3.Hướng dẫn người nghiện ma tuý và gia đình hay người giám hộ thực hiện kế hoạchcai nghiện; hàng tháng nhận xét, đánh giá việc thực hiện và lưu hồ sơ của ngườicai nghiện.

4.Phân công người thường xuyên hướng dẫn gia đình có người nghiện hay người giámhộ theo dõi, quản lý, chăm sóc, giúp đỡ người cai nghiện tham gia các hoạt độngxã hội để sửa đổi hành vi, phục hồi nhân cách và nâng cao năng lực hoà nhậpcộng đồng.

5.Tư vấn giúp đỡ người nghiện sau khi điều trị cắt cơn giải độc; tổ chức các hoạtđộng phục hồi chức năng, sức khoẻ và khả năng lao động sản xuất.

Điều 14. Cánbộ y tế cơ sở kết hợp với gia đình có người nghiện hay người giám hộ lập hồ sơbệnh án, xây dựng kế hoạch điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện theo hướngdẫn của Bộ Y tế. Kết hợp điều trị cắt cơn, giải độc với tư vấn và các biện pháptrị liệu khác giúp người nghiện phục hồi sức khoẻ, ổn định tâm lý.

Điều 15. Đốivới những người nghiện ma tuý do điều kiện không thể điều trị cắt cơn, giải độctại gia đình thì Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức điều trị cắt cơn, giải độc tậptrung tại một địa điểm của xã. Tổ công tác chịu trách nhiệm tổ chức thực hiệnviệc điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện. Các hoạt động còn lại của quytrình cai nghiện được thực hiện tại gia đình người nghiện.

Điều 16. Khihết thời hạn quy định, Tổ công tác phối hợp với tổ trưởng tổ dân cư và gia đìnhhay người giám hộ đánh giá kết quả cai nghiện của người nghiện ma tuý, nếu đãhết nghiện thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận đã cainghiện ma tuý và đưa vào danh sách quản lý, chăm sóc, phục hồi tại cộng đồng.

Điều 17. Ngườinghiện ma tuý có trách nhiệm:

1.Tự khai báo về tình trạng nghiện ma tuý của mình.

2.Cam kết thực hiện cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.

3.Thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định về chuyên môn, kếhoạch cai nghiện.

4.Liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với cán bộ được Tổ công tác phân công giúp đỡ.

5.Đóng góp các khoản chi phí cai nghiện theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 18. Giađình người nghiện ma tuý hay người giám hộ có trách nhiệm:

1.Kịp thời khai báo với Uỷ ban nhân dân cấp xã về người nghiện ma tuý trong giađình mình và tình trạng nghiện của người đó.

2.Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập hồ sơ và xây dựng kế hoạch cai nghiện.

3.Theo sự hướng dẫn của chính quyền cơ sở và người được phân công giúp đỡ chămsóc, quản lý, theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụngtrái phép chất ma tuý hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội.

4.Xây dựng gia đình hoà thuận, các thành viên thương yêu quý trọng nhau, giúp ngườinghiện ma tuý xoá bỏ mặc cảm, quyết tâm cai nghiện, hoà nhập cộng đồng.

5.Đóng góp chi phí cai nghiện cho người chưa thành niên theo quy định của Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 19. Uỷban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

1.Tổ chức nắm vững số người nghiện ma tuý và tình trạng nghiện của họ trên địabàn; tạo điều kiện cho người nghiện ma tuý tự khai báo về tình trạng nghiện củamình và đăng ký hình thức cai nghiện.

2.Thống kê, phân loại người nghiện ma tuý và lập kế hoạch tổ chức cai nghiện tạigia đình và cộng đồng; chủ trì chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, tổ chức cóliên quan tại địa phương triển khai các hoạt động cai nghiện ma tuý tại giađình và cộng đồng.

3.Tư vấn, hỗ trợ, quản lý, giáo dục người được cai nghiện tại gia đình và cộngđồng; thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thểdục, thể thao và các hoạt động xã hội khác nhằm giúp người cai nghiện ma tuýphục hồi sức khoẻ, nhân cách và hoà nhập cộng đồng.

4.Tạo điều kiện cho người đã cai nghiện được học nghề, tìm việc làm, vay vốn,tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, kinh doanh và các hoạt động về y tế, xã hội;phòng, chống tái nghiện ma tuý; huy động các tổ chức, cá nhân giúp đỡ,hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng.

5.Kiểm tra, giám sát hoạt động cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; báo cáo địnhkỳ về tổ chức hoạt động cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho cơ quan Laođộng - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

Điều 20. Cơquan, tổ chức có liên quan và Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệnạn ma tuý, mại dâm cấp xã (nếu có) có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp xãtrong việc phối hợp với gia đình người nghiện hay người giám hộ để quản lý,giáo dục, giám sát hoạt động cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, phòng, chốngtái nghiện.

 

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Điều 21. BộLao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

1.Hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.

2.Chỉ đạo, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện matuý tại gia đình và cộng đồng.

3.Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn quy trình cai nghiện, phục hồi sứckhoẻ, nhân cách cho người nghiện ma tuý.

4.Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, chỉ đạo địa phương lậpkế hoạch kinh phí hàng năm cho việc cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộngđồng.

5.Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong các hoạt động tổ chức cai nghiện matuý tại gia đình và cộng đồng.

Điều 22. BộY tế có trách nhiệm:

1.Hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan y tế cấp xã xét nghiệm tìm chất ma tuý, lập hồ sơ,bệnh án người nghiện ma tuý; quy định chế độ điều trị, cai nghiện phục hồi chongười được cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.

2.Chỉ đạo cơ quan y tế địa phương hỗ trợ cán bộ, chuyên môn kỹ thuật y tế choviệc tổ chức điều trị cắt cơn giải độc, cấp cứu cho người cai nghiện ma tuý tạigia đình và cộng đồng.

3.Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình cai nghiệnphục hồi sức khoẻ, nhân cách cho người nghiện ma tuý.

4.Chỉ đạo việc nghiên cứu, sản xuất thuốc và phương pháp điều trị, cai nghiện vàphục hồi cho người nghiện ma tuý.

Điều 23. BộCông an có trách nhiệm:

1.Hướng dẫn, chỉ đạo Công an xã, phường hoặc thị trấn (gọi chung là Công an cấpxã) phối hợp với cán bộ y tế, các cơ quan và tổ chức đoàn thể xã hội có liênquan giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thu thập tài liệu, thẩm tra, lập hồsơ người nghiện ma tuý để tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.

2.Chỉ đạo Công an các cấp tổ chức xoá bỏ các hoạt động buôn bán, sử dụng ma tuýtrái phép tại địa phương.

3.Hướng dẫn, chỉ đạo Công an cấp xã phối hợp với gia đình người nghiện quản lýchặt chẽ người nghiện trước và sau khi cai nghiện.

4.Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc kiểm tra các hoạtđộng cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.

Điều 24. BộTài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướngdẫn việc đóng góp và sử dụng kinh phí tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộngđồng và chế độ miễn giảm đối với những người thuộc diện khó khăn, người chưathành niên không nơi nương tựa, người được hưởng chính sách ưu đãi theo quyđịnh của pháp luật về cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.

Điều 25. Uỷban nhân dân các cấp có trách nhiệm:

1.Tổ chức điều tra, thống kê, phân loại người nghiện ma tuý, xây dựng kế hoạch vàbố trí nguồn lực cho công tác cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng củađịa phương.

2.Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch cai nghiện tại gia đình và cộng đồng củađịa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể xãhội liên quan cùng cấp, phân công trách nhiệm cụ thể trong việc tổ chức cáchoạt động cai nghiện, theo dõi, động viên giúp đỡ người nghiện ma tuý cainghiện tại gia đình và cộng đồng.

3.Hướng dẫn, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp dưới xây dựng kế hoạch, tạo điều kiệncho những người đã cai nghiện tìm kiếm việc làm, tái hoà nhập cộng đồng; phòng,chống tái nghiện ma tuý tại địa phương.

4.Chỉ đạo cơ quan công an cùng cấp phối hợp với các ngành, đoàn thể xoá bỏ cáchoạt động buôn bán, sử dụng ma tuý trái phép tại địa phương.

5.Kiểm tra, thanh tra công tác cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng củađịa phương.

 

Chương IV

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 26. Tổchức, cá nhân có thành tích trong việc tổ chức và thực hiện cai nghiện ma tuýtại gia đình và cộng đồng sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Ngườinghiện ma tuý có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theotính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu tráchnhiệm hình sự.

Điều 28. Tổchức, cá nhân có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện cai nghiện ma tuý tạigia đình và cộng đồng mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với những quyđịnh của Nghị định này; dung túng, bao che, xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhânphẩm của người cai nghiện ma tuý hoặc vi phạm các quy định khác về cai nghiệntại gia đình và cộng đồng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷluật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trách nhiệm của cá nhân; nếugây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29. Nghịđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây tráiNghị định này đều bãi bỏ.

Điều 30. Bộtrưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ trưởng các Bộ: Côngan, Y tế và Tài chính hướng dẫn việc thực hiện Nghị định này.

Điều 31. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệmthi hành Nghị định này./.

 

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vtccnmttgvc281