AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Vệ sinh an toàn thực phẩm

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Tình trạng hiệu lực văn bản:  Còn hiệu lực

Thuộc tính

Lược đồ

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Số: 12/2003/PL-UBTVQH11
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2003                          
No tile

PHÁP LỆNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Để bảo vệ tínhmạng, sức khỏe của con người, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường hiệulực quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm;

Căn cứ vào Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sungtheo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội Khóa X, kỳhọp thứ 10;

Căn cứ vào Nghịquyết số 12/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội Khóa XI, kỳ họpthứ 2 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ Khóa XI (2002-2007 và năm 2003;

Pháp lệnh này quyđịnh về vệ sinh an toàn thực phẩm,

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Pháp lệnh này quy định việcbảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thựcphẩm; phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

Điều 2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ViệtNam, tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên lãnh thổViệt Nam phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác củapháp luật có liên quan. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnhnày thì áp dụng điều ước quốc tế đó

Điều 3. Trong Pháp lệnh này, những từngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thực phẩm là những sản phẩm mà con ngườiăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chếbiến, bảo quản.

2. Vệ sinh an toànthực phẩm làcác điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sứckhỏe, tính mạng của con người.

3. Sản xuất, kinhdoanh thực phẩm làviệc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thuhái, đánh bắt, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển, buôn bán thựcphẩm.

4. sở chế biến thực phẩm làdoanh nghiệp, hộ gia đình, bếp ăn tập thể nhà hàng và cơ sở chế biến thực phẩmkhác.

5. Ngộ độc thựcphẩm là tình trạng bệnh lý xảy ra do ăn, uống thực phẩm có chứa chất độc.

6. Bệnh truyền quathực phẩm là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh.

7. Phụ gia thựcphẩm là chấtcó hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thành phần thực phẩm trongquá trình chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển thực phẩm nhằm giữ nguyên hoặccải thiện đặc tính nào đó của thực phẩm.

8. Chất hỗ trợ chế biến thựcphẩm là chất được sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu thực phẩmhoặc thành phần thực phẩm nhằm hoàn thiện công nghệ xử lý, chế biến thực phẩm.

9. Vi chất dinh dưỡnglà vitamin,chất khoáng có hàm lượng thấp cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duytrì sự sống của cơ thể con người.

10. Thực phẩm chứcnăng là thựcphẩm dùng để hỗ trợ hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, có tác đụng dinh dưỡng,tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

11. Thực phẩm cónguy caolà thực phẩm có nhiều khả năng bị các tác nhân sinh học, hóa học, lý họcxâm nhập gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

12. Thực phẩm đượcbảo quản bằng phương pháp chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng các nguồn có hoạttính phóng xạ để bảo quản và ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.

13. Gen là một đoạn trên phân tử nhiễmsắc thể có vai trò xác định tính di truyền của sinh vật

14. Thực phẩm cógen đã bị biến đổi làthực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật có gen đã bị biến đổi do sử dụng công nghệgen.

Điều 4.

1. Kinh doanh thựcphẩm là kinh doanh có điều kiện.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sảnxuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm domình sản xuất, kinh doanh.

Điều 5.

1. Nhà nước có chínhsách và biện pháp để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nham bảo vệ tính mạng,sức khỏe của con người.

2. Nhà nước khuyến khíchtổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất,kinh doanh thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam áp dụng các hệ thống quản lý chất lượngtiên tiến nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Nhà nước tạo điềukiện mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 6. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyêntruyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thi hành pháp luật về vệsinh an toàn thực phẩm.

Điều 7. Người tiêu dùng có quyền đượcthông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm và lựa chọn, sử dụng thực phẩm thíchhợp; có trách nhiệm thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, tự bảo vệ mình trongtiêu dùng thực phẩm, thực hiện đầy đủ các hướng dẫn về vệ sinh an toàn thựcphẩm; tự giác khai báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; khiếunại, tố cáo, phát hiện về các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thựcphẩm để bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng đồng.

Điều 8. Nghiêm cấm các hành vi sauđây:

1. Trồng trọt, chănnuôi, thu hái, đánh bắt, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển, buônbán thực phẩm trái với quy định của pháp luật;

2. Sản xuất, kinhdoanh:

a) Thực phẩm đã bịthiu, thối, biến chất, nhiễm bẩn có thể gây hại cho tính mạng, sức khỏe của conngười;

b) Thực phẩm có chứachất độc hoặc nhiễm chất độc;

c) Thực phẩm có kýsinh trùng gây bệnh, vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật vượt quá mức quyđịnh;

d) Thịt hoặc sản phẩmchế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc kiểm tra không đạt yêu cầu;

đ) Gia súc, gia cầm,thủy sản chết do bị bệnh, bị ngộ độc hoặc chết không rõ nguyên nhân; sản phẩmchế biến từ gia sức, gia cầm, thủy sản chết do bị bệnh, bị ngộ độc hoặc chếtkhông rõ nguyên nhân;

e) Thực phẩm nhiễm bẩndo bao gói, đồ chứa đựng không sạch, bị vỡ, rách trong quá trình vận chuyển;

g) Thực phẩm quá hạnsử dụng;

3. Sản xuất, kinhdoanh động vật, thực vật có chứa mầm bệnh có thể lây truyền sang người, độngvật, thực vật;

4. Sản xuất, kinhdoanh thực phẩm từ nguyên liệu không phải là thực phẩm hoặc hóa chất ngoài Danhmục được phép sử dụng;

5. Sản xuất, kinhdoanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng,thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phươngpháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan quản lý nhà nướccó thẩm quyền cho phép;

6. Sử dụng phương tiệnbị ô nhiễm, phương tiện đã vậnchuyển chất độc hại để vận chuyển thực phẩm;

7. Thông tin, quảngcáo, ghi nhãn hàng hóa sai sự thật hoặc có hành vi gian dối khác về vệ sinh antoàn thực phẩm.

Chương II

SẢN XUT, KINH DOANH THỰC PHẨM

Mục 1. SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM TƯƠI, SỐNG

Điều 9. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sảnxuất kinh doanh thực phẩm tươi, sống phải bảo đảm nơi nuôi, trồng, buônbán thực phẩm không bị ônhiễm bởi môi trườngxung quanh và phải cách biệt với khu vực có khả năng gây ô nhiễm môi trường, gây nhiễm bẩnthực phẩm.

Điều 10. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sảnxuất kinh doanh thực phẩm tươi, sống phải thực hiện các biện pháp xử lý chấtthải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 11. Việc sử dụng phân bón, thức ănchăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất bảo quản thực phẩm, chấtkích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục và các chất khác có liênquan đến vệ sinh an toàn thực phẩm phải theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 12. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sảnxuất, kinh doanh thực phẩm tươi, sống có trách nhiệm:

1. Bảo đảm thực phẩmdo mình sản xuất, kinh doanh không bị ô nhiễm, được bảo quản ở nơi sạch sẽ, cách ly với nơi bảo quản hóa chất, đặc biệt ỉa hóachất độc hại và các nguồn gây bệnh khác;

2. Chịu trách nhiệm vềxuất xứ thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

Mục 2. CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Điều 13.

1. Nơi chế biến thựcphẩm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải được đặt trong khu vực có đủ điềukiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Nơi chế biến thựcphẩm phải được thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành bảo đảm yêu cầu vệ sinh antoàn thực phẩm.

Điều 14.

1. Việc sử dụng nguyênliệu để chế biến thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh an toàn theo quy định của phápluật.

2. Cơ sở chế biến thực phẩm phải thựchiện mọi biện pháp để thực phẩm không bị nhiễm bẩn, nhiễm mầm bệnh có thể lâytruyền sang người, động vật, thực vật.

3. Cơ sở chế biến thực phẩm phải bảođảm quy trình chế biến phù hợp với quy định của pháp luật về vệ sinh an toànthực phẩm.

Điều 15.

1. Cơ sở chế biến thực phẩm chỉ đượcphép sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡngtrong Danh mục được phép sử dụng và sử dụng đúng liều lượng, giới hạn quy định.

2. Bộ Y tế quy định Danh mục phụ giathực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng được phép sử dụngvà liều lượng, giới hạn sử dụng.

Điều 16. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhântrong quá trình chế biến thực phẩm có trách nhiệm:

1. Sử dụng thiết bị,dụng cụ có bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được chế tạo bằng vật liệubảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm;

2. Sử dụng đồ chứađựng, bao gói, dụng cụ, thiết bị bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm;

3. Sử dụng nước để chếbiến thực phẩm đạt tiêu chuẩn quy định;

4. Dùng chất tẩy rửa,chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tínhmạng của con người và không gây ô nhiễm môi trường.

Mục 3 . BẢO QUN, VẬN CHUYỂN THỰC PHẨM

Điều 17.

1. Bao bì thực phẩmphải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ thực phẩm không bị ô nhiễm và bảo đảm chất lượngthực phẩm trong thời hạn bảo quản, sư dụng và thuận lợi cho việc ghi nhãn.

2. Bao bì tiếp xúctrực tiếp với thực phẩm phải được thử nghiệm, kiểm nghiệm về vệ sinh an toànthực phẩm.

Điều 18.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sảnxuất, kinh doanh thực phẩm phải áp dụng phương pháp bảo quản thực phẩm thíchhợp để bảo đảm thực phẩm không bị hư hỏng, biến chất, giữ được chất lượng, mùivị và không làm tăng thêm các chất ô nhiễm vào thực phẩm.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về vệsinh an toàn thực phẩm hướng dẫn phương pháp bảo quản thực phẩm, quy định liềulượng chất bảo quản thực phẩm và thời gian bảo quản cho từng loại thực phẩm.

Điều 19.

1. Thực phẩm được bảoquản bằng phương pháp thiếu xạ lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam phải ghi trênnhãn bằng tiếng Việt là thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ hoặcbằng ký hiệu quốc tế và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về vệsinh an toàn thực phẩm cho phép lưu hành.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉđược kinh doanh thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ thuộc Danhmục thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ và trong giới hạn liềuchiếu xạ theo quy định của pháp luật: Bộ Y tế quy định Danh mục thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếuxạ.

Điều 20.

1. Thực phẩm có gen đãbị biến đổi hoặc nguyên liệu thực phẩm có gen dã bị biến đổi phải ghi trên nhãnbằng tiếng Việt là thực phẩm có gen đã bị ben đổi.

2. Chính phủ quy địnhcụ thể việc quản lý và sử dụng thực phẩm có gen đã bị biến đổi.

Điều 21. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trongquá trình vận chuyển thực phẩm phải bảo quản thực phẩm và các thành phần củathực phẩm không bị ônhiễm do các tácnhân sinh học, hóa học, lý học không được phép có trong thực phẩm, giữ đượcchất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đến người tiêu dùng.

Điều 22. Phương tiện sử dụng vận chuyểnthực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Được chế tạo bằngvật liệu không làm ônhiễm thực phẩmhoặc bao gói thực phẩm;

2. Dễ dàng tẩy rửasạch;

3. Dễ dàng phân biệtcác loại thực phẩm khác nhau;

4. Chống được sự ô nhiễm, kể cả khói, bụi và lâynhiễm giữa các thực phẩm với nhau;

5. Duy trì, kiểm soátđược các điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình vậnchuyển.

Mục 4. NHẬP KHU, XUẤ T KHẨ U THỰC PHẨM

Điều 23. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhậpkhẩu, xuất khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,vì chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm đượcbảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi phải chịutrách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm do mình nhập khẩu, xuất khẩu; khi nhậpkhẩu phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam; khi xuất khẩu phải tuântheo quy định của Pháp lệnh này và quy định của pháp luật nước nhập khẩu

Điều 24.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhậpkhẩu, xuất khẩu thực phẩm phải có giấy xác nhận đã kiểm tra đạt yêu cầu vệ sinhan toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyềnthực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của mình.

Chính phủ quy định thủtục kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu.

Điều 25.

1. Thực phẩmnhập khẩu, xuất khẩu đã được xác nhận đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm dotổ chức có thẩm quyền của nước ký kết điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau vớiViệt Nam trong hoạt động chứng nhận chất lượng, công nhận hệ thống quản lý chấtlượng có thể bị kiểm tra nếu phát hiện thấy có dấu hiệu vi phạm các quy địnhcủa pháp luật Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Thực phẩm nhậpkhẩu, xuất khẩu đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, thực phẩm của tổ chức,cá nhân sản xuất, kinh doanh đã được chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượngvệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nướcngoài, tiêu chuẩn quốc tế áp dụng tại Việt Nam có thể được giảm số lần kiểm travề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 26.

1. Thực phẩm nhập khẩukhông đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị thu hồi, tái chế, chuyểnmục đích sử dụng, tiêu hủy hoặc tái xuất theo quyết định của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải chịu mọi chi phí cho việc xửlý thực phẩm mà mình nhập khẩu không đạt yêu cầu.

2. Thực phẩm xuất khẩukhông đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị tái chế, chuyển mục đíchsử dụng hoặc tiêu hủy theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổchức, hộ gia đình, cá nhân phải chịu mọi chi phí cho việc xử lý thực phẩm màmình xuất khẩu không đạt yêu cầu

Điều 27. Thực phẩm mang theo người nhậpcảnh, xuất cảnh, quá cảnh để tiêu dùng cá nhân; thực phẩm dùng cho nhân viên,hành khách trên phương tiện giao thông nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam;thực phẩm là hàng hóa quá cảnh Việt Nam phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toànthực phẩm theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật cóliên quan.

Mục 5. ĐIỀU KIỆN SẢN XUT, KINH DOANH THỰC PHẨM

Điều 28.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sảnxuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện các điều kiện vệ sinh an toàn thựcphẩm theo quy định tại các Mục 1, 2, 3 và 4 của Chương này.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cánhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao phải được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chính phủ quy địnhDanh mục thực phẩm có nguy cơ cao, thẩm quyền và thủ tục cấp giấy chứng nhận đủđiều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 29.

1. Người trực tiếp sảnxuất, kinh doanh thực phẩm phải đạt tiêu chuẩn sức khỏe, không mắc các bệnh truyềnnhiễm và có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn sứckhỏe, yêu cầu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người trực tiếpsản xuất, kinh doanh thực phẩm phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinhdoanh.

Điều 30.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sảnxuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm bảo đảm tiêu chuẩn sức khỏe của nhữngngười trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại cơ sở của mình theo quy định của phápluật.

2. Bộ Y tế quy định việc kiểm tra sứckhỏe đối với người làm việc tại cơ sơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Mục 6. CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN VỆ SINHAN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 31. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉđược sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thựcphẩm.

Điều 32. quan nhà nước có thẩm quyền banhành tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, phương pháp kiểm nghiệm, quy định vềquản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗtrợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm cónguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm cógen đã bị biến đổi, đồ chứa đựng, vật liệu để làm bao gói thực phẩm,dụng cụ, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều 33.

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh phải công bố việc áp dụng Tiêu chuẩn ViệtNam hoặc tiêu chuẩn ngành theo quy định của pháp luật; trường hợp công bố tiêuchuẩn cơ sở thì tiêu chuẩn đó không được thấp hơn Tiêu chuẩn ngành, Tiêu chuẩnViệt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh phải thực hiện đúng theo tiêu chuẩn màmình đã công bố và các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan nhà nướccó thẩm quyền ban hành; thường xuyên kiểm tra và chịu trách nhiệm về vệ sinh antoàn thực phẩm đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sảnxuất, kinh doanh thực phẩm không có đăng ký kinh doanh phải thực hiện đúng cácquy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, chịu trách nhiệm về vệsinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

Mục 7. QUẢNG CÁ O, GHI NHÃN THỰC PHẨM

Điều 34.

1. Việc quảng cáo vềthực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng,thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phươngpháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi và các vấn đề liên quan đến thựcphẩm được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo. Người quảng cáophải chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo của mình.

2. Nội dung quảng cáovề thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng,thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quảnbằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi và các vấn đề liênquan đến thực phẩm phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệthại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Điều 35.

1. Thực phẩm đóng góisẵn phải được ghi nhãn thực phẩm thực phẩm phải ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng,trung thực về thành phần thực phẩm và các nội dung khác theo quy định của phápluật; không được ghi trên nhãn thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào về thực phẩmcó công hiệu thay thế thuốc chữa bệnh.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh thực phẩm đóng gói sẵn trên lãnh thổ Việt Nam phải ghi nhãn thực phẩm trướckhi xuất xưởng thực phẩm.

3. Nhãn thực phẩm phảicó các nội dung cơ bản sau đây:

a) Tên thực phẩm;

b) Tên, địa chỉ cơ sởsản xuất thực phẩm;

c) Định lượng của thựcphẩm;

d) Thành phần cấu tạocủa thực phẩm;

đ) Chỉ tiêu chất lượngchủ yếu của thực phẩm;

e) Ngày sản xuất, thờihạn sử dụng, thời hạn bảo quản thực phẩm;

g) Hướng dẫn bảo quản,hướng dẫn sử dụng thực phẩm;

h) Xuất xứ của thựcphẩm.

Chương III

PHÒNG NGỪA, KHẮC PHỤC NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ BỆNH TRUYỀNQUA THỰC PHẨM

Điều 36. Các biện pháp phòng ngừa ngộđộc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm bao gôm:

1. Bảo đảm vệ sinh antoàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm;.

2. Giáo dục, tuyêntruyền, phổ biến kiến thức và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm cho ngườisản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;

3. Kiểm tra, thanh travệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

4. Phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm;

5. Điều tra, khảo sátvà lưu trữ các số liệu về vệ sinh an toàn thực phẩm;

6. Lưu mẫu thực phẩmtheo quy định của pháp luật

Điều 37.

Các biện pháp khắcphục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm bao gồm:

a) Phát hiện, tổ chứcđiều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm;

b) Đình chỉ sản xuất,kinh doanh, sử dụng thực phẩm bị nhiễm độc;

c) Thu hồi thực phẩmđã sản xuất và đang lưu thông trên thị trường bị nhiễm độc;

d) Thông báo kịp thờicho người tiêu dùng về tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thựcphẩm, thực phẩm đang lưu thông trên thị trường bị nhiễm độc;

đ) Kịp thời điều traxác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm;

e) Thực hiệncác biện pháp phòng ngừa việc lan truyền bệnh dịch do ngộ độc thực phẩm hoặcbệnh truyền qua thực phẩm.

2. Chính phủ phân côngcụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trongviệc phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

Điều 38.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sảnxuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm có trách nhiệm chủ động phòng ngừa và kịpthời khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất,kinh doanh, sử dụng thực phẩm gây ra ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền quathực phẩm có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp khắc phục hậu quả, đồngthời phải báo cáo ngay với Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan quản lý nhànước về vệ sinh an toàn thực phẩm nơi gần nhất và phải chịu mọi chi phí choviệc khắc phục ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 39. Tổ chức, cá nhân phát hiện dấuhiệu ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm có trách nhiệm thông báongay cho cơ sở y tế hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi gần nhất để có biệnpháp phòng ngừa, khắc phục kịp thời

Điều 40. Uỷ ban nhân dân các cấp cótrách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm hoặc bệnhtruyền qua thực phẩm ở địa phương; trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặcbệnh truyền qua thực phẩm thì phải thực hiện ngay các biện pháp cần thiết đểkhác phục hậu quả, ngăn ngừa lây lan; đồng thời báo cáo với cơ quan nhà nướccấp trên trực tiếp, cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm cóthẩm quyền và thông báo cho Uỷ ban nhân dân địa phương nơi có khả năng bị lâylan.

y ban nhân dân địa phương nơicó khả năng bị lây lan ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm cótrách nhiệm thông báo cho nhân dân địa phương biết để đề phòng và thực hiện cácbiện pháp phối hợp khắc phục hậu quả, ngăn ngừa lây lan.

Điều 41.

1. Trường hợp Uỷ bannhân dân địa phương nơi xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩmkhông đủ khả năng khắc phục hậu quả, ngăn ngừa lây lan thì phải đề nghị cơ quannhà nước cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toànthực phẩm có thẩm quyền giải quyết hoặc hỗ trợ giải quyết.

2. Trường hợp bệnh truyềnqua thực phẩm tạo thành dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng, đe dọanghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của con người thì phải thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Chương IV

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 42. Nội dung quản lý nhà nước vềvệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

1. Xây dựng và tổ chứcthực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về vệ sinh an toàn thựcphẩm;

2. Ban hành và tổ chứcthực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các quyđịnh và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm;

3. Xây dựng và tổ chứcthực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền quathực phẩm;

4. Quản lý hệ thốngkiểm nghiệm, thử nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm;

5. Quản lý việc côngbố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh antoàn thực phẩm;

6. Tổ chức nghiên cứu khoa học vàcông nghệ trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm;

7. Đào tạo, bồi dưỡngnghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm;

8. Tổ chức công tác thông tin, tuyêntruyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;

9. Hợp tác quốc tế vềvệ sinh an toàn thực phẩm;

10. Thanh tra, kiểmtra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về vệ sinh antoàn thực phẩm.

Điều 43.

1. Chính phủ thốngnhất quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chínhphủ thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Các Bộ, ngành trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nướcvề vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực được phân công phụ trách theo cácnguyên tắc sau đây:

a) Việc quản lý nhà nướcvề vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất do các Bộ, ngành quản lýchuyên ngành chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, các Bộ, ngành có liên quan thực hiện;

b) Việc quản lý nhà nướcvề vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình lưu thông do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các Bộ,ngành có liên quan thực hiện.

4. Uỷ ban nhân dân cáccấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về vệsinh an toàn thực phẩm tại địa phương.

Chương V

KIỂM TRA, THANHTRA VỀ VỆ SINH AN TOÀN THC PHẨM

Điều 44.

1. Trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩmcó trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh antoàn thực phẩm.

2. Chính phủ quy địnhcụ thể về việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh.

Điều 45.

1. Việc thanh tra vềvệ sinh an toàn thực phẩm do thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thựcphẩm thực hiện.

2. Tổ chức và hoạt động của thanh trachuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm do Chính phủ quy định.

Điều 46. Thanh tra chuyên ngành về vệsinh an toàn thực phẩm có nhiệm vụ:

1. Thanh tra việc chấphành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm của tổ chức, cánhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

2. Thanh tra việc thựchiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; xác minh, kết luận, kiến nghịcấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;

3. Đề xuất, tham giaxây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 47. Trong quá trình thanh tra, đoànthanh tra hoặc thanh tra viên có các quyền và trách nhiệm sau đây:

1. Yêu cầu tổ chức, cánhân có liên quan cung cấp thông tin, tư liệu và trả lời những vấn đề cần thiếtphục vụ công tác thanh tra; yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu, báocáo về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; trường hợp cần thiết đượclấy mẫu xét nghiệm, niêm phong tài liệu, tang vật có liên quan đến nội dungthanh tra, lập biên bản về các vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy địnhcủa pháp luật;

2. Yêu cầu giám định,kết luận những vấn đề cần thiết để phục vụ công tác thanh tra;

3. Đình chỉ hành vi viphạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm gây nguy hại hoặc có nguy cơ gâynguy hại đến tính mạng, sức khỏe của con người và những hành vi khác gây thiệthại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

4. Xử lý theo thẩmquyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật vềvệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

5. Chịu trách nhiệm trướcpháp luật về kết luận, biện pháp xử lý hoặc quyết định thanh tra của mình;

6. Các quyền và tráchnhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 48.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sảnxuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm tạo điều kiện cho đoàn thanh tra vàthanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm;

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làđối tượng thanh tra phải chấp hành quyết định của đoàn thanh tra hoặc thanh traviên về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều 49.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cóquyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chínhcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc thi hành pháp luật về vệsinh an toàn thực phẩm.

2. Cá nhân có quyền tốcáo hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm với cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền.

Thẩm quyền, thủ tụcgiải quyết khiếu nại, tố cáo và thủ tục khởi kiện quy định tại khoản 1 và khoản2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ  Lý VI PHạM

Điều 50. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cóthành tích trong hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc có công pháthiện vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thì được khen thưởng theoquy định của pháp luật.

Điều 51. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh thực phẩm có hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này hoặc các quy địnhkhác của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độvi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gâythiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 52. Người lợi dụng chức vụ, quyềnhạn vi phạm quy định của Pháp lệnh này hoặc các quy định khác của pháp luật vềvệ sinh an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷluật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thườngtheo quy định của pháp luật.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 53. Pháp lệnh này có hiệu lực thihành từ ngày 01 tháng 11 năm 2003.

Những quy định trướcđây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 54. Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vsattp188