AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao,được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao,được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

Thuộc tính

Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 178/2001/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2001                          
cHíNH PHủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân đượcgiao,

được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Bảo vệvà Phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;

Căn cứ Luật Đấtđai, ngày 14 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấtđai ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấtđai ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuêđất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vàomục đích lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về việc giao khoán đất sử dụngvào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanhnghiệp Nhà nước.

Xét đề nghị của Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Chương I:

Những quy định chung

Điều 1. Quyết định này quy định về quyềnhưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê,khoán rừng và đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng,nhằm tạo động lực kinh tế khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ vàphát triển rừng; làm cho thu nhập từ rừng trở thành một nguồn thu đáng kể, gópphần bảo đảm cuộc sống của người làm nghề rừng; đồng thời, làm rõ trách nhiệmcủa người được giao, được thuê, nhận khoán rừng đối với việc bảo vệ và pháttriển rừng.

Điều 2. Quyết định này được áp dụng đốivới hộ gia đình, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Được Nhà nước giaorừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994 củaChính phủ; được giao, được thuê đất lâm nghiệp theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CPngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệpcho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâmnghiệp.

2. Được các tổ chứcNhà nước khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng theo Nghị định số01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về việc giao khoán đất sử dụngvào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanhnghiệp Nhà nước.

Điều 3. Nguyên tắc xác định quyền hưởnglợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê, khoánrừng và đất lâm nghiệp:

1. Đảm bảo lợi ích hàihoà giữa Nhà nước với người trực tiếp bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồngrừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trườngsinh thái và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lâu dài.

2. Quyền hưởng lợitrên đất lâm nghiệp bao gồm: gỗ, các lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm trồng xen, tiềncông tương xứng với tiền của, công sức của hộ gia đình, cá nhân đã đầu tư vàorừng.

3. Quyền hưởng lợi vànghĩa vụ chỉ được thực hiện trong thời hạn được giao, được thuê hoặc nhận khoánrừng và đất lâm nghiệp.

Chương II:

Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân

được Nhà nước giao, cho thuê đất lâm nghiệp

Điều 4. Hộ gia đình, cá nhân được Nhànước giao rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ và xây dựng:

1. Được Nhà nước cấpkinh phí để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồngrừng theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Được tiến hành cáchoạt động dịch vụ nghiên cứu khoa học, văn hoá, xã hội và du lịch sinh tháitheo quy định của pháp luật.

Điều 5. Hộ gia đình, cá nhân được giaorừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh:

1. Được Nhà nước cấpkinh phí để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừngtheo quy định hiện hành.

2. Được thu hái lâmsản phụ, hoa, quả, dầu, nhựa..., trong quá trình bảo vệ, khoanh nuôi tái sinhrừng theo quy định hiện hành.

3. Được khai thác câygỗ chết khô, cây đổ gẫy, cây sâu bệnh theo thiết kế khai thác do Sở Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp giấy phép. Lâm sản nói trên được tự dolưu thông khi có đủ thủ tục theo quy định.

4. Được khai thác tre,nứa với cường độ tối đa 30% khi rừng đạt độ che phủ 80% trên diện tích đất đượcgiao theo quy chế khai thác lâm sản hiện hành; được hưởng toàn bộ giá trị lâmsản thu được sau khi nộp thuế.

5. Được khai thác gỗtheo phương thức chặt chọn với cường độ khai thác không quá 20% khi rừng phònghộ được phép khai thác (trừ những động vật, thực vật nằm trong danh mục thựcvật rừng, động vật rừng quý, hiếm theo quy định của Chính phủ và danh mục độngvật, thực vật ghi trong phụ lục công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,thực vật hoang dã nguy cấp - CITES) theo thiết kế được Sở Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn phê duyệt và cấp giấy phép khai thác. Việc khai thác phải tuântheo quy chế khai thác lâm sản hiện hành. Hộ gia đình, cá nhân được hưởng từ85% - 90% sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế, phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước.

Điều 6. Hộ gia đình, cá nhân được giaođất lâm nghiệp chưa có rừng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ:

1. Được Nhà nước cấpkinh phí để trồng và chăm sóc rừng theo quy định hiện hành.

2. Được sử dụng câynông nghiệp lâu năm làm cây trồng chính rừng phòng hộ hoặc trồng xen với câyrừng bản địa lâu năm theo thiết kế trồng rừng được Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn phê duyệt.

3. Được hưởng 100% sảnphẩm khai thác từ cây phù trợ, cây trồng xen, sản phẩm tỉa thưa theo thiết kế đượcSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và phải đảm bảo độ tàn che củarừng trên 0,6 sau khi tỉa thưa.

4. Được sử dụng tối đakhông quá 20% diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp vàngư nghiệp.

5. Được khai thác gỗtheo phương thức chặt chọn với cường độ khai thác không quá 20% khi rừng phònghộ được phép khai thác theo thiết kế được Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn phê duyệt và cấp giấy phép khai thác.

Giá trị sản phẩm khaithác sau khi nộp thuế được phân chia theo tỷ lệ như sau: hộ gia đình, cá nhân đượchưởng từ 90 - 95%, phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước.

6. Trường hợp hộ giađình, cá nhân tự đầu tư vốn để trồng rừng thì được hưởng 100% sản phẩm khi rừngđạt tuổi khai thác, mỗi năm được phép khai thác không quá 10% diện tích do chủrừng đã gây trồng thành rừng theo quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành.

Điều 7. Hộ gia đình, cá nhân được Nhànước giao rừng tự nhiên quy hoạch rừng sản xuất:

1. Được trồng xen cáccây nông nghiệp, cây dược liệu, chăn thả gia súc và khai thác các lợi ích kháccủa rừng phù hợp với quy chế quản lý rừng sản xuất.

2. Được tận dụng sảnphẩm trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy trình,quy phạm hiện hành.

3. Được khai thác lâmsản để giải quyết nhu cầu gia dụng (trừ những động vật, thực vật nằm trong danhmục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm theo quy định của Chính phủ và danhmục động vật, thực vật ghi trong phụ lục công ước về buôn bán quốc tế các loàiđộng vật, thực vật hoang dã nguy cấp - CITES ). Nếu có nhu cầu làm nhà mới đểtách hộ hoặc thay thế nhà cũ, sửa chữa lớn nhà ở cho mình tại xã nơi có rừng,hộ gia đình, cá nhân phải làm đơn gửi Uỷ ban nhân dân xã xác nhận, trình Uỷ bannhân dân huyện xét duyệt, cấp giấy phép khai thác không quá 10 m3 gỗ tròn cho 1hộ. Phải khai thác theo sự hướng dẫn và giám sát của xã. Nghiêm cấm mọi hành vilợi dụng việc khai thác gỗ làm nhà để buôn bán.

4. Khi rừng được phépkhai thác chính, hộ gia đình, cá nhân làm đơn xin phép khai thác gửi Uỷ bannhân dân xã xem xét, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệt và cấpgiấy phép khai thác. Việc khai thác phải tuân theo quy chế khai thác lâm sảnhiện hành.

Căn cứ vào hiện trạngrừng khi giao cho hộ gia đình, cá nhân, giá trị lâm sản khai thác chính sau khinộp thuế được phân chia theo tỷ lệ như sau:

a. Đối với rừng gỗ:

Rừng thứ sinh nghèokiệt: Hộ gia đình, cá nhân được hưởng 100%.

Rừng phục hồi sau nươngrẫy hoặc sau khai thác với cây gỗ có đường kính phổ biến dưới 20 cm: Hộ giađình, cá nhân được hưởng từ 70% - 80%, phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước.

Rừng có trữ lượng cònở mức trung bình hoặc giầu, lớn hơn 100 m3/ha, từ lúc giao đến khikhai thác, mỗi năm Hộ gia đình, cá nhân được hưởng 2%, phần còn lại nộp ngânsách Nhà nước.

b. Đối với rừng tre,nứa: được phép khai thác theo quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành. Sau khinộp thuế, hộ gia đình, cá nhân được hưởng 95%, nộp ngân sách Nhà nước 5%.

Điều 8. Hộ gia đình, cá nhân được giaorừng sản xuất là rừng trồng bằng vốn ngân sách Nhà nước:

1. Được hưởng cácquyền lợi quy định tại các khoản 1,2,3, Điều 7 của Quyết định này.

2. Được phép khai tháckhi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác và được hưởng từ 75 - 85% giá trị lâm sảnkhai thác sau khi nộp thuế, tuỳ theo cấp tuổi rừng trồng lúc được giao, phầncòn lại nộp ngân sách Nhà nước.

Điều 9. Hộ gia đình, cá nhân được giaođất lâm nghiệp chưa có rừng thuộc quy hoạch rừng sản xuất để gây trồng rừng:

1. Được Nhà nước hỗtrợ kinh phí để trồng rừng theo quy định hiện hành.

2. Nếu nhận vốn hỗ trợcủa các dự án để gây trồng rừng thì được hưởng các quyền lợi theo quy định tạiquy chế các dự án đó.

3. Nếu tự bỏ vốn đểtrồng rừng thì được quyền tự quyết định mục đích và phương thức gây trồng rừng(khoanh nuôi xúc tiến tái sinh hoặc trồng rừng mới), lựa chọn loài cây trồng,kỹ thuật trồng; được quyền tự quyết định việc khai thác và sử dụng lâm sản.

4. Mọi sản phẩm khaithác từ rừng được tự do lưu thông.

5. Được sử dụng mộtphần đất lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sảnnhưng không quá 20% diện tích đất được giao.

Điều 10. Hộ gia đình, cá nhân được thuêđất lâm nghiệp chưa có rừng thuộc quy hoạch rừng sản xuất để gây trồng rừng:

1. Được quyền tự quyếtđịnh mục đích và phương thức gây trồng rừng (khoanh nuôi xúc tiến tái sinh hoặctrồng rừng mới), lựa chọn loài cây trồng, kỹ thuật trồng; được quyền tự quyếtđịnh việc khai thác và sử dụng lâm sản.

2. Nếu hộ gia đình, cánhân nhận vốn hỗ trợ của các dự án để gây trồng rừng thì được hưởng các quyềnlợi theo quy định tại quy chế các dự án đó.

3. Mọi sản phẩm khaithác từ rừng được tự do lưu thông.

4. Được sử dụng mộtphần đất lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sảnnhưng không quá 20% diện tích đất chưa có rừng được thuê.

Điều 11. Hộ gia đình, cá nhân được Nhànước cho thuê đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ để kinh doanh cảnh quan, dulịch, nghỉ dưỡng dưới tán rừng:

1. Được sử dụng sinhcảnh của rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; được xây dựng cơ sởdịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng dưới tán rừng theo dự án được cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt.

2. Thực hiện nghiêmchỉnh các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;nghiêm cấm các hoạt động gây ô nhiễm và có hại đến sinh trưởng và phát triểnbình thường của các loài động, thực vật rừng.

Điều 12. Hộ gia đình, cá nhân được Nhànước giao, cho thuê đất lâm nghiệp có những nghĩa vụ sau đây:

1. Quản lý, bảo vệ, sửdụng rừng và đất lâm nghiệp được giao, được thuê đúng mục đích, đúng ranh giớiđã ghi trong quyết định giao, cho thuê đất lâm nghiệp của cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền.

2. Bảo toàn và pháttriển vốn rừng được giao, được thuê. Phải thực hiện các biện pháp tái tạo rừngtrong vòng 1 năm sau khi khai thác.

3. Thực hiện đầy đủcác nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Chương III:

Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình,

cá nhân được các tổ chức Nhà nước khoán bảo vệ, khoanhnuôi tái sinh và trồng rừng

Điều 13. Hộ gia đình, cá nhân nhậnkhoán trồng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng đặc dụng:

1. Được nhận tiền côngkhoán để trồng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh theo hợp đồng khoán.

2. Được Ban quản lýKhu rừng đặc dụng tạo điều kiện tham gia các hoạt động dịch vụ, du lịch.

Điều 14. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoánbảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên ở những vùng phòng hộ đầu nguồn:

1. Được nhận tiền côngkhoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng theo hợp đồng khoán.

2. Được thu hái lâmsản phụ, hoa, quả, dầu, nhựa..., trong quá trình bảo vệ, khoanh nuôi tái sinhrừng theo hướng dẫn của Bên giao khoán.

3. Được khai thác câygỗ chết khô, cây đổ gẫy, cây sâu bệnh, sản phẩm tỉa thưa theo thiết kế do Bêngiao khoán lập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp giấyphép khai thác. Lâm sản nói trên được tự do lưu thông.

4. Được khai thác tre,nứa với cường độ tối đa 30% khi rừng đảm bảo độ che phủ trên 80% diện tích nhậnkhoán theo sự hướng dẫn và giám sát của Bên giao khoán. Giá trị lâm sản thu đượcsau khi nộp thuế, hộ được hưởng từ 80 - 90%, phần còn lại nộp Bên giao khoán.

5. Được khai thác gỗtheo phương thức chặt chọn với cường độ khai thác không quá 20% khi rừng phònghộ được phép khai thác theo thiết kế do Bên giao khoán lập, Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấpgiấy phép khai thác. Căn cứ vào hiện trạng rừng khi hộ gia đình, cá nhân nhậnkhoán, giá trị gỗ khai thác sau khi nộp thuế được phân phối như sau:

Rừng thứ sinh nghèokiệt: Hộ gia đình, cá nhân được hưởng 95%, phần còn lại nộp Bên giao khoán.

Rừng phục hồi sau nươngrẫy hoặc sau khai thác với cây gỗ có đường kính phổ biến dưới 20 cm: Hộ giađình, cá nhân được hưởng từ 75% - 85%, phần còn lại nộp Bên giao khoán.

Rừng có trữ lượng cònở mức trung bình hoặc giàu, lớn hơn 100m3/ha: từ lúc nhận khoán đếnkhi khai thác mỗi năm hộ gia đình, cá nhân được hưởng 2%, phần còn lại nộp Bêngiao khoán.

Trường hợp hộ nhậnkhoán tự đầu tư vốn để khoanh nuôi phục hồi rừng được hưởng 100% giá trị gỗkhai thác sau khi nộp thuế.

Hộ gia đình, cá nhânphải tự đầu tư tái tạo rừng trong vòng 1 năm sau khi khai thác.

Điều 15. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoántrồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ở vùng phòng hộ đầu nguồn:

1. Được Nhà nước cấpkinh phí để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo quy định hiện hành.

2. Được sử dụng câynông nghiệp lâu năm làm cây trồng chính rừng phòng hộ hoặc trồng xen với câyrừng bản địa lâu năm theo thiết kế trồng rừng do Bên giao khoán lập, Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

3. Được hưởng 100% sảnphẩm khai thác từ cây phù trợ, cây trồng xen, sản phẩm tỉa thưa, nhưng phải đảmbảo độ tàn che của rừng trên 0,6 sau khi tỉa thưa.

4. Được thu hái lâmsản phụ, hoa, quả, dầu, nhựa..., theo hướng dẫn của Bên giao khoán.

5. Được sử dụng tối đakhông quá 20% diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp vàngư nghiệp theo sự hướng dẫn của Bên giao khoán.

6- Được khai thác chọnkhi cây trồng chính của rừng được phép khai thác với cường độ không quá 20%theo thiết kế do Bên giao khoán lập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônthẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp giấy phép khai thác.

Giá trị sản phẩm khaithác sau khi nộp thuế được phân chia theo tỷ lệ như sau:

a. Nếu hộ gia đình, cánhân nhận kinh phí hỗ trợ của Nhà nước để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng thì đượchưởng từ 80 - 90%, phần còn lại nộp Bên giao khoán.

b. Nếu hộ gia đình, cánhân nhận khoán tự đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng thì được hưởng 100% giátrị sản phẩm sau khi nộp thuế.

c. Hộ gia đình, cánhân nhận khoán phải tự đầu tư tái tạo rừng trong vòng 1 năm sau khi khai thác.

Điều 16. Hộ gia đình, cá nhân nhậnkhoán gây trồng, bảo vệ các khu rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừngphòng hộ chắn sóng lấn biển, bảo vệ môi trường sinh thái:

1. Được Nhà nước cấpkinh phí để trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng theo quy định hiện hành.

2. Được trồng xen câynông nghiệp với cây rừng và hưởng toàn bộ sản phẩm cây trồng xen.

3. Được thu hái lâmsản phụ, hoa, quả, dầu, nhựa..., theo hướng dẫn của Bên giao khoán.

4. Được tận thu lâmsản trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy trình,quy phạm kỹ thuật hiện hành.

5. Được khai thác khirừng được phép khai thác theo thiết kế do Bên giao khoán lập, Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp giấyphép khai thác. Mỗi năm khai thác, hộ gia đình, cá nhân nhận khoán được khaithác không quá 10% diện tích đã trồng thành rừng.

Giá trị sản phẩm khaithác sau khi nộp thuế được phân chia như sau:

a. Nếu nhận kinh phíhỗ trợ của Nhà nước để trồng và chăm sóc rừng thì hộ gia đình, cá nhân được hưởngtừ 60 - 70%, phần còn lại nộp Bên giao khoán.

b. Nếu tự bỏ vốn đểtrồng, chăm sóc, bảo vệ rừng thì hộ gia đình, cá nhân được hưởng 100% giá trịsản phẩm sau khi nộp thuế.

Hộ gia đình, cá nhânphải tự đầu tư tái tạo lại rừng trong vòng 1 năm sau khi khai thác.

Điều 17. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoántrồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ ở vùng rừng ngập nước:

1. Được Nhà nước cấpkinh phí để trồng, chăm sóc theo quy định hiện hành.

2. Được đánh bắt thuỷ,hải sản trên đất rừng nhận khoán theo sự hướng dẫn của Bên giao khoán; được tậnthu lâm sản trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quytrình, quy phạm kỹ thuật hiện hành.

3. Được sử dụng khôngquá 30% diện tích đất nhận khoán để kết hơp nuôi trồng thuỷ sản, nhưng khônglàm ảnh hưởng xấu tới cây rừng, phải tuân theo quy hoạch của ngành, địa phươngvà sự hướng dẫn của Bên giao khoán.

4. Được khai thác chọnkhi rừng được phép khai thác với cường độ không quá 20% theo thiết kế do Bêngiao khoán lập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Uỷ bannhân dân tỉnh phê duyệt và cấp giấy phép khai thác.

Giá trị lâm sản khaithác sau khi nộp thuế được phân chia như sau:

a. Nếu nhận vốn hỗ trợcủa Nhà nước để trồng và chăm sóc rừng thì hộ gia đình, cá nhân được hưởng từ80 - 90%, phần còn lại nộp Bên giao khoán.

b. Nếu tự bỏ vốn đểtrồng, chăm sóc, bảo vệ thì hộ gia đình, cá nhân được hưởng 100% giá trị sảnphẩm sau khi trừ thuế.

Hộ gia đình, cá nhânphải tự đầu tư tái tạo lại rừng trong vòng 1 năm sau khi khai thác.

Điều 18. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoánbảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên:

1. Được tận dụng lâmsản trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy trình,quy phạm kỹ thuật hiện hành; được khai thác lâm sản phụ.

2. Được trồng xen cácloại cây đặc sản rừng, cây nông nghiệp và chăn thả gia súc dưới tán rừng,khoảng trống trong rừng nhưng không được làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởngcủa rừng.

3. Khi rừng đạt tiêuchuẩn khai thác, Bên giao khoán thống nhất với hộ gia đình, cá nhân nhận khoántiến hành khai thác theo thiết kế được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấpgiấy phép khai thác.

Giá trị lâm sản khaithác sau khi nộp thuế được phân chia như sau: Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đượchưởng từ 1,5 - 2 % cho mỗi năm nhận khoán bảo vệ rừng, phần còn lại nộp Bêngiao khoán.

Điều 19. Hộ gia đình, cá nhân nhậnkhoán phục hồi rừng tự nhiên là rừng sản xuất bằng biện pháp khoanh nuôi xúctiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung:

1. Được Bên giao khoáncấp kinh phí để khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo quy định hiện hành.

2. Được sản xuất nông,lâm kết hợp dưới tán rừng theo hướng dẫn của Bên giao khoán.

3. Được tận dụng lâmsản trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy trình,quy phạm kỹ thuật hiện hành.

4. Được khai thác khirừng đạt tiêu chuẩn khai thác theo thiết kế do Bên giao khoán lập, Uỷ ban nhândân tỉnh phê duyệt và cấp giấy phép khai thác.

Giá trị lâm sản khaithác sau khi nộp thuế được phân chia như sau: Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đượchưởng từ 1,5 - 2 % cho mỗi năm nhận khoán khoanh nuôi tái sinh rừng, phần cònlại nộp Bên giao khoán; nếu hộ gia đình, cá nhân nhận khoán tự đầu tư khoanhnuôi xúc tiến tái sinh thì được hưởng từ 2,5 - 3% cho mỗi năm nhận khoán khoanhnuôi xúc tiến tái sinh rừng.

Điều 20. Hộ gia đình, cá nhân nhậnkhoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng sản xuất:

1. Được Bên giao khoáncấp kinh phí trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng theo quy định hiện hành.

2. Được trồng xen câynông nghiệp với cây rừng khi rừng chưa khép tán; được sản xuất nông, lâm kếthợp dưới tán rừng nhưng không được làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của câyrừng; được hưởng toàn bộ sản phẩm trồng xen.

3. Được tận dụng lâmsản trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy trình,quy phạm kỹ thuật hiện hành.

4. Khi rừng đạt tiêuchuẩn khai thác, Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán thống nhất với Bên giao khoánthời điểm và phương thức khai thác.

Giá trị lâm sản khaithác sau khi nộp thuế được phân chia như sau: Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đượchưởng từ 2 - 2,5 % cho mỗi năm nhận khoán bảo vệ rừng; phần còn lại nộp Bêngiao khoán.

Nếu hộ gia đình, cánhân tự bỏ vốn để trồng, chăm sóc, bảo vệ thì được hưởng 95% giá trị sản phẩmkhai thác sau khi nộp thuế, phần còn lại nộp Bên giao khoán.

Nếu Hộ gia đình, cánhân nhận khoán cùng đầu tư với Bên giao khoán thì phân phối theo tỷ lệ góp vốnvà ngày công lao động của mỗi bên quy thành tiền.

Điều 21. Hộ gia đình, cá nhân nhậnkhoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng (trừ rừng đặc dụng) đượcphép sử dụng một phần đất nhận khoán không quá 200 m2 làm nhà ở đểtrông nom khu rừng nhận khoán, nhưng phải được Bên giao khoán thoả thuận bằngvăn bản và phải đăng ký với Uỷ ban nhân dân xã sở tại.

Điều 22. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoánbảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng có nghĩa vụ sau đây:

1. Sử dụng rừng và đấtlâm nghiệp nhận khoán đúng mục đích, đúng kế hoạch đã ghi trong hợp đồng khoán.

2. Bán sản phẩm sảnxuất ra trên đất nhận khoán theo hợp đồng khoán.

3. Nếu vi phạm hợpđồng gây thiệt hại cho Bên giao khoán thì phải bồi thường thiệt hại theo quyđịnh của pháp luật.

Chương IV:

Điều khoản thi hành

Điều 23. Phần giá trị lâm sản nộp ngânsách theo quy định tại Quyết định này được để lại cho xã và chủ yếu được sửdụng vào việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Phần giá trị lâm sản nộp choBên giao khoán được sử dụng như sau:

1. Đối với Ban quản lýrừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ và các tổ chức Nhà nước khác: là mộtkhoản thu và chủ yếu được sử dụng vào việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

2. Đối với các doanhnghiệp Nhà nước: là khoản thu từ hoạt động kinh doanh lâm nghiệp, phục vụ trựctiếp cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 24. Tổ chức thi hành:

1. Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành có liênquan hướng dẫn thi hành Quyết định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Chủ tịch Uỷ bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này.

Điều 25. Quyết định này có hiệu lực thihành sau 15 ngày kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Quyết địnhnày đều bãi bỏ./.


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vqhlnvchgcngtnkrvln567