AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh

Thuộc tính

Lược đồ

CHÍNH PHỦ
Số: 93/2001/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2001                          
chính phủ

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố HồChí Minh

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 21tháng 6 năm 1994;

Căn cứ Nghị quyết số 08/2001/NQ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 củaChính phủ về nội dung phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2001;

Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tạitờ trình số 3113/UB-TT ngày 07 tháng 09 năm 2001,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghịđịnh này quy định về nội dung phân cấp quản lý nhà nước cho Hội đồng nhân dân,Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trên một số lĩnh vực sau đây:

Quảnlý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư và phát triển kinh tế, xã hội;

Quảnlý nhà, đất và hạ tầng kỹ thuật đô thị;

Quảnlý ngân sách nhà nước;

Tổchức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức.

Điều 2.Mục tiêu phân cấp

Tăngcường phân cấp quản lý cho thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Thành phố)nhằm đề cao trách nhiệm và tạo điều kiện phát huy tính chủ động, sáng tạo đểgiải quyết kịp thời các vấn đề đặt ra thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thếmạnh của Thành phố trong phát triển kinh tế - xã hội, tương xứng với vị trí,vai trò của Thành phố đối với cả nước và khu vực.

Điều 3. Nguyên tắc phân cấp

Việcphân cấp quản lý cho Thành phố được thực hiện theo những nguyên tắc sau đây:

1.Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất và thông suốt củaChính phủ; đồng thời phát huy trách nhiệm quyền tự chủ, tính năng động, sángtạo của Thành phố trong việc thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội trên địa bàn.

2.Phân cấp quản lý gắn liền với việc tăng cường trách nhiệm kiểm tra của các Bộ,ngành đối với hoạt động của chính quyền Thành phố.

3.Phân cấp quản lý đi đôi với việc thực hiện chương trình cải cách hành chính ởcác cấp chính quyền nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nướcở địa phương; tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và đời sống của nhândân.

4.Phù hợp với pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ.

5.Phân cấp quản lý đi đôi với tăng cường trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Uỷban nhân dân Thành phố và mở rộng dân chủ, thực hiện công khai cho cấp dướitham gia bàn bạc và giám sát thực hiện.

 

Chương II

QUẢN LÝ VỀ QUY HOẠCH,

KẾ HOẠCH, ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI

Điều 4.Quản lý quy hoạch, kế hoạch

1.Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xãhội trên địa bàn, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Thành phố có tráchnhiệm:

a)Xây dựng, phê duyệt quy hoạch chi tiết và điều chỉnh cục bộ quy hoạch để bảođảm tính đồng bộ, hài hoà và phù hợp với từng giai đoạn phát triển, nhưng khônglàm thay đổi quan điểm và định hướng của quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt;

b)Làm đầu mối trong việc phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ và các đơn vị của Trung ương đóng trên địa bàn để xây dựng và triểnkhai thực hiện quy hoạch ngành trên địa bàn;

c)Phối hợp và hợp tác, hỗ trợ với các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểmphía Nam trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hộicủa cả Vùng.

2.Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:

a)Xây dựng chiến lược và phát triển quy hoạch ngành, quy hoạch Vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam làm căn cứ để Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố xâydựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành trênđịa bàn;

b)Hướng dẫn và phối hợp với Uỷ ban nhân dân Thành phố trong việc xây dựng vàtriển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địabàn Thành phố;

c)Giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giải quyết kịpthời những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch,kế hoạch của Thành phố.

Trongthời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Uỷ ban nhân dân Thành phố;các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan phải trả lờibằng văn bản về kiến nghị đó. Quá thời hạn trên, nếu không có ý kiến trả lời,thì coi như đồng ý với kiến nghị của Uỷ ban nhân dân Thành phố và các cơ quanliên quan phải chịu trách nhiệm về các nội dung thuộc thẩm quyền của mình. Uỷban nhân dân Thành phố được quyền quyết định và báo cáo với Thủ tướng Chínhphủ.

3.Các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

Uỷban nhân dân các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cótrách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong việc thựchiện quy hoạch tổng thể và quy hoạch chuyên ngành trong Vùng, bảo đảm tính đồngbộ, thống nhất về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi toànVùng.

Điều 5.Quản lý đầu tư

1.Đối với một số dự án đầu tư sử dụng vốn trong nước (trừ các dự án thuộc lĩnhvực bảo vệ an ninh quốc phòng có tính bảo mật quốc gia, thành lập và xây dựngkhu công nghiệp mới, sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc vào quy mô)do Uỷ ban nhân dân Thành phố quản lý, nhưng thuộc thẩm quyền quyết định của Thủtướng Chính phủ, nay Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thicủa dự án và ủy quyền cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố quyết định đầu tưvà triển khai các bước tiếp theo của quá trình thực hiện dự án.

2.Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ vềviệc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 12/2000/NĐ-CPngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều củaQuy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số52/1999/NĐ-CP, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố được quyền quyết định các dựán đầu tư sử dụng nguồn vốn trong nước, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội trên địa bàn do Thành phố quản lý, trừ những dự án cónguồn vốn ODA, vốn tín dụng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tàichính bảo lãnh.

3.Đối với các dự án nêu tại khoản 2 Điều này mà Thủ tướng Chính phủ phân cấp choChủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố quyết định đầu tư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dânThành phố được ủy quyền cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện và Giám đốccác Sở, Ban, ngành triển khai thực hiện đầu tư. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thànhphố chịu trách nhiệm về sự ủy quyền này trước Thủ tướng Chính phủ.

4.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố chịu trách nhiệm trong việc quyết định vàchỉ đạo triển khai thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phù hợp với quyhoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố và tuân thủcác chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, môi trường theo quy định về quản lý ngành đốivới từng dự án.

CácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ liên quan có trách nhiệm hướngdẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư tại Thành phố theo đúngquy định của pháp luật.

Điều 6.Thẩm quyền trong công tác đấu thầu

Chủtịch Uỷ ban nhân dân Thành phố được phê duyệt kế hoạch đấu thầu, tiêu chuẩn xétthầu, kết quả đấu thầu, chỉ định các gói thầu đối với các dự án thuộc thẩmquyền quản lý của Thành phố, trên cơ sở tuân thủ các điều kiện cụ thể của Quychế đấu thầu ban hành tại Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việcsửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị địnhsố 88/1999/NĐ-CP.

Điều 7. Sắp xếp và tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước

Chủtịch Uỷ ban nhân dân Thành phố được quyền quyết định việc cổ phần hoá, giao,bán, khoán kinh doanh, cho thuê và sắp xếp đối với doanh nghiệp nhà nước thuộcthẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân Thành phố. Việc thực hiện các nội dungtại Điều này phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan và cácvăn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 8.Ban hành các quy định nhằm khuyến khích xã hội hoá các dịch vụ công ích vàhạ tầng xã hội

1.Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhândân Thành phố ban hành các chế độ ưu đãi, cơ chế quản lý cụ thể nhằmkhuyến khích các thành phần kinh tế tham gia rộng rãi các dịch vụ công ích đôthị trên địa bàn dưới các hình thức khoán, đấu thầu, trợ giá dịch vụ công íchdo các chủ đầu tư cung cấp hoặc ký hợp đồng mua các loại dịch vụ công ích đôthị.

2.Trên cơ sở Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 và Nghị định số73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khíchxã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, vănhoá, thể dục, thể thao, sau khi thống nhất ý kiến với các Bộ, ngành liên quan,Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định các chủ trương, biện pháp nhằm khuyếnkhích, thúc đẩy, mở rộng các hình thức xã hội hoá đối với các hoạt động tronglĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục, thểthao trên địa bàn.

3.Trên cơ sở quy hoạch của Thành phố trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế,văn hoá, thể dục, thể thao, Uỷ ban nhân dân Thành phố có quyền hạn sau đây:

a)Quyết định thành lập cơ sở giáo dục phổ thông, bán công, tư thục; thành lậphoặc chuyển sang hình thức bán công đối với các trường trung học chuyên nghiệp,cơ sở dạy nghề, cơ sở y tế, cơ sở văn hoá, cơ sở thể dục, thể thao trực thuộcThành phố;

b)Quyết định thành lập các loại hình bệnh viện trên địa bàn theo quy định của BộY tế về những điều kiện, tiêu chuẩn của ngành.

Điều 9.Quản lý dân cư và các vấn đề xã hội

Căncứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố ban hành:

1.Các quy định về quản lý di dân, quy định các biện pháp kiểm soát và hạn chếnhập cư tự phát, trái pháp luật; điều chỉnh dân cư theo quy hoạch, trên cơ sởđảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân;

2.Các quy định ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho những người có trình độ cao,chuyên gia giỏi cư trú, làm việc trên địa bàn;

3.Các quy định về quản lý lao động, các biện pháp tạo việc làm mới, giảm tỷ lệthất nghiệp.

 

Chương III

QUẢN LÝ NHÀ, ĐẤT VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ

Điều 10. Quản lý nhà, đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhântrong nước

Căncứ Luật Đất đai hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Uỷban nhân dân Thành phố ban hành các quy định về:

1.Trình tự, thủ tục hành chính về chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đấtkhác sang đất làm nhà ở đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết được xétduyệt;

2.Trình tự, thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hiệntrạng sử dụng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;

3.Trình tự, thủ tục hành chính về chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp,đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối tại các huyện và quận;

4.Trình tự, thủ tục hành chính về giao đất hoặc cho thuê đất đối với các chủ dựán đầu tư;

5.Thủ tục cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốnbằng giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.

Điều 11. Quản lý về nhà, đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài,người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Uỷban nhân dân Thành phố được ủy quyền quy định thủ tục mua nhà ở gắn liền vớiquyền sử dụng đất ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượngquy định tại Điều 80 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, đầu tư trên địa bàn Thành phố.

Điều 12. Thẩm quyền xác định giá đất, đền bù thiệt hại và thu hồiđất

Uỷban nhân dân Thành phố:

1.Căn cứ quy định của Chính phủ về khung giá và nguyên tắc, phương pháp xác địnhgiá các loại đất được ủy quyền, quy định giá các loại đất trên địa bàn phù hợpvới mục tiêu quy hoạch phát triển đô thị và tình hình thực tế của thị trườngbất động sản tại địa phương.

2.Thành lập các công ty tư vấn định giá đất và các công trình kiến trúc gắn liềnvới đất, đáp ứng yêu cầu xác định giá trị bồi thường hoặc hỗ trợ khi Nhà nướcthu hồi đất; kê biên phát mãi nhà, xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất và cáctrường hợp có yêu cầu khác.

3.Chịu trách nhiệm tổ chức đền bù, giải tỏa theo cơ chế định giá được quy địnhtại khoản 1 và 2 Điều này và trực tiếp thu hồi toàn bộ đất khu vực quy hoạchxây dựng dự án, không phân biệt mục đích của dự án, sau đó giao hoặc cho thuêđất cho chủ đầu tư thực hiện dự án.

Điều 13. Quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng

Uỷban nhân dân Thành phố có quyền hạn và trách nhiệm:

1.Căn cứ Quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt và ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng, tổ chức lập, xét duyệtcác đồ án quy hoạch chi tiết; cân đối, sử dụng hợp lý vốn ngân sách theo kếhoạch hàng năm; có chính sách tạo vốn lập các dự án điều tra, khảo sát và thiếtkế quy hoạch xây dựng.

2.Ban hành Quy chế quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phốnhằm cụ thể hóa các quy chuẩn, tiêu chuẩn nhà nước về quy hoạch, kiến trúc vàxây dựng phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố.

3.Xây dựng, ban hành các quy định về kiến trúc cảnh quan phù hợp với quy địnhhiện hành, bảo đảm giữ gìn các di sản văn hoá, kiến trúc truyền thống và pháttriển kiến trúc mới của Thành phố hiện đại, giàu bản sắc dân tộc.

4.Tổ chức công bố công khai các dự án quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt; giới thiệu địa điểm và cấp chứng chỉ quy hoạch cho các tổchức, cá nhân biết để thực hiện và kiểm tra việc xây dựng theo quy hoạch.

Điều 14. Quản lý đầu tư và xây dựng

Uỷban nhân dân Thành phố được ủy quyền ban hành:

1.Các quy trình quản lý đầu tư và xây dựng đối với các loại dự án và công trìnhxây dựng trên địa bàn Thành phố, bảo đảm tuân thủ mục đích, yêu cầu và nguyêntắc cơ bản của quản lý đầu tư và xây dựng theo quy định của Chính phủ và phùhợp với điều kiện thực tế của Thành phố.

2.Các tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình và đơn giá xây dựng đặc thù phù hợp vớiđiều kiện thực tế của Thành phố sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản củaBộ Xây dựng.

Điều 15. Quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật

1.Sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của các Bộ, ngành có liên quan, căn cứNghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, Uỷ ban nhân dân Thành phố ban hànhQuy chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuyên ngành của Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ trong việc quản lý thống nhất các hoạt động đầu tư vàxây dựng, khai thác, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Thànhphố.

2.Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố ban hành:

a)Các quy định về khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn cáchuyện và quận mới của Thành phố;

b)Các quy định về khuyến khích phát triển các loại hình vận tải hành khách côngcộng.

Điều 16. Quản lý và bảo vệ môi trường Thành phố

1.Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố ban hành cácquy định về:

a)Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển công viên câyxanh trên địa bàn Thành phố;

b)Hỗ trợ về vốn, đất đai, công nghệ và các biện pháp hỗ trợ khác đối với việc didời hoặc cải tạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các nguồn gây ô nhiễm hiệncó khác trong khu vực nội thành.

2.Căn cứ pháp luật về bảo vệ môi trường, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính vàcác văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phốđược quy định cụ thể mức và phương thức đóng góp tài chính đối với các tổ chức,cá nhân sản xuất, kinh doanh gây tổn hại môi trường trên địa bàn Thành phố.

 

Chương IV

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 17.Quản lý nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố

1.Chính phủ giao chỉ tiêu tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm trên địa bàn Thànhphố, bao gồm khoản thu cho ngân sách Trung ương và khoản thu cho ngân sách địaphương. Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân Thành phố có tráchnhiệm chỉ đạo, đôn đốc việc tiến hành thu bảo đảm theo kế hoạch được giao.

2.Nguồn thu của ngân sách Thành phố gồm:

a)Các khoản thu Thành phố được giữ lại 100% theo quy định của Luật Ngân sách nhànước;

b)Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách Trung ươngvà ngân sách Thành phố theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Chính phủquyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cụ thể các khoản thu được giữa Nhà nướcvới ngân sách Thành phố ổn định trong 5 năm;

c)Các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương để thực hiện các nhiệm vụđột xuất do Chính phủ giao;

d)Các khoản thu khác do Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định thuộc thẩm quyềntheo quy định của pháp luật hiện hành và theo quy định tại Nghị định này.

3.Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành, Hội đồng nhândân Thành phố quyết định phân bổ hợp lý các khoản thu thuộc ngân sách địa phươngcho ngân sách quận, huyện, phường, xã, thị trấn.

Điều 18. Thẩm quyền huy động các nguồn vốn đầu tư

1.Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố được huy động các nguồn vốn trongnước thông qua hình thức vay, phát hành trái phiếu công trình, trái phiếu đôthị theo cơ chế tự vay, tự trả bằng nguồn thu của ngân sách Thành phố.

2.Uỷ ban nhân dân Thành phố được vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển và các nguồn tàichính khác để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ngoài các hìnhthức vay quy định tại khoản 1 Điều này.

3.Tổng dư nợ các nguồn vốn vay đầu tư hàng năm tại khoản 1, 2 Điều này, không vượtquá tổng mức vốn đầu tư hàng năm của ngân sách Thành phố.

4.Hội đồng nhân dân Thành phố được quyền quyết định các khoản phụ thu, phí, lệphí và các khoản thu khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Pháp lệnhphí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhằm đáp ứng nhu cầu pháttriển kinh tế - xã hội của Thành phố và phải phù hợp với mức sống của dân cưtrên địa bàn Thành phố.

5.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố sau khi được Thủ tướng Chính phủ ủy quyềnquyết định tiếp nhận các khoản viện trợ không hoàn lại cho Thành phố, (khôngphụ thuộc vào mức viện trợ) trừ các lĩnh vực tôn giáo, quốc phòng, an ninh,chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng có hiệu quả các khoảnviện trợ, phản ánh đầy đủ qua ngân sách và thực hiện chế độ báo cáo thu chinguồn vốn này theo quy định của pháp luật.

6.Uỷ ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm củng cố và phát triển "Quỹ đầu tưvà phát triển đô thị Thành phố" hiện có, xây dựng và trình Thủ tướng Chínhphủ quyết định thành lập các quỹ đầu tư tài chính khác của Thành phố với sựtham gia góp vốn của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vàcủa cá nhân, nhằm tăng cường khả năng thu hút các nguồn vốn cho đầu tư và pháttriển.

Điều 19. Quản lý chi ngân sách Thành phố

1.Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm, trên cơ sở hướng dẫncủa Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân Thành phố phân bổ chi tiết các khoản chi, sắpxếp nhiệm vụ chi, mức chi phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội củaThành phố.

2.Ngoài việc phân bổ các khoản chi được cân đối từ nguồn thu ngân sách, Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố được phân bổ thêm khoản chi đầu tư pháttriển từ nguồn vốn huy động quy định tại Điều 18 của Nghị định này.

3.Hội đồng nhân dân, Uỷ ban dân nhân Thành phố chịu trách nhiệm cân đối thu chingân sách, bảo đảm các nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố, kể cả việc trả nợvà bổ sung quỹ dự trữ tài chính; đồng thời thực hiện chế độ báo cáo và côngkhai hoá việc thu, chi ngân sách theo quy định của pháp luật.

 

Chương V

TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Điều 20. Tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức

1.Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và yêu cầu quản lý nhà nước trênđịa bàn:

a)Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố được Chính phủ ủy quyền quyết địnhsố lượng cụ thể cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố;

b)Uỷ ban nhân dân Thành phố quyết định việc sắp xếp, giải thể, thành lập mới cácđơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Thành phố (riêng đối với các trườngtrung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ, các trường cao đẳng, đại học thực hiện theo quy định củaLuật Giáo dục).

2.Căn cứ vào tổng biên chế được Chính phủ giao và yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội từng thời kỳ, được sự đồng ý của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thànhphố xác định và phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị hành chính, sự nghiệptrực thuộc Thành phố theo hướng tinh giản bộ máy và xã hội hoá các lĩnh vựcdịch vụ công.

3.Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành, Uỷ bannhân dân Thành phố được quy định các chế độ ưu đãi trong việc tuyển dụng nhữngcán bộ, công chức vào những ngành nghề ít người dự tuyển; được thực hiện hìnhthức hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế đối với một số chức danh chờ thi tuyển.

4.Trên cơ sở quy định về tiêu chuẩn về bổ nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ, côngchức, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm, điều động, kỷ luật Thủ trưởngcác cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố và báo cáo với các Bộ,ngành có liên quan biết.

Điều 21. Về chế độ khuyến khích đối với cán bộ, công chức

Ngoàicác chế độ, chính sách chung của Nhà nước áp dụng đối với cán bộ, công chức, Uỷban nhân dân Thành phố được quy định các mức trợ cấp thêm trong phạm vi ngânsách Thành phố nhằm:

1.Thu hút lao động có tay nghề kỹ thuật và chuyên môn cao vào một số lĩnh vực,ngành nghề mũi nhọn, có hiệu quả kinh tế cao, có nhu cầu ưu tiên phát triển.

2.Khuyến khích cán bộ, công chức đến làm việc tại những vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và kém phát triển hoặc công việc có tính chất phức tạp, ít ngườimuốn làm.

 

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Tổ chức thực hiện

1.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minhchịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Trongquá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc vượt quá thẩm quyền, Chủtịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phải kịp thời báo cáo Thủ tướngChính phủ xem xét, giải quyết.

2.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn Thành phố tổ chức thực hiện Nghịđịnh này.

3.Giao Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm theo dõi tình hình và định kỳ báo cáoThủ tướng Chính phủ kết quả thi hành Nghị định này.

4.Các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có trách nhiệm phối hợp chặtchẽ với Thành phố để triển khai thực hiện Nghị định này.

Điều 23. Hiệu lực thi hành

Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Cácquy định về phân cấp quản lý một số lĩnh vực thuộc Nghị định này chỉ áp dụngtrên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vpcqlmslvctphcm383