AsianLII Home | Databases | WorldLII | Search | Feedback

Laws of Vietnam

You are here:  AsianLII >> Databases >> Laws of Vietnam >> Về những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong năm học 2002 - 2003

Database Search | Name Search | Noteup | Help

Về những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong năm học 2002 - 2003

Thuộc tính

Lược đồ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 34/2002/CT-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2002                          
No tile

CHỈTHỊ CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Vềnhững nhiệm vụ trọng

tâmcủa toàn ngành trong năm học 2002 - 2003

 

Trong nămhọc 2001 - 2002, với tinh thần thi đua chào mừng Đại hội Đảng lần thứ IX, toànngành giáo dục đã phấn đấu thực hiện tết những nhiệm vụ nêu trong Chỉ thị số32/2001/CT-BGDĐT của Bộtrưởng Bộ Giáodục và Đào tạo.

Nền nếp, kỷcương được chấn chỉnh và có chuyển biến theo chiều hướng tích cực hơn. Việcchuẩn bị triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa mới ở phổthông đã được tiến hành khẩn trương,nghiêm túc, tạo cơ sở quan trọng đểtừng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tới. Những cải tiến vềthi cử, đặc biệt là việc đổi mới tuyển sinh đại học, cao đắng, trung học chuyênnghiệp đã được thực. hiện với một kế hoạch chặt chẽ và bước đầu đã đạt kết quảtất đẹp Công tác giáo dục a ứng dân tộc và đào tạo cán bộ người dân tộc đượcquan tâm thỏa đáng hơn. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được hoànthiện. Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường. Trong quá trình thực hiệnchủ trương xã hội hóa giáo dục, các cấp ủy đảng, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhândân và toàn xã hội ngày càng chăm lo phát triển giáo dục và thực hiện công bằngtrong giáo dục.

Mặc dù toànngành đã có nhiều cố gắng và đạt kết quả tết đẹp trên một số mặt, song chất lượngvà hiệu quả giáo dục nhìn chung còn thấp so với yêu cầu đào tạo nhân lực phụcvụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều vấn đề về đội ngũ nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục; về cơ sở vật chất, trường lớp, thiết bị; về công tácquản lý vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hộiĐảng lần thứ IX và kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ươngĐảng Khóa IX, toàn ngành giáo dục còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để khắc phụckhó khăn, yếu kém, vượt qua thách thức nhằm tạo ra chuyển biến rõ nét hơn trongphát triển giáo dục.

Xuất phát từtình hình và yêu cầu thực tế, Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo chỉ thị toànngành giáo dục trong năm học 2002 - 2003 tập trung thực hiện thật tốt nhữngnhiệm vụ sau đây:

I. NHIỆMVỤ CHUNG

Trên cơ sởquán triệt tinh thần Nghị quyết Đạihội Đảng lần thứ IX và kết luận củaHội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX, tiếp tục chấn chỉnhnền nếp, kỷ cương; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; mở rộng quy mô giáodục trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả đào tạo; thực hiện đổi mới mạnhmẽ về nội dung, phương pháp giáo dục ởcác cấp học, bậc học từ giáo dụcmầm non, phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đến cao đẳng, đại học và sau đạihọc; tiếp tục cải tiến thi cử và cách đánh giá kết quả học tập và rèn luyện củahọc sinh, sinh viên; chăm lo phát triển giáo dục mầm non; củng cố thành quả xóamù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy mạnh phổ cập trung học cơ sở; triểnkhai thực hiện quy hoạch mạng lưới đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp;đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và thực hiện công bằng trong giáo dục; phát triểngiáo dục ở vùng đồng bào dân tộc và các địa bàn kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn; tăng cường hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước,các tổ chức quốc tế về giáo dục; tạo thêm cơ hội học tập cho thế hệ trẻ, đápứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần xây dựng xã hội học tập.

II.NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tập trungmọi điều kiện để thực hiện thật tốt việc dạy và học chương trình, sách giáokhoa mới ở lớp 1, lớp 6; chuẩn bị triển khai đại trà ở lớp2, lớp 7; chuẩn bị thí điểm ở lớp 10. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và ban hànhchương trình khung ở đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Nângcao chất lượng giáo dục toàn diện ởtất cả các cấp học, bậc học. Tiếptục đổi mới tổ chức thi cử, tuyển sinh, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện củahọc sinh, sinh viên.

Các giáoviên dạy lớp 1, lớp 6 phải nghiên cứu, nắm vững chương trình, sách giáo khoamới; nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Các cơ quanquản lý giáo dục, các trường tiểu học, trung học cơ sở có trách nhiệm kiểm tra,theo dõi, kịp thời giải quyết các vấn đề nẩy sinh, tạo điều kiện thuận lợi choviệc giảng dạy và học tập ở lớp 1, lớp 6. Ban Chỉ đạo đổi mới chương trìnhgiáo dục phổ thông có trách nhiệm bảo đảm việc triển khai chương trình, sáchgiáo khoa mới đạt kết quả tốtt đẹp ngay từ năm học đầu tiên.

Các cán bộ,giáo viên, nhà khoa học được giao nhiệm vụ soạn thảo, dạy thí điểm, thẩm định,xuất bản sách giáo khoa phổ thông cần thực hiện đúng quy trình, bảo đảm chất lượngvà tiến độ, chuẩn bị thật tốt cho việc triển khai đại trà đối với lớp 2, lớp 7và các lớp tiếp theo ở tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổthông.

Căn cứ vàochương trình khung các nhóm ngành đào tạo đã được ban hành, các trường có tráchnhiệm tổ chức xây dựng chương trình đào tạo cụ thể và giáo trình, thực hiện đổimới, hiện đại hóa và thường xuyên cập nhật nội dung, phương pháp đào tạo, bảođảm yêu cầu "cơ bản, hiện đại và Việt Nam", phù hợp với hoàn cảnh vàđáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Gắn đổi mới nội dung với đổi mới phương pháp đào tạo; phát huy tính tích cực,chủ động của học sinh, sinh viên; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; tổ chứctốt việc thực hành, thực tập; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học.

Tăng cườngcông tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức ở tất cả các cấp học,bậc học. Khắc phục khó khăn để bảo đảm các yêu cầu về giáo dục thể chất, giáo dụcthẩm mỹ và giáo dục quốc phòng. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc,giáo dục ở các cơ sở giáo dục mầm non. Thực hiện hài hòagiữa học tập, rèn luyện và vui chơi; chú trọng bồi dưỡng khả năng tự học, giáodục hướng nghiệp, sinh hoạt tập thể, công tác xã hội ở các bậc học phổ thông.Khuyến khích học sinh, sinh viên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệptham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phục vụ xã hội; ngăn chặnvà khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong học sinh, sinh viên.

Cải tiến phươngpháp đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên. Tiếp tục đổimới một cách cơ bản, mạnh mẽ công tác thi cử, tuyển sinh, từng bước áp dụng phươngpháp trắc nghiệm, theo hướng đảm bảo chất lượng; giảm bớt khó khăn, tốn kém chothí sinh, gia đình và xã hội; thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng, minhbạch; từng bước khắc phục tệ nạn dạy thêm, học thêm tràn lan.

2. Pháttriển giáo dục mầm non ở mọi địa bàn dân cư. Củng cố vững chắc thành quảxóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; đẩy mạnh phổ cập trung học cơ sở; chămlo việc học tập cho con em đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng thuộcdiện chính sách.

Đẩy mạnhphát triển giáo dục mầm non ở nông thôn và những địa bàn khó khăn. Tiếp tụcxóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ởnhững xã, huyện còn chưa đạt chuẩn.Đẩy mạnh phổ cập trung học cơ sở, phấn đấu để trong năm học có trên 10 tỉnh đượckiểm tra, công nhận đạt chuẩn quốc gia. Ma rộng quy mô giáo dục trên cơ sở bảođảm chất lượng, hiệu quả và cơ cấu trình độ đào tạo; thực hiện phân luồng hợplý giữa các cấp học, bậc học, ngành nghề đào tạo; bảo đảm gắn kết giữa đào tạovà sử dụng. Thực hiện công bằng xãhội, từng bước khắc phục khó khăn,cố gắng thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa các vùng, miền.

Chăm lo việchọc tập của học sinh, sinh viên thuộc các đối tượng hưởng chính sách xã hội vàcon em dân tộc thiểu số. Quan tâm thỏa đáng đối với giáo dục khuyết tật, khuyếnkhích thực hiện chương trình can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập. Nâng cao chấtlượng và hiệu quả giáo dục của các trường phổ thông dân tộc nội trú, trung tâmkỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục quốc phòng; phát triểnmạnh mẽ các trường trung học chuyên nghiệp, hoàn thành việc xây dựng mô hình trườngtrung học phổ thông kỹ thuật, tiếp tục phát triển các trung tâm giáo dục cộngđồng, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội.

3. Xây dựngđội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộvề cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trìnhgiáo dục phổ thông, chương trình giáo dục chuyên nghiệp, đại học và nâng caochất lượng giáo dục toàn diện.

Các cơ quanquản lý giáo dục các cấp, các nhà trường, các cơ sở giáo dục tiến hành ngayviệc rà soát đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng quy hoạch,kế hoạch củng cố, kiện toàn, phát triển đội ngũ theo hướng kết hợp giữa bồi dưỡng,đào tạo với điều chỉnh, sắp xếp và tuyển dụng. Khẩn trương triển khai thực hiệnChỉ thị số 18/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện phápcấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân; quan tâmgiải quyết các vấn đề bức xúc về chính sách đối với đội ngũ giáo viên mầm nonnông thôn, miền núi ngoài công lập.

Đáp ứng yêucầu về chất lượng và cơ cấu bộ môn trong việc bố trí giáo viên cho lớp 1, lớp6; chuẩn bị ngay việc bố trí giáo viên các lớp tiếp theo;bảo đảm quy trình đồng bộ gắn triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoavới củng cố, kiện toàn đội ngũ giáo viên ởcác cấp học, bậc học phổ thông. Đẩymạnh việc xây dựng đội ngũ giáo viên trung học chuyên nghiệp và giảng viên đạihọc, cao đẳng. Tăng số lượng giảng viên đại học, cao đẳng để giảm dần tỷ lệsinh viên/giảng viên, đồng thời nâng dần tỷ lệ giảng viên, đặc biệt là giảngviên trẻ, đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và có chức danh giáo sư, phó giáo sư ở cáctrường đại học, cao đẳng.

4. Thực hiệnchủ trương kiên cố hóa trường học; kiên quyết chấm dứt tình trạng học ca 3 vàkhẩn trương xây dựng phòng học kiên cố thay thế phòng học tranh tre nứa lá;tăng cường các điều kiện về thiết bị, đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm, phòngbộ môn, thư viện và tủ sách dùng chung, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượngtrong quá trình thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục.

Các sở giáodục và đào tạo khẩn trương xây dựng kế hoạch kiên cố hóa trường học mầm non vàphổ thông, xóa lớp học ca 3 và phòng học tranh tre nứa lá, trình Uỷ ban nhândân phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện ngay từ năm học này.

Dành ít nhất6 - 10% ngân sách giáo dục hàng năm của địa phương cho việc tăng cường thiết bịdạy học. Việc mua sắm thiết bị nhất thiết phải căn cứ vào danh mục tối thiểu doBộ ban hành và bảo đảm đồng bộ với việc triển khai đại trà chươngtrình, sách giáo khoa mới, trước mắt ởlớp 1, lớp 6; chuẩn bị cho lớp 2,lớp 7 và những lớp tiếp theo vào các năm học sau. Đồng thời, các nhà trường phổthông cần phát triển phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện; có cơ chếthỏa đáng khuyến khích giáo viên sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học.

Các trườngđại học, cao đẳng, trung học chuyênnghiệp căn cứ vào Nghị định số10/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp cóthu, chủ động xây dựng cơ chế, kết hợp các nguồn vốn, tăng cường cơ sở vật chấtkỹ thuật phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, xây dựng quy hoạch,kế hoạch phát triển, đáp ứng yêu cầu trước mắt và tạo điều kiện phát triểntrong tương lai.

5. Tiếp tụcchấn chỉnh và tăng cường nền nếp, kỷ cương; kiện toàn về cơ bản cơ quan quản lýgiáo dục các cấp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục. Tất cả cán bộ, công chức và người làmhợp đồng trong các cơ quan của ngành giáo dục, các nhà giáo, học sinh, sinhviên của các nhà trường và cơ sở giáo dục khác phải nghiêm chỉnh thực hiện luậtpháp của Nhà nước, các quy định của ngành, của cơ quan và nhà trường; kiênquyết đấu tranh ngăn chặn và khắc phục mọi biểu hiện thiếu kỷ cương, nền nếp vàcác hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan giáo dục và nhà trường; xây dựngmôi trường giáo dục lãnh mạnh.

Các cơ quanquản lý giáo dục, các nhà trường và cơ sở giáo dục khác phải tiến hành rà soát,bổ sung, hoàn chỉnh quy trình, quy phạm quản lý hành chính và quản lý chuyênmôn; chấn chỉnh, ngăn ngừa và xử lý nghiêm minh đối với các sai phạm trong việcthực hiện các quy định về chuyên môn, về quản lý tài chính, về thực hiện chỉtiêu kế hoạch; báo cáo cấp trên, xin ý kiến chỉ đạo để giải quyết các vụ việccòn tồn đọng.

Thủ trưởngcác cơ quan, đơn vị trong ngành phải tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng,phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng, phát huy dân chủ ở cơsở, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý chuyên môn, nghiệpvụ; tăng cường kiểm tra, phát hiện, uốn nắn và ngăn chặn các biểuhiện tiêu cực trong cơ quan, đơn vị; chịu trách nhiệm về những thiếu sót, yếukém trong phạm vi, lĩnh vực được phân công; kiên quyết không để các biểu hiệntiêu cực phát triển thành vụ việc mang tính nghiêm trọng.

Các cơ quanquản lý giáo dục phải kiện toàn tổ chức thanh tra, bảo đảm để các cán bộ, côngchức làm công tác thanh tra đều có đủ phẩm chất, năng lực và bản lĩnh, thựchiện tốt nhiệm vụ được giao. Thanh tra giáo dục các cấp phải tăng cường hoạtđộng, giúp lãnh đạo kết luận và xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các vụ,việc trong phạm vi quyền hạn; đề xuất các giải pháp ngăn chặn các hành vi viphạm pháp luật trong ngành.

Việc kiệntoàn cơ quan quản lý giáo dục các cấp, trước hết là cơ quan Bộ, cần được tiếnhành khẩn trương trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, tăng cường chứcnăng quản lý nhà nước: Xác định rõ mô hình tổ chức quản lý giáo dục ở địaphương; các Sở Giáo dục và Đào tạo cần chủ động phối hợp vớiBan tổ chức chính quyền và các Sở, ngành liên quan tiến hành việc kiện toàn bộmáy của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, giải quyết dứt điểm những vướng mắc vềchức năng, nhiệm vụ, tổ chức và biên chế.

Năm học 2002- 2003 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chínhtrị. Toàn ngành giáo dục cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt, phấnđấu tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển giáo dục theo yêu cầu Nghị quyếtĐại hội Đảng lần thứ IX và kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Khóa IX, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bộ Giáodục và Đào tạo đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thànhphố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, ban, ngànhcấp dưới phối hợp tháo gỡ những vướng mắc trong việc thực hiện chính sách đốivới giáo dục, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý giáo dục, các trường và cơ sởgiáo dục thực hiện tốt những nhiệm vụ nêu trên.

Các Giám đốcSở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức triển khai, chỉ đạo,kiểm tra, đôn đốc các cấp quản lý giáo dục, các trường học và cơ sở giáo dụckhác ở địa phương tập trung thực hiện nhiệm vụ năm học;tham mưu với Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tạo điều kiện thuậnlợi để phát triển giáo dục.

Các Giám đốcđại học, học viện, Hiệu trưởng trường đại học, cao đắng và trung học chuyênnghiệp có trách nhiệm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nêu trêntrong phạm vi trách nhiệm được giao, đồng thời chủ động tham gia tháo gỡ nhữngvướng mắc của ngành, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ.

Các Thủ trưởngđơn vị trong cơ quan Bộ có trách nhiệm giúp lãnh đạo Bộ hướngdẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp quản lý giáo dục địa phương và các nhà trườngthực hiện nhiệm vụ năm học; kịp thời báo cáo, phản ánh tình hình, đề xuất cácgiải pháp chỉ đạo để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thựchiện.

Chỉ thị nàyđược phổ biến tới tất cả cán bộ, công chức ở các cơ quan giáo dụcvà các nhà giáo ở các cấp học, bậc học thuộc mọi loại hình cônglập và ngoài công lập trong toàn ngành để quán triệt và thực hiện./.

 


AsianLII: Copyright Policy | Disclaimers | Privacy Policy | Feedback
URL: http://www.asianlii.org/vie/vn/legis/laws/vnnvttctntnh20022003397